Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng trong cuộc sống.

Lou Holtz

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 32
ôi quan sát nhiều cuộc biểu tình rộng lớn của học sinh trung học toàn nước Pháp hồi đầu tháng 11. 1990. Nội dung đấu tranh là đòi nâng cao chất lượng giảng dạy, sửa sang và trang bị lại các lớp học, giảm số học sinh mỗi lớp, trên dưới 40 xuống 35, xây dựng thêm trường lớp nơi đông dân cư. Các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh tham gia rất đông đảo. Cuộc đấu tranh lớn ở Paris, Lyon, Bordeau, Marseillẹ..lan nhanh ra cả nước. Các đòan học sinh đáp xe lửa, xe buýt từ các tỉnh đổ về Paris. 300. 000 học sinh biểu tình từ quảng trường La Bastille, qua Austerlitz, vòng về Champs Elysees trước trự sở của chính phủ Pháp. Biểu ngữ, cờ, khấu hiệu căng khắp nơi, truyền đơn phân phát rộng rãi, và tiếng hô của họ vang động cả Paris. Tôi đứng hàng giờ quan sát, rồi đi cùng các đoàn. Những đòan học sinh trẻ, từ 12 đến 18 tuổi hừng hực khí thế, vừa hát vừa đi, vừa hô khẩu hiệu, vừa đi, nghiêm chỉnh, tươi vui, suốt từ 9 giờ sáng cho đến tối mịt, trên một quảng đường dài gần 10 km. Thế là quyền thủ tướng, bộ trưởng bộ Giáo Dục Jospin phải tiếp các đại biếu, nhận các kiến nghị và trao đổi ý kiến với họ- Tổng thống Mitterand phải tiếp các đại biểu học sinh trẻ. Tôi thích thú, cảm thấy như trẻ lại khi đứng ở chỗ các nhà báo trước trụ sở quốc hội và trước phủ tổng thống, nhìn các đại biểu học sinh vai đeo cặp sách, đàng hoàng bước lên các bậc thềm lớn để vào nơi trang nghiêm nhất của chính quyền trung ương, ngồi đối diện với các bộ trưởng và nghị sĩ không chút mặc cảm, tự ty, họ trình bày rõ những yêu sách của mình, tranh cãi đàng hoàng. Và tối đó, qua các kênh truyền hình, hàng triệu người xem ti- vi của nước Pháp và thế giới được thấy cảnh ở trong điện Elysees, tổng thống Pháp Mitterand và các nhà chức trách cao cấp nhất của nước Pháp tiếp kiến, lắng nghe, thảo luận với hơn 20 học sinh trung học đại diện của các cuộc biểu tình tuần hành và chấp nhận những yêu sách ấy. Hai hôm sau, phủ tổng thống thông báo, chính phủ Pháp đã quyết định trích ngay từ ngân sách dự trữ 5 tỷ Francs (gần bằng 1 tỷ đô la) để chi cho việc mở rộng trường lớp của các trường trung học, đáp ứng một phần yêu sách của cuộc đấu tranh...Đại diện hoc sinh trung học quyết định: tất cả trở về học tập bình thường, ghi nhận sự đáp ứng bước đầu của tổng thống và chính phủ, kiên quyết đấu tranh tiếp tục vì chất lượng giáo dục trung học là nền tảng của chất xám, của văn minh và văn hóa quốc giạ..Có những khẩu hiệu rất được dư luận chủ ý như: Không một Franc cho chiến tranh vùng Vịnh! Bớt ngân sách quân sự cho giáo dục quốc dân! Giáo dục trung học là nền tảng của tương lai! Chúng tôi muốn học giỏi, hãy bảo dảm điều kiện cho chúng tôi!...
Tôi nhìn lớp lớp học sinh phấn chấn trở về trong đêm với khí thế của những chiến sĩ vừa thắng trận, ca hát vang ở các bến tầu điện, các ga xe lửa mà nhớ, mà tủi cho các em học sinh trung học và đại hoc ở nước ta! Bao giờ các em cũng sẽ tổ chức được đội ngũ của mình, đề ra yêu sách thiết thực và giành được nhung quyền lợi thiết thân như thế...ở ta người ta hay nói về quyền làm chủ, nhưng lại không có phương tiện và biện pháp để thực hiện cái quyền tối thiểu ấy trong xã hội!
Tôi rất chú ý đến hành động của cảnh sát Paris với cuộc biểu tình này. Cuộc đấu tranh được các ban đại diện học sinh hoạch định rất kỹ, với một kỹ năng tổ chức và huy động rất cao, thành kế hoạch cụ thể. Những ai dự, từ đâu đến, giờ giấc ra sao, ai phụ trách, những điểm tập trung, lộ trinh tuần hành đều được quy định thống nhất. Cảnh sát được Ban lãnh đạo biểu tình thông baó trước hai ngày, và chính cảnh sát trưởng Paris phải huy động hơn 3000 cảnh binh với 30 xe buýt tỏa đi dọc các tuyến đường để bảo vệ an toàn cho các người tham gia đấu tranh. Thật là lý thú.
Cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ học sinh đi đấu tranh, ngăn ngừa bọn càn quấy, bọn phá dám, bọn lưu manh trà trộn vào, chúng gỉả danh học sinh để gây chuyện, phá phách các cửa hiệu nhằm cướp bóc.
Báo chí và truyền hình đưa rất đầy đủ tin tức của cuộc đấu tranh. Có đến hơn 20 tờ báo hàng ngày ở thủ đô và 6 kênh truyền hình - Các báo và đài đều có một cuộc cạnh trạnh, khi thì công khai, khi thì ngấm ngầm để đưa tin được sớm nhất (đua nhau đến từng phút như đưa tin chiến sự vùng Vịnh), đủ nhất và chính xác nhất. Trình độ nghiệp vụ, lương tâm nghề nghiệp cao, các thiết bị in và truyền tin hiện đại. Dư luận là người trọng tài công tâm nhất, người cho điểm, người phán xét thật sự. Mối quan hệ giữa báo, đai, người xem, người nghe thật bén nhậy. Việc thăm dò, bình xét thái độ và ý kiến của công chúng là tức thời. Đang có cuộc tranh luận chính trị giữa hai người A và B. Ngay trong thời gian tranh luận, ai khen, hay chê A hay B, chỉ việc quay 4 số ở máy điện thoại rồi phát biểu ý kiến là đài có máy tính điện tử tổng hợp tức thời và đưa ngay kết qủa lên truyền hình. Ví như ông A được 42% ý kiến tán thành, ông B được 35% ý kiến tán thành, 23% chưa có ý kiến rõ trên tổng số 1000 người có ý kiến.
Trong làng báo Pháp có một tờ báo ở nước ngoài ít ai biết, nhưng người đọc ở Pháp thích thú vô cùng - Đó là tờ tuần báo "Con vịt bị trói" ra vào sáng thư nâm. Đây là tờ báo để cười, một tờ báo giải trí, được ăn khách nhất và cũng được lãi lớn nhất trong tất cả các tuần báo Pháp, bán chạy ở Paris, ở các thành phố và các vùng nông thôn. Mọi đảng phái, mọi tuối tác, nghề nghiệp đều ưa thích. Văn phong báo cực kỳ hóm hỉnh. Không có kiểu cù vào cột nhạt nhẽo, hay cù kiểu hạ đẳng, vô văn hóa. Báo này không thuộc đảng phái nào. Do đó, tôi nghĩ nó là tờ báo chính trị bổ ích lớn nhất cho cuộc sống dân chủ. Tờ báo chỉ trích, lên án, công kích một cách mỉa mai, chua cay mà hóm, tất cả những thói hư, tật xấu trong xã hội, dám vuốt râù những ông lớn nhất nếu như họ có dấu hiệu bê bối, không chút e dè, nể sợ. Báo "Con vịt bị trói" từ năm 1975 cho đến nay, vạch tội cả nhân viên phụ trách ngành hải quan, các quan tòa, rồi cả hệ thống thuế...Nó không buông tha bất cứ ai, từ tổng thống, thủ tướng, đến ông cẩm các quận, những tay buôn lậu, trốn thuế, những mafia tội ác và những kẻ phân biệt chủng tộc, nếu họ có thật những vấn đề, những xì căng đan. Đây là một công cụ lợi hại bảo vệ nền dân chủ và quyền công dân, cố giữ môi trường trong sạch cho xã hội. Tờ báo đươc dư luận quý trọng, tất cả những vấn đề nó nêu lên đều được ngành hữu quan ghi nhận làm cho sáng tỏ và phần không ít được trả lời, kết thúc, khép kín hồ sơ trên mặt báo. Các nhà báo sành nghề ở Paris bái phục "Con vịt bị trói" vì nó đụng chạm rất nhiều đến các vị tai to mặt lớn, có máu mặt và lắm quyền, đến nhiều tổ chức chính trị, kinh tế, tài chinh lắm thế lực- nếu hớ hênh là dễ bị chết kẹt, bị đưa ra tòa để bồi thường danh dự do tố điêu, tố láọ..vậy mà "Con vịt bị trói" vẫn binh chân như vại, vẫn lớn tiếng kêu "cạc, cạc..." cho cả làng nghe, đế cả làng giải trí và phẫn nộ, để công bằng được thực hiện. Nó có tai mắt ở nhiều nơi, có hệ thống cộng tác viên ở lắm chỗ để làm công tác thẩm định, phán đoán có cơ sở, lượng định kỹ mọi chuyện trước khi gây cười cho độc giả.
Một điều được ghi thành văn trong hiến pháp các nước phương Tây và các văn bản pháp quy khác là không một ai có thể bị trừng phạt do những quan niệm chính trị và tư tưởng chính trị của mình. Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người cũng ghi rõ điều đó - ở các nước ấy, ai thích chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn tự do - Ai muốn theo chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê Nin, hay chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Trosky hay cả chủ nghĩa Staline là hoàn toàn tự do. Ai muốn ca ngợi Fidel Castro, Che Ghevara, hay Titọ..là hoàn toàn tự do. Cũng như ai muốn theo Phật giáo, theo Kitô giáo, theo Hồi giáọ..đều tự do cả. Không một ai được áp đặt cho ai một học thuyết nào, một lý luận, một quan điểm chính trị nào. Cả đến chính phủ, tổng thống và đảng được đa số phiếu cũng không được quyền, không được phép bắt buộc công dân tín nhiệm mình, phục tùng những chính kiến riêng của mình, ca ngợi, tâng bốc mình. Người công dân chỉ có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật. Mà pháp luật bảo vệ quyền tự do tư tưởng của công dân. Cho nên những chuyện ở ta như là đảng cộng sản cứ tự nhận là được nhân dân tín nhiệm, là nhân dân chỉ hoàn tòan tin cậy chúng tôi thôi, và yêu nước là bắt buộc phải yêu chủ nghĩa xã hội (mà chủ nghĩa xã hội nào, ra sao?), không yêu chủ nghĩa xã hội là không yêu nước, là phản bộị..thì người phương Tây không làm sao hiểu nổi được! Nó trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái với hiến pháp các nước (và cả Hiến pháp của nước ta ghi rõ quyền tự do tư tưởng), nó có mầu sắc của những chế độ tiền tư bản, khi người dân đen không được láo xược với vua quan, vua là tuyệt đối sáng suốt theo mệnh trời, người dân chỉ được cúi đầu vâng dạ...
Rõ ràng chỉ có một nền dân chủ đa nguyên khi cho công dân nhiều lựa chọn, có cạnh tranh và có đối trọng. Người công dân có quyền tự do cao nhất là tự do suy nghĩ, tự do khen và tự do chê, tự do sử dụng lá phiếu bầu của mình, tự do tín nhiệm và tự do không tín nhiệm, bảo đảm một không khí chính trị lành mạnh, ổn định, thường xuyên phát triển và tiến bộ.
Điều nổi bật ở các nước tư bản là sự am hiểu luật pháp và tuân thủ luật pháp được biểu hiện ở khắp nơi. Nguyên tắc của nó là: người công dân có quyền làm mọi thứ, trừ những điều luật pháp cấm đoán. Cho nên phải biết từ khi còn nhỏ tuổi cho đến khi về già những gì luật cấm. Từ đi ra đường, đi làm, đi du lịch, mua bán, tậu tài sản, gữi tiền...đều có những luật lệ quy tắc rất chặt chẽ. Tôi không phạm luật lệ, tôi là người tự do, không ai đươc đụng chạm đến tôi. Tôi không sợ một ai hết, từ ông cẩm, ông cò, ông thị trưởng, ông hải quan, đến ông bộ trưởng, ông thủ tướng, ông tổng thống. Tôi đi đứng đàng hoàng, ung dung, thư thái với tất cả nhân cách bình đẳng với mọi người- Nếu có ai dụng đến tôi một cách phi pháp, nhà nước phải bảo vệ tôi, tôi có quyền thuê luật sư nếu như tôi chưa hiểu biết hết luật, để bảo vệ cho tôi một cách công bằng. Điện Panthéon là nơi chốn cất "những người con vĩ đại của nước Pháp". Không có tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng nằm đây đâu! Toàn là những nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng, nhà khoa học, bằng tài năng sáng tạo của mình, làm rạng danh cho đất nước. Phía trước điện là trường Đại học Luật khoa, trường lâu đời nhất, gần 200 năm. Nhà nước pháp quyền phải như thế- nắm quyền qua luật pháp- và luật pháp yêu cầu mọi người tuân theo, trên tinh thần bình đẳng của công dân. Các nhân viên cảnh sát ở Paris rất lịch sự, lễ độ. Cả những nhân viên cảnh sát giao thông mặc đồng phục xanh, đi phạt những xe đậu không đúng chỗ cũng lịch sự, nhưng cương quyết Không có: "Xin anh, xin chị thông cảm cho em..." như ở ta, mà đã phạt là phạt. Nếu không có tiền sẵn thì xem giấy, địa chỉ, gửi giấy phạt về nhà. Không trả đúng hẹn, thì bị phạt thêm. Cứ phép nước mà làm. Người có quyền không được cậy quyền thế, quát nạt, khinh người. Nhận tiền phạt đều có biên lai chính thức, có cuống đàng hoàng, không thể lèm nhèm. Luật pháp quy định chặt chẽ, bịt chặt mọi sơ hở. Suốt thời gian ở Paris, tôi chưa hề gặp một ai hỏi giấy tờ, vậy mà họ quản lý rất chặt chẽ những ai vừa đến nước Pháp, làm gì, ở đâu. Có anh Việt kiều ở đây hơn 30 năm, chưa một lần nào có ai hỏi giấy tờ cả, nhưng đến cuối năm phải khai đủ thứ: tình hình bản thân, gia đình, thu nhập, tính thuế, kinh doanh lỗ lãi, bảo hiểm, trợ cấp xã hộị..Những dữ liệu trên đều được ghi và lưu tại các máy tính điện tử.
Tôi liên hệ đến tình hình đất nước. Rõ ràng, việc xây dựng một nhà nước phải trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp trị, xây dựng xã hội thành một xã hội công dân đã trở thành một yêu cầu cấp bách, nếu không dân chủ và công bằng vẫn chỉ là khẩu hiệu. Biết bao nhiêu luật pháp nữa cần đươc xây dựng. Trường đại học luật cần khẩn trương mở cưả đào tạo hàng loạt cán bộ pháp lý. Các luật sư cần phải được hành nghề rộng rãi. Và đảng phải tách khỏi nhà nước. Ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp phải tách ra rõ rệt. Cái khó của ta là buông lỏng quá lâu theo tinh thần đảng trị rồi. Hồi xưa đảng còn trong sạch, dân có niềm tin và tinh thần tự giác, tự trọng rất cao. Nhưng khi lòng tham đã lan tràn từ trên xuống dưới, bất chấp pháp luật, nhà dột từ đỉnh nóc dột xuống, đạo lý không còn mà thiếu hẳn pháp lý để kiềm chế dục vọng thì xã hội mặc sức băng hoại. Từ năm 1945, các nhà luật học Phan Anh, Trần Công Tường và sau đó luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đề ra việc xây dựng pháp luật là vấn đề cực kỳ cấp bách. Nhưng những ý kiến ấy đều bị bỏ qua, chỉ vì coi đảng là tất cả, đảng là "điều kiện cần và đủ" để xây dựng chính quyền rồi. Chính cái quan niệm đảng trị này là một nguồn gốc của sự hỗn loạn và xuống cấp của xã hội hôm nay.
Một điều cần nói rõ, nếu đảng thực sự tách ra khỏi nhà nước, đảng không còn bao biện, dẫm đạp lên chính quyền, đảng chỉ phát huy tác dụng bằng con đường thuyết phục như văn kiện của Đại hội đảng VII ghi rõ, thì đại hội VII lần này không nên làm ầm ĩ dư luận đến thế. Phải để cho việc bầu cử quốc hội mới và việc quốc hội ra các quyết định cần thiết là hệ trọng hơn, vì theo đúng Hiến pháp, "mọi quyền lực của nhân dân thuộc về các cơ quan dân cử. "
Trong những tháng sống trên đất Pháp, điều gây ấn tượng lớn và sâu đối với tôi là người công dân, người lao động được hưởng biết bao nhiêu quyền lợi thiết thực. Phải đấu tranh quyết liệt mấy thế hệ công nhân và công dân mới giành được giờ lao động mỗi ngày là dưới 8 giờ (so với 10, 12 giờ hay hơn nữa thời chủ nghĩa tư bản sơ khai), mỗi tuần làm việc 42 giờ hoặc dưới 42 giờ (so với 60, 65 giờ hay hơn nữa), cũng như mỗi tuần làm việc 5 ngày (so với 6 hoặc 7 ngày hồi trước)- Trên báo Pháp đang bàn về việc tổ chức để người lao động, viên chức có thể nghỉ 3 ngày liền sau 4 ngày làm việc, mở ra một hướng đấu tranh mới mẻ ở một số ngành. Lương tối thiểu của công nhân viên chức được ấn định hàng năm. Hiện nay lương SMIC (tối thiểu cho các ngành nghề) hàng tháng là 5300 Francs (bằng gần 1000 dô la). Người về hưu được bảo đảm về cuộc sống. Tùy theo thâm niên, nghề nghiệp và mức lương mà nhận được lương hưu khá giả hay dư dật ít nhiều. Quỹ trợ cấp xã hội rất lớn, do nhiều nguồn đóng góp: của chính phủ, trích ra từ ngân sách, tiền trích từ lương của lao đông, viên chức, cũng như đóng góp của người chủ mướn lao động, mướn nhân công và viên chức, từ các hãng tư nhân phải trích lãi và nộp nhiều loại thuế...Người lao động, viên chức được bảo hiểm về sức khỏe, được chữa bệnh, nằm bệnh viện không mất tiền, hoặc chỉ phải đóng góp rất ít, nếu không làm việc được, neo đơn, thất nghiệp thì được các cơ quan cưú trợ xã hội xét và được những khoản phụ cấp thích đáng...Chính phủ làm ra những căn nhà HLM (nhà cho thuê giá thấp) cho những người thu nhập trung bình và thấp (những ngôi nhà làm riêng cho cán bộ cấp cao ở Hà Nội còn kém xa những HLM ở Pháp). Trẻ em, người già, người tàn tật, được chăm sóc rất đặc biệt, không phải chỉ cho một số ít, mà cho đại trà, nghĩa là mọi người trong diện ấy một cách bình đẳng.
Việc đi lại của công dân được nhà nước giải quyết từng bước theo nhu cầu. Hiện Paris có hệ thống tầu điện ngầm như mắc cửi, gồm hơn 10 đường trục chéo nhau với gần 600 ga. Có đến hơn 3 triệu lượt người đi Metro mỗi ngày thêm vào đó có hệ thống 4 đường RER- xe điện tốc độ cao- trong thủ đô nối liền với hệ thống xe lửa trải ra khắp nước. Lại có hệ thống xe lửa nhanh TGV, mỗi giờ chạy được 240 km...Có chính sách bán vé chuyến, vé ngày, vé tháng có loại vé dành chung cho tầu điện ngầm, RER, và xe buýt, có loại vé cho công nhân, cho học sinh và sinh viên. Lại có loại vé cho người về hưu, người tàn tật, được bớt 50 %, hay hoàn toàn không mất tiền- Học sinh đi tập thể, đi du lịch được mua gíá hạ hơn nữạ..
bên sông Loire, tôi ghé thăm một nhà dưỡng lão của hơn 40 cụ từ 76 đến 103 tuổi. Đây là lâu đài của môt quận công cũ ở trong vùng. Các cụ được phục vụ chu đáo, ăn ngủ, chơi bài, đọc sách báo, chơi thể thao, đi bách bộ, làm vườn...Mọi cụ già trong vùng có hoặc không có người thân chăm sóc, đều có thể đến đây sống trong niềm vui và được phục vụ chu đáo. Đã có sự ganh đua giữa các vị dân biểu, các quận trưởng, tỉnh trưởng, giữa đảng cộng sản, đảng xã hội, với các đảng phái hữu. Đại biểu nào cầm quyền một nhiệm kỳ đều cố để lại một dấu ấn về thành tựu của mình ở địa phương: đó là một, hai nhà trẻ, dăm bảy lớp mẫu giáo, là những vườn hoa và thảm cây xanh..., đó cũng có thể là 1, 2 trường trung học, một thư viện có vài nghìn cuốn sách, là sân vận động, là những phòng thể thao mùa đông. Đó có thể là ngôi nhà dưỡng lão, những đại lộ trồng cây, những cửa hàng thực phẩm, hoặc những nhà ở có kiến trúc đặc sắc cho nhân dân thuê với giá rẻ...Nhiệm kỳ của ông, bà, làm tốt, thực sự quan tâm đến nhân dân, thực hiện đầy đủ lời hứa tuyển cử, cử tri chúng tôi lại tín nhiệm ông, bà. Còn ông hoặc bà kia chỉ hứa hão, lại bê bối, chẳng có tích sự gì để đánh đấu nhiệm kỳ thì thôi, xin vái ngài, ô voạ..xin ông bà về nghỉ cho dân khỏẹ..
Các vị đại biểu ra ứng cử đều có chương trình cụ thể, không có hứa hẹn chung chung. Phải am hiểu địa phương về tất cả các mặt (sản xuất, số lao động, số thất nghiệp, hệ thống y tế, giáo dục, các mặt xã hội và đời sống của các lớp dân cự..) từ đó đề ra kế hoạch cho cử tri xem xét.
Thị trường Paris cũng vậy. Ông Chirac ra tranh cử với một kế hoạch rất rõ ràng. Giải quyết những vấn đề lao động, xây dựng và điều hành các công việc của thủ đô, xây dựng những công trỉnh, giải quyết nạn thất nghiệp...Đã hứa hẹn là phải thực hiện đến nơi, đến chốn, hoặc vượt lời hứa. Việc xây dựng khu La Defense, một quần thể kiến trúc rất lớn ở phía Tây Paris- đặc sắc nhất ở châu Âu- đã căn bản hoàn thành. Khu La Villette, "thành phố khoa học và công nghiệp" ở phía đông bắc Paris, trong quận 19 đang được hoàn tất. Đây là nơi phổ biến những kiến thức, những thành tựu khoa học và công nghiệp của nước Pháp và thế giới, có phòng chiếu phim rộng lớn, diện tích màn chiếu hình vòm, rộng 1000 mét vuông. Những kiến thức về vật lý, hóa học, sinh học, tin học, quang học, địa lý, về du hành vũ trụ, về lò phản ứng hạt nhân, từ giản đơn đến phức tạp đều được trình bầy dưới dạng phổ cập và nâng cao, thu hút mỗi lứa tuổi, nhất là tuổi trẻ đến để tìm hiểu về khoa học hiện đại. Gần đây thị trưởng Paris lại phải xắn tay thúc đẩy việc mở rộng hệ thống tầu điện ngầm ra các hướng như ông từng hứa. Trong nhiệm kỳ này của ông, Paris sẽ có thêm gần một chục ga mêtrô nữa Những ga tầu điện ngầm thật đặc sắc của Paris. Có ga như La Bastille, Montparnasse, Les Halles, Republique, ga Lyon...có 3, 4 đường chéo nhau, gối lên nhau. Nhà ga rộng mênh mông, ước bằng cả mặt hồ Hoàn Kiếm, có 3, 4 tầng dưới mặt đất...
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết