When you look at the sun during your walking meditation, the mindfulness of the body helps you to see that the sun is in you; without the sun there is no life at all and suddenly you get in touch with the sun in a different way.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30
II. MỞ TẦM MẮT
Với mọi quan hệ giao tiếp và thông tin ngày càng mở rộng, trái đất như bé nhỏ lại- Các nước như gần lại với nhau hơn- Nhu cầu hiểu biết lẫn nhau giữa người nước này với người nước khác không phải chỉ để thỏa mãn tính tò mò mà là một yêu cầu thật sự của cuộc sống, chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa và tình cảm, mang lại những lợi ích thiết thực và lâu dài.
Trong hoàn cảnh Việt nam đang sống một cuộc sống riêng biệt, cách ly với cuộc sống thế giới, tôi là người may mắn được đi đến một số nước để dự hội nghị, đi tham quan và làm công tác báo chí...Tôi cho đó là những dịp may hiếm có để mở rộng tầm mắt, bổ sung sự hiểu biết của mình...
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, tôi đã được tớí thăm gần hết- Từ Trung quốc, Liên xô đến Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Tiệp khắc, Hung ga ri, Bun ga rị..rồi Triều tiên tôi đều đã đi qua. Lào và Căm pu chia thì còn ở lại những thời kỳ khá lâu- Sau năm 1975, tôi có nhiều dịp đi ấn Độ, Indonexia, Thái Lan, Malaixia, Xanhgapo, Philipine. ở châu Phi tôi đã dự họp ở An giê, ghé qua Xê nê gan, Ai cập (thăm Kim tự tháp kỳ vĩ), và làm việc ở Etiopi và Zimbabue- ở châu Mỹ tôi đã từng làm việc ở trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York gần ba tuần, họp bàn tròn với những đại biểu các nước nói tiếng Pháp.
Phần lớn các chuyến đi là để làm công tác báo chí. Một số chuyến đi Indonexia, và Malaixia, cũng như Australia là theo danh nghĩa học giả, nhà nghiên cứu chiến lược, theo lời mời của Viện nghiên cứu chiến lược Gia các ta, Viện nghiên cứu chiến lược Kuala Lampue và trường đại học Griffith ở thành phố Brisbane, Australia- Các chuyến đi Angiê ri, Ethiopia, Bình Nhưỡng (Bắc Triều tiên) của tôi là trên danh nghĩa ủy viên đoàn chủ tịch ủy ban đoàn kết á Phi của Việt nam đi dự những cuộc họp về đề tài chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, và tình hình chính trị, quân sự trên bán đảo Triều Tiên...
Tôi đã dự những cuộc tiếp đón long trọng, những cuộc đại yến chiêu đãi thượng khách ở những thủ đô lớn. Đó là buổi Tổng bí thư Brezhnev cùng nguyên soái Ustinov tiếp đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn đại biểu quân sự Việt nam ở điện Kremlin. Đó là buổi đại yến ở Đại lễ đường nhân dân do nguyên soái Điệp Kiếm Anh và tướng Trần Tích Liên khoản đãi đại tướng Giáp. Và sau đó là cuộc gặp gỡ với chủ tịch Hoa Quốc Phong. Đó là cuộc chiêu đãi trọng thể của bà Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandi mời Tổng bí thư Lê Duẩn trong nhà khách danh dự của chính phủ Ấn Độ. Nhân danh nhà báo tôi đã hỏi chuyện tổng thống Souharto, tướng Tổng tư lệnh Muadani của Indonexia, chủ tịch Nengistu Haisle Mariam của Ethiopia (vừa bỏ chạy sang Zimbabue tháng 5. 1991), thủ tướng Mugabe của Zimbabue, ngoại trưởng Manglaput của Philipin và thủ tướng Ragib Gandhi của ấn Độ...Năm 1986 tôi cũng từng qua Nam Mỹ, đến Buenos Aires của thủ đô Argentinia dự cuộc hội báo của tuần báo "Quepasa" của đảng cộng sản Argentinia và thăm một số tỉnh của phía Nam nước này.
Mỗi chuyến đi làm tôi thêm mở mắt một chút. Tôi thường tách khỏi các đoàn chính thức, thâm nhập cuộc sống của người dân bình thường, của tầng lớp trí thức, của các đồng nghiệp làm báo để có thông tin trực quan, từ nhiều đối tượng, nhiều tiếng chuông, do đó đáng tin cậy nhất.
Hàng chục lần ở Trung Quốc, từ Nam Ninh, Liễu Châu, Vũ Hán đến Bắc Kinh, Thượng Hảị..cho tôi nhận thức rất nhiều vẻ về đất nước này. Thời kỳ trước 1965, những panô lớn Bắc Kinh và các thành phố lớn là hình Mao, là hình hai anh em Trung- Xô tay nắm tay tiêu biểu cho tình hữu nghị vĩ đại. "Lão tà cơ (Người Anh Cả)". Người anh cả Liên Xô hồi ấy là thần tượng của người dân Trung Quốc. Phong trào học tiếng Nga lan rất rộng. Rồi đến cảnh đấu tố trong cách mạng văn hóa vô sản. Rất Tầu, nghĩa là ầm ĩ, xô bồ, ồn ào, bát nháo, số đông theo nhau, học đòi nhau, lôi kéo nhaụ..Một đám đông theo định hướng cưồng nhiệt, cuồng tín, cuồng động, không cho phép nói ngược, đặt câu hỏi. Số đông là chân lý, số đông là sức mạnh. Một tỷ người, một tỷ cái đầu tuân theo một hiệu lệnh. Mọi ho hoe chống đối lập tức bị coi là phản bội, đáng nhổ vào mặt, đáng đội mũ lừa dong trên đường để mọi người mắng mỏ, xỉ vả, nguyền rủa.
Tôi đã thu được biết bao tài liệu Trung quốc ở Căm pu chia, từ Hiệp định quân sự ký giữa hai nước hồi tháng 17. 71976, về công binh Trung quốc sang xây dựng sân bay Kong pong Chnang, dài rộng nhất Đông Nam á, về lời khen của Mao Trạch Đông khi xiết chặt và lắc đi lắc lại bàn tay đẫm máu của Pôn Pốt: "Xin chúc mừng! Hảo, hảo à- Các đồng chí đã lập nên kỳ công của lịch sử, diệt hết bọn tư bản, bọn địa chủ bóc lột bọn tay sai phản động chỉ trong thời gian ngắn! hảo a, hảo a!" Một cuộc cách mạng bằng gậy, bằng vồ, bằng cuốc đập vào đầu hàng triệu con người! Nhân danh chủ nghĩa xã hội, chũ nghĩa cộng sản thuần chất, trong sạch nhất, nhân danh chủ nghĩa Mác Lê Nin, những định tạo nên mẫu mực cho cách mạng vô sản thế giới!
Tôi đã ngắm nhìn rất lâu chiếc ảnh bìa của báo Newsweek tháng 6. 1989: Một đòan xe tăng, xe bọc thép Trung Quốc gắn súng lớn trên quảng trường Thiên An Môn dừng tất cả lại trước một thanh niên tay cầm sách vở, chiếc áo vắt vai, tự nhiên, điềm tĩnh lạ thường- sắt thép chùn bước trước con người. Để sau đó sắt thép khạc lửa, khạc bão lửa vào đám đông, đem lại cái chết cho hàng ngàn con người, dìm trong máu khát vọng dân chủ. Và đó là chủ nghĩa xã hội ư? Là nhân đạo cộng sản ư?
Tôi nhớ lại những quyển Mao tuyển hồi cách mạng văn hóa vô sản. Tôi thấy những mầu đỏ rực ấy hồi 1965 trên hè phố Bắc Kinh. Cờ đỏ, sách báo đỏ, huy hiệu đỏ, khẩu hiệu đỏ. Cái gì cũng nhiều, cũng lóe mắt- Vào hiệu sách, người bán, người mua cùng ngừng lại để tụng vài đoạn Mao tuyển...Trên hè phố, trong vườn hoa, trẻ em tay cầm Mao tuyển, miệng hát đồng ca Mao chủ tịch! ở bệnh viện người ta tụng Mao tuyển để chữa bệnh với niềm tin vu vơ! Và cách mạng đựơc hiểu là lật nhào mọi giá trị cũ. Học sinh đại học kéo cổ thầy giáo xuống bắt qùy, cho đội mũ lừa đi dong phố xá. Tôi gặp những sinh viên Bắc Kinh buộc phải trốn sang đây, ở Paris, làm người Trung hoa lưu vong vì cái tội mê say dân chủ đúng hai năm trước. Các anh chị còn rất trẻ ấy vẫn một niềm tin: "khát vọng dân chủ bị dập bởi bạo quyền, nhưng nó âm ỉ, nó không tắt, nó chờ thời cơ. Tất cả đau nhục là thuốc nổ, sẽ bùng lên khi các cụ gìa cộng sản- phong kiến nhắm mắt.
ở Liên Xô hồi 1965, tôi đã vào viếng lăng Lê Nin- Stalin, cả hai chữ ấy in trên đá vân phủ trên mộ lớn, đi vào trong là hai quan tài kính Lê Nin ở bên phải (hướng nhìn ra) và Stalin ở bên trái. Stalin với bộ quân phục và huân chương đầy ngực làm cho Lê Nin nằm bên như bé hẳn lạị..ít lâu sau, Stalin biến mất khỏi lăng. Bao điều bí ẩn phơi bầy ra ánh sáng. Con người được sùng bái, ca ngợi, yêu mến như thần tượng bị hạ bệ xuống tận bùn đen về sự xảo trã, sự độc ác khát máu, tính vô nhân. Từ 1985, cơ quan an ninh quốc gia KGB thú nhận đã can thiệp thô bạo quyền công dân, dựng nên vô số vụ án oan, vụ án giả. Tháng 9. 1990 tôi đi qua cơ quan kế hoạch nhà nước Liên Xô trên đại lộ Karl Marx.
Ngôi nhà đồ sộ nay vắng tanh vắng ngắt, trong khi ngay cạnh đó, người ta xếp hàng thành đuoi dài để mua bánh mì và...diêm! Mấy anh cán bộ Đài phát thanh Moscow kháo nhau lo lắng: Còn một tuần nữa phải khai cho xong hộ khẩu từng gia đình để chuẩn bị nhận thẻ phân phối thực phẩm và các hàng hiếm khác! "Trở lại y như thời chiến và mấy năm sau chiến tranh!" "Lùi lại gần nửa thế kỷ!" Giá cả đang lên dữ dội! Tôi đã từng đi qua cơ quan kế hoạch nhà nước Liên Xô hồi 20 năm trước, đâu có vắng như chùa bà đanh hôm nay! Hồi ấy người ta ra vào tấp nập, các đoàn xe đen bóng loáng đỗ tại bãi xe cực lớn phía bên, người ta ăn mặc chỉnh tề, sách cặp lên xuống, vẻ trang nghiêm mà hối hả. Giá cả đứng nguyên một chỗ trong hàng 30 năm ròng. Họ khắc vào chân chiếc quạt máy 18 rúp 2, vào chiếc bàn là 6 rúp 6 là cứ như vậy suốt hàng chục năm...
Trước kia phần lớn người Việt nam đều cho rằng người Liên Xô ai cũng tốt cả. Liên Xô hôm nay là Việt Nam ngày mai. Đó là mẫu mực của con người mới, con người lao động hăng say, có năng xuắt cao và có tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa cao quý- Mọi người đều quý mến và tin cậy chuyên gia Liên Xộ..
Tháng 4. 1986, tôi ghé qua Liên Xô trên đường từ Berlin về nước. ở Moscow, tôi gặp đoàn cán bộ dầu khí Việt Nam. Có anh em vốn là đại tá quân đội chuyên ngành, quen biết tôi từ lâu- Thế là tôi được biết rõ thêm về sự cộng tác Việt Xô trong tổ chức Việt - Xô Pétro, tổ chức hợp tác để tìm kiếm và khai thác dầu ở thềm lục địa Việt Nam. Chuyên gia Liên xô trước kia nhiều người tốt. Nhưng không ít người nặng về quyền lợi riêng của đất nước mình. Cơ quan nhà nước Liên Xô là cả một hệ thống nặng nề, cồng kềnh, làm việc quan liêu, thông tin thiếu chặt chẽ, quan hệ dọc còn chậm và quan hệ ngang rất lỏng lẽo. Việc hợp tác về dầu khí những tưởng thuận buồm xuôi gió, rằng Liên Xô giúp Việt Nam rất vô tư và hào phóng vì Liên Xô ứng ra hàng chục tỷ rúp mua biết bao thiết bị đắt tiền và hiện đạị..Thế nhưng sau gần 10 năm làm việc, phía ta khôn dần lên, thì té ra không phải hoàn toàn như vậy! Liên Xô đã đưa sang quá nhiều chuyên gia, cả những chuyên gia mà ta có khả năng tự đảm nhận, tạo thành cả làng chuyện gia ở Vũng Tàu (cũng như làng Liên Xô ở công trình thủy điện Hòa Bình). Những chi phí lớn ấy ngoặm khá nhiều vào số tiền họ ứng ra và cho ta vay nợ. Gía cả ta tính cho bạn cũng rất hớ, từ tiền nhà, cung cấp nhu yếu phẩm, đưa đón họ, phục vụ họ di chuyển...đều với giá hữu nghị...Đã vậy những thiết bị họ cung cấp cho ta, có thứ mua từ Ấn Độ, từ Hồng Kông, từ Singapore đưa tới, ta đều tính theo hóa đơn họ đưa, cao hơn rất nhiều giá bạn mua thật sự! Có anh cay cú bảo tôi: Đó, bạn thân thiết, ông anh cả, tinh thần quốc tế vô sản cao cả là như vậy đó. Càng là anh em càng lèn cho đau! Đây là bài học rất sâu sắc. Ta dại dột, ngây thơ qúa. Dại từ ông lãnh đạo trên cao xuống cán bộ các Bộ, các tổng cục...Cuối cùng, nhân dân ta phải gánh chịu tuốt.
Tôi đã ghé Cộng hòa dân chủ Đức 4 lần. Tháng 10. 1965 tôi đã đến cổng Brandenburg nhìn sang trụ sở quốc hội Đức cũ ở Tây Berlin. Bức tường Berlin dựng lên vừa được ba năm. Tôi được viên trung tá Muller chỉ huy đơn vị biên phỏng dẫn vào phòng chỉ huy, nghe giới thiệu trên bản đồ và qua một cuốn phim việc xây dựng bức tường kiến cố này, cũng như hệ thống phòng thủ bằng điện tử, mìn, giây điện, hệ thống canh gác cẩn mật ngăn cách đông với tây Berlin, chia cắt Cộng hòa dân chủ Đức với Cộng hòa liên bang Đức. Không ai có thể nghĩ rằng bức tường kiến cố ấy đã bị phá không phải bằng tiến công quân sự, mà bằng ý muốn của nhân dân. Anh Horn, hồi ấy là cán bộ phòng Việt nam trong vụ châu á bộ ngoài giao CHDC Đức, đã hướng dẫn chúng tôi đi thăm Dresden, nơi có bản doanh của bộ đội khối Vacsovie, thăm Leipzig, Potsdam, thăm Weimar, nơi có di tích phòng làm việc của văn hào Goethe, thăm lò thiêu người của phát xít Hitler ở Buchenwald, thăm hải cảng ở phía bắc Rostov. ở Berlin, anh cùng cả gia đình đưa tôi lên tháp truyền hình cao gần 300m gọi là Télé- Café, nơi có cửa hàng giải khát quay 360 độ mỗi giờ, để ngồi ngắm quang cảnh đông và tây Berlin buổi chiều và ban đêm...ít lâu sau tôi gặp anh ở Hà Nội, anh đã là bí thư thứ nhất đại sứ quán CHDC Đức ở Việt nam. Sau đó tôi ghé Viêntian thì anh là đại sứ CHDC Đức tại Lào. Sau năm 1979, anh là đại sứ đầu tiên của CHDC Đức ở Pnom- penh rồi trở về công tác tại Bộ ngoại giao với chức Vụ trưởng- Một nhà báo ở Berlin sang Hà Nội đầu năm 1989 cho biết anh có thể sắp là thứ trưởng ngoại giao. Hôm nay nhớ đến Berlin, tôi lại nhớ đến anh. Bức tường ngăn cách đã biến mất, nước Đức đã thống nhất trong vui buồn lẫn lộn...Không biết anh và gia đình nay ở đâu, làm gì? Anh còn ở ngành ngoại giao? Có còn là cán bộ của đảng viên của đảng công nhân xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức? Những quan niệm về chủ nghĩa Mác, Lê Nin, về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa quốc tế vô sản của anh hồi ấy nay đang được anh nhìn nhận ra sao, sau biết bao biến thiên đột ngột và sâu sắc hơn một năm quạ..
Tháng 4. 1986 tôi dự đại hội đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức ở cung Cộng hòa Berlin. CHDC Đức đã có những bước tiến rõ rệt trong xây dựng, dẫn đầu các nước xã hội chủ nghĩa về sản xuất các hệ thống CAĐCAM (Computer aided designed - Computer aided manufactured), về máy tính điện tử tốc độ cao. Tuy vậy nước này vẫn một mực đứng ngoài việc "đổi mới và ngay thật" (perestroika và glasnost), tự cho rằng đã thực hiện điều đó từ khá lâu rồi, đã đứng ở trong số 10 nước công nghiệp hóa cao nhất thế giới. Tôi không ngờ đó là đại hội cuối cùng của đảng công nhân xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức trên cương vị cầm quyền. Một đảng nổi tiếng trong các nước xã hội chủ nghĩa là rất nghiêm, bản chất công nhân rất đậm, kỷ luật rất chặt, tính thống nhất cao và đất nước có nền an ninh rất vững! CHDC Đức và Liên Xô là hai nước giúp đỡ tận tình nhất cho đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam về mặt an ninh, như đào tạo cán bộ về các mặt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về phát hiện điều tra, xét hỏi, về xử lý các phương tiện thông tin, kỹ thuật chuyên môn trong công tác an ninh và phản gián...Những năm gần đây cơ quan mặt vụ Liên Xô KGB đã được chấn chỉnh khá sâu sắc, đã thải loại hàng chục nghìn nhân viên có sai lầm nghiêm trọng gây oan ức biết bao công dân lương thiện. KGB đã công khai tạ tội trước nhân dân về những hành vi lạm dụng quyền hành, vu cáo, chụp mũ một cách độc đoán, vi phạm nặng nề hiến pháp và pháp luật Liên Xô, đã minh oan cho nhiều công dân, trong đó có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báọ..Hàng chục nghìn người đã chết trong cảnh tù đầy và oan ức. Tháng 6. 1991 vừa qua, nhiều tờ báo ở Moscow đưa tin, nhà văn kiêm nhà báo Alexandre Cheltalinski thành viên của "ủy ban bảo về di sản văn học của những nhà văn bị đàn áp, " được sự giúp đỡ tận tình của ủy viên Bộ Chính trị đảng cộng sản Liên Xô Alexandre Yacovlev và được phép của viện kiểm sát tối cao Liên Xô đã khui được một đống tài liệu tuyệt mặt cực kỳ quý giá trong kho tư liệu lưu trữ của cơ quan KGB. Nhà báo này được đọc nhiều biên bản hỏi cung, nhiều bản thảo có giá trị đã bị tịch thu dưới thời Stalin, trong đó những tác phẩm độc đáo của Platsnov, của Bulgacov, của Isaccs Babel, của linh mục Pavel Flarenski, của Guopuy Davidox. Nhiều tập nhật ký viết ngay trong nhà tù của KGB ở cạnh trụ sở này, tác giả đã bị xử bắn, hoặc đã chết trong tù do bị tra tấn và ngược đại. Một số cán bộ của KGB cố tình dấu diếm những hồ sơ và tác phẩm trên đây đã bị phát hiện, thải loại và chờ ngày xét xử trước pháp luật.
ở CHDC Đức, chính vào ngày bức tường chia cắt đông- tây bị sụp đổ, viên tướng cầm đầu cơ quan an ninh STASI (An ninh quốc gia của nhà nước và của đảng công nhân xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) đã tự kết liễu mình bằng một phát đạn súng ngắn. Con người có uy quyền gần như tuyệt đối, từng hét ra lửa, đã hoảng sợ trước sự vùng dậy của quần chúng hay đã hối hận về những việc làm quá đáng của mình. Hắn đã cho bắt bớ, xử lý thô bạo, không theo pháp luật nhiều công dân chân chính, chụp mũ bừa cho những ai đấu tranh cho dân chủ là tay sai phát xít, tay sai của CHLB Đức, tay sai CIA, đầy đọa họ, gia đình và bạn bè họ...Hồi ấy, STASI là bàn tay sắt, có trụ sở to lớn, trang bị hiện đại ở khắp các vùng, còn to lớn và hiện đại hơn cơ quan GESTAPO hồi xưa, tiêu biểu cho một chế độ luôn lên gân và chỉ lo trấn áp những công dân bất đồng ý kiến...Cơ quan an ninh của ta từng tiếp thu nhiều kinh nghiệm của Liên Xô và CHDC Đức nên tìm đọc kỹ những bài báo, tài liệu được công bố về cơ quan KGB và STASI trong năm qua để chấn chỉnh kịp thời công tác của mình. Qua trả lời báo Nation (Băng Kok) của bộ trưởng Mai Chí Thọ, trong những cuộc họp báo của đại diện cơ quan phản gián Bộ Nội Vụ ở Hà Nội, cung cách nhận định và chụp mũ đối với nhà văn Dương Thu Hương và bản thân tôi là rất cũ, coi chúng tôi là những kẻ phản bội(!), phạm pháp(!), là bị đế quốc và phản động lôi kéo, mua chuộc, nguy hiểm cho an ninh quốc gia! Điều mà cơ quan KGB và cơ quan STASI đã phải từ bỏ và sám hối thì những người chỉ đạo cơ quan an ninh ở Hà Nội được họ huấn luyện vẫn còn bám giữ, vi phạm luật pháp và đi ngược lại quyền tự do, dân chủ của công dân...ở Hà Nội, ta cứ đi qua các đường Yết Kiêu, Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Thượng Hiền mà xem. Các cơ quan an ninh rộng lớn, bề thế, cao đẹp đến lộng lẫy ra sao, thiết bị hảo hạng cho nơi làm việc, phòng họp, nhà khách ra saọ..thì ở sát đó trường Đại học Mỹ thuật vốn có truyền thống từ đầu thế kỷ, hiện trong tình trạng đổ nát, bệ rạc, thầy giáo và sinh viên sống chật chội và nhếch nhác như thế nào. Điều mà cơ quan STASI bị dư luận ở Đức lên án đáng làm cho những người lãnh đạo Việt Nam, đậc biệt ở Bộ Nội Vụ suy nghĩ nghiêm chỉnh và rút ra những kết luận cần thiết cho đất nước. Khi chính những người cầm đầu KGB và STASI thú nhận đã phạm tội nặng nề, khi đặt "một nhà nước ở trong một nhà nước, " có trách nhiệm thi hành luật pháp lại ngang nhiên chà đạp lên luật pháp, khi những người cầm đầu KGB đã công khai nói lên niềm hối hận, nỗi hổ thẹn của mình thì những người lãnh đạo cơ quan an ninh và bảo vệ chính trị (trong và ngoài quân đội) ở nước ta lẽ nào lại không biết hối hận và hổ thẹn gì về những việc làm sai trái của mình?
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết