Nên coi những thất bại trong quá khứ là động cơ để hành động, chứ không phải lấy đó làm lý do để bỏ cuộc.

Charles J. Given

 
 
 
 
 
Tác giả: Patrick Süskind
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nhật Trường
Số chương: 51
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6736 / 288
Cập nhật: 2015-09-11 20:28:18 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 41 -
hưng ở Grasse có một người không tin vào sự bình yên. Ông ta tên là Antoine Richis, đệ nhị tổng lý thành phố, dinh cơ bề thế của ông toạ lạc ngay đầu Rue Droite.
Ông Richis goá vợ, có một con gái tên là Laure. Tuy chưa đến 40 và còn đầy sức sống, ông định đợi thêm ít lâu nữa mói nghĩ đến chuyện tục huyền. Trước hết lo dựng vợ gả chồng cho cô con gái đã. Và không phải là bất cứ ai đâu nhé, phải là môn đăng hộ đối cơ. Ông đã thoả thuận chuyện cưới xin với Baron de Bouyon rồi, ông này có một cậu con trai và một lãnh địa ở gần vùng Vence, có tiếng tăm nhưng khốn quẫn về mặt tài chính. Sau khi Laure yên chỗ rồi thì ông dự định sẽ dọ ý nơi những gia đình vọng tộc hạng cao như Drée, Maubert hoặc Fontmichel, không phải vì ông tự cao hay bằng mọi giá phải có được một người quý tộc để chung chăn gối, nhưng vì ông muốn xây dựng một dòng họ và đặt nền móng cho những thế lực chính trị xã hội cao nhất cho những kẻ nối dõi. Vì thế ông cần có thêm ít nhất hai đứa con trai nữa, một đứa sẽ nối nghiệp ông tiếp tục kinh doanh, còn đứa kia học luật để rồi hoạn lộ sẽ dẫn đến toà án tối cao ở Aix và tiến thành quý tộc. Nhưng ở vào địa vị của ông thì tham vọng nọ chỉ có hy vọng thành công nếu cá nhân ông và gia đình gắn bó mật thiết với giới quý tộc trong vùng.
Antoine Richis dám có cao vọng như thế vì ông giàu sụ. Sản nghiệp của ông vượt xa mọi người khác. Ông không những có điền trang trong vùng Grasse để trồng cam, ô liu, lúa mì và cây gai, mà còn ở gần Vence và cả trên hướng đi Antibes nữa, những chỗ này ông cho lính canh. Ông còn là chủ của nhiều ngôi nhà ở Aix và vùng quê, có cổ phần trong những tàu buôn với Ấn độ, có một văn phòng thường trực ở Genua và là nhà buôn sỉ lớn nhất nước Pháp về hương liệu, gia vị, dầu và da thuộc.
Nhưng thứ quý nhất mà Richis có được là cô con gái. Cô là con một, mới vừa 16, tóc nâu đỏ, mắt xanh. Gương mặt cô dễ thương đến nỗi ai trông thấy cũng sững sờ, không thể quay đi, dù là đàn ông hay đàn bà và ở mọi lứa tuổi, họ không ngớt hôn khuôn mặt cô bằng mắt như thể mút kem bằng lưỡi vậy, và lúc ấy vẻ mặt họ đầy nét say mê, đờ đẫn, đặc biệt như khi mê mải mút kem. Chính Richis khi nhìn con gái cũng sững sờ mất một lúc lâu, mười lăm phút, cũng có thể là nửa tiếng, quên tất cả thế giới và chuyện kinh doanh, điều này chưa hề xảy ra ngay cả khi ông ngủ, ông như tan ra trong sự chiêm ngưỡng con gái để rồi ngay sau đó không thể nói được mình đã làm gì. Ông phiền muộn nhận r a rằng, mới đây buổi tối, khi ông đưa cô vào giường đi ngủ hay đôi khi sáng ra ông vào đánh thức cô dậy, thấy cô còn nằm như có bàn tay Chúa đặt, hông và ngực hằn dưới làn áo ngủ mỏng, rồi từ cái vùng ngực, nách, khuỷu tay và cánh tay mịn màng áp vào má toả lên hơi thở đều và nóng…thì ruột gan ông như quặn lại, họng ông như thắt lại, ông nuốt nước miếng, lạy Chúa! Ông nguyền rủa mình sao lại là bố của cô chứ không phải là một người lạ, người nào cũng được, và cô nằm thế kia trước mặt gã như đang nằm trước mặt ông thì gã sẽ chẳng đắn đo gì mà không nằm xuống cạnh cô, trên cô, trong cô với tất cả thèm muốn. Ông toát mồ hôi, run lẩy bẩy trong lúc bóp chết cái dục vọng kinh hoàng kia, rồi cúi xuống đánh thức cô dậy bằng nụ hôn trong sạch của một người cha.
Vào lúc xảy ra những vụ giết người năm ngoái, ông chưa bị cám dỗ nguy hiểm đến như vậy. Cái ma lực của con gái ông lúc ấy chỉ là của đứa trẻ con, ít nhất là có vẻ như thế đối với ông. Nên ông chưa từng sợ thật sự rằng Laure có thể thành nạn nhân của kẻ giết người, vì ai cũng biết hắn không hại đàn bà và trẻ con mà chỉ toàn chọn trinh nữ. Tất nhiên ông đã cho canh gác dinh cơ kỹ hơn, thêm song sắt cho các cửa sổ lầu trên và bảo người hầu gái của Laure ngủ chung phòng với cô. Ông không gởi cô đi học xa như những người cùng địa vị, họ không những gởi con gái mà cả gia đình đi nữa. Ông thấy hành động như thế là đáng khinh, không xứng với một uỷ viên hội đồng thành phố kiêm đệ nhị tổng lý, vốn phải là một tấm gương về sự bình thản, can đảm và bất khuất cho đám thị dân. Hơn nữa ông là một người không để cho ai ảnh hưởng đến quyết định của mình, một dúm kẻ sợ hãi hốt hoảng cũng vậy mà một tên giết người khốn kiếp lại càng không. Cho nên trong suốt thời gian kinh hoàng ấy, ông là một trong ít người không nhiễm phải cái cơn sốt sợ hãi mà luôn giữ được tỉnh táo. Nhưng bấy giờ lại khác, lạ lùng thật. Trong lúc ngoài kia người ta mừng như thể tên sát nhân đã bị treo cổ, chấm dứt những ngày tội ác của hắn và sắp quên hết chuỗi ngày khủng khiêp thì sự sợ hãi lại len vào trong tim Antoine Richis như một thứ thuốc độc ghê gớm. Trong một thời gian dài ông không dám thú nhận rằng đó là lý do khiến ông trì hoãn chuyến đi lẽ ra đã phải tiến hành từ lâu, rằng ông không thoải mái khi phải rời khỏi nhà và rút ngắn những buổi thăm viếng họp hành để về nhà cho mau. Ông viện cớ vì bất tiện và vì làm việc quá sức để tự bào chữa nhưng cũng tự thú nhận rằng cũng có hơi lo lắng về cô con gái đã tới tuổi cập kê, âu đó cũng là lo lắng thông thường của mỗi người cha…Chẳng phải sắc đẹp của cô đã được đồn đại ra ngoài sao? Chẳng phải người ta nghển cổ nhìn khi ông đưa cô đi nhà thờ xem lễ mỗi chủ nhật đó sao? Chẳng phải một số các vị trong hội đồng thành phố đã dạm trước cho con trai hoặc cho chính mình đó sao?
Mùi Hương Mùi Hương - Patrick Süskind Mùi Hương