Nguyên tác: Diary In Grey Tower
Số lần đọc/download: 0 / 10
Cập nhật: 2020-12-23 17:00:23 +0700
Chương 43 --Ngoại Truyện: Catene (Trói Buộc)
Khoảng đầu năm 1949 trên Tạp chí Thời đại có đăng một trò chơi đố vui có thưởng, nghe nói chọn người thắng cuộc dựa theo thời gian dấu bưu điện để phân thắng bại. Tôi nhàn rỗi không biết làm gì nên cũng tham gia. Andemund ngồi bên lò sưởi trong tường uống cà phê, nhìn tôi cắt báo ra điền chữ vào rồi nhét vào phong bì bèn hỏi: “Em yêu, có muốn ngày mai anh gửi dùm em không?”
“Ý hay.” Tôi đưa phong bì cho anh ấy.
“Ngày mai anh sẽ về sớm một chút, chúng ta có thể cùng nhau đi xem phim.” Anh ấy đứng lên, hôn tôi.
Bộ phim chiếu rạp tối đó chính là một bộ phim trinh thám tiếng Ý của đạo diễn Raffaello Matarazzo tên là Trói buộc. Trên đường lái xe về nhà Andemund đột nhiên nói: “Catene dịch từ tiếng Ý sang, ngoài “trói buộc” còn có một nghĩa nữa.
Tôi không hứng thú với văn học, lơ đãng trả lời anh: “Là gì thế anh yêu?”
Anh im lặng mở cửa xe, trả lời tôi: “Xiềng xích.”
“Em thích cái trước hơn.” Tôi nói.
Andemund nở nụ cười, hắn buông tay phải đang giữ vô lăng để đặt bên môi, hôn lên, hơi nghiêng người nhìn tôi: “Anh cũng thế.”
Thế chiến thứ II đã kết thúc được bốn năm, London dần khôi phục sau chiến tranh, một số đường phố vẫn duy trì tình trạng hoang tàn trong thời kỳ chiến tranh, trên tường lẫn nhà đều có dấu vết sửa chữa gạch vỡ, đứng sừng sững như một đài kỷ niệm. Đèn đường trên một số tuyến phố vẫn không sáng. Xe Andemund lặng lẽ đi qua con phố dài, trong bóng đêm tôi châm một điếu thuốc, anh ấy đột nhiên ngăn lại: “Alan, tắt ngay đi, nguy hiểm lắm.”
“Vì sao?” Tôi thấy khó hiểu, “Không phải anh làm việc trong chính phủ à, sẽ gặp nguy hiểm gì?”
Khi tôi nói những lời này thì đúng lúc ấy một viên đạn xuyên qua cửa kính ô tô, xẹt qua tai tôi.
Tôi nghe thấy tiếng kính vỡ nát.
Hai
“Chúng ta bị theo dõi.”
“Từ lúc nào?”
“Từ khi ra khỏi rạp.” Giọng nói Andemund rất bình tĩnh, “Em yêu, dựa vào ghế đi, đừng ngẩng đầu lên.”
Tôi không biết rút cục hiện giờ Andemund đang làm gì cho chính phủ mà dẫn đến chuyện ám sát.
Xe chúng tôi điên cuồng lao trên phố đêm, có thể liên tục nghe thấy tiếng cửa sổ ô tô trúng đạn. Andemund không thể dừng xe, vì dừng nghĩa là đứng trước cái chết. Chỗ này là khu tây London, ngày trước khi còn thất nghiệp tôi hay lượn lờ ở đây nhưng Andemund hiếm khi đi qua chốn này. Tôi không biết anh ấy tính chạy xe đến đâu giữa ban đêm thì xe đột nhiên dừng lại.
Đây là một khu nhà giống kho hàng bỏ hoang, bên cạnh là ngọn đèn đường màu cam. Anh ấy nhanh chóng xuống xe, cực kỳ thuần thục lấy chìa khóa mở cửa, ra hiệu cho tôi đi vào: “Chúng ta ở đây chờ cứu viện.”
Trong phòng tỏa ra mùi bụi đất cũ kỹ, tầng một không có gì, từ cầu thang đi lên tầng hai, chỉ có ánh sao cực kỳ mỏng manh thấm vào từ cửa sổ trên mái. Andemund bật sáng đèn, ánh đèn chiếu sáng chiếc bàn gỗ bạc màu, chiếu sáng giường lò xo và một đống hòm gỗ lớn cũ kỹ bị vứt xó thành một đống. Trong bóng tối khi tôi sờ lần thì va phải một cái hòm, đồ linh tinh bên trong đều đổ ra, tất cả đều là áo sơ mi cũ, thư và báo quá hạn. Trên chiếc bàn gỗ là cuốn “Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” của Newton đang mở ra, viết nháp lung tung các công thức tính toán, bút máy và một chiếc điện thoại cũ.
Bàn học này quay về song sắt cửa sổ đang đóng chặt, vì thế tôi đi qua, định kiểm tra xem cửa sổ có đóng kín hay không.
“Đừng qua, Alan.” Andemund gọi tôi, giọng nói của anh ấy nghe hơi là lạ: “Cửa sổ là bức vẽ để đi lên.”
Tôi đột nhiên nhận ra cả tòa nhà này đều không có cửa sổ.
Andemund cầm lấy ống nghe, quay số, không biết nói một cách đơn giản tình hình chúng tôi với ai nữa: “Tình hình cực kỳ khẩn cấp, đừng báo cảnh sát, tôi cần sáu đặc nhiệm phái đến.”
Tôi đổi chỗ cái hòm, đặt bên cửa sổ.
Andemund tiếp tục im lặng nghe điện thoại.
Trên đường vang lên tiếng phanh điếc tai, lần lượt có xe đứng trước cửa kho hàng, bắt đầu có kẻ lấy đồ phá cửa.
Theo dõi chúng tôi không phải một chiếc xe, cũng chẳng phải một người.
Andemund buông điện thoại rồi đi đến, ôm tôi từ phía sau: “Không sao đâu, Alan. Cứu viện sẽ nhanh chóng đến đây.”
Tôi cảm thấy Andemund hơi không khống chế được tâm tình, vì trong khoảnh khắc đi vào kho hàng mặt anh ấy trắng bệch, lần đầu tiên tôi cảm thấy giọng anh ấy đang run. Tôi nghĩ Andemund đang sợ hãi, trong lúc chờ đợi dài đằng đẵng tôi không biết nên an ủi anh ấy thế nào, vì thế ráng hết sức khiến cho giọng mình nhẹ nhàng đi: “Anh yêu, ai từng bỏ hoang chỗ này thế?”
“Một người bạn.” Andemund nói.
Tiếng phá cửa ngày càng lớn.
Tôi đi qua, cầm giấy tờ ghi chép công thức tính toán, định phân tán sự chú ý của anh ấy: “Anh yêu anh xem này, chỗ này bạn anh tính sai rồi. Tôi nghĩ cả mô hình toán học đều có sai.”
Andemund vẫn nhìn tôi, không nói gì.
“Nói chuyện với em về bạn anh đi.” Tôi nói.
“Cậu ấy giải mã “Enigma”, Andemund nghĩ, “Đây là đồ cậu ấy giữ lại, anh cất ở đây.”
Tôi nghe tấy tiếng cửa bung ra ở tầng dưới.
“Bạn anh có thói quen viết nhật ký à?”
Giấy ghi chép công thức hình như từng bị kẹp trong một cuốn nhật ký, có mực thấm qua giấy kém chất lượng của cuốn nhật ký xuống công thức toán học, tôi đọc lên: “Tôi chỉ muốn nói cho người thấy cuốn nhật lý này … Cậu ấy nhớ bầu trời xanh ở Cambridge …”
Hầu như chữ viết đều lờ mờ không rõ.
“Alan, bỏ giấy xuống đi.” Andemund nói, anh ấy nhìn tôi, đứng một chỗ không nhúc nhích, tiếp tục lặp lại những lời ấy, “Em yêu, bỏ xuống đi.”
“Nhật ký của anh ấy đang ở đâu thế?” Tôi hỏi.
“Anh vẫn chưa tìm thấy.”
Trong khoảnh khắc kia, tôi đột nhiên cảm thấy chiếc bàn dài bong sơn, giấy tờ lộn xộn cùng với bức tranh trên song sắt cực kỳ quen. Giống hệt như bản năng, một chuyện gì đó cực kỳ tự nhiên. Tôi mở ngăn kéo, với tay vào tầng trên, phía sau mặt bàn có một chỗ rộng, một tấm gỗ bị băng dính dán lên.
Như thể có người từng vô cùng cẩn thận lấy dao gọt bút khắc lên cái bàn này, khoét một khoảng rỗng dưới mặt bàn, bỏ cái gì vào đó, sau đó dùng một tấm gỗ giống hệt ụp lại, lấy băng dính dán kín.
Tôi kéo hết băng dính ra, lấy thứ từ bên trong ra, nháy mắt với anh ấy: “Anh yêu, đồ anh muốn tìm là cái này phải không? Anh xem, đi cùng em sẽ may lắm đó, kỳ tích xuất hiện một lần vẫn có thể xuất hiện lần nữa. Chúng ta sẽ chờ cứu viện, sẽ còn sống mà ra ngoài.”
Nếu có một từ để hình dùng thứ hiện ra trong đôi mắt màu xanh thẫm của Andemund, tôi nghĩ chắc là tuyệt vọng.
Ba
Đây là một cuốn nhật ký rất cũ, da cứng từng phổ biến ngày trước, bìa màu đen.
Giấy đã ố vàng vì thời gian, mang theo mùi vụn gỗ năm ấy.
Tôi nghe thấy tiếng khóa rơi trên mặt đấy, tiếng cửa kho bị đẩy ra. Trên cầu thang vang lên tiếng bước chân chầm chậm, vang vọng trong nhà kho trống rỗng.
Andemund luôn mang súng theo người, tôi nghĩ anh ấy định rút súng đánh trả lại kẻ quấy nhiễu.
Nhưng anh ấy chầm chậm giơ súng lên, nhắm ngày vào thái dương mình.
Anh ấy không quay đầu lại nhìn lối vào cầu thang, mà nhìn tôi, giọng cực kỳ nhẹ: “Em yêu, nếu em mở cuốn nhật ký ấy ra, anh sẽ nổ súng.”
Môi Andemund trắng đến mức chẳng còn giọt máu nào, ánh mắt anh ấy dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng, như thể đang đối mặt với bước đường cùng một ngày nào đó nhất định sẽ gặp, đã chấp nhận kết cục này từ rất lâu rồi.
“Alan, em có quyền mở nó ra.” Anh ấy chăm chú nhìn tôi.
Trong một khoảnh khắc thậm chí tôi còn cảm thấy ánh mắt Andemund khích lệ tôi mở cuốn nhật ký ra.
Như thể những kẻ đang đuổi giết phía sau, đặc nhiệm của chính phủ, tất cả đều không còn ý nghĩa gì nữa. Anh ấy chỉ im lặng chờ đợi, bản thân xây nên kết cục cho chính mình.
Tôi sợ đến cuống cuồng.
Tiếng súng chợt vang lên.
Một lên đạn xuyên qua tóc Andemund, bay vào bức tranh cửa sổ trên tường, găm ở đó.
Vành mũ đè xuống, áo gió, cổ áo dựng lên kéo tận xuống dưới mũi. Những kẻ ám sát có 3 người, lái 3 chiếc xe. Nòng súng tối om om liều lĩnh khai hỏa, nhắm vào lưng Andemund đang đứng thẳng.
Andemund buông súng nhưng anh cũng không đáp trả, hình như còn muốn chạy về phía cuốn nhật ký rơi trên sàn nhà, nhặt nó lên.
Tiếng súng vang lên 3 lần.
Một viên bắn trúng vai anh ấy, một viên bắn trật, sau đó một viên bắn trúng eo anh ấy từ phía sau.
Anh ấy không do dự.
Lần thứ ba, anh ấy lảo đảo, ngã xuống đất.
Tôi lao lên ôm anh ấy, nhặt cuốn nhật ký cho anh ấy: “Anh yêu, người của anh sẽ đến luôn, kiên trì đi.”
Tôi hỏi anh có tin lời tôi nói không, Andemund cũng có vẻ không tin. Anh ấy vươn tay lên, cầm tay tôi, nghiêng đầu, đặt nụ hôn lên, không nói gì, sau đó anh ấy cầm tay tôi đặt lên súng lục của bản thân, nhẹ nhàng nhắm mắt lại, hàng lông mi dài trùm lên mí mắt như thể đang ngủ.
Tôi đột nhiên hiểu được ý Andemund.
Anh ấy bảo tôi nổ súng giết anh.
Tôi lấy súng trong tay anh, giơ về phía mafia, gắng sức để giọng nói mình có vẻ kiên quyết: “Kỹ thuật bắn súng của em không tốt nhưng ít nhất có thể giết một kẻ trong đó.”
Bốn
Tầng dưới vang lên tiếng bước chân hỗn loạn.
Nếu đặc nhiệm chính phủ đến muộn thêm một phút nữa thì tất cả đều xong cả rồi.
Andemund lập tức được đưa đến bệnh viện, đến tận một tháng sau tôi mới được nhìn thấy anh ấy, tôi đến địa chỉ nhà nước mà anh ấy cho tôi để tìm người, cô thư ký rất đẹp, nhìn địa chỉ cô ấy ngạc nhiên hỏi: “García thể hiện? Không ngài Andemund García không làm việc ở đây.”
“Tôi là bạn anh ấy,” Tôi đưa danh thiếp, “Anh ấy bảo có việc gì thì đến đây tìm anh ấy, tôi biết lái xe của anh ấy, tên là Peter, mắt màu xanh, không thích nói chuyện.”
Cô thư ký nhíu mày với tôi: “Peter không phải lái xe mà là thượng úy.”
Peter báo tin cho tôi, bảo tôi về nhà chờ.
Một ngày nọ, tôi từ sở nghiên cứu về thì phát hiện đèn trong nhà sáng. Andemund đã quay lại, đang uống hồng trà trước lò sưởi trong tường. Anh ấy mặc quân trang, trông gầy đi rất nhiều so với lúc trước, xương gò má nhô cao, mặt hõm xuống. Vết thương của Andemund còn chưa khỏi hẳn, vì thế bên tường lò sưởi còn để một cây gậy giúp đi lại.
Cuốn nhật ký kia vốn đặt trên bàn ăn cơm, bên cạnh là cà phê đá tôi để lại sau khi ra khỏi nhà buổi sáng.
“Alan.”
Anh ấy nhìn tôi, sau đó không nói gì thêm.
Tôi cũng cực kỳ chăm chú nhìn lại anh ấy: “Anh yêu, sao anh nhìn em yếu vậy, làm em không kiềm nhịn được muốn đè anh.”
Trong khoảnh khắc ấy vẻ mặt anh rất kì quái.
Như thể rất lâu rất lâu hồi trước, đứa bé nhận được quà Noel như mong ước, không tin được, không dám mở món quá gói giấy giống nhau. Sức khỏe anh ấy chưa hồi phục nhưng khăng khăng không dùng gậy, cực kỳ khó nhọc đi về phía tôi, đi một mạch đến trước mặt tôi, ôm lấy tôi.
Andemund trong trí nhớ tôi vẫn rất mạnh mẽ, nhưng lúc đó anh ấy có vẻ yếu ớt hơn bớt kỳ lúc nào. Như thể tờ giấy mỏng manh thẳng đứng, đẩy nhẹ một cái là ngã được.
Thế nhưng anh ấy vẫn đẩy tôi xuống sô pha, kiên quyết bảo: “Chuyện này không được.”
“Em không hiểu, anh đúng là tên điên!” Tôi bảo anh ấy, “Vì một cuốn nhật ký trống không mà để mình trúng hai phát đạn.”
“Nhật ký trông không á?” Trong một khoảnh khắc anh ấy cực kỳ hoang mang.
“Trên đó chẳng viết gì hết.”
Tôi thấy chắc chắn Andemund điên rồi. Cuốn nhật ký da cứng màu đen kia vốn là mới, phía trên còn dính máu của Andemund, ngoài ra chẳng còn gì nữa. Tôi không biết vì sao người chủ trước lại giấu nó ở đó, có lẽ nơi đó vốn có một cuốn nhật ký khác, không biết tại sao lại bị lấy đi mất, nó là thứ thay thế bị cho vào đó. Bạn anh ấy hình như dùng đủ mọi cách để giấu cuốn nhật ký kia đi.
Trong một lúc tôi cực kỳ tò mò nội dung cuốn nhật ký ấy.
Tôi hỏi Andemund: “Anh yêu, anh có hối hận không?”
“Không, anh không hối hận.”
Anh ấy cúi đầu hôn lên tóc tôi, “Em yêu, em biết anh là kẻ điên mà. Lúc mới gặp đã cho em biết rồi.”
Tạp chí Thời đại ngày hôm sau công bố danh sách người đoạt giải mục giải đố.
Tôi không hài lòng lắm, cầm báo truy hỏi Andemund: “Đáp án của em rõ ràng giống đáp án mẫu, nếu sáng hôm sau gửi luôn, dấu bưu kiện còn sớm hơn người nhận thưởng một ngày. Sao báo lại không đăng tên em?”
Andemund nâng lông mi: “Chắc chắn là tòa báo hiểu nhầm rồi.”
“Sáng nay em lấy được phong thư từ trong túi áo khoác ngoài của anh.”
Mặt anh ấy chẳng đổi sắc: “Anh quên gửi rồi.”
Andemund kể cho tôi một chuyện xưa, lúc chiến tranh thế giới thứ II cơ quan tình báo Anh chiêu mộ được một nhóm thiên tài giải mã thông qua việc đăng báo trò đố chữ và trò giải mã. Sau khi chiến tranh chấm dứt, tất cả mọi chuyện cũng chấm dứt, rất nhiều nhà tình báo lúc ấy trở lại cuộc sống bình thường, mọi người dần biết mất. Mấy năm sau, đất nước đã trở lại sau quãng thời gian đen tối, dần dần lại cần những người mới thế này.
“Ai biết sau lưng trò đố chữ này là gì?” Anh ấy nói, “Alan, anh hi vọng em chú tâm vào toán học, đừng tùy tiện đi đến mấy nơi mờ ám.”
“Sao anh biết có mờ ám?”
Andemund cúi đầu nhấp một ngụm cà phê, cười đến là bí hiểm.
Lúc ấy có nhà toán học tên là John Nash đang đưa ra lý luận đáp trả ở phòng nghiên cứu John Neumann, tôi đang xem luận văn của ông ấy, Andemund đưa tôi hai tấm vé xem phim: “Alan, tối nay em có thời gian không?”
“Catene?” Tôi nhíu mày, “Chúng ta đã xem một lần rồi mà.”
Anh ấy khom người, cực kỳ dịu dàng hôn lên hai má tôi: “Em yêu, anh vẫn muốn xem một lần nữa với em.”