Số lần đọc/download: 3521 / 29
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 42 - Lấy Cái Này Thay Cái Kia
N
ăm Điều Lộ nguyên niên thời Đường Cao Tông (năm 679), Bùi Hành Kiệm vừa mới dùng kế để bình định tộc Đột Quyết ở phía tây, không ngờ tộc Đột Quyết ở phía đông cũng phát sinh bạo loạn làm phản, ngang nhiên chống đối triều Đường. 24 tù trưởng ở biên giới phía bắc đều nhất loạt hưởng ứng, cả phương Bắc náo loạn. Đường Cao Tông ra lệnh cho trưởng sử phủ Thiền Vu là Tiêu Tự Nghiệp dẫn binh chinh phạt, nào ngờ bị đánh cho tan tác, thương vong nhiều không kể xiết. Thế là, Đường Cao Tông lại hạ lệnh cho Bùi Hành Kiệm làm đại tổng quản quân đội cùng với đô đốc tỉnh Phong Châu là Trình Vụ Diên, đô đốc tỉnh U Châu là Lý Văn Gián... thống lĩnh đại quân tiêu diệt bọn phản nghịch, dẹp yên tộc Đột Quyết ở phía đông.
Đoàn quân đi đến Sóc Châu (nay thuộc huyện Sóc tỉnh Sơn Đông) thì Bùi Hành Kiệm nói với các chư tướng: "Trong đạo dụng binh, đối với nội bộ thì coi trọng sự trung thành còn đối địch phải gian trá. Trước đây không lâu thống sư Tiêu Tự Nghiệp chỉ huy quân đội, ông ta tuy dũng cảm nhưng không có mưu trí, không biết dùng sự gian trá đối xử với địch, thậm chí lương thảo còn bị tộc Đột Quyết cướp đoạt, vì thế quân ta lâm vào cảnh đói khát, gặp cảnh thất bại. Lần này tộc Đột Quyết nhất định ngựa theo đường cũ đến cướp đoạt lương thảo của quân ta, chúng ta sẽ cho quân tinh nhuệ ẩn nấp trên xe chở lương thực, tất dẫn dụ được kẻ địch, giết chết bọn chúng khi địch chưa kịp trở tay”.
Theo kế hoạch đã định, Bùi Hành Kiệm cho bố trí 300 xe chở lương, mỗi xe có 5 chiến binh tinh nhuệ ẩn náu, bọn họ đều đeo dao lớn và cung tên rắn chắc. Bên ngoài chỉ có một chiến binh già yếu đánh xe, đoàn xe chậm rãi tiến về phía trước. Ngoài ra, ông còn phái một ngàn quân tinh nhuệ, từ các ngả đường vượt qua đoàn quân lương, mai phục yểm trợ trước mặt để tùy cơ ứng biến.
Trước đây quân đội tộc Đột Quyết đã vài lần cướp được lương thảo, nay lại thấy đoàn xe lương tiến đến, chắc mẩm sẽ trót lọt như mọi lần, do đó không đề phòng đều nhất loạt xông ra cướp bóc. Những lão binh già yếu hộ tống xe lương nhìn thấy quân lính Đột Quyết dũng mãnh kéo đến, bọn họ vội vàng bỏ xe lương chạy trốn. Quân Đột Quyết không cần phung phí sức lực đã cướp đoạt được lương thảo, tự nhiên chúng sinh ra dương dương tự đắc, kiêu ngạo liền kéo đoàn xe lương đến vùng cỏ phì nhiêu nước chảy róc rách, bọn họ cho ngựa ăn cỏ uống nước và nghỉ ngơi, sau đó mở thùng xe định dỡ lương thực xuống.
Điều họ không ngờ đã xảy ra, lương thực đâu không thấy, chỉ toàn quân lính dũng cảm triều Đường. Quân Đột Quyết bị tập kích ngoài ý muốn, nên chống đỡ không kịp bị quân Đường đánh cho tan tác, thi thể chất thành đống, số còn lại tháo chạy tán loạn. Ai biết được rằng họa vô đơn chí, cẩn mật phòng bị chặt chẽ ở cửa ải thì lại mọc ra cánh quân ở cạnh sườn, quân Đột Quyết hoặc đầu hàng, hoặc bị giết, không còn sót một mống.
Từ đó về sau, quân Đột Quyết sợ hãi không dám hó hé và cũng không dám đến cướp đoạt lương thảo của Bùi Hành Kiệm. Bùi Hành Kiệm có một hậu phương an toàn phụ giúp, ông mạnh dạn tiến về phương Bắc, không lâu sau đã diệt được bọn phản loạn Đột Quyết chiến thắng quay về triều.
Có rất nhiều cách làm gian trá. Bùi Hành Kiệm đã tráo lương bằng quân lính, một kế sách cực kỳ tuyệt hảo, ý tưởng đó quả làm người ta không ngờ, ai biết được cũng vỗ tay tán thưởng. Trong kinh doanh thương nghiệp chúng ta cũng luôn giương cao biển hiệu lấy sự trung thực làm đầu, nhưng đối với những kẻ gian trá, cũng nên để "gậy ông đập lưng ông", chúng ta nên áp dụng kế sách "tình hình phát sinh sự thay đổi không bình thường, lấy cái này thay cái kia". Vạn nhất không thể để bị mắc lừa, bị mê muội. Ngài Mike đã áp dụng thành công kế sách này, thoát khỏi sự kiểm soát về thuế của hải quan nước Mỹ. Tìm hiểu cách làm của ông, giúp chúng ta có thể tiến thêm một bước trong việc tìm hiểu kế sách "lấy cái này thay cái kia".
Mike đặt mua 10.000 đôi găng tay phụ nữ tại Pháp, theo quy định nước Mỹ thì ông ta phải đóng thuế hải quan tương đối cao. Vì muốn giảm bớt thuế nên ông ta đã chia đôi số găng tay, sau đó lần lượt vận chuyển về Mỹ.
Chuyến đầu tiên chuyển về Mỹ, Mike cố ý không đi lấy hàng. Chiếu theo thủ tục hải quan. hàng hóa vô chủ quá thời hạn quy định thì sẽ tiến hành bán đấu giá. Số găng tay này của ông ta đương nhiên cũng không nằm ngoài lệ.
Ngày bán đấu giá số găng tay đó có không ít thương gia đến tham gia, Mike cũng nằm trong số đó, ông không nói năng gì, đợi chờ sự thay đổi mang tính hài kịch. Mọi người mở hòm ra xem: họ bị một trận kinh ngạc, về chất lượng của số găng tay đó đều đạt yêu cầu chỉ có điều toàn bộ đều là găng tay trái. Với số hàng đó, ai dám mua cơ chứ! Thế là cuộc bán đấu giá chỉ còn mình Mike, theo cái lý thông thường, ông ta đứng ra mua số găng tay đó và với giá cực thấp.
Theo quy luật, găng tay thường là hai chiếc trái, phải mới thành đôi, vậy mà ông ta lại lấy hai tay trái làm thành một đôi, kỳ lạ quá, nhân viên hải quan đã bị che mắt rồi.
Chuyến găng tay thứ hai lại đến, lần này ông ta không dám dùng chiêu bài "bán đấu giá" như lần trước, nhưng ông ta lại đem 10.000 chiếc găng tay phải gộp vào từng đôi một. Kết quả nhân viên hải quan lại bị mắc kế "lấy cái này thay cái kia", họ chỉ dám thu thuế 5000 đôi. Như vậy, ông ta đã trốn được một một phần hai thuế hải quan, ngoài ra còn mua được số găng tay trái với giá một hào một chiếc và rốt cuộc đã nhập cảnh an toàn cho 10.000 đôi găng tay.
Kế sách "lấy cái này thay cái kia" không nhất định đều phải gian trá, cũng có thể coi đó là một phương pháp kinh doanh chính đáng, đáng được đề cao.
Ở nước Mỹ, các thương gia Nhật cũng làm như vậy. Công ty xe hơi của Nhật quyết định đưa sang thị trường nước Mỹ một loại xe hơi Infiniti. Vài năm trước, với ý đồ thay đổi quảng cáo quan niệm tiêu phí xe hơi của người Mỹ. Trên tranh quảng cáo chỉ thấy tầng nham thạch, đàn ngựa mà không hề có cảnh tượng xe hơi, nhưng nhìn toàn bộ bức tranh có thể thấy được không khí yên tĩnh theo hình thức Nhật Bản.
Basi nói: "ở Nhật Bản cái gọi là hào hoa là chỉ một cảm giác tự nhiên dư thừa, cái gọi là vẻ đẹp tức chỉ quan hệ cá nhân mật thiết. Một loại quan niệm mới của hào hoa xuất hiện đó là Infiniti".
Hình thức quảng cáo này làm chấn động nước Mỹ, người Mỹ tìm kiếm quan niệm tiêu phí hào hoa mới mẻ. Họ theo đuổi xu hướng mãnh liệt hình thức Infiniti.
Sau vài năm, công ty xe hơi này nhận được rất nhiều điện thoại hỏi về xe hào hoa tại sao chưa thấy xe bán trên thị trường mà chỉ thấy biển quảng cáo. Mãi đến ngày 8 tháng 11 năm 1989 loại xe này mới xuất hiện tại Nhật Bản.
Trải qua sự khống chế, sự nhẫn nại, xe Infiniti mới được đăng cơ trên thị trường nước Mỹ, chiếm một số lượng lớn trong các cửa hàng xe hơi của Mỹ.