This will never be a civilized country until we expend more money for books than we do for chewing gum.

Elbert Hubbard

 
 
 
 
 
Tác giả: Jorge Luis Borges
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Duy Vo
Upload bìa: Duy Vo
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4111 / 147
Cập nhật: 2015-07-04 22:49:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Susan Sontag – Một Bức Thư Gửi Borges
uy Đoàn chuyển ngữ
13/6/1996, New York
Borges thân mến,
Bởi vì văn tài của ông luôn được đặt bên dưới cung vĩnh hằng, nên dường như không quá kì quặc khi thảo một bức thư gửi cho ông. (Borges, mười năm rồi đó!) Nếu có một nhân vật đương thời nào dường như được số mệnh an bài là bất tử trong văn chương, thì đó là ông. Ông quả thật là một sản phẩm của thời đại ông, của văn hoá ông, và tuy vậy ông biết cách vượt thoát thời đại ông, văn hoá ông, theo những phương cách dường như rất đỗi huyền ảo. Điều này liên quan đến sự cởi mở và rộng lượng ở sự chú tâm ông có được. Ông là nhà văn ít hướng về mình nhất, minh bạch nhất trong số các nhà văn, cũng như là nhà văn tinh vi nhất. Điều này cũng liên quan đến tính thuần khiết tự nhiên của tinh thần. Mặc dù ông đã sống giữa chúng tôi suốt một thời gian tương đối dài, nhưng ông đã hoàn thiện những cách thực hành về độ tinh tế và về độ phân li, những điều làm ông trở thành một lữ khách lão luyện trong tâm tưởng đến những thời đại khác nữa. Ông có cảm nhận về thời gian khác với những người khác. Những ý tưởng bình thường về quá khứ, hiện tại, và tương lai dường như tầm thường dưới cái nhìn của ông. Ông thích nói rằng mỗi khoảnh khắc thời gian đều chứa đựng quá khứ lẫn tương lai, trích (theo như tôi nhớ) lời thi sĩ Browning, người từng viết đại loại như “hiện tại là cái chốc lát mà ở đó tương lai tan vụn ra thành quá khứ.” Tất nhiên đó là một phần của lòng khiêm tốn nơi ông: sở thích tìm kiếm ý tưởng của mình trong những ý tưởng của các cây bút khác.
Lòng khiêm tốn của ông là một phần đảm bảo cho sự hiện diện của ông. Ông là kẻ khám phá ra những niềm hân hoan mới. Một tính bi quan sâu sắc, và thâm trầm, như ông không cần phải căm phẫn. Thay vào đó, nó phải sáng tạo – và ông, trên hết, là người sáng tạo. Tính thâm trầm và vượt thoát bản ngã mà ông tìm thấy là một mẫu mực đối với tôi. Ông cho thấy rằng buồn rầu là việc không cần thiết, cho dù ta thấy rõ ràng và không bị ai lừa dối về chuyện mọi thứ trông tệ hại ra sao. Đâu đó ông bảo rằng một nhà văn – ông thêm vào tế nhị: toàn bộ mọi người – phải nghĩ rằng bất kể điều gì xảy đến với ông ta hay với bà ta đều là một nguồn tài nguyên. (Khi ấy ông đang nói đến sự mù loà của ông.)
Ông đang là một tài nguyên vĩ đại, đối với những nhà văn khác. Vào năm 1982 – tức là bốn năm trước khi ông chết – tôi có nói trong một lần phỏng vấn, “Không một nhà văn đương tại thế nào ngày nay lại có tầm quan trọng đối với những nhà văn khác hơn Borges. Nhiều người sẽ bảo ông ấy là nhà văn đương tại thế vĩ đại nhất… Ngày nay gần như không nhà văn nào lại không học hỏi từ ông ấy hoặc không bắt chước ông ấy.” Điều đó hãy còn đúng. Chúng tôi vẫn còn đang học hỏi ông. Chúng ta vẫn còn đang bắt chước ông. Ông trao cho người ta những cách tưởng tượng mới mẻ, trong khi liên tục tuyên bố rằng chúng ta mang nợ quá khứ, và trên hết, mang nợ văn chương. Ông bảo rằng chúng ta mắc nợ văn chương gần như mọi điều chúng ta đã có và về những gì chúng ta đang có. Nếu sách biến mất, lịch sử sẽ biến mất, và loài người cũng biến mất. Tôi đoan chắc là ông đúng. Sách không chỉ là tổng các giấc mơ và các kí ức của chúng ta một cách tuỳ tiện. Chúng còn trao cho ta cái mô hình của việc tự vượt thoát bản thân. Một số người nghĩ rằng đọc sách chỉ là một dạng đào thoát: một cuộc đào thoát khỏi cái cõi sống hàng ngày “có thực” để đến với một cõi sống tưởng tượng, cõi sống của sách vở. Sách vở còn nhiều hơn thế. Chúng là một cách để làm người trọn vẹn.
Tôi rất tiếc phải nói cho ông biết rằng sách vở hiện giờ được xem là chủng loài gặp nguy hiểm. Nói đến sách, tôi cũng có ý nói đến những hoàn cảnh đọc tạo ra nền văn chương khả hữu và những hệ quả tâm hồn của nó. Chúng ta được cho biết là chúng ta sẽ sớm dùng đến bất kì “văn bản” nào theo nhu cầu ở trên “những màn hình sách”, và có thể sẽ thay đổi diện mạo của nó, đặt vấn đề về nó, “tương tác” với nó. Khi sách trở thành “những văn bản” mà ta “tương tác” được theo những tiêu chuẩn về tính thiết thực, thì văn tự sẽ đơn giản trở thành một khía cạnh khác trong thực tại vô tuyến vốn đang bị giới quảng cáo lèo lái. Đây là tương lai huy hoàng được tạo ra, và được hứa hẹn cho chúng ta, như một thứ gì đó “dân chủ” hơn. Dĩ nhiên, nó không mang nghĩa gì hơn là cái chết của phần nội tâm – và của sách vở.
Khoảng thời gian này, ta sẽ không cần một trận đại hoả thiêu. Những kẻ man di không cần phải đốt sách. Một con cọp đang ở trong thư viện. Borges thân mến, xin hãy hiểu rằng tôi chẳng thấy thoả mãn chi đâu khi thốt ra lời than phiền. Nhưng liệu tôi còn biết nói với ai những lời than phiền như thế về số phận của sách vở – của bản thân việc đọc sách – ngoài ông ra? (Borges, mười năm rồi đó!) Tất cả những gì tôi ý muốn nói là chúng tôi nhớ ông. Tôi nhớ ông. Ông tiếp tục tạo ra sự khác biệt, Kỉ nguyên mà chúng tôi đang tiến vào lúc này đây, thế kỉ hai mươi mốt này, sẽ thử thách tâm hồn bằng những phương cách mới. Nhưng, ông có thể đảm bảo, một số người trong chúng tôi sẽ không từ bỏ cái Thư viện Vĩ đại kia đâu. Và ông sẽ tiếp tục là thần hộ mệnh và là anh hùng của chúng tôi.
SUSAN
Tuyển Tập Tác Phẩm Tuyển Tập Tác Phẩm - Jorge Luis Borges Tuyển Tập Tác Phẩm