What's meant to be will always find a way.

Trisha Yearwood

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 37
uấn Minh không dám bác nội dung, chỉ dùng lời lẽ vu cáo, bôi đen, kiểu tiểu nhân, đánh ngưới vắng mặt để hòng lập công và tiến thân. Tự nhận là đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp mà phản bạn, phản bội chân lý.! Khi còn ở báo Quân đội, Thành Tín và Tuấn Minh là hai thái cực mà chúng tôi nhận thấy rất rõ. Thành
Tín ngay thẳng, khiêm tốn, say nghề làm báo bao nhiêu, thì Tuấn Minh thủ đoạn, đạo đức giả, nịnh trên, nẹt dưới, bất nhân với anh em bấy nhiêu...
Chúng tôi thấy cần vạch mặt kẻ cơ hội mao- ít trước công luận và nhờ gia đình anh Thành Tín chuyển đến anh sự ngưỡng mộ và tin cậy của những người làm báo trẻ- quân nhân chúng tôi. Anh là tấm gương sáng cho mọi người làm báo, khi đất nước và nhân dân đang trong cảnh nước sôi, lửa bỏng này..."
Tôi còn nhận được hơn 80 bức thư của bạn nghe đài trong nước viết cho tôi hoặc viết về tôi được gửi cho đài phát thanh BBC ở Luân Đôn, hoặc qua bưu điện Paris, chưa kể hơn 100 bức thư của các bạn Việt Nam hải ngoại (ở Pháp, Mỹ, úc, Canada, Tiệp Khắc, Đức, Liên Xô, Bulgariẹ..). Còn qua điện thoại thì không sao kể xiết. Các nhà báo, phóng viên truyền thanh, truyền hình Pháp, ý, Anh, Bỉ, Hòa Lan, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nauy, Thái Lan, Hồng Công, Singapore, Indonesia, Philipin...từng quen biết hoặc chưa quen biết, đều gọi tới để phỏng vấn, trao đổi ý kiến, hỏi thăm sức khỏe hoặc tình hình riêng của tôi. Tôi đã ghi kín cả ba bốn cuốn sổ tay, tên địa chỉ và số điện thoại những bạn bè cũ và mới, thuộc đủ các giới, nghề nghiệp, quốc tịch và chính kiến...Thế mới biết dư luận còn quan tâm nhiều đến tình hình đất nước ta.
Một lá thư đề ngày 17. 4. 1991 của tập thể các em học sinh trường phổ thông trung học Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh viết:"...học sinh chúng em rất ủng hộ bản kiến nghị của ông Bùi Tín và rất phẩn nộ trước thái độ thờ ơ của chính phủ. Chúng em mong anh Đỗ Văn phát lại phỏng vấn cho cả nước nghe một lần nữa..."
Một em học sinh (tôi không thể ghi tên em) lớp 12 G, trường phổ thông trung học Kim Thành, huyện Kim Yên, Hải Hưng viết: "...với trình độ hiểu biết của học sinh trung học, chúng em cũng có thể nhận thấy những điều ông Bùi Tín phát biểu trên đài BBC là hết sức thực tế và trách nhiệm. Dù sao đến lúc này, đất nước ta đã có một người dám đứng lên nói tiếng nói của nhân dân. Cho phép chúng em gửi lời cám ơn ông Bùi Tín và xin đài BBC cho chúng em biết địa chỉ của ông Bùi Tín hiện nay ở đâu...". Một bức thư khác đề ngày 7. 2. 1991 từ thành Phố Hồ Chí Minh viết "...ông Bùi Tín vừa bị khai trừ ra khỏi đảng và bị cách chức, tôi cho đây là một tin mừng. Trước hết tôi mừng cho ông Bùi Tín. Đảng lấy oán trả ân là đảng phụ Ông chứ ông không phụ đảng. Đồng bào trong nước ai cũng biết và ái mộ Ông hơn nữa. Tôi biết rất nhiều cán bộ và đảng viên cho rằng ông nói rất đúng, nhưng trong các buổi sinh hoạt họ vẫn phải buộc lên án ông..."
Bạn H. P. Ở thị xã Sơn Tây viết: "...cho tôi gửi lời thăm ông Bùi Tín và chúc ông kiên trì trên con đường của mình. Tham quyền, tham nhũng, bảo thủ đang ở khắp nơi. Những người dân chúng tôi chỉ có cái thắt lưng to để thắt bụng. Hình như những người lãnh đạo đang có lý tưởng làm nghèo đất nước!..."
Bạn V. H. Ở Nha Trang viết: " Tôi rất khâm phục ông Bùi Tín vì ông đã nói lên được những điều mà người dân Việt Nam chỉ được phép chứng kiến bằng mắt chứ không được quyền nói lên bằng lời. "
Một lá thư của bạn nghe đài ở Hậu Nghĩa để ngày 25. 3. 1991 viết:
"Thưa đại tá! Đảng bởi dân mà ra, đảng bởi dân mà còn. Dân không khai trừ đại tá ra khỏi đảng, thì không ai có quyền khai trừ cả. Đại tá vẫn là đảng viên của dân.
Mất hàng triệu đảng viên xấu không bằng mất đi một đảng viên biết thương dân...có người dân sẵn sàng hiến dâng trái tim mình để đại tá phẫu thuật thay tim mới, hầu bệnh tim không còn. Toàn dân đang cầu nguyện cho đại tá bình phục và chóng thành đạt...xin đại tá an tâm, toàn dân, bộ đội cùng đảng viên chân chính không bỏ đại tá đâu..."
Anh N. D. V. Ở thành phố Hải Phòng trong thư đề ngày 15. 1. 1991 viết: " Nhờ qúy đài chuyển tới ông Bùi Tín lời đồng tình, ủng hộ của chúng tôi đối với những quan điểm, chính kiến của ông trong mục đích đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện naỵ.."
Anh T. V. Ở Hà Nội viết: " Anh Thành Tín đưa ra kiến nghị là môt tín hiệu khởi sắc đang được lưu ý trong trào lưu dân chủ hóa ở Việt Nam, nó báo hiệu rằng, trong thời vận hiện nay, trào lưu ấy đang từng bước tiến tới chỗ chín muồi..."
Ông C. A. D. Ở Cần Thơ, Hậu Giang trong một bức thư dài có đoạn viết: " Xin thông tin ngược với anh chị Ở đài BBC rằng, các buổi phát thanh của ông Bùi Tín thật là xuất sắc. Xuất sắc ở chỗ người thực hiện và xuất sắc ở con người Bùi Tín. Nhiều người đã nghe và rất đồng tình với ông Bùi Tín..."
Một lá thư khác gửi cho tôi viết: "...anh đã gây một chấn động rất lớn qua các buổi phỏng vấn. Việc làm của anh làm sôi động dư luận trong nước, bất cứ nơi nào tại Sài Gòn, những người có học vấn và quan tâm đến tình hình trong nước đều bàn luận và tán thành việc làm của anh...đến nỗi Mai Chí Thọ, em ruột Lê Đức Thọ, bộ trưởng Nội Vụ đã phải lên tiếng thóa mạ anh. Tôi xin ca ngợi anh Đỗ Văn đã làm đầy đủ chức năng của một người làm công việc truyền thông, giúp cho nhà biết được sự thật rất nhiều sự thật".
Tháng 1 năm 1991 một lá thư của nhóm Việt Kiều yêu nước ở Trung Quốc gửi cho tôi viết: " Chúng tôi rất ái mộ tấm lòng dũng cảm và yêu tổ quốc của ông. Song chúng tôi can ông rằng: " Ông chớ vội về Việt Nam trong lúc này, e rằng nếu không chết mất tăm trong nhà tù, thì cũng bị quản thúc không hoạt động được gì. Xin ông hãy nán lại ở ngoại quốc để làm việc có lợi cho dân tộc và đất nước..."
Một em học sinh ở đảo Lại Sơn viết cho tôi, giọng thư thật vô cùng cảm động: "...em vừa được nghe đại tá bị khai trừ và cất chức. Em học lớp 12, cuối cấp ba, nên cũng hiểu được phần nào về chính trị, nên rất qúy trọng ông, một con người dũng cảm và sáng suốt, nói một cách rất thẳng thừng về xã hội Việt Nam..."
Một bức thư dài từ Quảng Ngãi đề ngày 10. 3. 1991 của bạn P. V. M. Ở Mộ Đức gửi cho tôi viết: " Xin báo tin để ông biết, đời sống công nhân, viên chức đất Quảng quá khổ - Một nữ giáo viên lương một tháng có 35. 000 đồng, có người phải đi làm để nuôi con dại vì một lon sữa ngoại 12. 000 đồng. Một số cán bộ phải đạp xe xích lô suốt đêm để nuôi sống gia đình, và còn cái nạn thất nghiệp nữa, khẩu hiệu được truyền bá hằng ngày nghe thật haỵ..
• Tất cả vì dân.
• Đảng viên, cán bộ là đầy tớ của nhân dân
• Lo trước cái lo của dân, sướng sau cái sướng của dân
• Không có chế độ nào dân chủ hơn chế độ tạ..
Những Khẩu hiệu ấy chỉ là lừa dối người dân, nghe không lọt được lỗ tai! Tôi nhớ câu châm ngôn của người Anh:
Người ta có thể lừa dối một số người mãi mãi, hay lừa dối tất cả mọi người một thời gian nhất định. Nhưng không ai có thể lừa dối mãi mãi tất cả mọi người!
Kẻ lừa dối cứng đầu cuối cùng ắt phải bị chỉ mặt và bị trừng phạt. "
Tôi cũng nhận được 21 lá thư của bạn trí thức, lao động, hiện đang sống, làm việc ở Đức, Tiệp Khắc, Bulgarie và Liên Xô. Những bức thư kể về hoàn cảnh khó khăn của anh em đi xuất khẩu lao động, những vụ xô sát do kỳ thị chủng tộc của một số dân nước sở tại, thái độ vô trách nhiệm, bạc nhược và tham nhũng của một số nhân viên sứ quán Việt Nam, cũng như những lòng tốt của những người dân thương, trí thức và lao động các nước đó. Anh chị em rất chú ý đến bản kiến nghị của tôi và tỏ thái độ hoan nghênh rất mạnh mẽ. Ở Đức, Tiệp Khắc và Bulgarie đã tự xuất bản một số tờ báo theo xự hướng dân chủ, hòa hợp, đa nguyên, không bạo động...Đó là những tờ báo Diễn đàn, Dân chủ, Cánh én, Điểm tin...in chưa thật đẹp nhưng mang nội dung đặc sắc, có đủ thế tài: ngôn luận, bình luận, phóng sự, điều tra, diễn đàn, truyện ngắn, thơ, tóm tắt tình hình trong nước, và tình hình quốc tế. Có bức thư viết: " Chúng tôi có thể đi buôn để kiếm sống, làm giầu cho bản thân và gia đình, mua xe ôtô, tậu nhà, để dành vốn lớn để tiêu xài. Nhưng còn đất nước và đồng bào ta thì sao? Lúc này phải cứu dân, phải cứu nước ra khỏi đói nghèo và lạc hậu. Có ra ngoài mới biết nước ta chậm tiến cả về chính trị, kinh tế và mức sống. Mà chậm tiến về chính trị, không có dân chủ là tai họa lớn nhất, là cái gốc của sai lầm và đau khổ..."
Một kỹ sư thay mặt cho " một nhóm các trí thức trẻ ". từ Tiệp Khắc về nước năm 1990, viết một lá thư dài cho tôi ngày 10. 3. 1991, có đoạn viết: " Trở về Tổ quốc, chúng tôi hoàn toàn thất vọng. Tình hình chính trị Việt Nam mới vang lên được vài tiếng nói dân chủ thì nay đã bị thay thế bởi những quan điểm cực hữu theo quan điểm Stalin và Mao. Thêm vào đó là rối loạn về kinh tế, lạm pháp về tài chính, sự tự cô lập về đối ngoại, làm cho cuộc sống của người dân vô cùng đau khổ. Qua thư này chúng tôi muốn bầy tỏ sự ủng hộ và đồng tình với quan điểm chính trị của ông. Chúng tôi đều cho rằng:
• 1- Cần phải tranh đấu chấm dứt sự chuyên quyền của một đảng, chuyển sang một thể chế đa nguyên, thể hiện dân chủ theo nguyên tắc công khai và tự do (tự do ngôn luận, tự do lập hội, báo chí.)
• 2- Cần tập hợp đông đảo trí thức, những người yêu nước, những thanh niên khát khao tự do và dân chủ...trong một tổ chức chính trị tổ chức tranh đấu thắng lợi.
• Những bản kiến nghị của những trí thức có tâm huyết vừa qua là tấm gương dũng cảm cho những ai thật sự yêu nước, thương dân và cho những người có lương tri, hiểu biết.
• 3- Cần phối hợp với quốc tế, kêu gọi sư ủng hộ và giúp đỡ nhiều mặt của quốc tế, của cả tổ chức dân chủ và từ thiện, xã hội...cho phong trào dân chủ ở Việt Nam.
• 4- Mục đích cuối cùng là: Xây dựng ở Việt Nam một xã hội dân chủ, một nhà nước pháp quyền thật sự do dân lựa chọn và tự do thật sự vì dân, xây dựng một chế độ đa nguyên là động lực của sự phát triển đất nước..."
• Đất nước ta vừa qua có đến gần 20 vạn người, phần lớn là thanh niên, đi xuất khẩu lao động. Đã có hơn 80. 000 đã trở về, mang những ước vọng sâu sắc về dân chủ và tự do. Anh chị em đã sống ở nước ngoài, nhận biết được nhiều thông tin trực giác ở các nước sở tại, cũng như từ nhiều nguồn thông tin đại chúng đồ sộ khác của nhiều quốc gia. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Có điều kiện để so sánh một cách thực tế và rõ ràng, anh chị em đang nung nấu một hoàn bão rất trẻ, rất khỏe về dân chủ hóa đất nước...
• Một bác nông dân ở Minh Hải đọc cho con viết một lá thư bốn trang lớn gửi cho tôi. Bác kể:
• " Cả gia đình tôi rất siêng nghe BBC, nhứt là từ khi ông đưa kiến nghị. Vậy là người dân Nam Bộ biết được ông là người cùng ông Vũ Kỳ bí thơ cụ Hồ đưa ra công khai toàn bộ Di Chúc cụ Hồ mà họ đã cắt bớt không cho dân biết. Nhờ vậy, người dân mới được giảm thuế 50 phần trăm liền hai năm. Chúng tôi gửi lời cám ơn ông nhiều lắm. Ruộng đất là do công khai phá của tiền nhân, của cha ông để lại cho con cháu. Tiền nhân đổ mồ hôi và máu xương đất ruộng này. Ruộng này của nhân dân chớ! Chúng tôi yêu cầu trả lại ruộng cho nhân dân, trả lại quyền sở hữu chủ cho nông dân. Có quyền sở hữu đất ruộng, các gia đình mới đầu tư, ráng hết sức sản xuất, làm ra thiệt nhiều lúa gạo. Nông dân chúng tôi đòi chuyện này cho tới cùng đó. Các ông nói ruộng đất của toàn dân là nói sai, họ dành hết ruộng tốt chia cho bọn cường hào mới. Phải trả lại ruộng cho nông dân để người cày có ruộng". Bác nông dân đã nói lên khát vọng có lý lẽ của người nông dân nước ta.
• Tôi rất chú ý đến một số bức thư của anh chị em trí thức ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Huế...Điều lý thú là những lá thư ấy không chỉ tán thành những ý kiến của tôi, mà còn đề ra những ý kiến mới, chứng tỏ ở nước ta còn có biết bao nhiêu người đang cùng suy nghĩ về hiện tình đất nước, cố tìm ra những giải pháp thích hợp. Có thể nói những lá thư này truyền cho tôi thêm nghị lực và niềm tin. Một giáo sư ở thành phố Hồ Chí Minh viết: " Noi theo anh, tôi cũng mạnh dạn nêu lên một " bản chương trình toát yếu " gồm 5 điểm như sau:
• 1- Đảng cộng sản Việt Nam ra tuyên bố tự nguyện xác định lai. vị trí chính trị của mình, từ bỏ ưu thế độc tôn, chuyên quyền trong 15 năm qua trên phạm vi cả nước. Đảng chỉ có thể dành ưu thế chính trị thông qua đua tranh với các tổ chức chính trị khác một cách bình đẳng, tự do, trong khuôn khổ một hiến pháp mới. Phải xóa bỏ cơ chế chính trị xã hội phi dân chủ đã lỗi thời.
• 2- Giải thể quốc hội và chính phủ hiện nay, thành lập quốc hội và chính phủ mới trên cơ sở tổng tuyển cử thực sự dân chủ, tự do và bình đẳng. Quốc hội mới tập trung dự thảo và thông qua hiến pháp sửa đổi, luật mới về ứng cử, bầu cử, luật kinh tế, luật về tổ chức hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, truyền tin, truyền hình). Nếu cần thì trưng cầu ý kiến toàn dân về một số vấn đề cơ bản nhất.
• 3- Giải thoát ý thức hệ hiện hữu khỏi những thiên kiến cũ kỹ, không áp đặt những chủ thuyết lỗi thời cho dân tộc. Xây dựng ý thức hệ tự do, đa nguyên, phù hợp với nền văn minh thời đại, đã được kinh nghiệm lâu dài của các nước tiến bộ kiểm nghiệm. Thực sự tự do tín ngưỡng, đòi sự bình đẳng, công bằng với các tôn giáo.
• 4- Thực hành phi quốc doanh hóa nền kinh tế theo quy luật tự nhiên của cơ chế thị trường. Chỉ giữ lại những cơ sở lớn cần thiết. Lấy sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
• 5- Giải tỏa mọi tư tưởng kình chống, định kiến với một số quốc gia trên thế giới. Thiết lập mọi bang giao bình thường với mọi quốc gia, đặc biệt với những cường quốc hàng đầu. Xin gia nhập chính thức ngân hàng thế giới WB và qũy tiền tệ quốc tế FMI, giao hoàn toàn vấn đề Campuchia cho người Campuchiạ..
Với kiến nghị của anh Thành Tín, của nhiều bậc thức giả khác, lối ra đã sáng tỏ, ngọn đèn xanh hy vọng đã bật sáng, hỡi những ai có lương tri và tâm hồn dân tộc, hãy hưởng ứng bằng mọi cách với lòng dũng cảm phi thường!..."
210 Hoa Xuyên Tuyết – Bùi Tín www.vietnamvanhien.net
Vậy là không phải chỉ có những chính kiến của ông Nguyễn Khắc Viện, ông Hoàng Chí Minh, ông Lê Giản, ông Lữ Phương, ông Phan Đình Diệu...mà còn biết bao nhiêu ý kiến xây dựng, rất bổ ích và thức thời khác nữa đều bị bóp nghẹt và ngăn chặn truyền bá, coi như nguy hiểm cho trật tự và an ninh của đất nước!
Tôi biết ơn tất cả những bạn bè đã quen hoặc chưa biết mặt đã ủng hộ hoặc cổ vũ tôi.
Sau Tết âm lịch, hai nghệ sĩ cải lương là Đức Hậu, Ngọc Huyền từ thành phố Hồ Chí Minh sang biểu diễn ở Paris đến dự một cuộc họp mặt thân mật với Việt kiều. Tại đó, tôi ngồi gần nữ nghệ sĩ cải lương Kim Chung. Bà sang Phap từ lâu. Tôi nhớ khi còn nhỏ đã xem vở tuồng " Đổng Trác hý Điêu Thuyền " rất mùi mẫn. Bà ngồi cạnh một bà bạn đã lớn tuổi, tóc bạc trắng - Vô tình tôi nghe được câu chuyện của hai bà. Bà bạn nghệ sĩ Kim Chung kể: " Tôi vừa ở Hà Nội về hôm kia. Bà biết không, ở Hà Nội người ta tòan bàn về chuyện ông Bùi Tín. Cứ buổi tối, đang ở đâu là người ta lại xem đồng hồ để trở về nhà nghe đài BBC, nghe ông Bùi Tín nói. Hay không thể tả được! Đúng là không thể tả được! Ai cũng bảo các ông ấy chịu nghe ông Tín thì tốt biết bao nhiêu!" Chị Kim Chung, vốn biết tôi từ hôm trước Tết do tôi được chồng chị- anh Bàu Long - giới thiệu, cứ nhìn tôi mỉm mỉm cười, gật gật đầu. Sau đó chị nói với bà bạn: " Thế chị đã gặp ông Bùi Tín bao giờ chưa? Đây, ông ấy đây này, xin giới thiệu với chi...." Thế là tôi được nghe kể những chuyện rất cụ thể, cảm động về thủ đô, lại là những chuyện mới nhất.
Cũng tối ấy tôi gặp lại một số anh chị em ở sứ quán Việt Nam. Bắt tay, chào hỏi bình thường, chúc nhau sức khỏe...Từ hồi tháng 9, 10 tôi đã nhiều lần đến sứ quán, trước khi tôi đưa ra bản kiến nghị.
Đại sứ Phạm Bình lại là bạn khá thân. Ông Bình mời tôi đến chơi ngay khi tôi đến Paris, đang ở khách sạn do báo L'Humanité thu xếp. Ông muốn biết thêm về tình hình nên yêu cầu tôi nói về những nội dung, tinh tiết cụ thể về nghị quyết trung ương lần thứ 9 (vừa họp cuối tháng 8. 1990). Sau đó ông lại mời tôi một bữa cơm riêng ở sứ quán, nghe kể về kết quả cuộc hội thảo về tướng Lơclec. Tiếp đó ông mời nhà văn Nguyễn Đình Thi và tôi đến bàn việc chúng tôi xuống Marseille dự cuộc họp bàn tròn về quan hệ Pháp - Việt, có bà Hoàng Xuân Sinh và bà Dương Quỳnh Hoa tới dự. Đầu tháng II, ông mời tôi đến dự quán nói chuyện cả một buổi chiều cho tất cả cán bộ của sứ quán (kể cả cơ quan thông tấn xã Việt Nam, đại diện kinh tế, ngân hàng, văn hóa Việt Nam ở Paris) về tình hình đất nước. Tôi đã nói khá rõ về hiện tình mọi mặt của đất nước và một vài khía cạnh chính kiến của tôi mục đích đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Khi kết thúc, một số anh chị em cán bộ trẻ đến gặp tôi, nói lên những nỗi băn khoăn của họ về tình hình sa sút về các mặt của xã hội và nhận xét: các ông cán bộ sang đây toàn nói những mặt tốt giả tạo, "chỉ có chú là nói lên tình hình thật, thư bọn cháu nhận được của gia đình còn bị đát hơn nữa kia ".
Tôi được biết, ngay sau khi tôi đưa bản kiến nghị đến sứ quán để chuyển về nước, Ban Bí thư trung ương đảng điện ngay sang cho đại sứ ở Paris yêu cầu được báo cáo rõ thêm những tin tức về tôi. Họ hỏi rằng Bùi Tín làm việc này là do quan hệ với những ai, chịu ảnh hưởng của người nào, bị những người Việt hay người nước ngoàilôi kéo? Tôi cũng sớm được biết ông đại sứ Phạm Bình đã điện về nước rằng: theo chỗ ông ta hiểu và đánh giá thì Bùi Tín làm việc này do tự cá nhân mình và tự chuẩn bị khi còn ở trong nước. Ông ta viết thêm: Mấy năm nay tôi đã nhiều lần làm việc và đi họp với anh Bùi Tín. Do đó biết rằng anh ấy vốn có những ý kiến riêng của mình đã nhiều năm nay rồi".
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết