Số lần đọc/download: 1952 / 50
Cập nhật: 2016-07-01 09:49:28 +0700
Chương 10: Sự Tương Đồng Nào?
S
ự thán phục của chúng ta khi đứng trước một số tác phẩm là do đâu mà có? Sự ngưỡng mộ được sinh ra ngay từ cái nhìn đầu tiên và sau đó, trong khi kiên nhẫn tìm hiểu lý do, nếu chúng ta phát hiện rằng tất cả vẻ đẹp đó là kết quả của một kỹ thuật điêu luyện vốn chỉ lộ ra khi ta quan sát kỹ nét vẽ biết phối hợp bóng tối và ánh sáng, thể hiện lại bằng cách làm tôn lên các hình thức bố cục - tính chất trong suốt quý giá của thủy tinh, ánh lấp lánh của vỏ sò, sự mượt mà tươi sáng của quả chanh -, thì điều đó không làm mất đi, cũng không giải thích được bí ẩn của sự thán phục đầu tiên.
Đó là một câu đố luôn luôn mới: các tác phẩm vĩ đại là những hình thức đầy ấn tượng bằng thị giác đạt tới niềm tin vào sự tương hợp phi thời gian trong chúng ta. Dưới dáng vẻ riêng do tác giả tạo ra, ở vị trí phụ sau tài năng cá nhân, chúng tạo thành muôn mặt tài năng chung, - sự hiển nhiên này có cái gì đó xáo động sâu sắc. Có sự tương đồng nào giữa tranh của Claesz, Raphael, Rubens và Hopper? Mặc dù chủ đề, chất liệu và kĩ thuật rất phong phú, bất chấp tính chất vô nghĩa và phù du của những cuộc đời vốn luôn luôn tất yếu chỉ thuộc về một thời đại duy nhất và một nền văn hóa duy nhất, cho dù mọi cách nhìn đều là độc nhất, bao giờ cũng chỉ cho người ta nhìn thấy cái mà cấu tạo của chúng cho phép và đau khổ vì cái tính nghèo nàn, nhưng tài năng của các họa sĩ vĩ đại đã đi sâu vào tận tâm của bí ẩn và lấy ra được từ đó, dưới những lớp vỏ bề ngoài khác nhau, cùng một hình thức cao đẹp mà chúng ta tìm kiếm trong một sản phẩm nghệ thuật. Có sự tương đồng nào giữa tranh của Claesz, Raphael, Rubenr và Hopper? Không cần phải tìm kiếm, con mắt thấy ở đó một hình thức tạo nên cảm giác về sự tương hợp, bởi vì hình thức đó xuất hiện ở mỗi người như chính bản chất của cái Đẹp, không có biến dị hay ngoại lệ, không cần bối cảnh hay nỗ lực. Thế nhưng, trong tranh tĩnh vật vẽ quả chanh, không chỉ đơn giản là nét vẽ điêu luyện làm nảy sinh cảm giác về sự tương hợp, cảm giác rằng cái đó phải được sắp đặt kiểu này, cho phép cảm nhận được sức mạnh của các đồ vật và tác động qua lại giữa chúng, cho phép cảm nhận sức mạnh của các đồ vật và tác động qua lại giữa chúng, cho phép nhận thấy mối liên kết chặt chẽ giữa chúng và những từ trường hút hay đẩy chúng, mối liên hệ không thể tả bằng lời nổi chúng lại với nhau và tạo ra một sức mạnh, thứ sóng điện từ bí mật và không thể giải thích được, được sinh ra từ những trạng thái căng và cân bằng của hình dáng- gây cảm giác về sự tương hợp, thể hiện cách bài trí đồ vật và những món ăn đã đạt tới tính phổ biến mà vẫn mang nét riêng biệt: đạt đến tính chất phi thời gian của hình dạng tương hợp.