Cách bạn sử dụng thời gian quan trọng hơn cách bạn tiêu tiền. Sai lầm về tiền bạc còn có thể chỉnh sửa được, nhưng thời gian thì không bao giờ quay lại.

David Norris

 
 
 
 
 
Tác giả: Mộng Bình Sơn
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Lam Thien Thanh
Số chương: 75
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11215 / 79
Cập nhật: 2014-11-20 23:22:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 40
hẳng bao lâu đã đến ngày hăm mốt tháng hai, Vương Thiếu Phủ vào triều bái mạng và giã từ Lệ Minh Đường, ra giáo trường tuyển chọn sáu muôn binh mã, làm lễ tế cờ phát pháo bình Phiên.
Chàng giao cho Hùng Hiệu một ngàn binh mã kéo đi trước, còn chàng kéo đại binh đi sau, nhắm Sơn Đông thẳng tiến.
Nhắc qua hai tên dõng sĩ Đinh Tuyên và Lý Mãnh đem thư về đến Xuy Đài sơn dâng cho Vệ Dõng Đạt. Vệ Dõng Đạt mừng lắm, vội sai người ra sau hậu trại mời Doãn Phu nhơn và Trưởng Hoa Tiểu thơ vào.
Khi hai mẹ con Doãn Phu nhơn ra đến nơi, Vệ Dõng Đạt liền trao bức thư cho Phu nhơn xem . Phu nhơn xem qua mừng rỡ nói :
- Ai ngờ đâu Thiên tử có lòng khoan dung đại lộ đến thế ! Người đã xátội, lại còn chiêu an nữa, thật sung sướng cho chúng ta biết bao !
Lý Mãnh và Đinh Tuyên thưa :
- Bẩm không phải Thiên tử có lòng khoan dung đại lộ đến thế đâu.Việc này nhờ có quan Binh bộ Thượng thơ là Lệ Minh Đường hết lòng bảo tấu, cam đoan đem hết tánh mạng toàn gia ra gánh chịu mọi bất trắc về sau nên Thiên tử mới chịu chiêu an.
Doãn Phu nhơn ngạc nhiên hỏi :
- Lệ Minh Đường là ai, tại sao lại hết dạ thi ân cùng ta như vậy ?
Đinh Tuyên và Lý Mãnh đồng thưa :
- Lệ Minh Đường mới mười bảy tuổi mà liên trúng tam nguyên, người đẹp trai đáo để, lại là rể cưng của quan hữu Thừa tướng. Người thông minh chánh trực, thường hay chiêu hiền đãi sĩ. Người còn tinh thôi y lý, mới năm trước đây đã cho thuốc cứu khỏi Thái hậu bệnh nặng gần thác, vì vậy được thăng đến chức Binh bộ Thượng thơ. Thiên tử rất yêu dùng, triều thần đều mến phục.
Mẹ con Doãn Phu nhơn cùng Vệ Dõng Đạt nghe nói cảm mến vô cùng.
Sau đó Vệ Dõng Đạt họp hết tướng sĩ lại, thuật rõ việc triều đình giáng chỉ chiêu an cho mọi người nghe và nói :
- Hôm nay nếu kẻ nào muốn về quê quán, ta sẽ cấp tiền cho về làm vốn buôn bán làm ăn, nếu kẻ nào muốn theo ta đi đánh giặc lập công, hãy nói tên cho ta ghi vào sổ.
Lâu la nghe lịnh mừng rỡ vô cùng, một số xin về làng, và khá đông tình nguyện theo đánh giặc .
Độ năm ngày sau, có quân thám tử chạy vào báo :
-Hiện có quan Khâm sai từ kinh đến, có lẽ sáng mai này sẽ đến đây !
Vệ Dõng Đạt lập tức cho treo đèn kết hoa đặng nghinh tiếp, Đan Hồng thấy vậy sanh lòng ganh ghét, hắn nghị thầm :
- Để mai dây Khân sai đến, ta xuất kỳ bất ý tặng cho hắn một gươm chết tốt, thử xem Đại vương làm cách nào đầu hàng triều đình được. Phải làm như vậy mới tồn tại được căn cứ này, giựt cướp kiếm ăn thế này không sung sướng hơn sao !
Hôm sau, Nhiêu Phong Doanh vừa đến dưới chân núi, đã thấy Vệ Dõng Đạt dắt Vệ Dõng Bưu cùng lâu la xuống nghinh tiếp.
Nhiêu Phong Doanh thấy Vệ Dõng Đạt tướng mạo khôi ngôi, dung nghi phong nhã, nhưng bọn bộ hạ toàn là những kẻ hung hắng nên trong lòng lo sợ, mỗi bước đi đều đề phòng cẩn thận.
Khi đến tụ nghĩa đường, thấy Doãn Phu nhơn và Trưởng Hoa tiểu thơ đã quỳ ở đó, cúi xưng tội và tiếp thánh chỉ. Nhiêu Phong Doanh xuống ngựa vái chào và nói :
- Xin mời Phu nhơn và Tiểu thơ đứng dậy đặng vào nghe đọc thánh chỉ .
Mẹ con Doãn Phu nhơn đứng dậy lui vào trong khép nép đứng nghe Nhiêu Phong Doanh trịnh trọng dọc . Đọc xong, mọi người đều cúi lạy và tiếp lãnh đem cất. Sau đó, hai mẹ con cáo từ lui vào hậy trại, còn Vệ Dõng Đạt thì truyền thết tiệc khoản đãi.
Vệ Dõng Đạt mới Nhiêu Phong Doanh ngồi giựa bàn tiệc, còn mình và Vệ Dõng Bưu mỗi người ngồi một bên, phía dưới, chư tướng ngồi sắp thành hai dãy dài. Riêng mười tên tướng hầu của Nhiêu Phong Doanh được dọn riêng một bàn.
Khi uống được vài tuần rượu, Nhiêu Phong Doanh đứng dậy xin cáo lui, chư tướng khuyên ép :
- Chẳng mấy khi đại nhơn đến đây, chúng tôi được hân hạnh hầu rượu, xin đại nhơn vị tình uống vùi một bữa cho vui.
Nhiêu Phong Doanh từ chối không được, đành phải ngồi uống thêm. Vệ Dõng Đạt tiếp tục rót rượu mời Nhiêu Phong Doanh . Đan Hồng ngồi phía dưới thì thầm :
- « Bây giờ ta chẳng ra tay còn đợi chừng nào nữa ? ».
Nghĩ rồi, hắn rót một chén rược đày bưng lên đứng trước mặt Nhiêu Phong Doanh nói :
- Tiểu tướng xin kính dâng lên đại nhơn một chén để tỏ lòng ái mộ .
Lúc nãy giờ Nhiêu Phong Doanh thấy Đan Hồng ngồi phía dưới sắc mặt hiện lên đầy sát khí, bây giờ lại thấy thình lình hắn rót rượu bưng đến, nên trong lòng Phong Doanh nghi ngại, tuy đưa tay tiếp lấy chén rượu, nhưng cố ý đề phòng.
Quả nhiên, khi Đan Hồng vừa đưa chén rượu đến tay Nhiêu Phong Doanh thì y với tay chộp ngực nvà rút ngay đâm ngay giữa bụng. May thay, Nhiêu Phong Doanh tránh kịp, liền xô Đan Hồng ra và tháo chạy .
Đan Hồng liền rượt theo và trợn mắt hét lớn :
- Mi chạy đường trời cũng không khỏi tay ta !
Vệ Dõng Đạt nhanh như chớp tung mình phóng vọt theo đấm một quả vào giữa lưng Đan Hồng . Đan Hồng ngã xuống, Dõng Đạt rút bảo kiếm kết liễu đời hắn lập tức.
Rồi Vệ Dõng Đạt chạy theo nắm tay Phong Doanh kéo lại, thưa :
- Xin đại nhơn chớ sợ, tôi đã giết chết tên nghịch tặc Đan Hồng rồi, xin đdại nhơn hãy trở lại.
Lúc ấy Phong Doanh quá khiếp đả, mặt mày tái mét, tay chân run lẩy bẩy, nói trong hơi thở :
- Tôi .... Tôi phụng mạng triều đình ... đến đây ...mà chẳng biết người ấy là ai... sao lại hành thích tôi ?
Nhiêu Phong Doanh vừa nói vừa riu ríu bước theo Vệ Dõng Đạt trở vào. Vệ Dõng Đạt truyền lâu la đem thây Đan Hồng chôn phía sau núi rồi mời Nhiêu Phong Doanh ngồi xuống ghế, giải thích :
- Chỉ vì Đan Hồng không muốn đầu hàng nên mới toan ám hại đại nhơn. Nó cố làm như vậy để tôi không thể về với triều đình được, phải ởluôn tại đây với nó. Nay tôi đã trừ khử nó rồi, xin đại nhơn chớ lo ngại chi nữa cả .
Lúc bấy giờ Nhiêu Phong Doanh hơi an tâm, nhưng lại nghĩ thầm :
«Dầu cho Vệ Dõng Đạt quyết lòng quy phục, nhưng bộ hạ của hắn hung dữ quá, nếu đêm nay ta ở đây e tánh mạng khó bảo toàn, cần phải mau mau lánh đi chốn khác là hơn ».
Nghĩ rồi Phong Doanh vội vã đứng đậy, nói :
- Tôi biết tướng quân có lòng tốt, nhưng bộ hạ của tướng quân lòng dạ vô chừng, thật khó lường nổi, vậy bây giờ cho tôi từ giã ra về để khỏi phải nhọc lòng tướng quân.
Vệ Dõng Đạt nói :
- Đại nhơn dạy rất phải, tiểu tướng xin vâng mạng.
Vệ Dõng Đạt nói dứt lời, liền sai người vào cho Trưởng Hoa hay và bảo Trưởng Hoa phải viết tờ biểu tạ ơn.
Trưởng Hoa tức tốc thảo ra hai tờ, một tờ cho mình và một tờ cho Doãn Phu nhơn rồi sai người đem ra trao cho NHiêu Phong Doanh .
Vệ Dõng Đạt đem ra rất nhiều vàng bạc tặng cho Nhiêu Phong Doanh và thưởng tất cả những tướng theo hầu người, đoạn cắt bốn tên tiểu tướng để đưa Phong Doanh xuống núi, đồng thời hộ tống đi thẳng về kinh.
Vệ Dõng Đạt tiễn đưa Nhiêu Phong Doanh trở về rồi, liền trở vào truyền chư tướng lo thâu góp của cải và sửa sang hành lý đặng chờ qua ngày tốt sẽ khởi hành.
Qua đến ngày thứ ba, Vệ Dõng Đạt cho dọn tù xa giam cầm Lưu Khuê Bích vào, đoạn sai lâu la đi mời các vị kỳ lão ở quanh núi đến phân phát cho hết những đổ đạc ; rồi mới nổi lửa đốt rụi sơn trại.
Sắp đặt mọi việc xong xuôi, Dõng Đạt dẫn ba ngàn lâu la cùng với mẹ con Doãn Phu nhơn xuống núi, nhắm Sơn Đông thẳng tiến.
Lời bình :
- Đan hồng là một kẻ lục lâm thảo khấu chuyên sống nghề cướp giựt, đời nào lại chịu phục tòng ai ! Sở dĩ Vệ Dõng Đạt chế ngự được hắn và làm cho hắn phải thần phục là vì hắn cảm thấy võ nghệ của hắn bị thua kém xa. Nay Vệ Dõng Đạt về quy thuận triều đình, tuy bề ngoài Đan Hồng chẳng nói ra, nhưng trong thâm tâm hắn không bằng lòng v ìhắn không thể sống nổi cảnh chim lồng cá chậu, cái cảnh hàng thần lơ láo chẳng khác hổ trong rừng bị cầm tong cũi sắt, thì hành động của Đan Hồng cố sát Nhiêu Phong Doanh không phải là một việc lạ.
Ở Đây ta chỉ bàn qua mưu lược của Vệ Dõng Đạt, ta thấy mục đích của nàng là lợi dụng hoàn cảnh để chiêu tập binh mã đi đdánh xâm lăng cứu thân phụ về để minh oan, nhưng với bọn lục lâm lạu la này liệu có thể điều khiển chúng theo ý muốn mình được không ? Tin chắc rằng Vệ Dõng Đạt chỉ có thể cầm đầu chúng tiếp tục việc chận đường cướp của, chứ chưa chắc đã hướng chúng đánh giặc lập công về với triều đình đưọc.
tại sao ta có thể nói quả quyết như vậy ? Ta thấy Vệ Dõng Đạt điều khiển bọn lâu la tại Xuy Đài sơn bấy lâu nay mà không nắm được tư tưởng của tướng thủ hạ mình. Nay Nhiêu Phong Doanh đại diện cho triều đình đến chiêu an, nếu Nhiêu Phong Doanh không đề phòng tất nhiên Vệ Dõng Đạt không khi nào về với triều đình được . Hơn nữa, Thiếu Hoa đã viết thư tin cho hay trước mà không chuẩn bị đề phòng, để xảy ra việc hành thích, thì thật Vệ Dõng Đạt không phải là người trí sâu sắc vậy .
Tái Sanh Duyên Tái Sanh Duyên - Mộng Bình Sơn Tái Sanh Duyên