In books lies the soul of the whole Past Time: the articulate audible voice of the Past, when the body and material substance of it has altogether vanished like a dream.

Thomas Carlyle

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Bùi Thi Hoàng
Số chương: 41
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6201 / 87
Cập nhật: 2015-07-11 21:10:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 39 -
ư Nhị, Quế Anh và dì Hảo ra ngồi ở phòng khách vắng teo. Người này nhìn người kia. Tư Nhị gợi chuyện nó về bùa ngải để phá tan không khí trầm lặng và hy vọng sẽ thực hiện được kế hoạch phòng lục giác để treo đầu dê bán thịt chó cho những ông khách mê uống trà ở Nguyệt Tiên Cung.
Nhưng dì Hảo là người từng trải nhất về việc câu khách thì không nghĩ rằng những ngón đó sẽ làm hồi sinh được cái không khí đưa người cửa trước rước người cửa sáu của hang động này.
Từ ngày Ngôi Sao Sài Gòn lặn khỏi nơi đây, khác thưa dần rồi vắng hẳn. Những ông Hội Đồng ở Sóc Trăng Rạch Giá không tới, những ông thầy kiện, quan toà, bác sĩ ở Sài Gòn cũng không thường vãng lai.
Dì hơi cáu:
- Tao không hiểu con Trà nó bị bùa mê thuốc lú gì của ông thầy ký còm đó không mà công việc làm ăn đang lên vù vù bỗng bỏ ngang đi lấy chồng rồi khổ vì chồng?
Quế Anh nói:
- Dám chỉ bị bù ngải lắm đó dì ơi! Em coi cặp mắt chỉ lờ đờ dại dại.
- Không phải đâu mày ơi! Tư Nhị cười hắc hắc "Chị ấy nhớ cậu Ba cậu Tự Hổng tin tao kêu mấy cẩu lên là chỉ hết liền cho mày coi.
Dì Hảo bảo:
- Nó đâu có cần tiền. Ngoài bao bạc cậu Tư để lại sau khi đi Bắc về, còn thầy Sáu ở đây bao bọc. Nóo muốn bao nhiêu mà không có? Chời ơi! Chời! con nhỏ khùng hết chỗ nói, khi không lại đâm đầu xuống lổ chân trâu cho chết cạn.
Tư Nhị lấy chai rượu mạnh khui nốc liên miên, rút thuốc cắm trên môi, điếu thuốc dài cả gang tay lêu lêu, ngúng nguẩy nhịp nhàng với hai tay qươ múa của Nhị:
- Em còn cái bùa này linh lắm, nhưng chưa định đem ra xài. Nếu xài không có kết quả nó sẽ hại mình.
- Bùa gì mà ghê gớm vậy?
- Nếu chị Ba bỏ tụi mình luôn thì mình đi xuống Tiền Giang Hậu Giang có nhiều công tử sộp. Ở trên này mấy ông chỉ được cái hào nhoáng, ngựa xe, chớ ném ra một vài bộ lư cũng ngán taỵ Còn ở dưói kia họ có lúa vựa, có ruộng cò bay thẳng cánh. Miễn mình chơi điệu thì họ chẳng tiếc của chút nào! Tư Nhị lại ực rượu và hít thuốc rối rít, dường như chất cay của khói lẫn rượu làm cho Nhị hoạt bát và bạo hơn chị em khác. Thấy dì Hảo và Quế Anh lặng thinh, nàng lại hăng hái:
- Kiểu này thì mình phải dẹp cái Nguyệt Tiên Cung. Khách khứa vắng teo lấy tiền đâu sống? Nhị này cốt ý đeo dính chị Ba, nay chị Ba đã lấy chồng thì Nghị trở về Nam Vang. Ba dì cháu mình dựng một Nguyệt Tiên Cung khác. Chừng nào cặp đèn ló của em xẹp chừng đó mới lọ Nhị lại hỏi dì Hảo:"Dì đi xuống dưới đó làm suối thấy thế nào?
- Tao đã từng làm tuồng nhiều keo rồi chớ bộ lần thứ nhứt sao?
- Nhà cửa bên ông Còm đó ra sao dì?
- Nhà ba căn hai chái, coi bộ gia đình nền nếp.
- Nếp trắng hay nếp lức?
- Con Ba Pho, con Hai Thời lấy chồng phủ huyện tụi bây không thấy sao? Từ địa vị con này con nọ vọt lên làm bà cũng dễ là nhờ có nhan sắc. Con Trà lấy thầy Còm là lép quá. Nếu tụi bây có tính giải nghệ thì làm ngay bây giờ đi. Thiếu gì đực rựa mê tụi bây! dì Hảo lại kể chuyện ông chủ tàu Vĩnh Thuận cho Nhị và Quế Anh nghe, rồi kết luận:"Đàn ông hễ thấy gái đẹp thì ham. Cho nên cái kế hoạch phòng lục giác của con Nhị là hay lắm!
Vừa đến đó thì có tiếng gõ cửa. Bây giờ không còn Hạch gác cổng, không còn thể nữ bưng mâm, nhận bao thơ ra mắt, không còn yến nấu đường phèn... Mọi việc trong ngoài đều do ba dì cháu lo liệu hết. Tư Nhị ra ban công ngó rồi trở vào nói nhỏ:
- Để tôi cho thằng cha này một trận. Nó tới số nên mới mang đầu máu tới đây" Rồi phóng nhanh nhưng dì Hảo níu lại.
Dì nghiến răng:
- Mày để tao!
Nhưng Nhị đã vọt đi.
Dì Hảo tưởng khách tới, nói với Quế Anh:
- Cái kế hoạch phòng lục giác của con Nhị nếu làm được mình gạt khách một thời gian kiếm khá tiền. Mày hay con Nhị thoát y vô nằm trong đó, đắp mặt xông ngải, đèn mờ thì ai biết được Trà hàng rào hay Trà Kỳ Chưởng, Quế Anh hay Quế Khâu?
Tư Nhị ra mở cửa, giọng xẳn xái cộc cằn:
- Ông đến tìm ai?
- Cô Tư, cô không nhận ra tôi hay sao?
- Tôi không quen với ai hết.
- Có chị Ba cô ở đây không ?
- Ở đây không có chị Ba, chị Bốn nào hết.
- Ơ ơ...
Cánh cửa đóng sầm khép lại cắt ngang tiếng nói người đàn ông ở phía ngoài. Cộp cộp cộp. Tiếng đập cửa lia lịa. Nhị lại mở, lần này chỉ hé hé.
Người đàn ông vẫn nói với giọng xìu trân:
- Thôi mà cô Tư, cô làm khó tôi chi tội nghiệp.
- Tôi không khó dễ ai hết, nhưng tôi không quen với ông.
- Tôi đến đây xin rước vợ tôi về nhà, cô làm ơn làm phước rồi đẻ con trai.
- Vợ Ông là ai?
- Cô làm mặt lạ chi cho khổ tôi thêm cô Tự Vợ tôi mà cô không biết thật sao?
- Ông lầm rồi, đây là nhà thổi, vợ Ông làm cái nghề không vốn này à? Bộ vó ông bảnh tệ mà lấy điếm làm vợ à?
- Hề hề..cô nặng lời quá!
- Tôi coi bộ mặt ông sáng láng, áo quần thẳng thớm, không thầy thông thì cũng thầy k1y, không lẽ ông có vợ điếm?
Người đàn ông gãi đầu gãi tai tỏ vẻ kiên nhẫn tối đạ Cánh cửa lại khép như đập vào mặt anh tạ Cộp cộp cộp... Tiếng đập cửa loạn.
Nhị lại mở, quát:
- Tôi đã bảo với ông rồi. Đây là ổ điếm. Nếu ông thú thật rằng ông có vợ Ở đây thì ông cứ việc vào mà tìm. - Nhị mở toang cửa rồi ngoe ngoải bỏ đi vung vẩy cặp mông như bão nổi.
Dì Hảo đã đứng sau lưn gTư Nhị từ khi cuộc đối thoại căng thẳng. Thấy người đàn ông bước vào, dì ném ngay một quả phủ đầu:
- Ông vào đây thì ông cũng là thằng điếm nốt!
Người đàn ông lễ độ giơ tay xua xua:
- Không! Tôi không phải là thằng điếm và tôi cũng không có vợ điếm.
- Người có lương tâm không vào nơi này! Ai qua khỏi cửa này đều là kẻ bất lương!
Dì Hảo tuôn một tràng vào mặt người đàn ông với tất cả sự phẫn uất. Với dì bọn đàn ông chỉ đáng lột da móc mắt, nay gặp cơ hội để báo thù, mối thù muôn kiếp của chị em, và mối thù nóng hổi của bản thân dì, thì tại sao dì không tuốt gươm diệt địch?
- Mời ông ngồi! Tôi cho ông biết tôi là bà Hảo đầu nậu có 4 cặp sừng ở hẻm Cây Mai, còn ông là ai xin nói rõ danh tánh và mục đích tới đây, rồi tôi sẽ cho ông được như ý"
- Dạ tôi là còm-mi... Má không nhận ra tôi sao?
- Cơ khổ, tôi đẻ ra ông hồi nào mà ông kêu tôi bằng má?
- Má đóng vai suôi gái, má mau quên quá!
- Tôi cũng không có con gái mà làm suôi với ai?
- Dạ vợ tôi là Ba Trà. Má gả cho tôi. Trà vừa bỏ nhà đi. Có người mác cho tôi là cô ấy đang tạm trú ở đây.
- Ai dám mách là tôi chứa nó.
- Dạ, cô Tư Lữ Quán.
Như một màn kịch, vừa đến đó thì Cô Tư Hồng Mao đẩy cửa bước vào. Nghe tên mình bị nêu ra làm chứng cớ, cô phản công ngay:
- Tôi không có nói vợ Ông ở đây mà tôi chỉ nói là ông thử tới đây tìm xem có cô ta hay không ?
- Có hay không gì ông ta cũng là thằng...
- Dạ tôi là chồng của cô ấy. Mấy hôm rày tôi đi tìm vợ tôi khắp nơi. Tôi đã đến đây nhiều lần nhưng không dám gõ cửa. Tôi đau khổ lắm! Lương tâm tôi bị dày vò, tâm hồn tôi tan nát, tôi không thể sống thiếu nàng. Xin bà vui lòng cho tôi xin lại vợ tôi.
- Hay lắm. Muồi hơn vọng-cổ-bù-lon.Hì hì! Dì Hảo được trớn làm già.Tôi sẽ cho ông xin lại vợ Ông với giá 50 ngàn đồng! Tiền trao cháo múc. Mau lên!
- Trời ơi! Người đàn ông đang gục đầu bỗng ngóc dậy như máy "Bao nhiêu tôi cũng chuộc nhưng làm sao tôi có nổi số tiền đó khi lương tháng tôi chỉ có 120?
- Không có tiền thì mất vợ. Hiện nay cũng có lắm người đến đòi rước vợ Ông. Một ông quan toà ưng đưa cho tôi 40, một ông thầy kiện xin nạp 25 sau đó nạp thêm 25. Rồi còn một ông thầu khoán, người cất cái biệt thự này, nay bằng lòng chuộc với giá 100. Nhưng ba mối ấy, tôi không cho động tới gót chân vợ Ông. Bởi vì còn có một ông vua năn nỉ dâng cho tôi 300, một bụm hột xoàn, ngoài ra còn vô số tiện nghi khác đi kèm : xe hơi nhà lầu, đày tớ, hạch gác cửa. Cỡ như ông, cô ta chỉ cần búng tay là có hàng tá chạy tới quì mọp "nộp đơn xin việc". Vợ Ông là một con người vô giá, không có tiền bạc châu báu nào sánh nổi. Tiếc thay ông đã đánh mất. Tôi mời ông ra, ra ngay.
Người đàn ông lầm lũi bước ra. Cánh cửa đóng sầm như một quả đấm bồi vào gáy ông tạ Nhưng dì vừa quay lưng vào thì lại rầm rầm từ phía ngoài. Cánh cửa như muốn bật ra. Dì không thèm chú ý còn cô Tư bước lại sẽ hé củua nhìn ra rồi khép lại liền. Cô gọi Nhị lại bảo nhỏ. Nhị gật đầu và nói:
- Cô Tư đến thật đúng lúc. Mời cô Tư vô trong này với em.
Đợi cho Quế Anh, cô Tư và Nhị đi khuất, dì Hảo mới mở cửa. Dì kêu lên:
- Ủa, ông "cò mị" vẫn còn đứng đây!
- Má làm ơn cho tôi gặp vợ tôi mà! Ông còm mi rên rỉ.
Bên cạnh thầy còm, còn một anh ăn mặc bảnh bao, đầu láng, áo Tây, giày béc-ca-nạ Dì hất hàm:
- Còn ông đến đây tìm ai?
- Dạ con đến xin dắt vợ con về đó má! Gã đầu láng hí hửng chớ không ủ rũ như ông còm mi.
- Cơ khổ. Ở đây là nhà chứa, vợ Ông lọt vô đây hồi nào?
- Má không nhớ con sao má?
- Ủa, bữa nay sao tôi có nhiều con vậy cà.
Dì Hảo cười nhẹ rồi mời hai ông khách vào. Dì đã đổi chiến thuật từ cứng qua mềm. Cứng mãi không mềm là cứng dại. Mềm hoài không cứng là mềm ngụ Đó là căn bản mưu lược của dì. Dì rót nước mời hai vị khách qúi. Trong khi hai ông ngồi ngẩn nơ chờ sự phán xét của dì thì dì quay sang ông đầu láng.
- Xin lỗi ông là ai mà ông dám gọi tôi là má?
- Trời đất! Má quên con chớ con đâu có quên má! Con là rể ông chủ hãng tàu Vĩnh Thuận nè má!
Dì Hảo nhớ chớ sao không nhớ. Chính dì là thầy tuồng kiêm vai đào mụ trong vở kịch cưới vợ cho công tử Cá Hố mà làm sao quên cho được. Lên voi là đây mà xuống chó cũng là đây. Mày đã bị lột hai lần, bây giờ lại mang thây đến. Nghĩ vậy dì bảo, giọng thản nhiên:
- Cậu là rể ông chủ tàu Vĩnh Thuận, rồi cậu đến đây làm gì ? À, à... Dì rút chiếc mâm có hình tiên và mặt trăng đưa ra cho khách... Dạ, lễ ra mắt 10 tờ bộ lự Xin mời cậu làm y theo lệ.
Chàng ta vẫn vui vẻ:
- Dạ con là công tử Cá Hố nè má. Con tới gặp vợ con mà tục lệ gì.
- Vợ cậu là ai? Tên gì? vô đây làm gì ? Hồi nào? Có chứng ai ? Cậu có hôn thú với cô ta không ?
Dì Hảo tuôn một tràng, nhưng chàng kia vẫn bình tỉnh:
- Vợ con là cô học trò Can-mết. Má đóng vai Má, còn chồng Má đóng vai chủ hãng tàu đó, quên sao?
- Tôi không biết chủ hãng chủ háng nào. Tôi cũng không biết ai tên can mê can mết gì hết.
- Hì hì... vậy để con nói rõ. Vợ con là cô Ba Trà đó má à!
Chàng còm mi đang ngồi gục đầu ủ rũ bỗng bật dậy ngó gã đầu láng trừng trừng, quắc mắt:
- Ba Trà là vợ tôi, tôi có cưới hỏi đàng hoàng. Anh đừng nói ẩu nghen!
- Cô ấy là vợ của tôi, tôi có cưới hỏi đàng hoàng. Anh cũng đừng nói ẩu nghen!
Thấy hai con mèo đói đang giành một chú chuột vô hình, dì Hảo cười nhạt bảo:
- Các ông không nên to tiếng với nhau. Tôi cho các ông biết ở đây chúng tôi làm nghề nằm ngửa ăn tiền. Ba Trà là tay thượng hạng. Chớ không có ai là vợ ai ở đây. Nhưng trong đám bất lương cũng có người hối cải để trở thành lương thiện. Trong hai ông có ông nào như vậy không ? Nếu có thì trong đám em út của tôi cũng có đứa ưng làm vợ các ông được.
- Da... da... công tử Cá Hố xun xoe còn gã Còm-mi thì điềm tĩnh ngồi im.
- Vậy cũng tốt. Ông nào nạp tiền ra mắt thì tôi cho gặp vơ... Ợ.!
Công tử Cá Hố móc túi như máy, xỉa tiền rẹt rẹt, nhét vô bao thơ đặt trên mâm sơn mài.
Dì Hảo chộp lấy và quát vào trong bằng giọng nữ chúa đa tình:
- Đứa nào ở trỏng, biểu con Trà ra đây gặp chồng nó chút coi bây!
Một cô gái tha thướt lộng lẫy bước ra. Công tử Cá Hố nhìn hai cái "đèn ló xe hơi" đội vung ngực áo không chớp mắt. Dì Hảo biết tánh Hố ta bèn hất hàm:
- Phải vợ Ông không?
- Da... a... phả... ải. Chàng công tử đáp không ngại miệng.
- Vậy thì tôi cho ông chuộc với giá rẻ mạt: 20 ngàn!
- Dạ tôi không có sẵn tiền, ở đây tôi chỉ có 7 ngàn thôi.
- Để 7 ngàn đó. Về lấy 13 ngàng tới đây dắt vợ về. Đến tối không có tiền thì mất vợ.
Chàng Hố quơ cô "vợ" định hôn tràn, nhưng dù Hảo quát:
- Hôn một cái trả một ngàn. Ở đây là Nguyệt Tiên Cung, không phải hẻm Cây Mai!
- Vợ tôi, tôi hôn chớ!
Bỗng từ phía sau có tiếng oang oang vọng ra:
- Ông nói vợ Ông là cô Pạ Người này là Pa Xà sao ?
Mọi người sửng sốt quay nhìn lại. Một gã đàn ông to béo mặc áo xá xẩu bệ vệ bước ra, giơ tay:
- Chào, chào hết thảy người ta.
Dì Hảo quát:
- Tên ăn trộm, chui lỗ nào vô đây vậy?
- Há, pà lừng có lói pậy pạ. Tôi kêu lính pắt chết cha! Tôi vô bằng ngả đặc biệt chớ không có chun lỗ nào. Tôi cho các ông các pà piết tôi là chủ cái nhà này.
Mọi người nhìn hắn trân trân. Hắn vẫn điềm nhiên tiếp, tay vỗ vỗ ngực:
- Tôi là thầu khoán cất cái nhà này cho cô Ba.
- Cô ấy đã có chồng rồi. Dì Hảo gượng gạo chống chế.
- Có chồng nhưng bỏ chồng rồi.
- Sao ông biết?
- Tôi đã tới nhà chồng cô ấy mấy ngày quạ Cha mẹ chồng cô ấy không nhận cô ấy là dâu. Họ chê cổ không xứng đáng, bắt thằng chồng phải thôi con vợ.
Còm-mi Vương bật dậy:
- Chính là tôi đây. Tôi đâu có thôi vợ tôi!
- Tôi biết ông ! Gã thầu khoán gật gù nhìn đối thủ.
- Chính ông là kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình tôi.
Chàng Cá Hố xua tay:
- Hai ông bà sẽ bị tôi đưa ra toà xét xử về tội phá hoại gia cang người khác. Trước nhất, Ba Trà là vợ của tôi cưới hỏi có hôn thú đàng hoàng, có dì Hảo làm chứng.
Còm-mi Vương gạt phắt:
- Dì Hảo chính là má vợ của tôi.
- Không cần ai làm chứng, cũng không cần hôn thú gì ráo. Kẻ nào bỏ tiền ra cho cô Ba nhiều nhất thì cô là vợ kẻ đó.
- Vậy thì chính thầy Sáu Daron là chồng cô Ba chớ còn ai vô ? Há há...
Nghe tiếng nói oang oang, mọi người như tỉnh mộng. Nãy giờ lo tung đòn với nhau mà mấy con gà cồ và con gà mái không để ý đến một chú gà trống lẻn vào đứng ở góc đấu trường.
Dì Hảo vẫy tay:
- Mời anh ngồi, anh Sáu, và nhờ anh tống cổ mấy người này ra giùm.
Cô Ba Trà Cô Ba Trà - Xuân Vũ Cô Ba Trà