Số lần đọc/download: 3131 / 86
Cập nhật: 2015-11-28 04:38:20 +0700
Hậu Ký
D
ự tính ban đầu cho việc viết câu chuyện này là vì bộ tiểu thuyết đầu tay Bộ bộ kinh tâm của tôi. Tôi viết câu chuyện ấy, đến cuối cùng, cảm thấy mình như một con thú bị vây hãm trong lồng, chỉ muốn lao ra, nhưng lại không tìm được bất kỳ lối ra nào. Vận mệnh của nhân vật đã bị hạn chế bởi hoàn cảnh lớn của cung đình và tính cách của chính nhân vật ấy, tôi cho câu chuyện một kết cục có hướng diễn biến mạch lạc, nhưng trong lòng thì lại rất ức chế. Sau đó trong tình trạng cực kỳ ức chế ấy, tôi muốn viết một câu chuyện về cơ bản thanh thoát, cởi mở hơn, vào lúc lựa chọn bối cảnh truyện, tầm nhìn liền đảo về thời Hán Đường. Đúng rồi! Hai triều đại này, tinh thần của chúng ta hứng khởi, hào hùng, chúng ta rất tự tin, chúng ta như trăm sông đều chảy về biển. Thế là câu chuyện về "Đại Mạc Dao" đã ra đời.
Hán Triều thời đại Lưu Triệt tích cực bành trướng, lãnh thổ quốc gia trong tay ông liên tục mở rộng. Tôi nghĩ đến một dân tộc dùng tên tuổi của triều đại này để tự gọi chính mình, có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng của triều đại này với toàn bộ dân tộc. Mà tất cả những điều này lại gắn bó chặt chẽ không thể tách rời với mấy người như Lưu Triệt, Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh. Bất luận Lưu Triệt đã làm rất nhiều chuyện, nhưng dưới tay của ông, Hoắc Khứ Bệnh đã nói: "Người xâm phạm vào thiên uy của Đại Hán ta, dù xa ngàn dặm vẫn phải chém." Câu nói này được ghi chép lại, vẫn khiến người nghe xúc động ra mặt.
Muốn cảm nhận thời đại ấy, sức mạnh của câu nói ấy, thì phải hiểu sơ sơ về sự hùng thịnh của Đế quốc Hung Nô lúc ấy. Kết cấu thống trị của Hung Nô chia làm triều đình trung ương. Tả hiền vương phía Đông, và Hữu hiền vương phía Tây, khống chế từ biển Caspi (Lý Hải) đến khu vực rộng lớn của Trường thành, bao gồm Mông Cổ bây giờ, Siberia của Nga, phía Bắc Trung Á, Đông Bắc Trung Quốc, v.v... Nếu không có thời trị vì khôi phục nguyên khí của Văn Cảnh, nếu không có những vị tướng thiên tài như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, dân tộc Hán sẽ đi về đâu?
Vì lịch sử không có nếu, cho nên tôi không thể nào tưởng tượng cụ thể được. Nhưng khi Hung Nô đại bại Hán triều rồi, bọn họ liền đi về hướng Bắc sang châu Âu. Chúng ta có thể xem một chút về sự tấn công nền văn minh châu Âu sau đó của người Hung Nô: Thứ nhất, bọn họ tiêu diệt sạch đế quốc cường thịnh nhất lúc đó là Đế quốc A Lan[1], quốc vương bị giết; Thứ hai, bọn họ đánh chiếm được vương quốc Ostrogoth[2] do người Germatic xây dựng lúc đó, lãnh thổ rộng lớn của nó trải dài về phía Đông đến tận sông Đông (thuộc Nga), tiếp giáp với đất của người Alan; về phía Tây đến sông Dniester[3] và là nước láng giềng với người Visigoth[4], về phía Nam tới biển Đen; phía Bắc đến các nhánh sông Dniester. Thứ ba, sau khi người Hung Nô chinh phục được các bộ lạc Germanic, lại chiếm đoạt các vùng đồng bằng Hungary. Từ đó, cả vùng lãnh thổ rộng lớn từ biển Đen đến sông Danube đi về hướng Bắc rơi hết vào tay người Hung Nô, dẫn đến sự diệt vong của Đế quốc La Mã; Thứ tư, người Hung Nô tấn công các tỉnh của Byzantium và Thrace, ngoại trừ thành Constantinople của thủ đô Đông La Mã ra, toàn bộ quân Đông La Mã đều bị tiêu diệt, bất đắc dĩ phải ký hòa ước khuất phục với Hung Nô.
Tất cả những điều này khiến cho chúng tôi cảm nhận được một khía cảnh của sự cường thịnh và hùng dũng của dân tộc Hán.
Lúc viết Đại Mạc Dao, tôi vừa cảm nhận được sự nổi dậy của một dân tộc, tâm trạng kích động, phấn chấn lòng người, vừa không thể kìm được nghĩ đến nỗi thống khổ của các dân tộc nhỏ yếu xung quanh, và nỗ lực kháng cự của họ khi đối mặt với nguy cơ dân tộc diệt vong. Cho nên, dưới ngòi bút mới có bọ ngựa chặn xe như Lý Nghiên, một nhân vật biết rõ ràng là không thể làm được, còn có cả Mạnh Tây Mạc, một nhân vật đi đi lại lại giữa tất cả. Mặc tử và Trang tử đại diện cho hai quan niệm triết học, trở thành mâu thuẫn sâu sắc nhất trong nội tâm Mạnh Tây Mạc. Thật ra, loại mâu thuẫn giữa nhập thế và xuất thế này vẫn luôn là sự giằng co vĩnh viễn trong nội tâm của các nhà văn Trung Quốc. Nhập thế lại có cả tiêu cực lẫn tích cực, xuất thế cũng vậy, đấy chính là nguyên nhân sau này sự kết hợp giữa tư tưởng Nho giáo và tư tưởng Phật giáo lại được học giả Trung Quốc yêu thích, bởi vì ý thiền của đạo Phật đã mang lại nghị lực cho bọn họ rút khỏi gia viên, nhìn vào cả mặt tích cực của tiêu cực. Lựa chọn cuối cùng của Mạnh Tây Mạc chính là mặt tích cực trong sự tiêu cực ấy.
Xây dựng và miêu tả hai nhân vật Lý Nghiên và Kim Ngọc có bị ảnh hưởng của bộ phim Hoạt động môn[5]. Trong đó khảo nghiệm vô số khả năng của đời người, trước một chuyến tàu điện, bạn có thể lên kịp, đời người sẽ thành thế nào? Không lên kịp, sẽ lại thành thế nào? Lý Nghiên và Kim Ngọc chính là như thế, tôi cho bọn họ cảnh ngộ tương tự nhau, khiến bọn họ có số mệnh giống nhau, nhưng hai người lựa chọn không giống nhau, giao lộ may mắn trong cuộc đời không giống nhau, cuộc sống cuối cùng hoàn toàn khác nhau.
Hoắc Khứ Bệnh và Mạnh Tây Mạc, một người đại diện cho tư thế tấn công phơi phới, hùng dũng của toàn bộ dân tộc, một người thể hiện tâm tư bảo vệ các cá thể bên dưới bánh xe thời đại lớn, một người đại diện cho tinh thần dân tộc náo nức đánh đổ Hung Nô, một người phản ánh tấm lòng nhân ái bảo vệ người yếu ớt nhỏ nhoi trong cảnh chiến tranh. Dân tộc Hán phản kích Hung Nô dĩ nhiên khiến người ta bất lực. Mấy cuốn sử sách kia mãi mãi sẽ không ghi lại tên tuổi của các sĩ binh phổ thông như Lý Thành, các vũ nữ vì chiến tranh mà lưu lạc tha hương bán thân, các nữ nhi người Hán phải gả cho Hung Nô nơi xa, cảnh ngộ của bọn họ tuyệt đối không thể vì nhìn từ lợi ích trên cao mà bị cho là lẽ đương nhiên, mạng sống con người chỉ có một!
Về Mạnh Tây Mạc và Lý Nghiên, xuất thân của bọn họ đã quyết định sự khó xử trong thân phận của họ. Cho dù ở bất kỳ không gian hay thời gian nào, người không hợp khuynh hướng tư tưởng chính của thời đại, đã bị định trước phải chấp nhận nỗi đau đớn và cô đơn nội tâm.
Nhưng vì thế chuyện từ ngôi thứ nhất có hạn, vì định vị của câu chuyện, trong lúc xử lý các tình tiết, rất nhiều mâu thuẫn thực ra đã được làm nhẹ đi, chỉ nhắc đến rồi thôi.
Cho đến nay đã viết được sáu câu chuyện, câu chuyện này có lẽ là câu chuyện sau khi viết xong rồi khiến tâm tình tôi vui vẻ và hạnh phúc nhất, có một cảm giác hoàn toàn khác với lúc viết bộ bộ kinh tâm.
Lúc viết nó, bản thân tôi thường hay vừa viết vừa cười ngây ngốc, cũng có lúc đi đường, nhìn lên trời xanh rồi mỉm cười.
Còn có lúc nhìn thấy hoa nở rực rỡ xinh đẹp rồi nghĩ, đời người cũng phải như thế này!
Oanh liệt rầm rộ nở bừng một hồi, một hồi là đủ rồi, thậm chí chỉ một lần là đủ! Chỉ cần đã từng nở, chỉ cần đã từng bùng cháy, chỉ cần đã từng nhiệt liệt, một năm, một tháng, thậm chí chỉ một ngày.
Một cảm giác rất vui, rất hạnh phúc.
Lúc câu chuyện này bắt đầu, bọn họ đều rất trẻ, độ tuổi mười bảy, mười tám, mười chín, đến lúc kết thúc, bọn họ cũng vẫn rất trẻ, người lớn tuổi nhất không quá hai nhăm, hai sáu. Cho nên câu chuyện này vốn rất trẻ, rất phóng túng.
Về sau thì dần dần nặng nề hơn, có lẽ nào vì sự hăng chí của tuổi trẻ, sự ngạo mạn của tuổi trẻ, sự hào hứng của tuổi trẻ mà luôn gặp phải sự dồn dép, đè nén của xã hội? Đến cả một Tiểu Hoắc kiêu ngạo như thế, nhiệt huyết như thế cũng không thể trốn thoát? Không thể thoát khỏi xã hội, không thể thoát khỏi quy tắc trò chơi mà đám "người già" bọn họ đã vạch ra?
Trong từng chút đau khổ chúng ta vất vả lột bỏ lớp vỏ sắc nhọn của tuổi trẻ, chúng ta dùng vẻ ôn hòa và trầm ổn dần dần được bồi đắp, cẩn thận lễ phép, khiêm tốn giả dối và lãnh đạm hòa nhập vào từng con đường một của xã hội, nếu bất cẩn vượt qua ranh giới, cẩn thận! Sẽ đâm bạn bị thương! Người không tuân thủ quy tắc luật chơi sẽ phải trả giá đấy!
Nhưng còn Tiểu Hoắc thì sao? Tôi không thể tưởng tượng được. Cho nên cậu ấy chỉ có thể bỏ mạng!
Nhưng vì cậu ấy là Tiểu Hoắc, vì Tiểu Ngọc, vì Tiểu Cửu, sẽ luôn có một cảm giác thật hạnh phúc, tôi không muốn quá khó chịu, cho nên tôi không thể nào làm theo ghi chép của lịch sử, tùy hứng ích kỷ thỏa mãn hy vọng của bản thân, dù gì đây chỉ là một câu chuyện, nó không phải là lịch sử.
Bản thân tôi cực kỳ thích câu chuyện này, có lẽ là vì niềm vui trong quá trình sáng tác. Trong này có vài thứ vĩnh viễn thuộc về tuổi trẻ. Những thứ thuộc về sự tươi đẹp.
Cũng vì ba người bọn họ đã mang lại cho tôi niềm vui.
Vô cùng cảm tạ các bạn đã đọc câu chuyện này! Cảm ơn các bạn đã cùng tôi chia sẻ một đoạn tuổi trẻ, hứng khởi, hừng hực!
Hết
Chú thích
[1] Người A Lan hoặc Alani: là một nhóm thuộc tộc Sarmatia là người chăn nuôi du cư vào thiên niên kỷ thứ nhất AD, nói tiếng Iran mà sau đó biến hóa thành tiếng Ossetia hiện đại.
[2] Ostrogoth là một bộ tộc Đông Germatic (bao gồm Ý và vùng Balkan) đóng vai trò quan trọng tới nhiều sự kiện chính trị trong những thập kỷ cuối cùng của Đế chế La Mã. Vương quốc này đạt đến thời kỳ đỉnh cao dưới thời vua Ermanaric, người được cho là đã tự vẫn khi người Hung Nô tấn công và chinh phục vương quốc này vào khoảng năm 370. (Nguồn Wikipedia VN)
[3] Hay còn gọi là Dnister hoặc Nistru, nằm ở Đông Âu, bắt nguồn từ Ukraina, giáp biên giới với Ba Lan và chảy về phía biển Đen.
[4] Là một trong hai nhánh của người Goth, nhánh còn lại là người Ostrogoth.
[5] Tức là cửa trượt.