Nếu bạn chưa từng nếm mùi thất bại, tất bạn chưa gặp thử thách thực sự.

Dr Porsche

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 47
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3530 / 82
Cập nhật: 2016-03-03 14:02:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Giai Thoại 35: Chuyện Lê Hoàn Lên Ngôi Hoàng Đế
ê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941) tại làng Trung Lập, Châu Ái (nay làng này thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mất năm Ất Tị (1005), thọ 64 tuổi. Thuở nhỏ, vì gia đình nghèo, Lê Hoàn đi ở và làm con nuôi. Sau, Lê Hoàn theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn mười hai sứ quân. Nhờ có tài, lại được Đinh Bộ Lĩnh yêu, ông thăng tiến rất nhanh. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn giữ chức Thập Đạo Tướng Quân, tức là chức võ quan cao nhất lúc bấy giờ.
Năm 979, khi Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị giết hại, con thứ của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn được đưa lên nối ngôi, Lê Hoàn là Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính. Các quan trong triều như Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Phạm Hạp nghi ngờ Lê Hoàn sẽ làm việc mờ ám, bèn dấy binh để đánh, nhưng rốt cuộc lại bị Lê Hoàn đánh bại và giết chết. Từ đó, uy danh của Lê Hoàn ngày một lớn hơn. Tuy nhiên, khi nội loạn vừa dẹp yên thì ngoại xâm lại tràn tới. Nghe theo lời tâu của Hầu Nhân Bảo, nhà Tống xua quân đến xâm lược nước ta. Triều đình đương thời đứng trước một thực tế rất khó xử, rằng ai sẽ là người đủ uy tín và đủ năng lực để điều khiển vận mệnh quốc gia? Tháng bảy năm Canh Thìn (980), một sự kiện lớn đã diễn ra tại kinh đô Hoa Lư. Sự kiện này được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyền 1, tờ 13) chép lại như sau:
"Quan giữ đất Lạng Châu (vùng Lạng Sơn và Quảng Ninh ngày nay - NKT) đem việc đó (chỉ việc quân Tống tràn sang xâm lược nước ta -NKT) tâu lên, Dương Thái Hậu bèn sai Lê Hoàn tuyển lựa dũng sĩ để chống lại. (Triều đình) cho Phạm Cự Lượng (em của Phạm Hạp, người Nam Sách, nay thuộc tỉnh Hải Dương - NKT) làm Đại Tướng, được quyền bày mưu tính kế đánh giặc. (Phạm) Cự Lượng cùng các tướng, mặc nguyên quân phục, vào thẳng nội điện, nói thẳng với mọi người rằng:
- Thưởng người có công, trị người phạm tội, ấy là phép dùng binh. Nay, chúa thượng thì thơ ấu, dẫu bọn ta có liều chết mà đánh rồi may lập được chút công lao, thì ai sẽ là người biết cho? Vậy thì chi bằng trước hãy tôn ngay quan Thập Đạo Tướng Quân (tức Lê Hoàn - NKT) lên ngôi Thiên Tử rồi sau đó mới xuất quân.
Quân sĩ nghe vậy thì đều tung hô "vạn tuế". Dương Thái Hậu cũng một lòng mến phục, liền sai lấy tấm Long cổn khoác lên người Lê Hoàn, rồi cũng chính Dương Thái Hậu khuyên Lê Hoàn lên ngôi. (Lê)
Hoàn lên ngôi, đổi niên hiệu là (Thiên Phúc) giáng Hoàng Đế là (Đinh) Toàn xuống làm Vệ vương như cũ".
Lời bàn:
Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được sáu tuổi, Lê Hoàn làm Phó vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái Hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi.
Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khản, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay!
Cũng là anh em ruột thịt một nhà nhưng nếp nghĩ của Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng mới khác nhau làm sao. Ai dám bảo rằng Phạm Hạp bất tài và bất trung? Nhưng, chút suy nghĩ nông cạn đã đẩy Phạm Hạp vào ngõ cụt đầy bi kịch. Mới hay, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cao thượng với thấp hèn, giữa anh hùng với phản nghịch, tất cả, đôi khi chỉ xuất phát từ một phút suy nghĩ nông cạn và rất điên rồ đó thôi.
Trách Phạm Cự Lượng và chư tướng sao chỉ nghĩ đến việc cần người ghi nhận công lao cho mình ư? Răng đúng thì kể cũng có phần đúng, nhưng nếu cứ lấy đạo đức ngày nay làm chuẩn để xét đoán, thì lịch sử sẽ chẳng còn là lịch sử nữa. Có phải cái đúng bao giờ cũng đúng hết với mọi thời đâu. Ngẫm mà xem!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 1