Always read something that will make you look good if you die in the middle of it.

P.J. O'Rourke

 
 
 
 
 
Tác giả: Aziz Nesin
Dịch giả: Đưc Mẫn
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1807 / 73
Cập nhật: 2015-09-24 02:51:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hào Phóng
ác báo đưa tin:
“Phạm tội chỉ vì năm curusơ1! Tên Rukhi đã cầm dao đâm vào bụng người bán vé xe điện!”
Một hành vi quá sức điên rồ. Ai nấy đều phẫn nộ.
– Quân dã man!
– Đồ thú vật…
– Cầm dao đâm người chỉ vì năm curusơ!…
Người ta nhổ vào ảnh tên Rukhi đăng trên báo.
– Đồ dã thú? Tội nghiệp cái ông bán vé xe điện, không biết sống chết ra sao?
Nhưng không ai biết được nguyên nhân sâu xa của cái tội ác ấy.
Các bạn chắc sẽ hỏi: “Hay người bán vé xe điện có lỗi gì chăng?”
Xin thưa ngay là hoàn toàn không!
Tôi không đồng ý với các báo. Tội ác được thực hiện không phải vì năm curusơ. Năm curusơ chỉ là cái cớ bên ngoài mà ta biết được.
Xin các bạn hãy tự phán xét.
Hôm đó là thứ bảy. Rukhi được lĩnh lương. Cả chỗ tiền lương ấy cũng không đủ trả dù chỉ một nửa số nợ. Y về nhà trong lòng buồn bã. Y ngó vào bếp. Vợ y đang bật diêm để châm bếp ga.
– Con mẹ đàn bà hoang phí. – Rukhi quát lên – Chỉ vì cô mà cuộc sống suốt đời chật vật. Phải tiết kiệm diêm chứ! Hay cô là bà triệu phú thích chơi trò bắn pháo hoa?! Một bên bếp đang cháy kia, việc gì phải dùng diêm. Dí mảnh giấy vào rồi châm vào bếp thứ hai là được rồi!
Mãi Rukhi không nguôi giận. Trạng thái tâm hồn y đã mất cân bằng. Y quay ra buồng.
Đứa con gái chín tuổi đang ngồi làm bài.
– Cái gì thế này?! Mày lại xé vở phải không?
– Bố ơi, con bị dây giọt mực vào vở.
– Mày lại bắt chước mẹ mày hả?!… Bừa bãi, hoang phí hệt như mẹ mày!… Các người chỉ muốn hại ta…
Thằng con trai ở cửa hàng về, lấy dao cắt sợi dây buộc hàng.
– Cái gia đình gì thế này không biết! – Rukhi lại nổi cáu. – Không ai biết coi trọng cái gì cả! Hay lắm!… Cứ cắt đi, cứ xé đi, cứ phá hết đi! Để xem cuối cùng sẽ thế nào? Chả lẽ cởi một sợi dây cũng khó khăn thế hay sao? Đến lúc cần buộc cái gì là lại ra cửa hàng, xì tiền ra mua! Bây giờ mình mới hiểu tại sao cái nhà này suốt đời thiếu tiền! Toàn một lũ ăn tàn phá hại!… Một lũ vung tiền qua cửa sổ!…
Y giận quá, bỏ cả cơm không ăn. Y ra khỏi nhà, đóng sầm của lại.
Trên phố y gặp một người bạn. Hoá ra anh ta cũng chưa ăn cơm. Hai người rủ nhau vào một tiệm ăn. Bữa ăn hết bảy lia hai mươi nhăm curusơ. Cả hai cùng móc ví một lúc.
– Xin anh đừng bận tâm, để tôi trả! – Rukhi nói.
Người bạn phản đối:
– Không đời nào! Tôi sẽ trả.
– Anh mà trả thì, tôi thề, tôi sẽ giận đấy!
– A, tôi không để anh trả đâu! Trừ phi anh bước qua xác tôi?… Bao nhiêu lâu mới gặp nhau!… Không, không, tôi không cho phép đâu!
Chỉ thêm chút nữa có thể họ sẽ cãi nhau to. Cuối cùng nhờ cương quyết hơn, Rukhi dành được quyền trả tiền. Y đưa cho anh hầu bàn tờ mười lia. Anh này mang cái khay tiền thừa lại – hai lia rưỡi và bảy mươi nhăm curusơ tiền lẻ.
Phải cho anh ta bao nhiêu tiền puôc-boa nhỉ? Bảy mươi nhăm curusơ thì ít quá, hai lia rưỡi thì lại nhiều quá. Đưa tay cầm số tiền thừa, Rukhi do dự một giây, sau đó cầm hai đồng hai mươi nhăm curusơ ở khay lên. Anh hầu bàn cảm ơn. Họ rời tiệm ăn bước ra ngoài. Rukhi thấy bứt rứt trong người.
“Trời ơi, đồ con lừa! – Y tự nguyền rủa mình. Tại sao lại không ăn cơm ở nhà cơ chứ? Được, cứ cho là không ăn cơm nhà đi. Nhưng có thể mua ngoài phố một cặp bánh mì vòng ăn tạm cũng được cơ mà. Mà mình không làm thế cũng được thôi. Nhưng vậy thì tại sao lại không tự cho phép mình ăn một bữa cơm? Hơn nữa, lại còn đi trả tiền cho một gã gần như là người lạ này. Còn tay hầu bàn đã được mười phần trăm tiền dịch vụ rồi, mình lại còn cho thêm hắn hai trăm bảy mươi nhăm curusơ nữa. Đúng là đồ con lừa, con lừa! Không biết đến bao giờ mi mới thành người được?!”
Những ý nghĩ buồn bã cứ luẩn quẩn trong đầu y.
Y chia tay với người bạn.
Đến đầu phố y lại gặp người quen khác.
– Ô, anh Rukhi, anh đi đâu đấy?
– À, đi loanh quanh thôi.
– Đến Emigrian ở ngoại ô uống trà đi!
– Đi thì đi!
– Ta gọi tăcxi đi.
Tại Emigrian cạnh quán trà họ xuống tăcxi, hai người cùng móc ví một lúc.
– Để tôi trả.
– Ấy không, anh cho phép tôi. Không tôi sẽ giận đấy!
– Không đời nào, để tôi trả.
– Tôi sẽ giận anh suốt đời đấy. Vì đây là ý của tôi!.
– Anh cứ thử trả đi, tôi thề từ giờ sẽ không chơi với anh nữa!
Rukhi cuối cùng lại là người cương quyết hơn.
– Hết bao nhiêu đây, bác tài? – Y nói người lái xe tăcxi.
– Các ngài cho bao nhiêu thì cho.
Rukhi không chờ câu trả lời như vậy. Đưa bao nhiêu bây giờ đây? Có lẽ tốt hơn cứ để bác ta tự lấy. Y đưa cho người lái xe tờ giấy bạc năm mươi lia. Người lái xe trả lại y hai mươi bảy lia rưỡi. Rukhi dúi vào tay bác ta thêm năm lia nữa.
Vào quán trà họ gọi một ấm samôva.
“Trời ơi, đồ con lừa! con lừa – Rukhi lại tự bực mình. – Không, mi không thể thành người được. Tại sao lại đến khu Emigrian này làm gì cơ chứ? Cứ ngồi nhà có phải hơn không? Mi cần cái xã hội thượng lưu này lắm hay sao?! Đồ ngu! Sao không để gã này trả tiền xe tăcxi? Ừ, thôi, mi trả cũng được, nhưng sao tự nhiên mi lại cho phép gã lái xe xỏ mũi? Thằng đểu, hắn xơi ngon hai mươi hai lia rưỡi. Thế mà mi, một con lừa đần độn, lại còn cho hắn thêm năm lia nữa!”
Y uống trà mà thấy đắng như thuốc độc. Gần tối khi chuẩn bị đứng dậy, cả hai cùng một lúc đưa tay sờ ví.
– Xin phép anh, để tôi trả! Anh làm ơn đi!
– Tôi xin anh, hãy cho tôi niềm vui này!
– Không đời nào!
– Hãy nhường tôi đi, tôi van anh đấy. Vì thánh Ala!… Để tôi trả!…
Rukhi bướng bỉnh hơn và cuối cùng y thuyết phục được người bạn.
– Hết bao nhiêu tiền đây, chú? – Y hỏi cậu hầu bàn.
– Ba lia rưỡi ạ!
Rukhi ném lên bàn tờ năm lia.
– Không cần trả lại.
Họ bước ra khỏi quán trà.
“Trời ơi, đồ con lừa! – Rukhi tự rủa thầm trong bụng – Đồ con lợn ngu ngốc! Ai lại đi uống trà những ba lia rưỡi bao giờ! Thà ngồi nhà cũng uống no được cái thứ nước thổ tả này! Vào đây uống trà cũng được, nhưng lẽ ra phải để người ta trả tiền chứ. Lại còn không lấy tiền thừa nữa! Con lừa! Con lừa! Con chó còn có thể trở thành người hơn là mi!”
Họ lại lên tăcxi. Về đến thành phố hai người lại bắt đầu tranh nhau xem ai trả tiền. Lần này Rukhi cũng lại thắng và được trả tiền.
“Ôi trời! Con lừa! Con lừa!…” – Y luôn mồm nguyền rủa mình.
Rukhi chia tay với người bạn, trong lòng đau khổ vì sự ngu ngốc của mình. Trên đường đến Galatasaray y lại gặp một người bạn nữa. Thậm chí không phải bạn, mà chỉ là một người quen sơ mà y không nhớ cả tên. Hai người được giới thiệu làm quen với nhau tại một bữa tiệc nào đó. Họ chỉ gặp nhau và chào nhau một câu thế thôi.
– Ô… xin chào!
– Chào anh!
– Anh đi đâu vậy?
– Dạo chơi loanh quanh thôi.
– Tôi đề nghị thế này. Ta vào quán bia làm một chầu đi. Đến quán “Passage” ấy!
Họ rẽ vào quán “Passage”, gọi mỗi người một vại bia. Rồi lại gọi tiếp. Rồi lại tiếp nữa.
Người bạn của Rukhi gọi hầu bàn.
– Cho hai li vôtka, một đĩa xalat, một món gì nóng. Có cá ômar sốt không? Tóm lại, cho đồ nhậu gì thật ngon ấy!
– Cuối cùng thanh toán – sáu mươi bốn lia.
– Để tôi trả. – Rukhi nói.
– Không đời nào!
– Nhưng tôi chiêu đãi mà.
– Tôi không cho phép đâu, anh bạn! Tôi là người mời anh.
– Cứ để tôi! Bao nhiêu lâu mới gặp lại…
Cuối cùng Rukhi trả tiền. Y đưa người hầu bàn một tờ năm mươi lia và hai tờ mười lia.
– Không cần trả lại đâu!
Gần nửa đêm họ mới rời quán “Passage”.
– Trời ơi! Con lừa, con lừa! – Rukhi bực tức nguyền rủa mình- Khi nào mi mới khôn lên được. Không ngồi nhà mà uống được! Còn nếu đã vào quan uống thì hãy để cho người nào mời mi trả tiền chứ! Không, lại tranh lấy trả cơ! Mà thế vẫn còn chưa đủ! Còn “boa” cho tên hầu bàn những sáu lia.
Hai người chia tay nhau.
Trong lòng Rukhi như có tảng đá đè. Đã đến lúc phải về nhà. Y bước lên tàu điện, trong bụng vẫn không ngớt nguyền rủa mình: “Con lừa, con lừa, con lừa! Ngày hôm nay đã bao nhiêu lần mi làm chuyện ngu ngốc rồi! Đây đúng là bài học tốt cho mi nhớ suốt đời!”
Đúng, từ bây giờ trở đi y phải tiết kiệm từng xu mới dược!
– Mua vé nào! … Hành khách nhớ mua vé đi!
Rukhi đưa cho người bán vé hai mươi nhăm curusơ. Hay là chỉ có hai đồng mười curusơ nhỉ? Y cũng không nhớ nữa. Đã đến bến của y.
Rukhi quay lại bảo người bán vé:
– Bác trả lại tiền thừa đi.
– Tiền thừa nào?
– Tôi đưa bác hai mươi nhăm curusơ.
– Ông nhầm rồi… Ông đưa tôi hai đồng mười curusơ.
– Đồ lừa đảo! Định bịp ai đấy hả?!
– Ông nói gì thế!…. Ông đưa tôi đúng hai mươi curusơ.
– Không đúng!
– Tôi nói điêu tôi chết. Tôi thề với ông đấy!
Rukhi rút trong túi ra con dao gíp, mở lưỡi ra và đâm một nhát vào bụng người soát vé.
Tên tuổi Rukhi được đưa lên các báo.
Chú thích
1. Curusơ: đơn vị tiền của Thổ Nhĩ Kỳ. 100 curusơ = 1 lia
Tập Truyện Aziz Nesin Tập Truyện Aziz Nesin - Aziz Nesin Tập Truyện Aziz Nesin