Thành công là đi từ thất bại này sang thất bại khác mà không đánh mất lòng nhiệt tình của mình.

Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 31
heo tôi Budapest là thành phố đẹp nhất trên sông Danube với 8 chiếc cầu nối liền hai bờ: Buda ở phía dưới và Pest ở phía trên. Trụ sở quốc hội rất đặc sắc, soi bóng xuống dòng sông xanh. Người Hungari dễ thương, chân thành, cởi mỡ, giống người Việt Nam ở sự tinh tế và ấm cúng trong tình bạn. Hai lần ở thăm Hungari tôi nhận ra rất rõ sự gắn bó của dân tộc này với Tự do. Một nét "rất lạ": Hongarie là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất xưa nay vẫn cho phép công dân của mình được đi thăm viếng và du lịch bất kỳ nước nào- xã hội chủ nghĩa cũng như tư bản chủ nghĩa, như sang áo, Nam Tư, ý, Pháp, Thụy Sĩ, và cả Mỹ, Canada, Anh...Trong khi bức tường ngăn cách hai nước Đức, trong khi công dân Liên Xô, Tiệp, Bulgarie hầu như không được ra các nước tư bản chủ nghĩa để tham quan du lịch. Tôi hỏi các bạn Hungari và được biết chính nhờ được tự do đi về mà rất ít người Hungari ở lại các nước đó. Người Hungari định cư ở nước ngoài không nhiều, họ gắn bó rất sâu đậm với quê cha đất tổ...Chính nét đặc sắc về tự do dân chủ đã làm cho Hungari là nước đi sớm nhất, từ hồi năm 1956, để tìm tòi một mô hình chính trị và kinh tế thích hợp với bản sắc dân tộc mình ở giữa môi trường châu Âu đầy những lực kéo theo đủ phương khác nhau. Chính do đó, sự chuyển đổi hiện nay của Hungari tuy đầy những phức tạp, khó khăn nhưng không hàm chứa nhiều bi kịch lớn như ở Đông Đức, Rumani, Anbani, Nam Tư, Ba Lan và cả Liên Xô nữạ..
Đầu năm 1989, tôi có dịp ở Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên) ba tuần lễ, dự một cuộc hội nghị của tổ chức đoàn kết á Phi bàn về tình hình quân sự và chính trị trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi tham quan khu vực Bàn Môn Điếm, trong khu phi quân sự ở vĩ tuyến 38, thăm thành phố Khai Thành cổ kính, với những khu vườn và ruộng trồng nhân sâm- một đặc sản của Bắc Triều Tiên, thăm những đập và hồ lớn ở miền Tây. Bình Nhưỡng là thủ đô được xây dựng lớn, rất nhiều nhà cao tầng được thiết kế và thi công sau chiến tranh. Tôi ở khách sạn Kô- ri- ô cao 44 tầng, cách đó không xa một khách sạn cao 105 tầng đang được hoàn tất. Phải công nhận cuộc sống ở đây còn kém khá xa Nam Triều Tiên, nhưng so với quá khứ thì một trời một vực. Bắc Triều Tiên chỉ có 19 triệu dân mà tài nguyên lại rất phong phú: Than, thủy điện, đá làm xi măng, quặng sắt thép, nhôm, vàng. Thủy sản nhiều, công nghiệp hóa chất sớm phát triển, vải lụa nhân tạo dồi dào, tính ra mỗi đầu người có đến hơn 40m/một năm. Người dân Bắc Triều Tiên vẫn còn sống trong môi trường cách biệt. Không được nghe đài nước ngoài. Không được xem sách báo nước ngoài, không được xem ti vi nước ngoài- Bất cứ ai phạm phải những điều cấm kỵ ấy đều có thể vào tù. Tôi gặp mấy chục cán bộ Triều Tiên, từ Tổng biên tập báo Rô- đông Shimun, đến ông Chủ tịch tổng công đoàn, Vụ trưởng vụ báo chí Bộ Ngoại giao, giám đốc khách sạn Kuriu, cho đến ông phó chủ tịch thành phố Khai Thành, đại tà Rô và đại tá Kim ở Bàn Môn Điễm...tất cả đều "tụng" những câu giống nhau, gần như thuộc lòng "chúng tôi độc lập, tự do và hạnh phúc ngày nay là nhờ lãnh tụ anh minh Kim Nhật Thành, nhờ tư tưởng chủ thể của Người, lãnh tụ anh minh Kim Nhật Thành và lãnh tụ kính mến Kim Chung I (Kim Trung Nhất, con trai của ông Kim Nhật Thành) đã dìu dắt gần 20 triệu nhân dân Triều Tiên từ cuộc sống nô lệ đói nghèo đến cuộc sống hạnh phúc hôm naỵ.." Ai cũng mang huy hiệu ông Kim ở ngực, từ cán bộ cao cấp nhất đến người phát thư, người bảo vệ ở khách sạn, người quét rác trên hè phố. ở đây không còn một cửa hàng tư nhân nào, kể cả hiệu giải khát nhỏ, cửa hiệu cắt tóc cũng không. Người dân không biết perestroika ở Liên Xô, cũng chẳng biết cải cách ở Trung quốc ra sao hết. Các tờ báo của nhà nước chỉ đang hoạt động của lãnh tụ, ảnh của lãnh tụ đi thăm nơi này nơi khác. Nhà xuất bản trong nướcvà ngoài văn cũng chỉ có in và bầy bán các bài viết, bài nói của ông Kim Nhật Thành và người con sắp kế nghiệp bố. Những cuốn sách in rất đẹp, tít sách được in bằng kim nhũ, cùng những sách in về bố mẹ của ông Kim, được coi là "Quốc phụ" và "Quốc mẫu" của đất nước này, một số cuốn sách kể về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh...Một nền văn học đáng kính, để mà vái chào từ xa! Chúng tôi được dẫn đến xem Tháp Chủ Thể cao hơn 120 mét, trên cùng là một ngọn lửa lớn, riêng nó cao hơn 8 mét, kết bằng ánh sáng điện đỏ chói, ngày đêm lấp lánh. chân tháp là những viên gạch lớn bằng đá vân ghi tên và địa chỉ những câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu học thuyết Chủ Thể ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ Ai cập, Syri, Tunisie, ở Bắc Phi đến Columbia, Urugoay ở Nam Mỹ, từ Canada, San Francisco ở Bắc Mỹ đến Mo zambic, Madagaska ở Nam Phi, từ Bruxells (bỉ), Tây Ban Nha, Pháp, Anh ở châu Âu cho đến ấn Độ, Ceylan, Philipine ở châu á. Tháp được xây dựng bằng hơn 21. 000 khối đá hoa cương quý, vừa đúng bằng số ngày mà lãnh tụ tối cao họ Kim đã sống từ khi lọt lòng mẹ đến khi 60 tuổi tròn. Ngọn tháp lớn đỏ rực lửa này dựng lên để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 60 của lãnh tụ kiệt xuất. Chúng tôi cũng đã được ngắm vô vàn bức tượng bằng đá, bằng đồng, bằng xi- măng, bằng thạch cao của ông Kim rải ra trên khắp đất nước. Có điều gì rất không bình thường là từ tự do, no ấm đến hạnh phúc của mỗi con người ở đây đều được coi là đặc ân ban cho từ một con người kiệt xuất, có tài thánh. Con trai của vị thánh sống này sẽ được kế tục trị vì đất nước theo kiểu cha truyền con nối thời phong kiến. Trên dải đất thiên liêng, cứ mỗi mét vuông là có 120 mảnh sắt thép lớn nhỏ bom đạn, cuối cùng con người được tự do, với kiểu tự do như vậy!
Hồi 1987, ở thủ đô Adis Abebas của Ethiopie, tôi đi dạo một buổi chiều chủ nhật ở quảng trường Cách mạng, có bức tượng đá Lê- Nin cao hơn 6 thước, do một nhà điêu khắc Liên Xô làm cho nước này. Bức tượng được báo chí Liên Xô nhân xét là tiêu biểu cho sức mạnh của chủ nghĩa Lê Nin đã lan tới Châu Phi. Tôi nói với mấy anh bạn Việt Nam đi cùng hôm ấy: "Thật là quá sớm!" Khi người dân Ethiopie còn bị nạn đói từ Đông sang Tây, khi người dân da mầu ở đây còn đói chữ, giáo dục còn lâu mới được phổ cập, đã có ai hiểu gì mấy về Lê- Nin và chủ nghĩa Lê- Nin? Khi đảng cầm quyền ở đây tuy tự nhận là Mác xit lê- nin- nit nhưng tất cả các biểu hiện của nó lại còn mao ít hơn cả Mao! Cán bộ cơ quan nhà nước và cơ quan đảng bị bắt buộc nhất thiết phải mặc đồng phục mầu xanh kiểu đại cán Trung Hoa, mặc dù trời nắng như thiêu! Những lời của lãnh tụ, nguyên là đại úy Mengistu Mariam được in và ghi thành khẩu hiệu ở khắp nơi, như một kiểu Mao tuyển màu đỏ chót. Vừa rồi, ông Mengistu Mariam đã bỏ chạy sang Zimbabue và bức tượng Lê- Nin nói trên đã bị một số người dân trẻ nước này buộc dây thép vào cổ và dùng xe tải kéo cho đổ nhào. Họ nghĩ một cách giản đơn rằng đó là nguyên nhân của sự nghèo khổ và nội chiến liên miên ở đất nước bất hạnh này. Bức tượng Lê- Nin đã trở thành cái bung xung để hứng chịu mọi căm phẫn của nhân dân.
Tôi đã sang Argentina ở Nam Mỹ. Đây là cả một lục địa, mà kích thước về mọi mặt thật lớn, rừng rậm bạt ngàn, nợ nước ngòai cũng cực lớn (gần 300 tỷ đô la), có một bề dài đến 3000 km, có thành phố hơn 10 triệu dân và có những con sông rộng ơi là rộng, không phải chỉ rộng ở cửa biển, mà ngay quãng giữa đã rộng từ 3 đến 7 km! Đó là dòng sông Parana, phải đi trên máy bay, bay thật chậm nhìn xuống mới thấy hết cái kỳ vĩ của sông nước lục địa này!
Đó là bãi đất bằng phẳng rộng tít tắp gọi là Pampa, đường ôtô rộng chạy xuyên qua các vùng trồng cam, quýt, lê, táo mênh mông, chẳng có bóng người, những đàn ngựa, cừu, dê hàng ngàn vạn con, chẳng ai chăn dắt trên những bãi cỏ xanh vô tận...Con người ở đây sôi nổi, đi nhanh, nói lớn, ôm chặt, khiêu vũ sôi động, quay cuồng, thích màu sắc nóng...Họ ưa xem đua ngựa, vật bò tót, thích bóng chầy hơn bóng đá vì bóng đá thư thái, uyển chuyển qúa, chẳng mạnh mẽ, dữ dằn như bóng chàỵ..Chính trong cai nhiệt tình Mỹ La tinh ấy, tôi đã làm bạn vỡi những người cộng sản Uruguay, Bolivie và Argentinạ..Chúng tôi trao đổi thư từ với nhau. Và hơn một năm nay, họ băn khoăn, chán nản, vỡ mộng, nhưng vẫn tìm một con đường cho lục địa này. Một anh nhà báo Argentina gặp ở Hà Nội tháng 7. 1990 bảo tôi: "Có thời tao là mao ít, mao ít cuồng nhiệt. Cả thế giới không ai bằng Mao! Sau cách mạng Trung Quốc, tao vỡ mộng. Thế rồi tao yêu Fidel, yêu hơn cả người yêu. Nhà tao đầy ảnh Fidel, "ông có râu rậm", mấy thằng em tao bảo vậy. Thế rồi có một dạo xuống đường hô: Hồ! Hồ Chí Minh! Che, Che, Che, Che- Ghêvra! Nay thì chẳng biết hô gì, chẳng còn say mê ảnh ai nữa! Tao theo dõi chặt tình hình thế giới, tình hình Việt Nam, nay đến để nhìn cho rõ. Sao đất nước của Hồ Chí Minh thống nhất 15 năm rồi mà nghèo, mà đói, mà nạn cờ bạc, nạn gái điếm, nạn tham nhũng, nạn hối lộ trở thành nổi tiếng đến vậy? Người ta dặn tao là đến Việt Nam phải đề phòng ngay kẻo mất cắp!!!" Tôi nói đến tình trạng Việt Nam bị bao vây, cô lập, anh ta lắc đầu: "Không, không phải như vậy. Đó không phải là lý do. Cái đầu này này! Cái đầu lãnh đạo của Việt Nam ấy! Phải xem lại! Phải xem lại!"
Tôi đã nhiều lần ở thăm các nước láng giềng Đông Nam á:
Thái Lan, Malasie, Indonesie, Philipinẹ..Bangkok ồn ào, ôtô chạy ầm ĩ, các kênh rạch giữa phố xá đen ngòm, hôi thối bên những cao ốc, siêu thị hiện đại, đầy ắp hàng hóa, để lại cho khách du lịch cảm giác căng thẳng, xô bồ. Kualămpua thoáng rộng, có hồ, nước, vườn cây xanh chứa muông thú giữa thủ đô để lại mọt ấn tượng êm mát thanh bình. Manila, bên cạnh những cao ốc 20, 30 tầng trên những đại lộ thênh thang là những dẫy phố nghèo, nhà cữa lụp xụp, đường ghồ ghề. Djacarta là thành phố rộng nhất khu vực Đông Nam á với hơn 200 khách sạn, 30 ngân hàng lớn với khu vực giải trí dựng theo huyễn thoại cho trẻ em, hấp dẫn cho cả người lớn. Nhưng vẫn lồ lộ khó khăn do nạn nhân mãn đè nặng lên đất nước: Gần 200 triệu dân chen chân trên những hòn đảo lộng gió...
Mỗi lần ghé qua nước bạn, đi một vòng thăm thú, lòng tôi canh cánh một nỗi đau cứ ngấm mãi- Hà Nội ta, thành phố Hồ Chí Minh ta, nước Việt Nam ta trên tất cả các mặt cứ tụt hậu, tụt hậu mãi thế này! Sân bay Băng cốc hồi 1973, 1974 còn kém khá xa sân bay Tân Sơn Nhất Sài Gòn. Thế mà nay rộng lớn hiện đại hơn cả sân bay quốc tế Vnecouvô hay Chérémétivô ở Moscow! Hàng không Thái Lan vừa hợp nhất hai hãng hàng không nội địa và quốc tế, có hơn 200 máy bay, tỏa rộng đến 42 nước, được tiếng là phục vụ lịch sự nhất, sang trọng nhất Đông Nam á. Còn ở ta? Hàng không của ta? ở Djacarta, riêng xe ôtô con đã gần 1 triệu, còn xe buýt là 26. 000, 8000 xe tắc xi luôn tỏa trên các nẻo đường phục vụ sự đi lại của nhân dân thủ đô- Còn ta? Tôi ghé thăm những trường đại học ở Băng Cốc và Kualalampua thư viện, phòng họp, trường học...đều thiết kế rộng rãi, trang bị đầy đủ máy tính, máy ghi dữ liệu, máy hỏi và trả lời các bộ môn, học toán, lý, hóa, văn, sử, địạ..đều bằng máy chiếu phim...Các trường đều có các phòng chơi thể thao đủ môn loại, nhà ăn, nhà giải khát, nơi đọc các loại sách báo. Câu lạc bộ được trang bị đầy đủ về âm nhạc, chiếu phim, ca hát, nhảy, múạ..
Họ là những nước gần ta, điều kiện tự nhiên không có gì hơn ta, vậy mà họ đã cất cánh, tạo nên tốc độ trên con đường phát triển, đang là những con rồng dự bị của Châu. Theo thống kê của ủy ban kinh tế xã hội châu á và Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hợp Quốc, năm 1990 vừa qua thu nhập tính theo đầu người của Indônésie đã đạt 545 đô la Mỹ, Philipine đạt 727 đô la Mỹ, Thái Lan gần ta đạt 1. 418 đô la và Malaisie đã đạt tới 2. 300 đô la. Ta thì chưa tới 200 đô la! Cũng theo thống kê này năm 1990, Singapore và Hồng Kông đều đạt trên 12. 000 đô la Mỹ (gấp 60 lần ta)- Những nước phát triển cao như Australia (úc) và Anh đã đạt trên 16. 000 đô la, Pháp, Đức vượt 20. 000 đô la. Mỹ vượt 21. 000 đô la và Nhật bản đạt tới 23. 500 đô la- Nhân nói đến Nhật bản mà sức mạnh kinh tế và tài chính đã vươn tới đỉnh cao nhất của thế giới ngày nay, tôi nhớ đến cuộc nói chuyện với giáo sư Tari Yokohama ở khách sạn quốc tế Narita cuối năm 1988. Ông gần 70 tuổi chuyên nghiên cứu và dạy về kinh tế. Ông am hiểu chủ nghĩa Mác. Ông kể lại bí quyết làm giầu của người Nhật bản sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Đó là nỗi tủi nhục của kẻ thua trận, nỗi lo sợ khôn nguôi của kẻ mắc nợ lớn do phải bồi thường chiến tranh cho Đồng minh, sự bó buộc phải trông cậy vào sức lao động của chính dân tộc mình trên đất nước quá nhỏ hẹp của mình mà thôi. Trong thất bại và tủi nhục của kẻ bị chiếm đóng, cả một dân tộc nín lặng, nhẫn nhục, bặm môi lại làm việc, cố kết với nhau. Ông ta cười giữa hai hớp rượu Sa- kê: "Hồi ấy chúng tôi dạy cho học sinh từ lớp thấp: Các em bất hạnh đã sinh ra trên đất Nhật này, một đất nước bị bom nguyên tử và bom đạn tàn phá, bị nhục vì thua trận, bị trừng phạt, bị mắc nợ lớn. Có thoát khỏi hoạn nạn này là do các em. Do nghi lực và tri tuệ của các em. Các em phải học cho giỏi, chiếm các lĩnh vực hiểu biết và các quy trình công nghệ tiên tiến nhất...Chúng tôi cho học sinh trẻ xuất sắc đi làm công và đi học:
Nghề ôtô ở Mỹ, nghề làm máy thu thanh ở HàLan, nghề đồng hồ ở Thụy sĩ, nghề chế tạo máy ảnh ở Đức, nghề luyện kim, chế tạo cơ khí ở Pháp. Học, bắt chước họ để làm được như họ, rồi cải tiến, mỗi nghề một chút. " Sau đó ông kể rằng, người Nhật đã tận dụng một lợi thế lâu dài, đó là không có quân đội lớn, chỉ có một đơn vị dân phòng, lại không được sản xuất vũ khí, càng tốt! Ngân sách quân sự chỉ có 0, 6 %, mãi sau này mới nâng lên 1%, rồi hơn 1% ngân sách chung. Đêm ấy tôi nghĩ về đất nước Việt Nam của tôi. Trong khi mình huênh hoang là chiến thắng lịch sử huy hoàng vượt tất cả thời kỳ lịch sử hiển hách thời xưa, là đã toàn thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, rằng sẽ không còn ai dám động đến lông chân mình, rằng Việt Nam cứ ra ngõ là gặp anh hùng, rằng từ nay xây dựng thì dễ ợt, chẳng mấy chốc thì giầu to vì đánh giặc mới là khó nhất trên trần gian này, mà ta thì làm được một cách xuất sắc...Thế rồi càng bốc đồng: Nước ta rừng vàng, biển bạc, sông ngòi, bờ biển tha hồ nhiều tôm cá, làm chơi ăn thật, nay làm thật thì để đâu cho hết củạ..Sao lúc ấy không ai chỉ ra rằng ta đã mất bao nhiêu thời gian, sinh mạng trong chiến tranh, đã thua kém người ta trong xây dựng, phải tính rất cẩn thận bài toán phát triển đất nước, tận dụng từng chiến lợi phẩm, từng đồng vốn, tiết kiệm từng tấn nguyên liệu, đào tạo lại công nhân cán bộ kinh tế quản lý, kinh doanh...và nhất là phải đề phòng cái kiêu ngạo, tư phụ, coi trời bằng vung sau chiến thắng lớn này! Lẽ ra đại hội 7 phải nhìn lại một cách dũng cảm và ăn năn, hối hận trước nhân dân, xin lỗi nhân dân và cùng nhân dân đi vào con đường đổi mới một cách mạnh mẽ, dứt khoát, gỡ bỏ những bệnh tật đang hoành hành, bắt tay vào cuộc phấn đấu mớị..Thế nhưng những người cầm quyền đã không làm được điều ấy! Cái khả năng "xin lỗi" và khả năng "nhận khuyết điểm" thật quá là mỏng manh, họ không tự vượt lên được chính mình!
Tôi ở Pháp đến nay đã được gần một năm. Tôi tận dụng thời gian ở đây để tận mắt tìm hiểu đất nước này, một nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Tôi đã đến khá nhiều nơi ở Paris, ra vùng ngọai ô ở tất cả các hướng Tây, Bắc, Đông, Nam...tôi gặp gỡ hỏi chuyện các nhà kinh tế, chính trị, quân sự, sử học về nước Pháp, nước Pháp xưa kia, trong chiến tranh, sau chiến tranh và hiện naỵ..
Tôi từng đi các địa phương Lyon, Lille, Toulouse, Aix- en- Provence. Tôi đọc sách báo Pháp hàng ngày, có những buổi gặp gỡ thú vị với các nhà báo, nhà làm phim, nhà họat động chính trị thuộc nhiều mầu sắc- từ cực tả sang hữu. Nước Pháp đã để lại những ấn tượng mới mẻ đối với tôi, phong phú hơn nhiều so với nền văn hóa và văn học Pháp tôi tiếp thu khi còn ít tuổi- Nói về nước Pháp phải viết một cuốn sách dầy mới đủ. Tôi chỉ xin kể lại đây những điều sâu sắc.
Tự do cá nhân, tự do của công dân, là một quyền lợi, một thành tựu, một động lực rõ rệt của đất nước này. Tự do gắn với bình đẳng, với phát triển- Nước Pháp đúng là quê hương của cách mạng 1789, của: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Có người ở Việt Nam sẽ phê phán tôi đi ca ngợi chủ nghĩa tư bản! Rằng chính Pháp đã gây ra chiến tranh xâm lược, gây tai họa cho chúng ta. Tôi có lý do để căm thù đất nước này. Mẹ tôi, bà mẹ thương yêu vô vàn của tôi, bà mẹ nhân ái từng nuôi hàng chục con nuôi Vệ quốc quân, đã tắt thở vì những viên đạn ga- răng bắn vào giữa ngực ngay sau những ngày Tết Trung thu 1948. Một tốp lính lêđương Pháp nhẩy dù xuống Vân Đình và tràn qua làng Liên Bạt quê tôi. Một tên chỉ điểm ở xã đã chỉ cho lính Pháp biết mẹ tôi là "vợ một Việt Minh cao cấp, " khi cha tôi đang là Trưởng Ban thường vụ quốc hội trên Việt Bắc. Cũng lại lính Pháp giết chết người bạn thân thiết nhất của tôi - người bạn con chấy cắn đôi - bạn Nguyễn Dung, đại đội phó đại đội 4, tiểu đoàn 14 trong một trận đánh ở Quảng trị năm 1947. Tôi đã vuốt mắt cho Dung và về sau còn vuốt mắt cho hàng trăm đồng đội thân thiết của tôi, với mối căm thù không nguôi quân xâm lược. Tuy vậy tôi vẫn giữ một cách nhìn khách quan đối với nước Pháp.
Đất nước của tự do từ những nét nhỏ. Vào hiệu ăn hay ở nhà, người Pháp chọn riêng cho mình rất kỹ từng món ăn- Người ta tôn trọng sở thích của nhau và mỗi người biểu hiện cái quyền sở thích của riêng mình- Lúc đầu tôi hơi lạ, chưa quen, có cá nhân quá không nhỉ? Thế là vào ăn hai người, ba người, bốn người, mỗi người tìm cho mình một thực đơn riêng. Anh ăn cá, tôi ăn gà, bạn này ăn thịt bò. Tôi uống rượu vang đỏ, anh uống rượu vang trắng, bạn kia uống bia Nhật, chị kia uống bia Tầu - Thuốc lá người hút, người không, nhưng anh này hút Camel, anh kia Philip Morris đậm, bạn kia nữa thì xì gà hay Gaulois. Đến nước chè cũng vậy - Anh chè có vị bạc hà, tôi chè Sri Lanka, chị kia chè Tizanẹ..Thật lắm vẻ. Rượu thì khỏi nói, vài chục loại, tùy thích, mọi người một thứ, tự chọn, cho đến ở nhà, bữa cơm gia đình cũng vậy. Đã thành nếp, thành tập quán rồi. Người vợ muốn ăn cá hấp, anh chồng muốn ăn thịt bò, con trai thích thịt gà hầm, con gái thích xúp thịt cừu, khoai tây. ít khi ăn chung một món, trừ khi có đặc sản, có thức gì thật đặc biệt có bàn bạc. Cho đến khi ăn pho- mát, có cả một hộp lớn, có 6, 7 thứ pho- mát: Vị cừu, vị bò, có thứ hơi chua, có thứ rất mặn, thứ rắn, thứ mềm, thứ vàng, thứ trắng...mỗi người một sở thích...Trong gia đình ai ăn thứ gì, làm món ăn gì cứ tự tiện làm lấy- Khi bận thì cùng nhau làm, trao đổi ý kiến với nhau. Giờ ăn cũng vậy. Cứ việc tùy ý, tiện lúc nào thì ăn. Không ai làm phiền ai, cản trở ai, quấy rầy ai, làm khó chịu cho ai cả. Tôi quan sát cháu Alise bốn tuổi trong nhà tôi ở. Từ bé cháu đã vậy. Tự do lựa chọn, lễ phép, lịch sự mà lựa chọn, thoải mái mà lựa chọn.
Cháu có bà ngoại là chị Ngọc, ông ngoại là anh Jacques.
Thế mà từ khi biết nói đã gọi: Ngọc! Jacques! Gọi mẹ cháu cũng bằng tên: Luce! Gọi bố cũng bằng tên: Michel! Đó là thói quen, là phong tục, không cần thưa bẩm, không cần gọi rõ ông, bà, cha, mẹ. Chỉ cần một cái tên trần trụi là đủ. Gọi tổng thống, gọi thủ tướng, đảng viên gọi tổng bí thư cũng chỉ gọi bằng cái tên trần trụi. Chẳng có gì là bất kính, là hỗn hào, là láo xược cả- ở ta mà gọi thủ tướng, tổng bí thư bàng cái tên là không quen, không thể được, là bất kính, là qúa trớn, và trong hội họp gọi như vậy là nguy tai, nói chuyện riêng với nhau mà gọi như vậy là có thể bị báo cáo, bị chất vấn, bị xét hỏi về chính trị, bị phiền phức, rầy rà đến suốt cả đời.
Tôi đến thăm một gia đình Việt kiều- Anh tham gia phong trào ủng hộ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở bên nhà từ rất sớm. Chị người Pháp, vào đảng cộng sản, rồi từ năm 1982 chuyển sang đảng xã hội. Con gái đầu của anh chị làm nghề vẽ quảng cáo. Cháu theo chủ nghĩa Mao từ những năm đầu học đại học Mỹ thuật, nay lại chuyển sang đảng xã hội. Đó tính chất đa nguyên ở trong gia đình. Họ thảo luận, đôi khi tranh luận náo nhiệt, nhưng tôn trọng nhau, tôn trọng sư suy xét, lựa chọn của mỗi người, và họ rất phục thiện. Trước hết là phục thiện với chính minh. Mình thấy con đường nào đúng, tổ chức nào đúng thì theo. Không bắt chước, không ađua, không mù quáng, luôn tỉnh táo, và xử dụng trọn vẹn quyền lựa chọn của chính mình. Dân chủ là thế. Mỗi người chọn chỗ đứng của mình, dùng là phiếu của mình để chọn mặt gửi vàng. Đó là thước đo công bằng. Đảng xã hội Pháp hiện nay có được chừng 30 % tín nhiệm trong cử tri. Ba đảng phái hữu được hơn 40 %: Đảng cộng sản thuộc phái tả, xưa kia có lúc lên đến 32 % (đảng dẫn đầu nước Pháp, đảng của những người bị xử bắn), rồi 26 %, nay chỉ còn 8 %- Đang cực hữu của Le Pen, mang tính chất kỳ thị chủng tộc được 10 % vào giữa năm 1991. Có dân chủ, có cạnh tranh về chính trị, mỗi đảng phải tự lo xây dựng mối quan hệ với cử tri, phải có đường lối được cử tri tán thành, có biện pháp thực hiện, nội bộ giữ gìn ngay thật, trong sạch, không bị tai tiếng, không có xỉ căng đan trước dư luận.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết