Giá trị thật của một người không phải ở chỗ cách anh ta xử sự lúc đang thoải mái và hưởng thụ, mà là ở chỗ lúc anh ta đối mặt với những khó khăn và thử thách.

Martin Luther King Jr.

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần II: Chính Trị - Chương 38: “Chính Trị Cốt Ở Ít Việc”
“Mọi sự tiết kiệm suy cho cùng đều là tiết kiệm về thời gian.”
Các Mác
Đây là lời dạy của Lê Quý Đôn, một trong những vĩ nhân của đất Việt chúng ta. (Lời dạy này rất giống với lời dạy: “Nhà nước quản lý tốt nhất là nhà nước quản lý ít nhất” của Thomas J.Jefferson, một trong những vĩ nhân của nước Mỹ).
“Chính trị cốt ở ít việc” thì tất nhiên không phải là chính trị tập trung, quan liêu, bao cấp. Với chuyện tập trung, quan liêu, bao cấp, chính trị không còn cốt ở ít việc, mà thành ra cốt ở nhiều việc. Nhà nước bao cấp mọi mặt của đời sống xã hội. Từ việc lo cho dân cái ăn, đến việc lo cho dân cái mặc đều là công việc của nhà nước. Dân thì có đến hàng chục triệu người, nên nhà nước buộc phải phìng ra thật to để lo cho hết mọi việc. Bất kể sự lo lắng nói trên chân thành đến đâu, thì “nền chính trị cốt ở nhiều việc” đã không mang lại được gì nhiều cho đất nước ngoài một cuộc sống khó khăn và sự thiếu thốn triền miên. Thì ra, nếu tạo điều kiện để những người dân tự lo cho mình và đóng thuế cho Nhà nước, thì nền chính trị vừa ít việc, mà sự ấm no lại đạt được dễ dàng hơn. Quá trình đổi mới vừa qua chính là quá trình giảm bớt sự bao biện của nhà nước và mở rộng không gian tự chủ của người dân. Đó chính là việc áp dụng ý tưởng của Lê Quý Đôn trên thực tế.
“Chính trị cốt ở ít việc” thì tất nhiên pháp luật phải dành cho người dân quyền tự do nhiều hơn. Một hệ thống pháp luật dành cho Nhà nước những quyền năng quản lý to lớn và bao trùm sẽ chỉ làm cho công việc nhiều ra. Mặc dù, quản lý có thể là cần thiết, nhưng nó hoàn toàn không phải là một giá trị tự thân. Vừa qua, Chính phủ đã có những cố gắng to lớn để bỏ bớt các loại giấy phép. Đây là cách làm thiết thực để chính trị trở nên ít việc. Tuy nhiên, cần cảnh giác với vô số các loại giấy phép con có thể được tiếp tục đẻ ra.
“Chính trị cốt ở ít việc” thì sự chồng chéo chức năng giữa các cơ quan trong hệ thống là điều nên tránh. Sự chồng chéo này vừa vô hiệu hóa chế độ trách nhiệm, vừa làm cho các cơ quan đều quá tải.
Cuối cùng, không ai có thể phủ nhận rằng chính trị là một công việc khó khăn. Tuy nhiên, càng khó khăn thì càng không nên làm cho nó nhiều thêm ra. Lời dạy của Lê Quý Đôn sẽ luôn luôn có giá trị. Bởi vì vậy, có thể cần học các tư tưởng chính trị của thế giới, nhưng cũng đừng quên di sản của cha ông.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian