Chớ nên vì ngượng ngùng khi mắc phải lỗi lầm nhỏ mà mãi che giấu, khiến chúng biến thành tội ác lúc nào không hay.

Khổng Tử

 
 
 
 
 
Tác giả: Marie Kondo
Dịch giả: Thanh Minh
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Gia Hân
Số chương: 65
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3116 / 135
Cập nhật: 2020-09-12 18:05:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hãy Quên Việc “Lập Kế Hoạch Quản Lí Theo Lượng Sử Dụng” Và “Tần Suất Sử Dụng”
hững cuốn sách về việc dọn dẹp thường khuyên độc giả xem xét việc lập kế hoạch quản lí theo lượng sử dụng khi xác định nơi cất giữ đồ đạc. Tôi không nói là lời khuyên này sai. Có nhiều người đã chọn những phương pháp cất giữ thực dụng dựa trên sự cân nhắc kĩ càng về lượng sử dụng của các đồ vật trong nhà, cho nên điều mà tôi muốn nói ở đây là việc áp dụng duy nhất Phương pháp KonMari mà thôi. Và tôi xin thưa rằng, hãy quên việc lập kế hoạch quản lí lượng sử dụng đi.
Khi một trong những khách hàng của tôi, một phụ nữ tuổi ngũ tuần, phân loại và cất giữ xong đồ của riêng mình, chúng tôi bắt tay vào việc xếp dọn đồ của chồng bà. Bà ấy bảo tôi là chồng bà phải có mọi thứ trong tầm tay, dù cho đó là cái điều khiển từ xa hay một cuốn sách. Khi tôi xem xét không gian sống của họ, tôi nhận thấy rằng rốt cục thì đồ của chồng bà được để khắp nơi trong nhà. Ông ta có một giá sách nhỏ đặt bên cạnh toilet, một góc để túi cặp ở hành lang ra vào, và những cái ngăn kéo đựng tất và đồ lót gần nhà tắm. Nhưng ý muốn của ông ta không thể làm thay đổi phương châm của tôi. Tôi luôn nhất quán rằng việc cất giữ cần tập trung ở một chỗ duy nhất và do đó tôi bảo với khách hàng của mình dọn đồ lót, tất và túi cặp của chồng bà ấy vào tủ quần áo vốn là chỗ mà ông dùng để treo quần áo. Bà ấy có vẻ hơi lo lắng. Bà ấy nói: “Nhưng chồng tôi thích để mọi thứ ở những chỗ mà ông ấy quen dùng. Liệu ông ấy có buồn không?”
Một lỗi phổ biến mà nhiều người hay mắc phải đó là họ quyết định nơi để đồ đạc ở những chỗ mà họ có thể lấy chúng dễ dàng nhất. Cách làm này là một cái bẫy tai hại. Sự lộn xộn chính là kết quả của việc không thể trả vật dụng về đúng chỗ của chúng. Do đó, việc cất giữ nên giúp chúng ta giảm công sức thu dọn đồ dùng, chứ không phải là công sức để lấy chúng ra. Khi lấy ra thứ gì đó, chúng ta đều có mục đích sử dụng rõ ràng. Trừ phi vì một lí do nào đó khiến việc này trở nên vô cùng khó khăn, còn chúng ta thường không để tâm đến công sức mà mình bỏ ra. Tình trạng lộn xộn chỉ có thể có hai nguyên nhân: việc lấy thứ gì đó phải mất quá nhiều công sức hoặc chỗ cất các vật dụng không rõ ràng. Nếu bỏ sót điểm mấu chốt này, chúng ta gần như sẽ tạo ra một hệ thống gây nên những căn nguyên của tình trạng lộn xộn. Đối với những người có bản chất lười biếng như tôi, tôi đặc biệt khuyến nghị bạn nên tập trung vào việc cất giữ ở một chỗ. Dù thế nào thì ý nghĩ cho rằng sẽ tiện lợi hơn nhiều nếu giữ mọi thứ ở trong tầm với cũng chỉ là một giả định sai lầm.
Nhiều người thiết kế chỗ cất giữ đồ sao cho phù hợp với lưu lượng hoạt động trong nhà, nhưng bạn nghĩ thế nào về việc xây dựng kế hoạch quản lí lưu lượng hoạt động ở một nơi? Trong hầu hết các trường hợp, một kế hoạch quản lí lưu lượng hoạt động được xác định không phải dựa trên những hoạt động một người làm trong ngày mà dựa trên vị trí anh ta hoặc cô ta cất giữ các vật dụng. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta đã cất giữ vật dụng phù hợp với hành vi của mình, nhưng thường thì một cách vô thức chúng ta lại điều chỉnh các hành động của mình cho phù hợp với nơi mà các vật dụng được cất giữ. Thiết kế không gian cất giữ tuân theo kế hoạch lưu lượng hoạt động hiện thời sẽ chỉ khiến việc cất giữ phân tán khắp nhà. Thêm nữa, điều đó sẽ gia tăng cơ hội để chúng ta tích lũy thêm nhiều vật sở hữu và quên những gì mà chúng ta đang có, và như thế lại khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Hãy xem xét kích cỡ trung bình của nơi cất giữ trong một gia đình Nhật Bản, theo đó việc thiết kế nơi cất giữ dựa trên kế hoạch lưu lượng hoạt động sẽ không gây ra những khác biệt đáng kể. Nếu chỉ mất từ 10 đến 20 giây để đi từ đầu này đến đầu kia của ngôi nhà, vậy thì bạn có thực sự phải quan tâm đến kế hoạch quản lí lượng sử dụng không? Nếu mục tiêu của bạn là một căn phòng không bừa bộn thì điều quan trọng hơn cả sẽ là sắp xếp việc cất giữ sao cho bạn chỉ cần liếc mắt là biết mọi thứ đang ở đâu, thay vì phải lo lắng từng chút một về ai đang làm gì, ở đâu và khi nào.
Bạn không cần phải khiến mọi chuyện trở nên phức tạp. Chỉ cần xác định được nơi cất giữ vật dụng phù hợp với thiết kế của ngôi nhà thì những vấn đề về cất giữ sẽ được giải quyết. Ngôi nhà của bạn biết rõ các vật dụng ở đâu. Đây là lí do tại sao phương pháp cất giữ mà tôi sử dụng lại đơn giản đến thế. Nói thật là, tôi có thể nhớ được chỗ để mọi thứ trong nhà của hầu hết các khách hàng của mình. Đó là vì phương pháp của tôi hết sức đơn giản. Tôi không bao giờ để tâm đến kế hoạch quản lí lượng sử dụng khi giúp đỡ các khách hàng của mình sắp xếp lại nhà cửa, ngay cả khi tất cả họ có không gặp vấn đề gì đi chăng nữa. Trái lại, khi họ lập ra một bản kế hoạch cất giữ vật dụng đơn giản, họ không bao giờ còn phải cân nhắc về việc vật gì nên để ở đâu, vì việc cất dọn vật dụng trở thành tự nhiên, và hệ quả là, không còn bất kì sự lộn xộn nào trong nhà nữa.
Đơn giản là hãy cất giữ mọi thứ giống nhau ở cùng một chỗ. Nếu bạn nghe theo lời khuyên này, bạn sẽ thấy là mình đã tạo ra một bản kế hoạch quản lí lưu lượng hoạt động rất tiện ích, tự nhiên. Bạn cũng không cần phải băn khoăn chút nào về tần suất sử dụng khi thiết kế không gian cất giữ vật dụng. Một vài cuốn sách về dọn dẹp nhà cửa đưa ra những phương pháp phân loại vật dụng thành 6 mức dựa trên tần suất sử dụng: hàng ngày, ba ngày một lần, một tuần một lần, một tháng một lần, một năm một lần và nhiều hơn một năm một lần. Liệu tôi có phải là người duy nhất mà đầu óc thấy lùng bùng với chỉ một suy nghĩ về việc phân chia từng ngăn kéo tủ thành sáu ngăn không? Tôi chỉ sử dụng được tối đa hai cách phân loại theo tần suất sử dụng: những thứ tôi dùng thường xuyên và những thứ tôi không dùng.
Ví dụ, bạn hãy lấy những thứ trong một cái ngăn kéo ra. Một cách tự nhiên thôi bạn sẽ bắt đầu để những đồ ít dùng vào trong cùng và những đồ thường dùng ra phía ngoài của ngăn kéo. Không cần phải quyết định ngay việc này trong lần đầu tiên bạn thiết kế không gian cất giữ. Khi bắt đầu lựa chọn những vật cần giữ lại, bạn hãy tự hỏi – khi lựa chọn chỗ để một vật nào đó, bạn hãy hỏi ngôi nhà của mình. Nếu ghi nhớ và làm điều này, bản năng sẽ mách bảo bạn biết cách sắp xếp và cất giữ vật dụng của mình.
Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật - Marie Kondo Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật