A good book on your shelf is a friend that turns its back on you and remains a friend.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Marcel Bigeard
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Ngô Quang Hoàng
Số chương: 41
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1688 / 23
Cập nhật: 2016-07-13 10:11:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28: Cuối Cùng Là Nước Pháp
gày 25 tháng chín. Như vậy là chúng tôi đã phải khép lại vĩnh viễn cái trang đời đẫm máu đã khắc sâu vào tâm hồn, con tim và máu thịt của chúng tôi... Ngồi trong chiếc máy bay cùng với Brèche, Tourret, Voineau và các bạn khác, cuộc hành trình thật là dài, rất dài... Cuối cùng, dải bờ biển nước Pháp… Sân bay Orly... Phải chăng đây là một giấc mơ? Dưới áp lực của sự thay đổi áp suất nét mặt xanh xao, căng thẳng, chúng tôi cùng chiếc máy bay lăn bánh trên đường băng... Nước Pháp... Dành cho một dúm người và những người khác bị bỏ lại vĩnh viễn trong cái khu lòng chảo đáng nguyền rủa, khu lòng chảo này hẳn còn hằn sâu trên vầng trán chúng tôi... Không làm sao quên được, chúng tôi vẫn còn ở đó và sẽ còn ở đó cho đến tận những ngày cuối cùng của đời mình.
Gaby, gầy gò, xanh xao, không thể nhận ra được, khóc lóc cảm động. Marie France, đã tám tuổi, xinh xắn, vô tư... Bill Probert, anh bạn người Anh của tôi ở Ariège năm 1944, cũng có mặt ở đây cùng với cô vợ trẻ: “Helo, Marcel, sức khỏe ra sao?”. Tôi xúc động đến phát khóc. Gaby an ủi tôi: “Giờ đây, mọi việc sẽ tốt đẹp, nhưng mà thời gian vừa qua em vô cùng đau đớn tưởng rằng không bao giờ còn gặp lại anh nữa”.
Khách sạn Terminus. Sant Lazarre. Brèche và cô vợ anh ấy ở trong cùng một khách sạn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau ăn trưa, ăn tối. Brèche vừa mới mua một chiếc ô tô Mercédès đã qua sử dụng. Cùng với Brèche, có cả Tourret đi theo, chúng tôi tới rình mò số nhà 231, đại lộ Saint Germain, để tìm cách đưa các kiến nghị, làm cho bộ chỉ huy tối cao nghe lời chúng tôi. Nhưng các cảnh cửa hé mở một cách khó khăn. Tôi đã tìm cách gặp được tướng Blance, tham mưu trưởng của chúng tôi: “Thưa tướng quân, xin cẩn thận, lúc chúng tôi lên đường, một sĩ quan Việt đã bảo tôi: “Bigeard này, chúng tôi hy vọng rằng anh đã hiểu được chính sách khoan hồng của Bác Hồ. Rằng anh sẽ thôi, không tham gia vào những cuộc chiến tranh đế quốc nữa bởi lẽ chẳng bao lâu nữa, Algérie sẽ nổi dậy đòi quyền độc lập”. Người ta giải thích cho tôi là tôi cần phải nghỉ ngơi đôi chút... Chắc chắn là người ta cũng nghĩ rằng tôi ăn phải bả tuyên truyền.
Tôi có được cái đặc quyền đáng buồn đến thăm bà Ducruix để kể lại những giờ phút cuối cùng của chồng bà ấy. Tôi gặp một phụ nữ khóc lóc, không cởi mở, có vẻ như trách móc tại sao tôi lại còn sống... Đó là chuyện thường tình của con người. Tôi rút lui, trong lòng băn khoăn.
Như vậy là tôi đi nghỉ ngơi. Toul, sân ga xe lửa... Mẹ tôi. Bà đã từng bảo Gaby: “Lần này nó không trở về nữa”. Bà giơ thẳng cánh tay giữ tôi một lát trước khi ôm hôn tôi. “Tại sao, anh lại bị bắt làm tù binh?”. Tôi nghẹt thở: “Nhưng mà, mẹ ơi, con không có lỗi gì trong chuyện này...”. Tôi đã phải giải thích rất dài.
Bill Probert và cô vợ ở lại Toul mấy ngày. Tôi nhận được nhiều cuộc thăm hỏi, nhiều lá thư, một vài bài trên tờ báo địa phương thuật lại cuộc đời binh nghiệp của tôi, việc tôi tới Toul. Tôi đi Nancy nói chuyện với các sĩ quan ngạch dự bị muốn nghe tôi nói.
Tháng chạp ở Lorraine, trời lạnh. Tôi và Gaby quyết định đi nghỉ trên bờ biển Côte d’Azur ở trung tâm an dưỡng của quân đội ở Agay, gần Saint Raphaël. Chúng tôi gặp ở đó khá nhiều sĩ quan của Điện Biên Phủ. Langlais vừa mới cưới vợ. Brèche và một số khác. Một buổi chiều, tất cả tập trung, chúng tôi chờ đón cuộc viếng thăm của Le Provost de Launay, nguyên chủ tịch hội đồng thành phố của Paris, người có một trang trại lớn ở gần trung tâm an dưỡng. Ông ấy nói với chúng tôi theo cách nói như sau: “Thưa các vị, tôi đến đây để bày tỏ với các vị tất cả tấm lòng cảm phục của tôi và mời các vị tới dự một bữa tiệc đứng ở nhà tôi, tối hôm nay. Trước hết, các vị sẽ không đến do vì tôi là một lão già tốt bụng tám mươi tuổi, tôi rất giàu có, tôi đã hoạt động chính trị rất nhiều, trải qua nhiều tình huống không phù hợp với đời sống của các vị... Vì vậy, xin các vị cố gắng, tối nay đến cho”. Ông ấy đã thành công.Tất cả chúng tôi đều có mặt. Tôi phát hiện ra ở đây một con người chân thành, sẽ giúp đỡ tôi, đi theo tôi cho đến khi tôi qua đời.
Kỳ nghỉ phép của tôi sẽ phải kết thúc vào đầu tháng hai. Sức khỏe của tôi rất tốt bằng biện pháp ăn ít - tôi yêu cầu cho tôi ăn gạo, lại vẫn là gạo, cơ thể của tôi quả là quá quen thuộc với thứ ngũ cốc đó - bằng việc tiếp tục rèn luyện đi bộ, bài thể dục đã gắn bó với tôi từ cái tuổi hai mươi. Tôi chờ đợi việc phân công công tác với niềm tin tưởng, mặc dầu trong bụng không ngớt tự hỏi: “Tại sao tôi vẫn còn sống? Tại sao cái tiểu đoàn tuyệt vời của tôi lại vĩnh viễn biến mất trên những ngọn núi của vùng thượng du?”
Cuối cùng tôi được bổ nhiệm. Thật là quá ư thất vọng? Tôi được điều động về dưới quyền của viên tướng hiệu trưởng Học viện cao cấp Chiến tranh, làm giảng viên trong Học viện Tham mưu... Quân dù, chiếc mũ nồi đỏ mà tôi phải chia tay. Tôi viết thư cho tướng Gilles lúc này đang chiến đấu trên rặng núi Aurès ở Algérie cùng với Ducournau và Fourcade. Người ta lại dùng cũng những con người ấy và người ta lại bắt đầu. Cuộc nổi dậy của Algérie rõ ràng đã diễn ra... Quân Việt đã không nói dối tôi! Tôi van nài Gilles gọi tôi về chỗ ông ấy. Gilles thử làm nhưng không có kết quả! Dù sao, tôi được biết là ở Học viện Tham mưu tôi vẫn còn giữ được một chân trong khoa huấn luyện nhẩy dù và như vậy là giữ lại được chiếc mũ nồi đỏ của tôi.
Ngày 4 tháng hai 1955... Một mình trong cái thủ đô Paris rộng lớn này, người ta bố trí cho tôi ở trong một khách sạn tồi tàn, phố Vaneau, một gian phòng nhỏ bẩn thỉu. Tôi những muốn vứt bỏ tất cả, để quay trở về vùng Lorraine, sống lại cuộc sống dân sự đời thường.
HẾT
Lời Thú Nhận Muộn Mằn Lời Thú Nhận Muộn Mằn - Marcel Bigeard Lời Thú Nhận Muộn Mằn