Số lần đọc/download: 2253 / 30
Cập nhật: 2015-01-23 12:51:13 +0700
Chương 34
B
à nghe cháu này, cháu không thể tả lại được qua điện thoại đâu. Tại sao bà không làm một chuyến bay đến Felice để mà nhìn tận mắt.
Bà sẽ đi, cháu yêu quý, nhưng không phải ngay bây giờ. Đi ngay lúc này thì không thể được. Ở đây sẽ loạn mất, không thể bỏ mặc hãng được. Cuối cùng điều thực sự đáng kể, là bố cháu đã cảm thấy phải có nhu cầu sáng tạo những tác phẩm ấy để....tự sám hối, bà nói thế đấy. Đấy quả là một sự chuộc tội và cháu biết rằng đó là một từ ngữ bà không thể dùng nó một cách dễ dàng. Bà cám ơn Chúa đã cho ông ấy có đủ thì giờ để hoàn thành công việc.
Còn nhiều thứ khác nữa chứ không phải chỉ có vấn đề thời gian bà ạ., bà sẽ hiểu khi bà xem tranh của bố cháu. Bố cháu vẽ với giọt máu cuối cùng.
Họ cũng choáng váng như cháu à?
Vâng và thậm chí, trừ ông Avigdor ra, họ còn không biết rõ thái độ của bố cháu đối với người Do Thái. Mấy ông chuyên viên thì được nhắc khẽ, tuy nhiên họ đã có dịp làm quen với nhiều kiệt tác. Ông giám đốc thuế vụ ở Avigdor rất xúc động. Rõ ràng ông này không có một hiểu biết đặc biệt nào về hội hoạ nhưnbg ông ta đã bị mê hoặc đến nỗi không nói ra nổi một lời. Ông ấy cũng chẳng vào phòng kín thử xem trong đó còn có những gì. Cháu muốn phôn cho bà ngay lập tức nhưng lại nhớ tới múi giờ chênh lệch nên phải đợi đến lúc bà đến phòng làm việc mới dám gọi.
Bà đến chỗ làm việv non nửa tiếng rồi và bây giờ là gần 9h.
Bà ơi, cháu buồn lắm. Giờ đây cháu không thể rời khỏi Felice được. Hàng đống người sắp sửa đến xem tranh và bởi vì tranh đó là của cháu nên chaú vẫn phải ở lại một chút. Cháu rất buồn vì đã bỏ rơi bà.
Khỏi bận tâm đi cháu, con mèo nhỏ của bà, mọi việc đều tốt đẹp cả.
Thế còn những kì nghỉ cuối tuần của bà thì sao? -Fauve lo lắng hỏi.
Đừng có lo lắng đến những kì nghỉ của bà làm gì. Giờ đây bà chẳng còn phải làm ở ngoài vườn và dù sao thì các ngày thứ bảy và chủ nhật bà vẫn về vùng quê như thường. Darcy sẽ hiểu...... Bao giờ ông ấy cũng hiểu rõ đủ chuyện.
Cám ơn Magali và bà cám ơn ông Darcy hộ cháu. Cứ khoảng ba, bốn ngày cháu sẽ gọi điện cho bà. Bà ôm hôn mọi người dùm cháu, đặc biệt là Casey và Loulou và.... cháu yêu bà vô cùng, Magali. Cháu cảm thấy hài lòng biết bao
Maggy gác máy và ngồi tựa váp ghế bành. Bà cũng cảm thấy trong lòng khoan khoái như Fauve. Vậy là con người ấy cuối cùng đã biết đem tài năng của mình để phục vụ cho cái gì sâu xa hơn và xúc động hơn là duy nhất cái đẹp. Maggy hiểu rằng bà không chỉ sung sướng vì cháu gái mình mà cả Julien Mercues, con người bà đã từng yêu bao nhiêu và hận bấy nhiêu trong bao nhiêu năm tháng. Tất nhiên, bà sẽ không bao giờ tha thứ hoàn toàn cho ông ta về những đau khổ mà ông đã gieo xuống đầu bà, cho dù ông ta có minh hoạ được từng dòng một của cuốn Cựu Kinh ước, nhưng giờ đây, ít ra bà cũng có thể nghĩ được rằng "Hãy an nghỉ bình yên " và thực sự đã nghĩ như vậy. Bà cứ ngồi lặng thinh mà suy ngẫm như vậy trong một lúc lâu. Bà liếc nhìn đồng hồ và rứt khỏi cơn mơ màng. bà ấn nút đường dây nội địa cho gọi Casey và Loulou.
Ra khỏi nhà anh thợ làm đầu Alexandre, Nadine Delmas đi thẳng ra quảng trường Champs Elysees để kiếm taxi, cay đắng nghĩ rằng mình đã không nhận được một cái giấy mời xứng đáng với tên tuổi mình, từ khi ông bố nằm xuống. Mọi bạn bè đều như tránh mặt ả. Một cái taxi chạy qua trước mặt ả mà ả không nhìn thấy. Ẳ bận chú mục vào cái tiêu đề của tờ France Soir trên kiot báo: " FAUVE LUNEL LIỆU CÓ MANG DÒNG HỌ MERCUES CỦA BỐ CÔ". Có gì quan trọng? Tại sao người ta lại đối xử với cái con nhỏ lạ hoắc, một con đượi, kiểu như nó là đứa con duy nhất của Julien Mercues? Nadine những muốn kêu to lên: tôi, chính tôi mới là con gái của Mercues.
Khi đã quyết định nán lại thêm mấy tuần nữa ở Provence, Fauve, bèn đến ở tại Pricure, rồi đến khi khách sạn này đóng cửa đầu tháng mười một, nàng lại chuyển sang khách sạn Eorope ở Avignon.
Một buổi sáng, vào khoảng cuối tháng, nàng về Felice bằng chiếc xe Pêugot thuê. Nhất thiết phải có cái quyết định về cái vụ La Tourrello nội trong ngày hôm ấy. Sau khi phát hiện ra loạt tranh Cavaillon, ngôi nhà lúc nào cũng đầy ắp nguời. nàng phải đống vai nữ chủ nhân để tiếp khách: nhà báo, nhà phê bình nghệ thuật và những người bảo quản của các bảo tàng. Lạy Chúa, xong việc rồi. hôm qua bức tranh cuối cùng đã được đóng gói cẩn thận và chất lên xe tải: loạt tranh này sẽ được chở đến Amsterdam. Vậy là nó sẽ được ngao du từ lục địa này sang lục địa khác, từ thành phố lớn này sang thành phố lớn khác và sẽ được trưng bày trong tất cả các viện bảo tàng đang đòi hỏi nó. Một ngày nào đó, những bức tranh huyền ảo này sẽ quay về với nàng, nhưng trong nhiều năm, loạt tranh Cavaillon này sẽ thuộc về công chúng.
Giờ đây khi xưởng hoạ đã trống không, khi căn phòng kín chỉ chứa những bức tranh Fauve giữ lại cho riêng mình, nàng sẽ dễ dàng có một quyết định về vấn đề ngôi nhà. Từ khi ở New York ra đi, nàng có cảm giác mình sống trong một cơn lốc. Tối đến mệt đến nỗi nàng đi nằm mà chỉ nghĩ đến mỗi việc là ngày hôm sau phải tiếp những ai. Nàng đã thuê một bà goá trẻ tên là Lucette Abion: chị này ngày nào cũng đến để làm công việc nội trợ và phục vụ bữa ăn trưa cho các vị khách. Hôm nay thì các vị khách cuối cùng đã rời khỏi nhà và La Tourello sẽ vắng lặng. Hôm nay là chủ nhật và Lucette phải đi dự một đám cưới ở Bonnieux. Khí trời mát mẻ. Hàng cây trắc lá xanh um, lá cây ôliu như dát bạc. Mùa săn đã bắt đầu và người ta đã nghe thấy những tiếng súng nổ giòn ở cả triền đồi. Trong sân các trang trại, trẻ em nô đùa, kêu la. Nhiều chỗ bán hoa quả. Fauve mua một quả lê và một quả táo dành cho bữa trưa
Fauve đi lang thang trong nhà, tin chắc rằng Lucettee đã đổ hết những gạt tàn thuốc lá và cốc tách trên bàn. Tối hôm trước cùng với Adrien Avigdor, Jean Perin và mấy vị ở viện bảo tàng Amsterdam, nàng đã mở tiệc ăn khao mừng chuyến ra đi của loạt tranh Cavaillon. Phòng khách không chê vào đâu được. Vì không ở hẳn đây, nàng cũng chẳng mất công mua hoa về làm gì. Nàng rẽ vào bếp, tìm thấy những thức ăn thừa bữa trước được để cẩn thận trong tủ lạnh. Có gà, patê gan, phomát và một chai vang cuối cùng còn gần đầy.
Đặt món ăn lên bàn, nàng quyết tâm sẽ quay về New York trước khi người ta bắt đầu trang hoàng tủ kính đón Noel ở Đại lộ số 5. Mừng mọi cuộc lễ lạt là một trận mưa tuyết đầu mùa. Những bông tuyết đầu mùa đã rơi, Magali đã báo cho cháu biết trong điện thoại. Giờ đây, chắc là tuyết phải bẩn lắm. Quang cảnh New York với những chùm tuyết đen sì, rơi xuống từ bầu trời xám xịt, với những taxi rình rập, những cống rãnh chảy thành suối, dọc vỉa hè, rộng đến nỗi phải nhúng một chân xuống nước mới trèo lên được cái xe buýt chật cứng, mà lão tài xế có thèm đỗ lại cho đâu chứ. và tiếng gầm rú liên tục của còi nhà máy làm như cả thành phố đang bốc cháy. Nhưng vẫn còn những đêm vui, buổi tiếp tân hãng Lunel tổ chức hàng năm nhân dịp Noel buổi hoà nhạc của tập đoàn Horowitz mà Melvin bao giờ cũng lấy vé trước ( như đã báo trong thư ), còn triển lãm Avedon, triễn lãm Body Short ở tiệm caphê Corlyle.... Có thành phố nào: trừ New York, chào đón ta được như vậy.
Fauve ngồi tẩn mẩn nghĩ tới những thứ mà vùng đất Provênc có thể mang lại: những cuộc đi dạo, bầu trời đầy sao, quán cà phê ở Felice mà ngồi đó có thể nhìn thấy cả làng diễu qua, màu trời, màu đá, ánh sáng.....nàng thở dài, hất ngược lên món tóc cứ xoà xuống mắt và nghĩ đến La Tourello.
Có thể cho thuê hoặc đem bán quách. Jean Perrin đã cam đoan với nàng là cả hai biện pháp ấy đều không ra trở ngại gì. Có nhiều nguời đang tìm cách mua nhà ở miền nam và cái dinh cơ sang trọng của Julien Mercues sẽ bán được dễ dàng. Nó vừa nổi tiếng lại vừa kì lạ với những căn phòng đã được tu sửa lại, với bể bơi, với lò đốt trung tâm và rất nhiều buồng tắm. Nàng sẽ sửa để bán đi. Những dàn đậu, dàn nho, cánh đồng măng tây, vườn ô liu, mọi loại cây trồng ở La Tourrello đanbg ở trong tình trạng thảm hại. Hẳn sẽ không có người thuê nhà nào chịu đụng bỏ ra phục hồi lại cơ ngơi này.
Vẻ suy tư, nàng cầm lấy quả lê và quả táo vừa mua xong trên đường về nhà và đi lang thang trong nhà.
Xưởng hoạ sẽ ra sao? Fauve tự hỏi khi bước vào đó. Hôm qua nàng bận phải thu xếp những chi tiết cuối cùng của việc vận chuyển loạt tranh Cavaillon với số người ở Amsterdam, đến nỗi phải nhờ Jean Perrin khoá hộ cửa sau khi tất cả tranh đã được mang đi rồi. nàng thấy ngập ngừng bước chân. nàng chưa bao giờ thấy xưởng vẽ trống không, không có tranh. Nàng có thật sự cần phải vào đấy không? Có dám bước vào không?
Đừng có mà ngốc nghếch, nàng tự nhủ và dứt khoát bước qua ngưỡng cửa. Gian phòng, bấy lâu tưởng rộng mênh mông, té ra cũng chỉ cỡ bình thường. Tất nhiên đây là một nhà xưởng rộng nhưng không phải là khổng lồ. Fauve đi đến kết luận sở dĩ mình có cảm giác ấy là do những bức tường trần trụi. Sự lao động của bố đã mang lại cho gian phòng một kích thước khác. Dù bức tranh mang đề tài gì tầm mắt cũng sẽ vượt qua. Giờ đây chỉ còn trơ lại những khung tường, cái trần cao và những cái rui nhà và những ô cửa kính. Tất nhiên còn cả chiếc bàn và giá vẽ.
Nàng đặt quả lê và quả táo vẫn chưa cắn miếng nào xuống bàn và bằng một cử chỉ máy móc, nhặt nhạnh những cái bút vẽ rơi bừa bãi khắp nơi trên sàn nhà. Mercues đã dạy nàng cách rửa những cây bút vào một cái chậu nhỏ đặt trong gian phòng kề đó, nơi ông vẫn để dụng cụ. Như bất cứ một người thợ thủ công lành nghề nào, bố rất cẩn thận với những cây bút vẽ của mình. Dù xưởng hoạ bề bộn lung tung đến đâu, bao giờ ông cũng bắt đầu một ngày làm việc mới với những cây bút sạch sẽ.
Nàng hiểu đây không phải là một công việc dễ dàng gì. Những ngọn bút đều cứng và dơ do một lớp vỏ sơn đã đóng cục. Quẳng nó đi là rảnh nhất. Nhưng đã có sẵn một chai têrebăngtin để làm cuộc tổng vệ sinh này.
Chậm rãi, say mê, nàng bắt đầu vịêc rửa bút vẽ của bố. Cuối cùng, nàng chỉ còn giữ lại một cây, còn những chiếc khác cho ngâm vào dầu qua đêm. Nàng quay lại bàn rồi đứng sững, tinh thần bất định và đầu óc trống rỗng trước khung vải còn mới tinh. nàng cứ tần ngần đứng đó, nghĩ ngợi chẳng đâu vào đâu, không biết là mình đang trôi tuột vào quá khứ. nàng như nhìn thấy bàn tay to lớn của Julien Mercues phủ lên tay mình, hướng dẫn nàng cách di chuyển bút như ông vẫn từng làm thế. Nàng như nghe thấy tiếng bố.
Cái nhìn, Fauve, con phải biết sử dụng hai con mắt của con. Phải học cách nhìn.
Và nàng chợt hiểu ra mình phải làm gì. Đây là một nhu cầu bấy lâu bị chối bỏ nhưng hiển nhiên, là một nhu cầu bức thiết.
Nàng cần phải thử sức. nàng là hoạ sĩ. Nàng đã từng là hoạ sĩ. Nàng đã rũ bỏ con người hoạ sĩ trong mình, như đã từng rũ bỏ bố đẻ mình, nhưng giờ đây.... Giờ đây phải thử sức. Tường ngăn đã bị đánh sập, cửa đã mở rồi.
Phải bắt đầu lại từ con số không. Chà, không hoàn toàn như vậy nhưng cũng gần như vậy. Chắc chắn là nàng đã đánh mất kĩ thuật, đánh mất sự dễ dàng. Nhưng dù sao thì cũng đã học được ngôn ngữ của hội hoạ..... Không dễ dàng quên được đâu. Nàng lại giữ được cái thói quen là có thể vẽ bất cứ lúc nào.
Fauve ngồi xuống bên bàn, con mắt nhìn trừng trừng vào khung vải trinh nguyên, bút vẽ trong tay, tay kia cầm quả táo. Sẽ ăn nó hay vẽ nó đây? Nàng bật cười và cắn vào trái táo, nàng sẽ vẽ trái táo này