Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.

Ngạn ngữ châu Phi

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 38
ây là một thái độ trung thực của ông Phạm Bình. Tất nhiên ông rất không tán thành và không bằng lòng với việc tôi làm nhưng ông vẫn cho người tiếp xúc hoặc gọi điện thoại cho tôi để hỏi thăm sức khỏe và mặt khác tìm hiểu thêm về tôi. Tôi vẫn gặp, nói chuyện với cán bộ sứ quán một cách bình thường. Một số quan chức cản ngăn, phê phán việc tôi làm, nhưng một số anh chị em trẻ hơn thì tỏ thiện cảm, thậm chí rất thông cảm với tôi. Vài người còn vượt qua cả những rằng buộc của cơ chế, những nguy hiểm có thể chuộc lấy cho mình để thăm hỏi và giúp đỡ tôi chút ít về vật chất. Để tránh tai vạ cho những anh chị em ấy, tôi đã hết sức cám ơn và xin phép chưa nhận những sự giúp đỡ qúy báu vô cùng ấy. Thậm chí gần đây, do tôi còn ở lại Pháp ít lâu nữa, một số anh chị em sứ quán gián tiếp hỏi thăm, an ủi và lo rằng tôi sẽ buồn trong khi chưa trở về nước. Những tấm lòng không thể nào quên!
Một số anh chị em Việt kiều ở Mỹ và Canada gửi thư và điện cho tôi. Chị Tương Như, nữ ký gỉa khá nổi tiếng của báo Mercury News phỏng vấn tối qua điện thoại, rồi viết ngay bài đăng báo. Những bức thư điện tử (electronic mail) đến rất nhanh, trong nháy mắt, truyền cho tôi tức thời hình chụp rõ từng nét chữ của các bạn ấy, qua máy fax của một luật sư và một nhà kinh doanh rất có lòng với đất nước. Anh chị em gửi sang cho tôi những tập báo tiếng Việt ra hàng ngày và hàng tuần ở bên đó.
Có những bài báo lên án tôi kiểu chửi bới, nào là Bùi Tín là "cuội ", tức là giả vờ phê phán để chuẩn bị cho một thay đổi nào đó, nào là phải vạch trần bộ mặt cò mồi của Bùi Tín, nào là: đây là một vụ trá hàng! Hoặc: đây là một khổ nhục kế của Hà Nội. Lại có báo chí rõ: Bùi Tín còn tự nhận là cộng sản, còn bênh vực chủ nghĩa xã hội thì vẫn còn là kẻ u mê, tăm tối...Có bài nhận xét tôi là một kẻ tay sai của một nhóm nào đó được cử đi để dọn đường, vận động cho một số đổi mới mi- ni sẽ được đề ra ở đại hội 7, nhằm mở xúp páp, làm xì hơi sự bức bội của dân chúng, một trò chiến tranh tâm lý nhăng cuội rẻ tiền. Cũng có bài
báo chỉ trích tôi rằng chỉ chằm chằm vào một mục đích cứu đảng khỏi cơn khủng hoảng, chứ không hề có ý định cứu nhân dân ra khỏi thảm họa, rằng chỉ có một vấn đề là cứu nhân dân còn đảng cộng sản phải cút xéo, phải xuống đài, giải thể, thậm chí phải đưa ra xử tội. Cũng có bài báo chỉ trích tôi rất nặng lời: còn ca ngợi công lao của ông Hồ Chí Minh thì còn là một kẻ cuồng tín, vì ông Hồ là kẻ có tội lớn nhất!
Cũng có người cho rằng, tôi còn chưa xin tỵ nạn chính trị, còn tính chuyện trở về là chưa thể tin được: Họ còn ra điều kiện: tôi phải gia nhập tổ chức quốc gia chống cộng thì mới có thể đoàn kết, bắt tay, hòa hợp được...
Cũng có bài phê phán tôi là thái độ nhập nhằng, không rõ ràng. Họ nhận xét tôi theo chủ nghĩa cộng sản, ở trong đảng cộng sản lâu quá rồi cho nên nay bỏ thì thương, vương thì tội, không dứt khóat được. Họ bảo tôi ở trong tình trạng bế tắc, bị kẹt cứng giữa " hai làn đạn ", bơ vơ, lạc lõng, cứ thế này thì không có lối nào thóat cả...
Lại có những người quá khích, cực đoan, một mực chủ trương dùng bạo lực, chuyển lửa bạo động về quê hương, gây nội chiến, một chủ trương mù quáng, dại dột, chỉ đẩy người dưới quyền họ vào cái chết vô ích. Họ chống lại tôi khá quyết liệt là lẽ đương nhiên. Lại có những bài báo mở ra những cuộc tranh luận về tôi. Bùi Tín là người thế nào? Có những chủ định gì? Quan điểm và chính kiến ra sao? Đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài như thế nào? Có một số bài viết tốt, khách quan, am hiểu tình hình, lại có những bài viết theo nhận xét chủ quan, suy diễn, trích vài câu, vài chữ của tôi để phê phán, với thái độ cố chấp, vũ đoán: anh không có chính kiến giống như tôi, thi tôi không thể đồng tình được với anh, tôi phủ nhận anh cả gói!
Tôi sẵn sàng trao đổi ý kiến với mọi người luôn theo dõi và có ý kiến về tình hình và vận mệnh của đất nước. Tôi biết ơn họ đã quan tâm đến công việc của tôi và góp ý với tôi. Tôi cố lắng nghe để tiếp thu những ý kiến tốt. Trong anh chị em người Việt ở nước ngoài, không thiếu những tấm lòng và hiểu biết. Tuy xa đất nước, anh chị em vẫn nhận được những thông tin khá kịp thời và chính xác, qua đài, báo, thư từ gia đình...Có thể nói ai cũng mong đất nước sớm vượt qua cuộc khủng hoảng nặng nề kéo quá dài...Ai cũng thấy phải khôi phục lại uy tín của đất nước, không thể để nước mình tụt hậu đến thế này cả về mức sống, nền kinh tế và đời sống chính trị. Có ngưòi nói: nhục quá! Mình đâu có hèn kém mà thua xa các nước xung quanh qua xá rồi! Có người lo sợ về sự sa sút đáng sợ về đạo đức, có người lo về hệ thống y tế, giáo dục xuống cấp đến cùng cực. Có người từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở sang, buồn nản vô cùng về cái tệ hối lộ, lo lót, lót tay tùm lum. Ai cũng nung nấu một ước vọng Việt Nam mình phát triển, mở mặt với đời để lấy lại cái hãnh diện, niềm tự hào là người Việt Nam giữa thế giới ngày nay.
Trong những cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến và đối thoại với mọi đối tượng, tôi luôn nói lên chính kiến rõ ràng của mình. Tôi coi trọng chủ nghĩa Mác, vâng, đúng thế - Nhưng tôi không cho chủ nghĩa Mác là chân lý tuyệt đối và duy nhất. Tôi coi đó là một trong những gía trị của tư duy và lý luận cần vận dụng một cách thích hợp. Tôi công nhận biện chứng pháp mác- xít là một trong những phương pháp suy luận khoa học, cần sử dụng như một công cụ có ích của nhận thức. Tôi là người cộng sản ư? Trước đây, tôi là người cộng sản như tôi vẫn quan niệm: người cộng sản phải là người yêu nước, thật thà, nhân hậu, không tham lam, ích kỷ, thật lòng phấn đấu cho một xã hội phồn thịnh, không có bóc lột, bình đẳng và nhân ái. Nếu không ai được như vậy mà mang danh cộng sản thì chỉ là cộng sản giả, cộng sản vỏ. Mặt khác tôi thấy chủ nghĩa cộng sản còn quá xa vời. Nói đến chủ nghĩa cộng sản, giữ cái tên đảng cộng sản lúc này là không thích hợp, là quá sớm vì nó ở ngoài tầm với của thế hệ hiện nay và thế hệ tiếp theo. Nay tôi không còn là người đảng viên cộng sản nữa. Họ đã khai trừ tôi. Hiện tôi là người yêu nước, không đảng phái. Còn chủ nghĩa xã hội? Chủ nghĩa xã hội hiện thực méo mó, dị dang, năng xuất thấp kém, quan liêu bao cấp, chứa đựng biết bao bất công và phi lý. Nó trái ngược với chủ nghĩa xã hội khoa học, thế nhưng chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ mới tồn tại trên lý luận, trên sơ đồ của nhận thức, trên những trang sách, trong những ý định tốt đẹp. Tôi cho rằng chủ nghĩa xã hội khoa học muốn trở thành hiện thực phải hội đủ những điều kiện khách quan. Đó là một nền sản xuất phát triển rất cao, một giai cấp công nhân lớn mạnh, có đầy đủ nhận thức về sức mạnh tiền phong của mình, được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị mang trí tuệ của thời đại, do đó được nhân dân cả nước tín nhiệm. Các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực lâm vào khủng hoảng nặng nề, phần lớn bị phá sản là do không thực hiện được như thế, và cũng chưa có điều kiện vươn lên tầm đó. Bệnh chủ quan, nôn nóng, duy ý chí, làm lấy được bất chấp điều kiện khách quan và chủ quan là nguyên nhân của thất bại tất yếu. Chính xã hội và nhân dân các nước ấy đã tự mình phủ định những chế độ xã hội chủ nghĩa dị dạng, độc đoán và chuyên quyền, bất công và nghèo khổ. Ở nước ta, chủ trương đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là vẫn tiếp tục con đường chủ quan, duy ý chí, bất chấp điều kiện khách quan và chủ quan. Việc gọi đúng bệnh, bốc đúng thuốc vẫn chưa làm nổi. Có gan nhìn thẳng vào sự thật. Nhìn cho rõ và thấu đáo. Và có gan đoạn tuyệt vời những sai lầm cũ. Có gan phác họa hẳn một con đường mới. Phải dũng cảm và sáng suốt làm mới làm được việc lớn này. Chớ có sỹ diện, nhùng nhằng, bỏ thì thương, vương thì tội với những bệnh tật của quá khứ. Cách đề cập mới là: đưa đất nước sớm ra khỏi khủng hoảng- Phát triển sản xuất, làm ra nhiều của cải là mối lo ưu tiên của toàn xã hội. Nếu công nhận quyền sở hữu ruộng đất một cách rõ ràng đầy đủ của ngừơi làm ruộng, kích thích mạnh mẽ sức sản xuất nông nghiệp, làm ra thật nhiều nông phẩm thì sao không dám làm? Sao cứ ngập ngừng không dám từ bỏ khái niệm sở hữu toàn dân chỉ vì lấn cấn bởi những khái niệm chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội? Vốn trong dân còn rất lớn, lớn gấp mấy chục lần vốn của nhà nước. Quyền tự do kinh doanh phải thành một động lực quyết định. Sao không hề có chính sách khuyến khích tư nhân mạnh dạn bỏ vốn sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa, lập công ty, chủ hãng sản xuất, chủ xí nghiệp biết làm ăn, biết làm giầu trong khuôn khổ luật pháp. Khuyến khích hướng này phát triển thì mới hạn chế rồi chấm dứt được tình hình vốn trong dân nằm im lìm, hoặc chỉ bỏ vốn để đi buôn, nhất là đi buôn lậu, đi chạy mánh, đi làm giầu phi pháp, luồn lách qua những kẽ hở của cơ chế tham nhũng và hối lộ. Cần giới thiệu mạnh những nhà và nhóm kinh doanh sản xuất tư nhân mạnh dạn bỏ vốn lớn, làm ra hàng hợp thị trường và có lãi, người chủ, cổ động và công nhân đều có lợi vững chắc...Những hãng tư nhân xay gạo, chế biến nông sản, dệt, ngành điện tử, cơ khí, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, hóa chất...làm ăn phát đạt xuất hiện ngày càng nhiều sẽ chứng minh người Việt Nam ta không kém về đầu óc kinh doanh. Phải làm cho vị trí xã hội của các nhân vật kinh doanh nổi lên, được xã hội coi trọng, nganh hàng với những nhân vật chính trị, với những trí thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là dấu hiệu tốt. Nếu họ được xã hội ngưỡng mộ hơn các nhân vật chính trị và những nhà khoa học cũng không sao. Cần bằng luật pháp và dư luận xã hội bịt chặt hoạt động của bọn làm ăn phi pháp và bất chính thì mới mở đường được cho những nhà kinh doanh chân chính thi thố tài năng và năng khiếu làm ăn, phương châm rất cần thiết lúc này: những cơ may đồng đều cho mọi cá nhân dẫn thân vào con đường kinh doanh sản xuất. Ai có tài thì ắt thành đạt. Thành đạt đàng hoàng và vững chắc.
Có người hỏi tôi: lúc này ông là người cộng sản hay người quốc gia? Có vẻ như buộc tôi phải có sự lựa chọn dứt khoát. Tôi đã bị khai trừ khỏi đảng do đó tôi không còn là người đảng viên cộng sản nữa. Tôi không bị bất ngờ vì đã lường trước chuyện ấy. Trước đây tôi không rút ra khỏi đảng vì tôi nghĩ rằng có thay đổi gì tốt đẹp ở nước ta cũng là phải do người ở trong nước đảm nhiệm và thực hiện. Những người yêu nước và dân chủ ở trong nước rất đông, phần lớn không ít còn ở trong đảng cộng sản. Vì đảng cộng sản có đến hơn hai triệu đảng viên, ngoài chính đảng này ra, mọi tổ chức chính trị khác đều bị cấm. Nếu tôi ra đảng, những đảng viên cộng sản cả những người xấu và những người tốt đều coi tôi là kẻ bỏ chạy, kẻ đào ngũ- Tôi có ý thức giữ mối liên hệ tinh thần đồng cảm với tất cả những đảng viên cộng sản trong sạch, có lòng yêu nước thương dân có hiểu biết và đang ở trong tâm trạng như tôi hiện nay. Cách thức tôi nói cũng là để cho anh chị em này nghe được, để vừa hòa đồng, vừa thức tỉnh họ, được họ tiếp nhận. Cả đồng đảo nhân dân ở trong nước cũng vậy. Họ chưa thật quen cách nói thật thẳng thừng, có phần xô bồ, kiếm nhã, họ cho là thiếu bình tĩnh, thiếu cân nhắc, không thấu tình đạt lý, khó lọt được tai...
Còn tôi có phải là người quốc gia? Tôi không cầu nệ về tên gọi, về xưng danh, về nhãn hiệu, ê- ti- két...vì như trên đã nói, có người không mang trong mình những hoài bão cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản mà vẫn cứ tự trưng cái nhãn hiệu cộng sản, với chiếc thẻ đảng trong túi. Có những người tự xưng là " quốc gia " nhưng họ chẳng quan tâm đến nền độc lập và cuộc sống tốt đẹp của quốc gia Việt Nam ta hơn là túi tiền của họ. Họ là những chính khách xa- lông, họ làm chính trị bằng đủ mọi thủ đoạn vì họ trước hết, chứ đâu phải vì quốc gia, dân tộc. Nếu có những người quốc gia, mang ê- ti- két quốc gia, thật lòng lo đến đất nước, thật lòng muốn góp phần cứu vãn đất nước khỏi những thảm cảnh hiện tại, mong được góp hết sức mình cho việc phát triển đất nước phồn vinh thì tôi thật lòng kính trọng họ, bắt tay thân thiện với họ, coi như cùng chung một đội ngũ đấu tranh, theo ý nghĩa chung nhất.
Có người sẽ trách cứ tôi là nhập nhằng, ba phải, không minh bạch, rõ ràng! Có người còn muốn vận động tôi vào tổ chức này, hàng ngũ kia của họ. Tôi lịch sự và dứt khoát trả lời: tôi là tôi, tôi có lập trường và cách nghĩ của tôi. Không ai nên và không ai có thể ép được tôi cả.ở Paris, tôi cũng gặp một số vị hòa thượng và linh mục. Chúng tôi trao đổi ý kiến với nhau về hiện tình đất nước, về nghĩa vụ của một người công dân yêu nước. Và chúng tôi tìm ra những điểm tương đồng. Năm ngoái, tôi có những cuộc tọa đàm rất bổ ích với các vị thượng tọa chủ trì các chùa Quán Sứ và chùa Bà Đá Hà Nội. Tôi cũng trò chuyện khá lâu với Hồng y Trịnh Văn Căn trước khi ông mất ở Hà Nội tháng 6 năm ngoái. Sau đó tôi cùng ông Vũ Ngọc Nhạ - Ông cố vấn - xuống thăm bà con giáo dân và một số linh mục vùng Bùi Chu, Phát Diệm. Trong khi đất nước lâm vào khủng hoảng nặng nề, đạo lý suy đồi nhanh chóng, chỗ dựa cũ của niềm tin bị mất, lòng tin tôn giáo có tác dụng tích cực giữ cho con người khỏi sa đọa - Cái thiện trong con người được duy trì. Các vị linh mục ở quanh nhà thờ Phúc Nhạc cùng những thầy giáo địa phương chung sức để trẻ em khỏi bỏ học, cố duy trì nề nếp và chất lượng giảng dạy, thày ra thày, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp. Tôi thường nói với các cụ: lý tưởng của Các Mác, lý tưởng của Đức Phật Thích Ca, cũng như lý tưởng của Đức Chúa Giê Su rất gần nhau. Đó là xã hội thanh bình, có lòng vị tha, hỉ xả và bác ái. Ai cũng ham làm điều thiện, trừ điều ác, con người từ bỏ được những ham muốn thấp hèn. Lúc này là lúc những người cộng sản lương thiện cần sát cánh với các vị chân tu và đồng bào ngoan đạo, chung lòng chung sức đấu tranh, phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và phát triển, để cả nước ta tai qua nạn khỏi.
Tôi rất mừng được biết bà con xứ đạo ở nước nhà chăm chú nghe đài về bản kiến nghị của tôi. Một bà người Pháp trong đoàn của trung tâm Dân Chủ Pháp sang thăm Việt Nam tháng 4. 1991, kể cho tôi nghe: khi đoàn đến Đà Lạt, một số bà sơ người Việt đang làm việc trong các trại mồ côi kể lại rằng:" hồi tháng 12. 1990, chúng tôi rất chăm chú nghe đài BBC không bỏ qua buổi nào cuộc trả lời phỏng vấn của ông Bùi Tín và bản kiến nghị của ông ấy. Những nội dung sao mà hợp với suy nghĩ của chúng tôi! "
Tôi rât biết ơn các bà sơ kể trên đã quan tâm đến ý kiến của tôi đối với hiện tình đất nước. 1976, tôi gặp các bà sơ làm việc trong Trung tâm chữa trị người nghiện ma túy ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Các bà, các chị chăm sóc trại viên còn tận tình hơn cả những người chị, người mẹ, cao quý hơn hẳn những người cộng sản " vỏ ", biến chất, chỉ lo thu vén riêng cho mình sau ngày Toàn thắng.
Mấy lá thư từ Hà Nội cho biết các vị chủ trì ở một số chùa tổ chức tụng kinh cầu nguyện cho tôi rất đều đặn suốt mấy tháng nay. Tôi xin kính gửi lòng thành biết ơn đối với những nghĩa cử đẹp đẽ ấy. Tôi hiểu rằng những việc làm ấy xuất phát từ niềm mong mỏi chân thành của các vị sớm thấy nước nhà thoát khỏi cảnh điêu linh thê thảm. Tôi buộc lòng không thể đưa tên và địa chỉ các chùa nói trên vì cần đề phòng các cơ quan an ninh cử người đến quấy rầy và xúc phạm những nơi tôn nghiêm ấy, vin cớ rằng các vị đã khuyến khích, ủng hộ do đó đồng phạm với " kẻ phản bội "! như một số cán bộ tuyên huấn, an ninh ở Hà Nội đang cố rêu rao trên đài, trên báo và trong một số buổi thông báo nội bộ.
Tôi giữ ấn tượng sâu sắc đối với những người bạn Pháp cũ và mới, thuộc đủ mọi xu hướng chính trị: cộng sản, xã hội, không đảng phái, các giáo sư, nhà báo, nhà kinh doanh,...Họ đã khuyến khích tôi: Hãy giữ vững tinh thần, hay giữ vững lòng can đảm! Họ chăm chú theo dõi tình hình Việt Nam và lo lắng cho nhân dân ta, cho đất nước ta. Họ cho rằng tình hình sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp. Họ giúp tôi bằng vô vàn cách thức riêng, rất cảm động. Họ góp ý cho tôi nên liên lạc với tờ báo nào, với ai, ở đâu để đánh động dư luận về chính kiến của mình. Họ giới thiệu tôi với các đài phát thanh Luxemburg, Bỉ, Hòa Lan, ý, Đức,...để tôi trả lời phỏng vấn các đài ấy. Họ gửi cho tôi những cuốn sách bổ ích về tình hình thế giới, về Liên Xô, các nước Đông Âu, về Nhật bản, Đông Nam...sách bên này rất đắt, nên đây là sự giúp đỡ thật qúy báu. Tôi đã có cả một tủ sách qúy. Họ gửi cho tôi tạp chí, báo hàng tháng, hàng tuần bằng các thứ tiếng tôi đọc được. Họ cắt các báo, tạp chí, các tập ghi lại các đài phát thanh, những đoạn nói về Việt Nam rồi gửi cho tôi đọc và lưu giữ. Họ gợi ý cho tôi về cuốn sách này, giới thiệu các nhà xuất bản có uy tín và đáng tin cậy...Một số người bạn còn gợi ý sẵn sàng dẫn tôi đi tham quan ở trong Paris và vùng ngoại ô để tận dụng thời gian tìm hiểu thêm về nước Pháp - Họ mời tôi một số cuộc gặp mặt, thảo luận về hiện tình nước Pháp...Phần lớn là những người am hiểu tình hình Việt Nam, có cảm tình với cuộc chiến đấu của Việt Nam dành độc lập, quý mến và khâm phục nhân dân ta. Khá nhiều người đã từng được chính trị hóa từ tuổi thanh niên trong phong trào ủng hộ Việt Nam chống chính sách thực dân của chính phủ Pháp. Họ chung một ước muốn Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng, nhân dân Việt Nam đỡ cực nhọc, nước ta phát triển, thu hẹp khoảng cách đã quá xa về mức sản xuất với các nước láng giềng. Họ rất rầu lòng thấy vẫn còn nhiều người muốn bỏ nước ra đi, tăng cường không ngừng số " thuyền nhân " đang bị kẹt và chờ đợi ở các nước Đông Nam á. Họ rất nản lòng về kết quả của đại hội VII, khi thấy đổi mới không nhất quán, không đủ " đô" và có mặt còn thụt lùi...Có anh bạn trẻ Pháp rất qúy Việt Nam, lo tôi buồn, thỉnh thoảng lại ghé đến mời tôi đi ăn một bữa, đi chơi một vòng. Trời đông giá, anh mang đến một áo dạ ấm áp: " Đây là áo của ông cụ thân sinh ra tôi, còn rất tốt, tôi giữ lại làm kỷ niệm, nay rất mong được ông dùng để giữ sức khỏe mà làm việc cho đất nước - Trước nhiệt tình ấy, tôi không thể không đón nhận, mặc dù nhiều bạn Việt Nam đã cho tôi áo ấm.
Có gia đình Việt Nam ở lâu bên này hỏi chuyện tôi, cố hỏi được số điện thoại để gọi đến, mời tôi ghé chơi nhà, để bàn luận về tình hình đất nước. Biết rằng tôi dứt khoát không nhận tiền của bất cứ ai, các bác, các anh chị tìm cách ủng hộ tôi bằng đủ thứ: người mua vé tháng xe bus, tầu điện ngầm để đi trong thành phố Paris, người cho thuốc bổ, có bạn ép tôi vào hiệu giầy để mua đôi giầy có lót lông thú để chịu được lạnh âm 20 độ, có người lo cho mũ ấm, bít tất, găng tay và quần lót chống lạnh, ông linh mục đưa cho chiếc ô để đi mưa, cũng là kỷ niệm, có người biết tôi viết sách, liền gửi đến hàng tập giấy dầy hàng ngìn trang và cả máy chữ đánh tiếng Việt, rồi cả máy com- pu- tơ hiện đại. Có người gửi đến hàng tá bia hộp, hàng tút thuốc lá thơm...Từ tháng 4. 1991, theo yêu cầu của con gái và em gái, tôi đã bỏ hẳn thuốc lá, để những người thân yên tâm và vui lòng, cũng là một cách giữ sức khỏe được tốt. Tôi có ý định bỏ là bỏ được liền, không luyến tiếc vấn vương, dứt khoát với chính mình, trước đó tôi hút đến gần một bao mỗi ngày.
ở Pháp chi phí bệnh viện rất nặng. Không có bảo hiểm xã hội thì không sao thanh toán được viện phí. Chiếu điện, thử máu đều rất tốn kém. Tôi tự đặt kỷ luật cho mình phải giữ sức khỏe. Trận ốm nặng đầu tháng 6. 1989 đã làm cho tôi những suy nghĩ nhiều hơn về cuộc đời. Tôi bị một cơn nhồi máu cơ tim thập tử nhất sinh. May mắn vào đúng nửa đêm, người lái xe cơ quan ngủ ở cạnh phòng thường trực có điện thoại. Khi gia đình tôi gọi điện tới, anh cứ mặc quần áo ngủ phóng xe đến nhà tôi, cõng tôi ra xe đưa vào bệnh viện khi tôi đã lịm đi vì đau. Một cục máu đọng làm nghẹn một động mạch tim. Các bác sĩ phải cứa ngay động mạch cổ, luồn một chiếc "xông" nhỏ xíu vào tim để thông cho máu chạy. Vết thương để lại sẹo khá rộng, cả ở mặt trước và mặt sau tim, máu không tưới được hết. Tôi phải nằm hoàn toàn bất động 18 ngày. Các bác sĩ ở bệnh viện Việt Xô, Việt - Đức, Bạch Mai đều ghé qua bệnh viện tôi nằm, trao đổi, tham gia góp ý kiến với nhau để cùng trị bệnh cho tôi. Anh chị em các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình đến thăm tôi rất đông, với tình nghĩa của làng báo. Từ những người trong giới văn nghệ thuật, cho đến bà con khu phố, bạn bè ở một số tỉnh lân cận cũng về thăm. Một nhà báo Mỹ vừa ghé qua Hà Nội cũng đòi vào thăm tôi. Có vị sư ở chùa tuổi đã cao cũng đến thăm. Một số hòa thượng tận Cần Thơ, Đà Nẵng gửi thư cho tôi, còn làm thơ động viên tôi mau bình phục. Trong cơn bệnh hiểm nghèo, tình nghĩa nồng thắm như thế làm tôi xúc động, tác dụng như là thuốc bổ vậy. Tôi nghĩ hơi lẩn thẩn rằng, coi như từ nay trở đi là được " sống thêm ". Và trong thời gian " sống thêm " này cần tận dụng tốt hơn cho con người, cho cuộc đời, có ích hơn cho nhân quần, xã hội. Tôi thường nhớ đến những bạn bè thân thiết đã ngã xuống trong bom đạn ở Triệu Phong, Quảng Trị, ở Điện Biên Phủ, trên đường số 9, ở Tây Nguyên và ở miền Đông Nam Bô....những nơi tôi từng đi qua. Tôi đã được sống sót, may mắn hơn những anh em khác biết bao. Tôi sửng sờ khi nghe tin người lái xe từng cấp cứu tôi đã chết trong một tai nạn xe cộ bất thần hồi tháng 12. 1990, để lại 6 người con (4 cháu còn nhỏ), vợ anh lại ở nông thôn cày ruộng, cuộc sống cực kỳ gieo neo. Anh cũng đã từng ở quân đội, chuyển sang báo Nhân dân như tôi và tình đồng đội, tình cựu chiến binh gắn bó hai chúng tôi.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết