Reading well is one of the great pleasures that solitude can afford you.

Harold Bloom

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 35
ó là chưa nói đến những chuyện đau lòng khác. Một số cán bộ sứ quán cố làm ra vẻ lập trường, lôi kéo số người này để bày vẽ họ chống lại một số người khác, gây nên những quan hệ nội bộ căng thẳng. Họ còn cố tình tâng bốc một số Việt kiều lính thợ cũ, được coi là công nhân, là bản chất cách mạng thuần túy vững vàng hơn trí thức, để đối lập giả tạo với một số anh chị em trí thức. Họ đạo điễn những cuộc đấu tranh, những cuộc đấu đá kỳ quặc, can thiệp một cách thô bạo đến tình hình nội bộ của hội người Việt Nam tại Pháp. Có một vài bác thợ lớn tuổi rất đáng kính bị họ giật dây lên án bài báo của nhà sử học Lê Thành Khôi là xúc phạm Hồ Chủ Tịch, khi ông Khôi nhận xét việc xây dựng Lăng là làm trái với mong muốn thiêng liêng của Chủ tịch trong Di chúc đã bị cắt xén hồi ấỵ..Cuối cùng các bác công nhân đã phải nhận là mình không có lý, đã bị xui giục một cách thô bạo. Tháng 3. 1991, Ban chấp hành hội người Việt ở Lyon mời tôi xuống gặp anh chị em Việt kiều. Một cán bộ sứ quán liền dở trò phá đám, gọi điện thoại xuống cho vài bác công nhân già, thúc giục ra tuyên bố: Bùi Tín đã xin cư trú chính trị tại Pháp (điều đài Pháp đã đưa tin sai, tôi đã chính thức cải chính), Bùi Tín là kẻ phản bội, Hội không được mời Bùi Tín xuống...Anh chị em ở Hội vẫn mời tôi xuống, tổ chức hai cuộc nói chuyện ở Lyon và trong một cuộc họp rộng rãi, các bạn Việt kiều trung thực đã nói rõ: "Anh Bùi Tín không hề xin tỵ nạn chính trị như mấy ông sứ quán nói. Anh Nguyễn Khắc Viện đã từng phụ trách Hội chúng ta vừa nhận xét rằng anh Bùi Tín là người có tâm huyết, lãnh đạo ở nhà cần nghiêm chỉnh xem xét đến bản kiến nghị của anh Bùi Tín..." Cuối cùng chính các bác công nhân đã bị cán bộ sứ quán kia tác động đứng dậy nói: "Tôi tin lời anh Viện, tôi xin đồng ý với việc hội ta mời anh Bùi Tín xuống đây nói chuyện...
Chính những việc làm thiếu suy nghĩ, thô bạo như thế đã làm mất uy tín của sứ quán, trong khi quả thật uy tín âý chẳng còn gì nhiều lắm. Vì không tranh thủ được tình cảm, niềm tin của bà con Việt kiều nên một số cán bộ sứ quán nghĩ ra một điều kế - thật ra là một "đại kế" - đó là lấy cái quyền cấp "visa" để lôi kéo bà con! Họ đe dọa thẳng thừng: Nếu tỏ ra không biết điều, nếu cứ ngang bướng, nểu không còn coi sứ quán là cha là mẹ, không biết vâng lời, nếu cứ phê phán chính quyền, bác bỏ chủ nghĩa xã hộị..thì việc xin "visa" sẽ còn cứ là chờ dài dàị..Và quả nhiên đây là một ngón võ hiểm. Nhiều người đâm ra e ngại và kẹt. Làm nẩy sinh ra một số người "biết điều" một cách giả tạo, hoặc vâng vâng, dạ dạ cho xong chuyện, một số người cơ hội. Vì về nước thăm cha mẹ, anh em, về nước để tìm hiểu tình hình, để làm ăn, ích nước lợi nhà dù sao cũng là một nhu cầu tình cảm, chính trị và kinh tế chính đáng. Chưa nói đến một số rất ít những ông chủ hãng cần về nước để móc ngoặc với lớp "tư bản đỏ" ở nhà kiếm những món lãi kếch xù thấm đượm máu và nước mắt của nhân dân lao động...Họ phất lên rất nhanh qua các dịch vụ chuyển tiền, chuyển hàng, chuyển thuốc men...tận dụng các kẽ hở do lạm phát và tỷ giá hối đoái thay đổi thất thường, cũng như hối lộ để làm những áp phe bất chính.Sứ quán Việt nam ớ nước ngòai là hình ảnh thu nhỏ của tình trạng xã hội Việt nam hiện nay. Lương bổng thấp, thiếu thốn thì phải tính. Không thể trách tất cả anh chị em cán bộ và nhân viên các sứ quán. Tôi đã ghé qua hàng loạt sứ quán Việt nam, ở Bangkok và ở New Delhi (Ấn Độ), ở Manila (Philipin) và ở Jakarta (Indonexia), ở Kuala Lampua (Malaxia) và ở Tokyo (Nhật bản), ở Moscow và ở Bắc Kinh, ở Berlin và Praha, rồi cơ quan đại diện Việt nam ở Liên Hợp Quốc tại New York nữa. Anh em phải lo chạy vay, buôn bán, cứu nhà. Có lợi thì ham. Có người phất lên rất lớn. Từng công- tê- nơ chở về- sẵn giấy tờ ngoại giáo mà...Đã cớ lần valise ngoại giáo từ Ba Lan, Tiệp Khắc sang Moscow bị khui ra, có đến 800 quần bò và 2000 đồng hồ điện tử của môt quan chức ngoại giao, trớ trêu lại là một đảng ủy viên nữa! Và còn có bao nhiêu chuyện trót lọt, mỗi chuyện áp phe như thế có hộ chiếu đỏ "che chở" đều được định giá...
ấy là chưa nói đến đường dây buôn bán của cán bộ ngành ngoại giao, của công đoàn ngành ngoại giao xuyên qua các lực địa, móc nối qua các sứ quán ở các nước. Nhà nước trả lương không đủ ăn, thì làm việc vừa vừa thôi, làm cho phải đạo. Còn thì mánh mung, kiếm nguồn hàng, lo chạy giấy tờ, toan tính các chuyến hàng về, hàng đi, hết chuyến này đến chuyến khác...Tôi đã hỏi chuyện, đã ghi lại được vô vàn thủ thuật. Nhưng không thể trách anh chị em ở các sứ quán. Tại đó vẫn còn có những con người có lương tâm, biết suy nghĩ, hiểu biết những đúng sai, đau lòng về đất nước, nhân dân, ưu tư trước thảm họa dân tộc, so sánh với không khí tự do và sự phồn vinh của nước người. Quỹ chi phí của sứ quán quá ít, không đủ để cho một bí thư hay tham tán mời bạn một bữa cơm nhằm mở rộng quan hệ khi cần thiết...thì công tác đối ngoại còn kẹt cứng, chỉ lo thúc thủ, đóng cửa chặt và giữ mình, thế thôi!
Cái nguy hiểm nhất là sự đối xử thiếu nghĩa tình của sứ quán cơ quan đại diện của đất nước- đối với đồng bào. Có những người gắn bó chí cốt với đất nước, với hai cuộc kháng chiến, với các phái đoàn sang hội họp, tận tình phục vụ cho các đoàn đại biểu bên nước sang, còn tổ chức những cuộc biểu tình, mít tinh lớn, may hàng mấy trăm lá cờ, đấu tranh chống lại lực lượng phía bên kia. Vậy mà chỉ do có một vài ý kiến khang khác, cơ bản là có thiện chí, là bị xếp ngay vào loại nguy hiểm, có tư tưởng phản động và chống đối! Trong khi đó chính anh em này bị phía bên kia lên án là cộng sản! Có ngứời phàn nàn "Khi khó khăn thì kêu gọi anh em giúp đỡ, ủng hộ. Đến khi thành công rồi thì quay ngoắt laị chụp mũ một cách dễ dàng, làm cho những người có lương tâm và thiện chí đối với đất nước cũng phải nản lòng và ngao ngán..."
Đánh giá đầy đủ tiềm năng của cộng đồng người Việt là cả một công trình lớn đòi hỏi nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu, thống kê và kết luận. Chỉ biết rằng con số hai triệu là không nhỏ. Số người Việt nói chung lại thành đạt khá và nhanh chóng ở các nước. Thu nhập chung của họ trong một năm có thể lên đến 10 tỷ đô la, vượt xa một nửa thu nhập của hơn 66 triệu đồng bào trong nước (ước gần 20 tỷ đô la). Chỉ cần huy động một phần của cải ấy để đầu tư hay giúp đỡ bà con ở quê nhà cùng tạo nên một lực lượng vật chất không nhỏ. Tất cả vấn đề là có nhìn thấy và có biện pháp thích đáng hay không? Điều lớn nhất là tiềm năng chất xám của bà con. Một số khá đông là trí thức, thành đạt, có trình độ cao, rất đa dạng về lứa tuổi. Chất xám của khối người Việt này nếu phát huy được về mọi mặt khoa học kỹ thuật, sáng chễ, phát minh, quản lý kinh doanh...thì có lợi cho đất nước. Cần tính đến thế hệ trước, thế hệ này và thế hệ sau. Các nhà giáo dục Mỹ đều cho rằng, trẻ em người Việt ở nước ngoài thuộc loại học giỏi (cùng với người Nhật, người Trung Quốc, người Do Thái), tiếp thu nhanh, rất thành công ở các ngành mũi nhọn, nhất là các ngành điện tử, thông tin học...Gần đây báo Mỹ đưa tin Eugene H. Trịnh, 40 tuổi, người gốc Việt nam, sinh ở Sài Gòn, học ở Paris rồi sang Hoa Kỳ học ở trường Đại học Columbia và Yale có luận án về vật lý và động lực học, đã được chọn để bay trên phi thuyền con thoi Columbia vào năm 1992 tới. Mọi người Việt đều cảm thấy tự hào. Cái nút vấn đề là cách nhìn dúng, cởi mở, hòa hợp, coi trọng những tài năng ấy và có chính sách để tranh thủ chất xám Việt nam ở nước ngoài. Làm khôn khéo, thông minh, thì sẽ đạt được một hiệu quả có tính chất chiến lược: biến một niềm đau, một nỗi bất hạnh lớn là hai triệu người tha hương thành một lợi thế cho đất nứơc. Dễ gì một nước có thể cử ra nước ngoài, tỏa ra mọi hướng một số lượng đồng đảo đến như vậy? Khi trở về đánh thức tiềm năng của đất nước mình, với tất cả hiểu biết thu nhặt, sàng lọc được từ bốn phương trời. Biến họa thành phúc lớn là như thế. Biến một cuộc chảy máu lớn về người, về chất xám...thành một cuộc tiếp máu lớn về trí thức, kỹ thuật, về vốn liếng, về kinh nghiệm làm ăn, quản lý, kinh doanh...là thế.
Bài toán này ắt phải giải một cách tốt đẹp. Nhưng phải thay đổi tất cả nhân thức và các biện pháp hiện hành. Pháp đại sứ quán Việt nam chỉ còn quan hệ với chừng 200 người trong tổng số 200. 000 người gốc Việt! Mười sáu năm trước con số đó là 6000! Hoa Kỳ cơ quan đại diện Việt nam chỉ có quan hệ tốt đẹp với vài chục người gốc Việt trên tổng số gần một triệu! Đó là hậu quả của chiến tranh, của đối kháng lâu dài, của những hận thù. Đó cũng là hệ quả của cách nhìn, của quan niệm xơ cứng. Nhà văn Nguyễn Đình Thi và tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở Paris hồi cuối tháng 10. 1990. Đó là những cuộc nói chuyện bổ ích giữa những đồng đội cũ ham mê văn nghệ. Chúng tôi nhắc đến chuyện Phạm Duy sáng tác bài hát "Bà mẹ Gio linh", khi chúng tôi ở cùng một chiến trường Trị Thiên năm 1948. 1949...Anh bị cuốn nhập vào một chế độ, một guồng máy khác. Để nay nhìn lại, trông chờ mong mỏi một cuộc đại hội ngộ anh em trên tinh thần hòa hợp. Anh nói về những tập bài hát "Bầy chim bỏ xứ" và đang chuẩn bị cho những tập hát "Bầy chim đoàn tụ"- ở Hà Nội hiện nay một số người trong cơ quan an ninh vẫn coi Phạm Duy là một tên "trùm văn nghệ phản động, chống cộng điên cuồng". Và chống cộng thì tất yếu là quan hệ lăng nhăng, mất tư cách, là nghiện thuốc phiện và bợm rượu. Thật là oan cho nghệ sĩ Phạm Duy. Anh không hề hút một điếu thuốc lá và đến bia anh cũng xin miễn. Anh không hút thuốc và uống rượu, trước kia và hiện nay là như thế. Anh hỏi thăm chúng tôi về các bạn bè cũ, hỏi thăm anh Lưu Trọng Lư, anh Đỗ Nhuận, anh Hoàng Cầm...và các chỉ huy bộ đội cũ, với tất cả kỷ niệm xưa êm đẹp của một thời trẻ trung. Và rất lo rằng, những cuộc tiếp xúc thế này và nguyện vọng hòa hợp để trở về thăm đất nước sẽ bị những kẻ cực đoan ở nước ngoài trừng phạt, cho ăn đạn chưa biết chừng.
Con người là một thực tế sống động và thay đổi theo bản chất, tư chất riêng, điều kiện và môi trường. Tôi sợ những con người cứng đờ, bất động, nằm trên giấy trong nhận định của những quan chức ngành tổ chức và an ninh. Chỉ cần họ tiếp xúc, đối thoại, quan hệ với nhau như những con người có lý trí và tình cảm, thì đỡ biết bao nhiêu thiên kiến hẹp hòi, những sự chụp mũ thô bạo và oan ức...
Gần đây, trong tình hình các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng nặng nề, có nước chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, đã nảy sinh biết bao kinh nghiệm mới, hàng trăm tập chí kinh tế và chính trị viết về Liên Xô, các nước Đông âu, Cu Ba, Trung Quốc, Triều Tiên...Rất đáng tiếc ở Hà Nội có quá ít sách báo thuộc loại này. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong 8, 9 năm nữa, khi bước vào thế kỷ 21 sẽ ra sao? Cuộc cách mạng tin học, sinh học, năng lượng, vật liệu mới được dự báo như thế nào? Nên quan niệm gía trị của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê Nin ra sao? Như chân lý có tính chất tuyệt đối hay là một trong những học thuyết có giá trị để vận dụng và tham khảo? Chủ nghĩa xã hội là thế nào? Tiền đề của chủ nghĩa xã hội phải chăng là phải có sức sản xuất phát triển đến mực độ cao nhất định, nếu không chỉ là ảo tưởng và nói suông.
Các nhà chính trị và kinh tế Việt nam hãy tìm đọc những tác phẩm của nhà kinh tế Paul Samuelson, để ít ra là hiểu rằng kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ phát triển mới đâu có hoàn toàn mù quáng, vô chính phủ. Các Nhà nước và các nhà kinh tế Nhật, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp...có những dự báo gần và xa khá sát đúng: ba tháng tới, các chỉ số kinh tế, tài chính ở từng khu vực, từng nước sẽ ra sao? Trong 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, họ dự báo về từng khu vực, từng ngành để làm cơ sở cho chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư rất cụ thể, qua vô vàn dữ kiện nạp vào máy tính điện tử, với phần cứng của cơ khí và phần mềm của trí tuệ, của quy luật, của phương phép tư duy và so sánh không kém phần biện chứng. Chúng ta cần hiểu những cuộc tranh luận nẩy lửa ở Liên Xô trong tình hình khủng hoảng hiện nay, không phải để bắt chước, mà để làm giầu thêm suy tư và tưởng tượng. Quan điểm của nhà kinh tế Agalbegian nổi tiếng về phóng khoáng, chống công thức cứng đờ, ra sao? Quan điểm của nhà kinh tế Leonid Abalkin từng là phó thủ tướng Liên Xô được thủ tướng Rujkov tín nhiệm ra sao nhưng đã bị gạt bỏ thế nào? (Cần chú ý Abalkin đã vài lần sang Việt Nam giới thiệu kinh nghiệm Liên Xô cho cán bộ ta, rất được tin cậy, đến mức như là sùng bái. Tôi thấy nội dung của những văn kiện đại hội VII vừa được thông qua ở Hà Nội mang rất đậm quan điểm của Abalkin: Chuyển sang kinh tế thị trường một cách thận trọng, dưới sự kiểm soát, tác động chặt chẽ của nhà nước.) Cũng cần tìm hiểu kỹ những quan điểm kinh tế và chính trị của nhà kinh tế học Xô viết Oleg Bogomolov, đặc biệt là những chính kiến mới mẻ hơn của Nicolai Petrakov và Stanislav Chataline, hai nhà kinh tế trẻ có tầm nhìn khá rộng, tác giả của "Kế hoạch 500 ngày" tiến mạnh hơn vào nền kinh tế thị trường. Kế hoạch nay bị gạt bỏ bởi những lực lượng bảo thủ còn tồn tại khá dai dẳng trong nhà nước Liên Xô - Chataline, là ủy viên trung ương đảng cộng sản Liên Xô, đã trả lại thẻ đảng viên của mình ngay sau đó. Gần đây các nhà kinh tế học thế giới rất chú ý đến Grigori Yaplinski, nhà kinh tế xuất sắc từng là phó thủ tướng nước Cộng hòa Xô viết Nga. G. Yaplinski đã sang trường Đại học Haward ở Hoa Kỳ để thảo luận cùng nhà kinh tế học nổi tiếng của Hoa Kỳ là Graham Allison. Họ cùng nhau phác họa một kế hoạch tổng hợp, đưa nền kinh tế tài chính Liên Xô ra khỏi khủng hoảng gay gắt và đánh giá nhu cầu về sự giúp dỡ của các nước phương Tây đối với Liên Xô trong bối cảnh đặc biệt hiện nay Kế hoạch này được thảo luận tại cuộc gặp gỡ giữa những người cầm đầu 7 nước phương Tây với tổng thống Gorbachev ở Luân Dôn tháng 7 năm 1991 vừa qua. Công trình nghiên cứu của nhà kinh tế Pháp Maurice Allais- giải thưởng Nobel- về nền kinh tế Hungari hiện nay! Công trình nghiên cứu của giáo sư Hoa Kỳ Jeffrey Sacha và của nhà kinh tế Hongrie Janos Kornai (tác giả của "Chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế của sự thiếu thốn hàng hóa") rất bổ ích cho các nhà chính trị- kinh tế Việt Nam ta.
Những nhà lãnh đạo kinh tế, chính trị, tài chính của đất nước cũng cần đọc, tìm hiểu và tham khảo những công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học Tiệp Khắc, Ba Lan, Đức...để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích: từ bỏ nếp quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa nặng nề nhưng vô hiệu quả ra sao, về kinh tế thị trường có những thuận lợi và những cạm bẫy thế nàọ.., về khắc phục nạn thất nghiệp, thực hiện tư nhân hóa một số cơ sở quốc doanh, thực hiện các chính sách xã hội trong thời buổi giao thời, cải thiện hệ thống giáo dục, dạy nghề và hệ thống y tế...
Qua những gì đã diễn ra ở các đại hội đảng trước đây và đại hội VII vừa qua, qua các cuộc họp của quốc hội, cách làm việc của Nhà nước và của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn rất quan liêu và đại khái. Thiếu những tài liệu, con số, phụ lục cụ thể, không có "địa chỉ" rõ ràng cho những vấn đề bàn luận, nghị quyết quá là chung chung, thiếu những biện pháp rạch ròi, thiếu những giải pháp thiết thực. Nhìn chung chỉ là những phương hướng những mong muốn chủ quan đại khái, những ước vọng tốt đẹp chỉ có thể tồn tại trên giấy và trên báo chí. Hãy xem tài liệu họp đại hội đảng và quốc hội của các nước, nó chứa dựng những tư liệu, thống kê, so sánh, tỷ lệ, những phương án giải đáp cho từng thời kỳ, những biện pháp chi tiết, giải pháp khoa học với những giá trị cân đong, đo, đếm chuẩn xác...Báo Le Monde bình luận rất đúng là trong thời đại này, một nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế, tài chính, cho đến văn hóa, văn nghệ đều phải biết sử dụng máy vi tính hiện đại (không phải để làm toán cộng trừ, nhân, chia) mà là máy ghi lại những dữ kiện và xử lý những dữ kiện ấy theo "chỉ thị" của người sử dụng. ở Việt Nam, máy tính điện tử đã bắt đầu sử dụng khá nhiều, nhưng nó vẫn còn hết sức xa lạ với cán bộ chính trị. Họ vẫn còn ngủ yên với cách suy nghĩ trừu tượng, đại khái rất chung chung, mang mầu sắc quan liêu và duy tâm...
Cả đất nước ta cần mở rộng tầm mắt, nhìn ra thế giới quanh ta để mà hội nhập, và thu về những kiến thức rất cần thiết.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết