Freedom is not given to us by anyone; we have to cultivate it ourselves. It is a daily practice... No one can prevent you from being aware of each step you take or each breath in and breath out.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 36
III. NHỮNG TẤM LÒNG
Tôi đang sống những ngày căng thẳng và chật vật. Mọi cuộc dấn thân đều phải thấu hiểu trước và chủ động chấp nhận. Những nỗi đau và bất hạnh của nhân dân thối thúc tôi có thể làm được gì thì phải làm hết sức mình. Những thảm họa mang tầm vóc dân tộc trẻ em gầy ốm, tỷ lệ chết khi sinh của các em quá cao (57/1000 cao gấp sáu lần ở Pháp và Mỹ), nạn thất học lan tràn, hàng 300, 000 học sinh bỏ học, hơn 70, 000 giáo viên bỏ dậy, hệ thống bệnh viện xuống cấp, người bệnh phải chung nhau hai người một giường, thiếu thuốc men. Nạn tham nhũng, ăn hối lộ của mọi cửa đè nặng lên cuộc sống người dân lương thiện. Tất cả những điều ấy không cho phép tôi do dự, tính toán cho riêng mình. Tôi tin là mình đã làm theo lẽ phải và lương tâm.
Và tôi đã được những sự giúp đỡ tận tình - Những tấm lòng vàng. Xa gia đình bè bạn, đây là sự an ủi, cao hơn nữa là sức động viên, khuyến khích, cổ vũ tôi. Tôi có thêm biết bao bạn bè trên dất Pháp mới mẻ và xa lạ này. Anh chị em trí thức, làm báo, giáo sư, thầy thuốc...những người Việt yêu nước chân thành tìm hiểu việc tôi làm và giúp đỡ tôi rất chân tình. Những cuộc trao đổi ý kiến cởi mở, ngay thật về tình hình đất nước. Anh chị em ở Lyon, Marseille, Tonlouse, Lillẹ..Paris đón tôi về nói chuyện và trao đổi ý kiến. Anh em theo dõi tình hình Việt nam rất chặt chẽ. Có gia đình đặt mua tất cả các loại báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng từ Việt nam, có những tủ sách cực kỳ hiểm, ở Việt Nam cũng khó có thể có, gồm đủ loại sách báo từ đầu thế kỷ này. Tủ sách của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, và của nhà nghiên cưứ Tạ Trọng Hiệp, gồm những sách cổ văn, Hán văn và chữ Việt là những kho tàng vô gía. Các vị sẵn sàng hiến những sách quý nhất cho đất nước. " nhưng không phải bây giờ, vì sẽ không phát huy được tác dụng mong muốn do tình trạng không ổn định, còn hỗn loạn qúa: ".
Vợ chồng chị Ngọc Bình ngỏ ý đón tôi về nhà anh chị. Chị quê ở Bạc Liêu, sang đây đã hơn 30 năm, tốt nghiệp đại học rồi dạy học. Anh Jacques chồng chị, giáo sư ngôn ngữ ở Đại học Sorbonne 7. Năm 1989, hai anh chị về thăm quê hương Việt Nam, do đó hiểu khá rõ tình hình, thông cảm sâu sắc với tình cảnh gay gắt của nhân dân ta và rất tâm đắc với sự nghiệp đổi mới, nhất là với nhu cầu xây dựng một cuộc sống dân chủ về chính trị. Chị bảo tôi: " Tôi hiểu việc anh làm là cần thiết, là tâm huyết với nước mình. Anh hãy coi phòng này là phòng của anh, nhà này là nhà của anh. Anh cứ sử dụng tùy ý để làm việc ". Chị cho tôi ở một phòng, chị thường thay vỏ chăn, vỏ gối cho tôi- Anh đem cho tôi đài thu thanh để nghe tin tức và khi xem ti vi có tin thế giới lại gọi tôi sang xem. Anh rất giỏi nhiều ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, thường dự các cuộc họp quốc tế về ngôn ngữ học ở nước ngoài.
Thường trước khi đi làm, chị để ở trên bàn mảnh giấy nhỏ cho tôi: trong tủ lạnh có chả giò (nem Sài Gòn), có thịt gà, anh dùng đi nhé, hay: tôi có làm sẵn bánh cuốn, có thịt cưừ, anh ăn ngon nhé!...Đĩa trái cây luôn luôn đầy, gồm: cam, nho, táo, chuối...vì chị biết tôi rất thích ăn hoa quả. Chị luôn hỏi thăm sức khỏe, công việc, những tin tức gia đình, bạn bè tôi, động viên và an ủi tôi khi xa nhà. Cháu ngoại chị, bé Alise, 6 tuổi, là" bạn nhỏ " thân thiết của tôi. Nhà cháu ở gần nên mẹ cháu hay đưa cháu sang bà ngoại nhờ trông giúp. Cháu rất ngoan, hay hát, hay cười, hiếu động. Tôi cùng cháu chơi ú tim, đi trốn, đi tìm ngoài vườn, bế cháu hái mận, cùng cháu hát những bài dân ca Pháp. Những lúc ấy tôi càng nhớ thêm hai cháu ngoại của tôi - bé Hoài Anh năm tuổi và bé Quỳnh Anh tám tuổi. Tôi được sống những ngày tháng ấm áp trong một gia đình có nền văn hóa hòa hợp Việt- Pháp. Hai anh chị thường trao đổi ý kiến với tôi về tình hình Pháp, tình hình Việt Nam. Mới đây hai anh chị sinh hoạt trong một lực lượng mới của cánh tả mang tên " refondation ", đặt nền móng lại cho các lực lượng chung của phái tả. Hai anh chị cũng là những nhà giáo có quan điểm sâu sắc về giáo dục. Anh chị đã áp dụng để dạy hai con gái, hai con rể và hai cháu ngoại. Đó là cách thức giáo dục tự do, khơi gợi nhân cách, hướng dẫn cho các cháu tự suy nghĩ, tự kết luận, tự dạy mình, hoàn thiện mình, tạo nên phong cách sống độc lập và tự chủ rất thoải mái, êm ấm mà sâu sắc, vừa rất trí tuệ lại vừa rất tình cảm. Cả nhà sống chân thật với nhau, không mảy may mầu mè, khách sáo, giả tạo, luôn ngay thẳng và tôn trọng sở thích của nhau, tin yêu nhau rất mực. Những lần bé Alise về nhà, cháu cứ đòi vào phòng tôi để chào " tông tông Tín ", thơm tôi rồi mới chịu về. Chị Ngọc có quan điểm dân chủ rất mới mẻ, chính chị yêu cầu là trong đổi mới, mọi người không nên ở trong cấp ủy quá hai nhiệm kỳ, và tập trung làm việc thật tốt trong một thời gian nhất định, rồi sau đó nhường chỗ cho người khác. Có làm như vậy lãnh đạo mới được bồi bổ thường xuyên bởi các lực lượng trẻ kế tiếp và không làm những người bị thay thế có mặc cảm là kém cỏi. Theo đúng tinh thần: tre gìa măng mọc.
Tôi thường đưa chị xem những lá thư tôi nhận được từ Hà Nội. Đó là thư của vợ tôi, con gái, con rể tôi và cả của cháu Quỳnh Anh mới 8 tuổi, cũng như các thư của các chị tôi, ba chị Ở Hà Nội, một chị Ở Hải Phòng và một chị Ở thành phố Hồ Chí Minh. Vợ tôi rất sửng sốt khi nghe tin tôi ở lại và vô cùng lo lắng khi nghe những buổi phát thanh đầu tiên của đài BBC truyền đi, những câu trả lời phỏng vấn của tôi. Cuối một lá thư vợ tôi kể có lần đang đạp xe trên đường phố, có người đạp theo để hỏi thăm, tuy chưa hề quen biết và nhờ chuyển lời hỏi thăm tôi, khuyến khích cả gia đình chịu đựng những khó khăn do việc tôi làm
mà ông ấy cho là: can đảm, biết hy sinh cho đồng bào. Qua thư ấy tôi được biết có một số giáo viên quen biết gia đình hứa hẹn rằng: " Chị chớ quá lo, sau này anh ấy về, dù có khó khăn ra sao, bọn tôi sẽ góp phần cho cuộc sống của gia đình...". Tôi xây dưng gia đình tháng 9- 1956. Vợ tôi quê ở thành phố Vinh. Hồi ấy tôi đóng quân tại đó. Tôi luôn đi xa, vợ tôi lo việc nuôi và dạy dỗ 2 con nên người. Vợ tôi là giáo viên, vừa nghỉ hưu năm 1990. Con gái tôi, Bùi Bạch Liên, 34 tuổi, là bác sĩ gây mê hồi sức ở bệnh viện Mắt trung ương. Được thư con gái, tôi ngồi tần ngân suốt cả buổi chiều. Cháu viết: " dù sao con cũng tin ở bố, ở sự sáng suốt và lòng chân thành của bố đối với đất nước. Con chỉ mong bố giữ sức khỏe thật tốt, đó là điều cần thiết nhất. Có những lúc thương bố quá, con chỉ mong được sang ở đó với bố, dù phải đi làm vất vả như rửa bát cũng được, miễn là được chăm sóc bố hàng ngày. Bố mà có làm sao thì đời chúng con chẳng còn ý nghĩa gì nữa..."
Tôi quý Bạch Liên từ nhỏ. Khi đi học, cháu rất chăm và được bạn bè rất qúi mến. Cháu hiền từ, chân thật. Ở bệnh viện nơi cháu làm việc, ai cũng quý cháu, từ viện trưởng là giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, đến các chị y tá, lao công. Tính cháu ngay thẳng, có lần cháu kể: " Con rất buồn bố ạ. Thuốc men ở bệnh viện đã thiếu mà có người nỡ đổi thuốc và lấy cắp thuốc của công, cũng là thuốc của bệnh nhân. ". Con rể tôi cũng lo lắng cho tôi. Cháu đã qua môt cuộc thi tuyển để đi học ở trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ) về quản lý kinh tế và đã đỗ. Thế nhưng cơ quan cháu là Uỷ ban nhà nước hợp tác và đầu tư với nước ngoài không cho cháu đi nữa, khi có việc tôi làm. Đó là chuyện rất vô lý, vì lẽ ra ai làm người nấy chịu, không thể quy kết bừa là có liên quan...Cháu rất bình tĩnh và viết thư cho tôi: "...con hiểu việc ông làm và tin rằng thời gian sẽ ủng hộ Ông. Con không được đi học nữa, nhưng con khóng ân hận và luyến tiếc một chút gì, con đã lường hết mọi chuyện cho đến mức xấu nhất..." Cháu Quỳnh Anh đã viết cho tôi đến bốn lá thư! Hai ông cháu như là bạn. Có những chuyên riêng của trẻ thơ cháu thích nhỏ to cùng tôi. Trước kia, tôi thường dắt cháu đi vườn hoa, đi mua sách thiếu nhi. Có khi hai ông cháu đi ăn chè, ăn kem. Một bức thư cháu viết: " ông ơi, con nguyền rủa trái tim bệnh tật nó làm cho ông đau..." Cháu xưng với tôi là " con ", rất năng vào bệnh viện thăm tôi hỏi tôi bị cơn đau tim nặng cách đây hai năm. Có bức thư cháu trêu tôi: " ông Thất Tín ơi, con vẫn tin ông Thành Tín và nhớ ông Thành Tín làm. Con đã biết đi xe đạp rồi, nhưng phải có mẹ con đi kèm ở bên cơ. Con đã bỏ vào ống tiết kiệm để dành tiền, con chờ ông về để đi mua sách, mua chuyện với ông..." Tôi bật cười khi đọc thư cháu- vì ông Mai Chí Thọ vừa chơi chữ, chụp mũ tôi là Thất Tín, còn gán cho tôi cái tội phản bội! Thật là quan trọng, vì từ mồm một ông Uỷ viên Bô Chính trị đương chức, lại là bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Chắc trong gia đình nói chuyện với nhau về chuyện này, Quỳnh Anh nghe được, nhớ rồi viết, để vừa là trêu, vừa là an ủi tôi. Cháu tính rất hóm hỉnh. Thật đáng thương, từ bé, cháu đã phải sớm biết những chuyện vô lý, kỳ quặc như thế và cũng bắt đầu phải tìm hiểu những điều oan trái như vậy rồi...Tôi nhơ đến con, cháu, con dâu, con rể của các nhà văn Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, cũng đều bị phân biệt đối xử khinh thi, xỉ vả và dè bỉu hàng chục năm ròng. Chỉ vì những người có tâm huyết và tài năng ấy đã nói lên qúa sớm những sự thật.
Có một lá thư, trên phong bì chữ con gái tôi để gọn mấy chữ:
người gửi Quỳnh Anh - Thư đến quán ăn Việt Nam 80 Rue Monge - Paris - Cháu đề như vậy để cho tôi biết là thư gia đình. Thế mà chỉ một tuần sau, ở Hà Nội, cơ quan an ninh quốc gia đã mở một cuộc điều tra xem Quỳnh Anh là ai, làm gì, ở đâu, có phải là người trong nhóm Bùi Tín hay không! Chắc hẳn có người nào đó đã nhìn thấy phong bì và báo cho sử quán Việt Nam ở Pháp. Tôi đã viết thư cho đại sứ Phạm Bình, nguyên là bạn tôi, từng cùng nhau dự các cuộc họp quốc tế ở Indonesia, ở Malaysia, ở úc, nói rõ: " anh nên xem mấy anh phụ trách an ninh của sứ quán làm việc như vậy đó. Có gì xin cứ hỏi tôi. Tôi sẽ trả lời đầy đủ, không dấu diếm điều gì. Vì tôi làm việc này hoàn toàn từ đáy lòng tôi, từ suy nghĩ của riêng tôi, không liên quan đến bất cứ ai, không có phe hay nhóm gì cả! Quỳnh Anh là cháu ngoại tôi, mới lên 8, học lớp 3, trường phổ thông Trưng Vương Hà Nội".
Cũng như hồi cuối năm 1990, đã xảy ra một chuyện rất buồn cười. Số là vào dịp cuối năm, nhân tuần nghỉ từ ngày Thiên Chúa giáng sinh 25. 12 đến ngay Tết dương lịch I. I., các anh em làm báo tiếng Việt ở Tây Âu, trong các hội người Việt thường tụ tập về Paris để trao đổi về tình hình đất nước và nghiệp vụ làm báo. Tháng 12. 1990 vừa qua có hơn 20 anh em từ Đức, ý, Anh, Thụy sĩ, Bỉ, Hà Lan...sang Paris. Anh em mời tôi tham dự vì coi tôi là đồng nghiệp, vào tối 29. 12 ở quán Monge. Một chuyện ngẫu nhiên ngày ấy cũng là ngày sinh nhật của tôi. Có mấy anh biết nên có mấy lời chúc mừng ngắn. Chuyện chỉ có vậy. ấy thế mà có người quan trọng ở sứ quán điện báo cáo về Hà Nội. Và thế là có thông báo của Ban Bí thư cho các chi bộ rằng: Bùi Tín đang tập họp bọn phản động ở Tây Âu về Paris để bàn mưu lật đổ! Tại cuộc họp báo, Bùi Tín có đọc diễn văn và họ còn hô khẩu hiệu phản cách mạng! Tôi đã viết thư về cho ông Dương Thống, người tôi từng quen biết, nay phụ trách Tổng cục An ninh, để nói rõ rằng: " Các anh cần biết bộ hạ của các anh làm viêc như vậy đó! Đầy những chuyện suy diễn, tưởng tượng, bịa đặt...Các anh đã nhận định oan ức bao nhiêu người, làm cho họ bị đối xử bất công, mà nay vẫn chưa tỉnh ngộ và rút kinh nghiệm để sửa chữa. Tôi làm mọi việc ở đây công khai, đàng hoàng, đánh bài ngửa, không có gì khuất tất, ám muội, phải che dấu cả".
Cũng như trước Tết dương lịch, có vợ chồng anh Việt kiều ở Lille về thăm gia đình ở Hà Nội. Tôi nhờ hai anh chị mang về cho hai cháu ngoại hai con búp bê nhỏ. Thế mà cán bộ sứ quán ở Paris chạy đi hỏi hàng chục nơi: " Bùi Tín gửi qùa cho cháu là qua tay ai? có biết không? Sứ quán rất cần tin này! " Tôi gọi
điện thoại đến sứ quán nói rõ tên người tôi gửi và nói thêm: " Đây là sự giúp đỡ hoàn toàn về tinh cảm, không mảy may có nghĩa là hai anh chị ủng hộ hay tán thành việc tôi làm, để rồi sứ quán sẽ gây khó dễ cho họ theo kiểu cách họ vẫn thường làm để trừng trị, trả thù vặt một cách vô lý ". Tôi rất xúc động nhận được ảnh chụp hai cháu ôm hai con búp bê qùa của ông ngoại. Mẹ cháu còn kể một tối thứ bảy, hai cháu về nhà tôi như thường lệ, từ dưới cửa hai đứa đã gọi to: " Ông ơi, ông ngoại ơi, ông đã về chưa?..." Và tối ấy lục tủ quần áo tôi ra, dành nhau mấy cái ao để ôm và đắp khi đi ngủ, " để chúng con đỡ nhớ ông! ". Bé Hoài Anh lên 5 rất sáng dạ và hiếu động, khi nhìn thấy ảnh tôi ở trên báo, còn nói to với bà ngoại: " Bà ơi, con nhìn thấy ảnh ông, mà con còn ngửi thấy mùi ông nữa! " Thật ngây thơ và thương cảm qúa!.
Con gái tôi sống rất tế nhị và tình cảm. Khi con trai tôi, Bùi Xuân Vinh, đi Hồng Kông với vợ chưa cưới, Bạch Liên buồn vì nhớ em vô cùng. Cháu gầy hẳn đi và sưu tầm tất cả những gì của em để cất giữ làm kỷ niệm. Nay cháu càng buồn: " Gia đình ta thế là chia thành 3, 4 nơi! Biết bao giờ mới găp lại nhau cho đủ! ". Hai chị em quấn quít nhau từ bé. Khi cháu Vinh mới đẻ, gia đình còn ở phố Bùi Bằng Đoàn trong thị xã Hà Đông (thật là ngẫu nhiên chúng tôi được ở phố mang tên cha tôi. Nhà do sở Giáo dục tỉnh Hà Tây phân phối cho vợ tôi là giáo viên) cả phố đều biết cháu vì tiếng khóc như còi. Khi di vườn trẻ, cháu được cổ giáo Tám qúy và gọi là: thằng Bống cuả cô. Cháu năng động, yêu thể thao và âm nhạc. Cháu thích chơi đàn phong cầm, ghi- ta, có đôi tai sành âm nhạc. Đá bóng rất hăng, chơi quần vợt cũng không kém. Cháu đã có bằng kỹ sư cơ khí trường Đại học Bách khoa, tự học tiếng Pháp rồi tiếng Anh. Cháu nói tiếng Anh cũng tốt. Vợ chưa cưới của cháu là Hoàng Lệ Hằng học đến năm cuối trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, khóa tiếng Anh- Hai cháu xuống Hải phòng, rồi là "thuyền nhân" trên một chiếc tàu cũ. Trải qua 26 ngày đêm căng thẳng, sóng gió mới đến Hồng kông vào tháng 3. 1989. trong trại kín, đến tháng 7. 1990 hai cháu mới được ra phố tự do, hiện chờ ngày đi Hoa kỳ, do cô em tôi ở California bảo lãnh. Tôi nhớ con đến day dứt- đứa con trai duy nhất của tôi, cháu đích tôn duy nhất của cha tôi - vừa tự hào và yên lòng, vì cháu có nét riêng. Chan hòa với bạn bè, cháu được bạn tin cậy và quý mến. Tôi cũng mừng vì cháu có tinh thần tự lập, ý chí quyết đoán làm chủ đời mình, khát vọng được học thêm để thành tài. Cháu chỉ kịp xin giấy kết hôn với người yêu ở quận Đống đa (Hà Nội) chiều hôm trước, sáng hôm sau cùng nhau xuống Hải Phòng để lên đường. Vợ cháu thuộc một gia đình trí thức, dản dị, thanh bạch, rất hợp với nếp nhà tôi, hai cháu lại hợp nhau. Tháng 4 vừa rồi, cháu gửi thư cho tôi có đoạn:
".. Con luôn tin rằng đất nước rồi sẽ phải thay đổi. Nhân dân, nhất là thanh niên không thể chịu được mãi cảnh thiếu thốn, nhất là thiếu quyền dân chủ. Con hiểu tình hình đất nước ta là cực kỳ vô lý. Nhìn vào lịch sử, không bao giờ những chế độ cầm quyền không được lòng dân lại được lâu bền. Người dân chưa dám nói ra vì còn sợ đủ thứ, nhưng nhất định tình hình sẽ thay đổi- Con tin rằng gia đình ta sẽ đoàn tụ trong nỗi vui mừng của cả nước được tự do. Chúng con chỉ mong bố giữ thật tốt sức khỏe. Bố chớ lo gì cho chúng con. Chúng con đang chờ để sang với cô chú, nhưng có việc làm, nên cũng không sốt ruột như dạo trước..." Các chị tôi rất lo lắng cho tôi. Vì tôi tuy là con thứ 8 trong gia đình 10 người con, nhưng là con trai đầu. Hai chị lớn tôi mất từ hai, ba năm trước. Cả năm chị hiện còn đều thỉnh thoảng viết thư cho tôi và hàng ngày tụng kinh, cầu nguyện cho tôi. Gia đình lớn của tôi sống rất tình cảm, gắn bó - Hằng năm, ngày kỵ giỗ chính đều có mặt đông đủ tất cả các anh chị, em. Con cháu ngày càng đông. Nếp sống của gia đình thuộc dòng họ lớn là thế. Các chị tôi với hai anh em trai tôi (tôi và chú em Bùi Nghĩa, giáo sư y khoa) sống thuận hòa. Chúng tôi thương yêu, dùm bọc nhau, từ hồi tôi còn rất nhỏ, cho đến khi lớn, trưởng thành và cho đến tận ngày nay không hề gợn lên một điều gì bất thường xung khắc cả. Giáo dục trong một gia đình nề nếp mang tác dụng bền lâu. Sống ngay thật, không luồn cúi, không buông lỏng chạy theo tiền tài, danh vọng để rồi tham nhũng, hư hỏng là một định hướng sống đã thành máu thịt. Các chị tôi đều sửng sốt, bất ngờ trước việc làm của tôi hiện nay, nhưng đều tin rằng, việc làm ấy là từ một động cơ trong sáng. Song ai cũng không khỏi lo lắng cho số phận của tôi, vì e rằng kết qủa không chắc chắn, mà lại còn có thể chuốc họa cho bản thân và gia đình.
Em gái tôi hiện ở California, thường liên lạc qua thư từ và điện thoại với tôi. Đây là cô út, cả gia đình đều qúy mến. Cô từ Sài Gòn qua Mỹ cùng chồng tháng 4. 1975, đều là công chức dưới chế độ cũ. Chồng cô là cháu gọi cụ Nguyễn Thượng Hiền bằng bác ruột, người cùng làng Liên Bạt, _ng Hòa, Hà Sơn Bình. Em tôi có một con gái đã lấy chồng. Hai vợ chồng là kỹ sư cấp cao, ngành tin học. Trong một bức thư gửi cho tôi, con rể cô báo tin vừa sanh con gái đầu lòng và viết: " Cháu rất cảm động đọc thư bác bày tỏ nỗi lòng của mình với đất nước. Mong mỏi con dân nước Việt trong cũng như ngoài nước noi gương Lý Công Uẩn: " canh khuya chẳng dám co chân duỗi, chỉ ngại non sông xã tắc xiêu ", thì nước ta có cơ thoát vòng hoạn nạn. Bác đã gióng tiếng chuông chính trị lên rồi, bọn cháu hy vọng những người hiểu biết ở cả hai phía sẽ đứng dậy..."
Gần đây khi được biết ở Hà Nội, có người chụp mũ cho tôi là kẻ "phản bội", cô em tôi cản ngăn tôi chớ có trở về, khuyên tôi sang Hoa Kỳ ở, có sẵn nhà cửa, rồi sẽ dọn gia đình tôi sang đoàn tụ. Tôi rất hiểu tình cảm của cô em tôi, nhưng tôi trả lời tôi dứt khoát trở về. Trong cơn nước sôi lửa bỏng của nhân dân, không thể bỏ chạy, lo cho riêng mình được.
Các anh chị em còn ông bác ruột tôi cũng chung nỗi lo tương tự, khi sinh thời, cha tôi và các ông bác, bà cô tôi ứng xử đối với tất cả những thành viên trong họ hàng thân thuộc như chung một mái nhà vậy. Ông chú họ tôi năm nay gần 80 tuổi, hiện là bậc trên nhất của dòng họ, cũng nhắn tin, cổ vũ, căn dặn tôi: phải tỉnh táo, cẩn trọng trong mọi việc làm, tâm niệm giữ lòng ngay thật vì dân, vì nước...
Tôi cũng nhận được hơn một trăm lá thư của bè bạn. Vì an toàn của các bạn ấy, tôi không thể kể tên và địa chỉ ra đây. Có người rằng phải trung với đảng, hiếu với dân, song giờ đây anh lại đóng vai trọng tài phán xét, phủ nhận với luận điệu xuyên tạc cả quá khứ và hiện tại..."
Một số anh em ở báo Quân đội nhân dân đã đáp ngay lại bằng một bài báo ký tên " Bút bi chiễn sĩ " gửi cho tạp chí " Nhà báo và Công luận ". Tất nhiên bài này không được đăng. Anh em sao lại, gửi cho tôi. Trong có đoạn: "...Chúng tôi sửng sờ đọc bức thư ngỏ " Gửi anh Bùi Tín " của Tuấn Minh đăng trên tập san Nhà báo và Công luận. Những người cầm quyền lo sợ cái đứng đắn, hợp lòng dân qua " bản kiến nghị của một công dân " và các buổi phỏng vấn truyền thanh của Thành Tín đã mộ được một lính đánh thuê mẫn cán!"
Bài báo kkông hề nói đến nội dung đầy chân lý của bản kiến nghị và lời giải thích trên đài, vì không ai làm nổi việc bác bỏ nó cả. Có phải cơ hội hòa hợp và hòa giải dân tộc đã bị bỏ lỡ? Có phải chiến lợi phẩm và tài sản qua cải tạo tư sản và gian thương phần lớn đã bị tiêu tan? Có phải tuổi trẻ, trí thức, văn nghệ sĩ có tài năng và tâm huyết đã bị khinh thường và trù dập? Có phải những vụ án "xét lại ", " chống đảng ", " phản động " là bất công, cần minh oan? Có phải lăng Bác Hồ, cầu Thăng Long, Thủy điện Hòa Bình là trái với đạo lý dân tộc và coi thường giới kỹ thuật? Có phải di chúc của bác Hồ bị cắt xén và sửa chữa là coi thường người chết và coi thường người dân? Có phải tệ giáo điều và duy ý chí đã gây tai họa vô cùng? Có phải tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi lan tràn là do đảng độc quyền lãnh đạo, bóp nghẹt dân chủ?...Tất cả đều là sự thật.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết