"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 74
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 55
Cập nhật: 2016-06-19 02:31:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 43: Tấm Lòng Của Đặng Tảo Và Lê Chung
ặng Tảo đỗ thái học sinh (tức Tiến sĩ), làm quan dưới triều Trần Anh Tông (1293 - 1314), rất được nhà vua tin dùng nên luôn được hầu cận. Lê Chung tuy chỉ là gia nhi (tức tôi tớ) nhưng nhờ lòng thành và siêng năng chăm chỉ, nên cũng được vua Trần Anh Tông rất mực thương yêu. Năm 1314, Trần Anh Tông nhường ngôi cho con để lên làm thái thượng hoàng, Đặng Tảo và Lê Chung cùng được Anh Tông cho theo hầu. Năm 1320, Anh Tông lâm bệnh nặng, Đặng Tảo ngày đêm túc trực bên giường để sẵn sàng viết di chiếu, còn Lê Chung thì lo săn sóc mọi sự cho thượng hoàng. Khi Trần Anh Tông mất, vua Trần Minh Tông tự mình lo việc khâm liệm. Giúp việc hệ trọng này, ngoài quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn, vua cũng chỉ cậy nhờ thêm Đặng Tảo và Lê Chung mà thôi. Vậy mà an táng xong xuôi, Đặng Tảo và Lê Chung không màng đến ân thưởng. Cả hai cùng dọn nhà đến Yên Sinh để trông nom lăng tẩm của thượng hoàng Anh Tông.
Hằng năm, vua Trần Minh Tông đều về bái yết lăng tẩm, nhưng lần nào Đặng Tảo và Lê Chung cũng lánh mặt, chẳng hề kể công để xin riêng điều gì. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6, tờ 40a) chép rằng:
“Vua thương Tảo nghèo, ban cho hai mươi mẫu ruộng, sai quan là Trần Thế Hưng mang giấy đến cho. Ruộng này, do trước đã ban cho thứ phi của vua là bà Thiên Xuân nên bà Thiên Xuân cứ giữ lấy giấy cũ mà cày cấy, vậy mà Tảo cũng không tranh chấp. Thế Hưng hay được, liền tâu thực với vua. Vua lập tức thu giấy của Thiên Xuân, đem ruộng ban cho Tảo, vậy mà Tảo cũng chẳng lấy làm mừng. Lê Chung thì dời hết cả mồ mả tổ tiên, bán hết gia tài điền sản, đem gia quyến vợ con đến Yên Sinh, chôn cất và làm nhà ở đấy. Cả hai người đều ở Yên Sinh cho đến lúc mất.”
Lời bàn: Người xưa hay ghép lợi với danh để rồi luẩn quẩn suốt đời trọng vọng danh lợi. Ông nghè Đặng Tảo và gia nhi Lê Chung thì khác hẳn. Hai người tuy phận có khác nhau mà tâm thành thì chỉ là một. Dẫu đã có Trần Thế Hưng nhắc nhở, vua Trần Minh Tông cũng chẳng thoát tiếng vô tâm. Đặng Tảo mất ruộng không hề buồn, được ruộng không hề vui, bởi hai chục mẫu ruộng đâu có thể sánh được với tấm lòng bao la của ông.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 3