Love is hard to get into, but even harder to get out of.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 29
ề chuyên gia Việt Nam ở Căm pu chia có những anh em am hiểu, tận tâm, và vô tư giúp đỡ bạn, tôn trọng bạn, được bạn rất quý mến. Nhưng đang tiếc số ấy còn ít, quá ít. Còn "chuyên gia, chuyên giả, chuyên già" thì lại quá đông... "Chuyên giả" vì nhiều người được cử đi là do chính sách chiếu cố. Sang Pnom penh, có thể mua bán được ít đồ Thái Lan không phải thuế, đem về Việt Nam có thể kiếm được ít lời, cho nên số cán bộ có thành tích lâu năm(!), nhiều tuổi, sắp về hưu, đều được chiếu cố cho đi chuyên gia Căm pu chia một vài năm. Bất kể sang có làm đúng cái nhiệm vụ rất khó khăn của một chuyên gia được hay không! Phần lớn sang là để "tìm hiểu thị trường", "nghiên cứu hàng hóa", tích lũy đôi chút để chuẩn bị về hưu cho cuộc sống được tạm ổn. Nhiều anh em trí thức Căm pu chia ngay thật cho tôi biết nhiều chuyên gia về kinh tế, về kế hoạch nhà nước, về ngân hàng, về tài chính... chẳng có trình độ, không thể coi là chuyên gia. Đã thế họ lại phát biểu ý kiến quá "mạnh dạn" đến mức ẩu tả, cứ y như là ở Việt Nam hay Liên xô, mà không am hiểu tình hình riêng của Căm pu chia. Một số chuyên gia về quốc phòng và an ninh xử lý công việc rất chủ quan, hách dịch, vượt qua đầu, không tính đến chủ quyền quốc gia, xử lý một cách độc đoán và gây nên những oan trái rất lớn, để lại những hậu quả khôn lường. Những điều ấy tôi chưa tiện nói ra ở đây, vì không muốn đụng đến những vết thương đang kín miệng.
Về quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, tôi không thể nói gì đến những vấn đề thuộc linh vực bí mật quân sự, bí mật quốc gia. Vì đó là nguyên tắc. Tôi không thể làm gì có hại cho đất nước dù cho những người lãnh đạo đã khai trừ tôi ra khỏi đảng, và cất mọi chức vụ của tôi. Họ đã nhân danh nhân dân một cách giả dối để phụ tôi, nhưng tôi không bao giờ phụ đồng bào và quân đội. Tôi còn tấm lòng, lương tâm và trách nhiệm với nhân dân- Quân đội hiện nay sống rất cực khổ- Việc giảm nữa triệu quân đã được thực hiện hai năm nay, nhưng theo tôi số quân vẫn còn quá đông, ngân sách quân sự còn quá lớn, rất có hại cho nhân dân, nhà nước và chính quân đội. Có người ngụy biện rằng, giảm quân sẽ làm tăng số thất nghiệp vốn đã quá nhiều! Quốc hội cần không chế con số: Một phần trăm cho quân đội và một phần nghìn cho an ninh tính trên tổng dân số theo ý lệ trung bình của thế giới. Hãy xem thống kê của Thái Lan: 54 triệu dân, số quân chỉ có 270. 000 tại ngũ, Malaixia 16 triệu dân, số quân chỉ có 120. 000 (thống kê IISS). Tinh thần của bộ đội ta không khác gì nhân dân: Lo âu về hiện tình đất nước, không tin ở tương lai gần và xa, mất tin ở sự lãnh đạo của đảng và nhà nước, càng không tin ở "đổi mới" vì thiếu mạnh dạn và nhất quán. Đáng chú ý số cán bộ ve hưu ngày càng đông. Trong số đó chỉ độ một phần tư sống ổn định, vì thu vén được chút ít khi còn tài chức. Còn thì sống ở mức thấp và một phần tư nữa là sống cực kỳ gay gắt. Gia đình nào không có con em đi học, đi lao động ở nước ngoài, không có bà con ở nước thì rất gay. Cảnh "đầu đường thiếu tá bơm xe, cuối đường trung tá bán chè đậu đen, giữa đường đại tá rao kem" là chuyện không hiếm. Có đại úy văn công về hưu đi thổi kèn đám ma. Tôi quen thân với một số vị tướng thiếu tướng ở Bộ Quốc phòng. Ai đã từng là đơn vị trưởng, chỉ huy sư đoàn, quân đoàn, có chức, có quyền, nhất là ở các ngành vật chất như quân nhu, quân trang, hậu can, quân y... thì nói chung là khá giả... Còn các viên tướng cạo giấy ở các văn phòng, cơ quan Bộ hay ở các trường huấn luyện thì rất "rách. " Gia tài là một chiếc xe đạp, đến chiếc xe máy cũng không có. Có người phải ra máy nước công cộng hứng nước hay xách nước từ tầng dưới cùng lên tầng tư tầng năm. Rất nhiều sĩ quân cấp cao ngay thẳng, tận tụy có tâm huyết với cách mạng và nhân dân, liêm khiết và trong sạch rất băn khoăn suy nghĩ sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về sự lãnh đạo của Đảng. Chính họ đã tạo nên một sự kiện "lạ lùng" và bất ngờ. Hồi tháng 9. 1986, đại hội Đảng toàn quân họp để thảo luận văn kiện và cử đại biểu đi dự đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6. Cuộc thảo luận được diễn ra trong tinh thần đổi mới đang sôi nổi, hào hứng: Nói thẳng, nói thật, nói hết... Nhiều đại biểu phê phán thẳng cánh một số thượng tướng, đại tướng đứng đầu quân đội:
Thiếu gương mẫu, nhà dột từ nóc, tham nhũng chiến lợi phẩm, dung túng cho vợ con làm sai chính sách, tạo nên những kẻ xu nịnh ở chung quanh, vô trách nhiệm với đời sống gay go của bộ đội, sa sút ý chí chiến đấu... Khi bầu đoàn đại biểu, mặc dầu có danh sách hướng dẫn của đoàn chủ tịch hội nghị, ba vị lớn nhất của quân đội: Đại tướng bộ trưởng bộ quốc phòng, đại tướng chủ nhiệm tổng cục Chính trị (hai vị này đều là ủy viên bộ Chính trị trung ương đảng) và thượng tướng phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị đều bi... ra rìa, không trúng trong đoàn đại biểu chính thức 72 người! Cả Hà Nội xôn xao suốt một tháng trời về cái tin giật gân này! Những người có công tâm vui mừng vì cuộc sống dân chủ đã tạo nên quyền quyết định và giám sát của cấp dưới đối với cấp trên. Đây là dân chủ thật, đẩy lùi dân chủ hình thức: "Dân chủ có lãnh đạo", "dân chủ gắn với tập trung", có nghĩa là "dân chủ vừa phải!" Các vị cầm cân nẩy mực trong đảng và quân đội đã mở cả một cuộc điều tra về cái hiện tượng "dân chủ quá trớn" này, để cố truy tìm xem ai là kẻ đầu têu, là kẻ giật dây, là kẻ có âm mưu tiếm quyền? Bộ máy tổ chức của đảng lập tức rút kinh nghiệm là đã mất cảnh giác nghiêm trọng về cuộc đại hội toàn quân này, có kế hoạch ngăn chặn ngay để ngọn triều dân chủ ấy không được dâng lên trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 mấy tháng sau đó.
Và quả nhiên đại hội đảng lần thứ 6 được đặt tên là "Đại hội của ông Sáu", nghĩa là đại hội của ông Sáu, Lê Đức Thọ, từng là žy viên bộ Chính trị kiêm Trưởng ban tổ chức trung ương đảng trong hơn 30 năm liền. Đây là bộ máy quyết định từ cấp vụ trưởng, tổng cục trưởng, thứ trưởng lên đến những chức vụ cao nhất. Hồi ấy theo đề xuất của đại hội đảng toàn quân, bộ ba thích hợp nhất nên là: Ông Trường Chinh ở cương vị Tổng bí thư vì là người đầu tiên phác họa ra kế hoạch, quan niệm, phương án đổi mới ở Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng làm chủ tịch Hội đồng nhà nước, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch Hội đồng bộ trưởng. Những ngày đầu của đại hội 6, nhiều đại biểu của các tỉnh miền Nam cũng như của Hà Nội... rất đồng tình về bộ ba: Chinh- Đồng- Giáp ấy. Đột nhiên khi đại hội bước vào họp nhân sự, Ban tổ chức trung ương Đảng đưa ra một phương án khác: Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư, Võ Chí Công làm chủ tịch Hội đồng nhà nước, Phạm Hùng làm chủ tịch Hội đồng bộ trưởng... Để cho phương án này trót lọt "anh Sáu" đã có sáng kiến viết một lá thư ngắn "kính gửi các đồng chí Trường Chinh và Phạm Văn Đồng" đại y rằng: Nhiều đoàn đại biểu có ý kiến (?) là hai đồng chí với tôi tuổi đã cao, sức đã yếu không nên tham gia Ban chấp hành trung ương đảng nữa, mà sẽ nhận làm nhiệm vụ cố vấn cho Ban chấp hành trung ương. Tôi thấy đây là một đề nghi hợp lý. Nếu các đồng chí và tôi còn nhận nhiệm vụ thì sẽ có thể bị hiểu nhầm là tham quyền cố vị. Rất mong câc đồng chí đồng ý với đề nghị này... " Theo những người ở văn phòng trung ương đảng kể lại, chính ông Nguyễn Khánh, žy viên trung ương đảng, vốn từng là Chánh văn phòng trung ương, sau là Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng là người cầm lá thư này đến tận nhà các ông Trường Chinh và Phạm Văn Đồng.
Hồi 1986, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn được tín nhiệm rất lớn trong đảng. Rất nhiều đại biểu cho rằng hiểu biết rộng và uy tín lớn trong và ngoài nước của đại tướng là vốn quý của dân tộc cần tận dụng. Thế là bộ máy tổ chức và an ninh, bảo vệ đảng được huy động để ngăn chặn xu thế này. Thế là Trung ương và các đại biểu dự đại hội được thông báo về "một số vấn đề lịch sử của đồng chí Võ Nguyên Giáp. " Thủ đoạn là: Dịch một lá đơn xin học bổng để được đi học bên Pháp gửi phủ Toàn quyền Đông dương hồi đầu những năm 1930. Trong đó có những câu viết theo công thức đơn tự thịnh hành một cách đương nhiên hồi ấy: "Xin gửi ngài lời chào kính trọng và những tình cảm chân thành... người phục vụ tận tụy của ngài. " Những người có bệnh "lập trường vững vàng" kiểu lên gân không bới móc gì được ở tư cách sống, tính liêm khiết sự hiểu biết rộng hiện nay của ông Giáp đã tìm ra một cái cớ được coi là xác đáng. Một người cộng sản lại gọi tên trùm thực dân đế quốc là Ngài, lại còn "trung thành", "tận tụy", là "người phục vụ" (người đầy tớđịch theo tự điển) thì không thể tha thứ được! Thủ đoạn này gây nên trò cười những người ít nhiều có văn hóa và hiểu biết, nhưng lại tạo nên được sự hoài nghi của một số đại biểu các tỉnh vốn không biết gì về những công thức ứng xử thời xưa...
Vị đại tướng bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng đã bị đại hội đảng toàn quân khước từ thì lại có một "dịp may" hiếm có:
Đúng 10 ngày trước khi đại hội 6 khai mạc, đại tướng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, ủy viên trung ương đảng đang rất khỏe mạnh bổng nhiên đột tử ở nhà, một cái chết cho đến nay vợ và con ông vẫn còn phân vân về nguyên nhân thật sự. Sáng 5 tháng 12 Bộ Chính trị đã quyết định ông sẽ đảm nhiệm chức Bộ trưởng bộ Quốc phòng thay ông Văn Tiến Dũng. Trưa 5 tháng 12 ông đột tử. Do ông Tấn mất mà ông Dũng, người đứng đầu danh sách dự bị của đoàn đại biểu quân đội- được nâng lên là đại biểu chính thức dự đại hội 6. Tai họa và có thẻ nói là tai vạ của đại tướng Tấn đã trở thành điều may hiếm có cho đại tướng Dũng.
Và một điều khá kỳ lạ nữa ông vẫn được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa VI (làm cho không ít sĩ quan quân đội sửng sốt) và liền đó còn được tham gia ban dự thảo Tổng kết chiến tranh của quân đội và cả ban Dự thảo chiến lực đến năm 2000 nữa!
Những điều bất ngờ chấn động Đại hội toàn quân năm 1986 đến nay vẫn còn gây lo sợ cho cơ quan lãnh đạo của đảng cộng sản. Họ đã ra những thông tri liên tiếp để công việc chuẩn bị cho đại hội 7 sẽ thuận buồm xuôi gió, theo đúng ý của lãnh đạo... Tuyệt đối không cho ai có quan điểm dân chủ đa nguyên được lọt vào bất cứ đại hội nào trên cấp cơ sở- Hơn 1000 sĩ quan cao cấp từ trung tướng đến đại tá được về hưu trong tháng 11 và 12 năm 1990 sẽ không tham gia đại hội đảng của các đơn vị quân đội. Trong số sĩ quan này ắt hẳn có nhiều "kẻ bất trị" vì am hiểu nội bộ quân đội muốn nói thẳng, nói thật, nói hết, muốn có một quân đội hiện đại cả về tổ chức, vũ khí và tư tưởng và Họ sẽ đòi hỏi phải chấm dứt tệ tham nhũng vô trách nhiệm, những bất công lớn, tệ quan liêu và quân phiệt... với biển pháp cơ bản là quyền dân chủ rộng rãi và sự bình đẳng về nhân cách- Cho họ về hưu, về vườn, nghỉ cho khỏe... là tháo một ngòi nổ nguy hiểm trong thực hiện "dân chủ và đổi mới. " Điều trót hứa hẹn long trọng từ hơn 4 năm trước đang được uốn nắn lại, nhấn mạnh đến tập trung và kỷ luật.
Đầu năm 1987, ngay sau khi kết thúc đại hội 6, nghị quyết mới được phổ biến để chấp hành, đảng ủy quân sự trung ương vừa họp phiên đầu tiên sau đại hội thì một viên tướng nữa chết đột ngột. Đó là trung tướng Phan Bình, cục trưởng cục quân báo của Bộ Tổng tham mưu, với thông báo là đã tự sát, tự bắn súng ngắn vào đầu mình- Tôi rất quen với tướng Bình, người Quảng Nam, khổ người nhỏ nhắn, đảm nhận chức vụ này từ năm 1962, thay đại tá Nguyễn Minh Nghĩa bị buộc tội là "xét lại. " ở Bộ Tổng tham mưu, nhiều người cho biết ông Bình rất gần gũi gia đình bộ trưởng quốc phòng Văn Tiến Dũng, biết khá nhiều chuyện riêng tư, về tham nhũng, chia chác chiến lợi phẩm trong hàng ngũ các viên tướng trong cơ quan bộ quốc phòng và bộ tổng tham mưu. Ông lại là ủy viên trong cấp ủy đảng tại đó. Ông chết trong một ngôi nhà tại thành phố Hồ Chí Minh. Các phòng ở của ông tại nhà riêng bị lục soát. Đúng một tuần sau, con trai cả của ông, một trung tá quân đội, người đang giữ tất cả những tài liệu thư từ riêng của ông, bị một tai nạn và chết ngay trong một cuộc đụng xe gắn máy trên đường thành phố Hồ Chí Minh. Lại một câu hỏi nữa, đến nay vẫn chưa được giải đáp có sức thuyết phục...
Trước đó, tháng 6. 1986, đại tướng thứ trưởng quốc phòng Hoàng Văn Thái cũng bị chết đột ngột tại nhà, sau một tuần liền họp hành rất căng thẳng ở Bộ Quốc phòng, vào dịp chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quân và đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6. Ông tham gia đơn vị Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập tháng 12. 1944, là Tổng tham mưu trưởng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954). Ông từng vào miền Nam, ở căn cứ R hơn ba năm, là phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng ngay khi cuộc chiến tranh đặc biệt chuyển thành cuộc chiến tranh cục bộ- Ông là sĩ quan gần gũi nhất của đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng ở trong sở chỉ huy Mường Phăng ở Điện Biên Phủ- Tôi còn nhớ, đúng ngày 7. 5. 1984 (kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biển Phủ), Bộ Quốc phòng tổ chức ôn lại chiến dịch ấy tại sa bàn lớn trong Viện bảo tàng Quân đội trên đương Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự và nhắc đến những kỷ niệm 30 năm trước, nhắc đến chỉ huy từng sư đoàn - Khi kết thúc, đi ra phía Cột cờ, đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫy đại tướng Hoàng Văn Thái lại và nói với tôi như phân trần: "Nhà báo lại đây! Đây, anh Thái đây - Có phải hồi ấy khi tôi quyết định thay đổi phương châm công kích, anh không thông, còn chống tôi nữa phải không?" Đại tướng Hoàng Văn Thái cười xòa: "Vâng, thưa anh đúng như thế. Vì lỡ chuẩn bị tất cả rồi, bộ đội được động viên rất hăng, chỉ chờ lệnh nổ súng. Hoãn lại thật là gay! Nhưng nếu không hoãn thì còn gay hơn. Có khi không thắng mà còn bị tổn thất nặng nề, kháng chiến không còn biết ra sao! Vì vốn liếng xây dựng của ta hơn 5 sư đoàn đều đưa vào đó cả!" Tôi còn giữ tấm ảnh chụp vào đúng thời điểm ấy, trưa ngày 7. 5. 1984.
Ông Thái rất quý mến ông Giáp. Hai ông còn thân thiết vì tình cảm thông gia. Võ Điện Biên, con trai đầu của ông Giáp sinh đúng vào năm của chiến thắng Điện Biên Phủ, lấy Hoàng Thị Kim Phượng con gái cưng của ông Thái. Cả hai đều là sĩ quan quân đội, Điện Biên là trung tá binh chủng Phòng không quân, Kim Phượng là sĩ quan quân y, ở ngành dược, hiện công tác ở cực quân y quân đội. Mẹ của Kim Phượng là bà Loan, cấp bậc đại tá hiện nay đã nghĩ hưu. Trước kia bà làm công tác chính sách hậu phương ở bộ tổng tham mưu là một trong bốn nữ chiến sĩ giải phóng quân đầu tiên hồi trước cách mạng tháng Tám. Đầu tháng 9. 1945, bà đã từ căn cứ Việt Bắc về Hà Nội trong chi đoàn Quang Trung nổi tiếng hồi đó.
Nhìn lại cuộc đời người lính suốt trong 37 năm 3 tháng, tôi đã nếm đủ mùi gian khổ và vinh quang của người cầm súng- Tôi đã là lính, đứng canh gác, rồi tiểu đội trưởng ở lớp huấn luyện, là trung đội trưởng ở đường số 9, đi truy lùng tận quân Pháp ở vùng Trung Lào, là đại đội trưởng đại đội chủ công trong chiến dịch giữ thành Quảng Trị khi quân Pháp đổ bộ lên đầu năm 1947, rồi tiểu đoàn trưởng ở địch hậu Triệu Phong, Hải Lang (Quảng Trị), làm giám đốc trưởng sĩ quan Lê Lợi của quân khu ba, rồi giám đốc trường quân chính của sư đoàn 304, rồi lên bổ sung cho chiến dịch Điện Biên Phủ, khi chiến dịch bước vào thời kỳ thay đổi phương châm tác chiến. Tôi đã ba lần đi qua đường mòn Hồ Chí Minh, vào Bình Trị Thiên, quân khu Năm và chiến trường Tây Nguyên, xuống tận đồng bằng Trung Bộ, vào ấp chiến lược ở Quảng Ngãi tham gia nghiên cứu các mặt tình hình. Tôi đã nhiều lần ốm nặng tưởng không qua khỏi: Kiết lỵ, bị sốt rét ác tính, bị sâu quảng khắp người, các nốt lở to bằng đồng hào ván sâu hoắm, ba lần bị thương vì đạn cối, pháo, viêm ruột thừa cấp tính, bị nhiễm trùng toàn bộ Ở ổ bụng. Những lần đói khát thì không sao kể xiết. Phải ăn gạo mủn chua và đắng vì chôn dưới cá ẩm hàng tháng trời mới moi lên... khi hành quân thiếu rau, gặp được một hay hai lá rau mà cũng cố dừng lại để hái, gom lại để đến khi nghỉ có được vài chục ngọn rau để nhấm ăn... Có khi giữa rừng gặp một cay cam ở một ngôi nhà bỏ hoang, hái chia mỗi người một quả, thế mà nhấm từng múi để dành trong suốt hai ngày đêm... Đói và khát, có khi khát đến cháy cổ, kiệt sức mắt nổ đom đóm thì vừa lết đến một ngọn suối. Một ngụm nước tan nhanh vào toàn cơ thể như nở ra từng tế bào, từng thớ thịt. Có khi ở căn cứ thiếu muối phải lục tìm lá chuối gói thịt, cá gài ở mái lều đem ra mút lấy chút vị mặn. Cũng có khi phải lấy một viên thuốc quinacrine pha loãng ra thành năm liều thuốc tiêm.
Còn vinh quang ư? Tôi không bao giờ thích thú về những vinh quang hão huyền, hình thức. Tôi đã được 16 huân chương lớn nhỏ:
Từ huân chương chiến công, huân chương Chiến thắng, đến huân chương Quân công. Các huân chương của nhà nước và quân đội Lào và Căm pu chia... Tôi là nhà báo quân đội duy nhất được thưởng Huân chương danh dự mang tên Julius Fucik do tổ chức nhà báo quốc tế OIJ đặt ra, được chủ tịch OIJ, giao sư Nodenstreng người Phần Lan sang Việt Nam trao tại hội trường Ba Đình tháng 12 năm 1981, "do những đóng góp về báo chí trong thời kỳ chiến tranh, về các bài phóng sự xuất sắc được viết tại chiến trường... "
Về hoạt đồng xã hội, tôi là ủy viên ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam - Căm pu chia (từ tháng 4. 1986), là žy viên đoàn chủ tịch ủy ban đoàn kết nhân dân á- Phi của Việt Nam từ năm 1982 đến nay. Tôi đã dự một số hội nghị quốc tế trên danh nghĩa ấy.
Có nhà báo nước ngoài nhận xét: "Bùi Tín thường ở những nơi quan trọng nhất, ở những thời điểm quan trọng nhất. " Có lẽ đó là do ý thức nghề nghiệp, với ý nghĩ: Người khác đi được sao mình không đi được? Đó là niềm say mê và trách nhiệm chứ không phải do ý muốn chơi trội, tìm kiếm danh lợi, để nổi tiếng!
Tôi có mặt ở Dinh Độc Lập ngày 30. 4. 1975. Việc nhận đầu hàng của ông Dương Văn Minh là ngẫu nhiên, do trung tá trưởng ban bảo vệ sư đoàn 304 của quân đoàn 2 Nguyễn Văn Hân và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 yêu cầu. Để cho không khí bớt căng thẳng, tôi bảo hai chiến sĩ đang cầm lăm lăm AK 47 chỉa vào phòng ra đứng ở ngoài. Lúc ấy tôi chưa biết ông Minh đã loan báo việc ngừng tiếng súng trên đài. Tôi yêu cầu ông Dương Văn Minh đầu hàng sớm chấm dứt chiến sự, khỏi hy sinh thêm vô ích cho cả hai bên. Lúc ấy, tôi đã hiểu câu thực hiện chính sách hòa hợp giữa người Việt Nam với nhau. Tôi thấy những vẻ mặt lo lắng, căng thẳng, liền nói với các ông: "Chiến tranh đã chấm dứt- Tất cả người Việt- Nam chúng ta đều thắng. Nếu các ông có ý thức dân tộc thì các ông cũng có thể coi ngày hôm nay là ngày vui của mình, ngày vui chung của đất nước chúng ta. " Ông Vũ Văn Mẫu cười tươi không lo như trước đó.
Sau một lát, tôi rất cảm động gặp riêng ông Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế, và nghe ông Hảo nói:
"Mấy tuần nay, người Mỹ ngày nào cũng tới rước tui qua Hoa Kỳ. Tôi nhứt định không đi. Tôi còn biểu tụi trẻ sinh viên của tui ở lại. Đất nước mình xây dựng, rất cần bọn tui... " Ông Hảo ở lại nhưng rồi không được xử dụng, vấp đủ khó khăn. Ông ta chán nản và gần đây đã xin xuất cảnh, hiện ở đảo Ta- hi- ti, giúp cho chánh phủ ở đó về kinh tế. Những người có lòng tốt như vậy đối với đất nước cuối cùng đã phải ngậm ngùi ra đi!
Chính ông đã báo cho tôi biết vào buổi chiều 30. 4. 1975 là ông cúng viên chức ở ngân khố đã giữ lại 16 tấn vàng không cho cánh ông Thiệu mang đi. Tôi liền báo tin ra Hà Nôi - Sau 2 ngày ở Hà Nội cho người vào nhận đủ. Nhưng rồi số vàng ấy đã không được xử dụng hợp lý để sinh sôi ra vì định kiếu với ngân hàng ngọai quốc. Số vàng ấy được giữ rất kỹ kiểu nông dân, xà xẻo dần để chi tiêu, cuối cùng đã hết sạch! Sau đó tôi lo viết bài để gửi ra Hà Nội cho kịp. Chỗ tôi ngồi viết chính là bàn giấy của ông Minh ở trên tầng hai Dinh Độc lập. Sau đó tôi cùng trung tá Nguyễn Trần Thiết, phóng viên ban Biên tập quân sự báo Quân đội nhân dân, người cùng đi với tôi trong suốt cả ngày hôm ấy, vào trại Đa vít để tìm cách chuyển hai bài báo của chúng tôi ra Hà Nội.
Trước đó hai năm, ngày 29. 3. 1973 ở sân bay Tân Sơn Nhất, tôi là sĩ quan Việt Nam dân chủ cộng hòa kiểm soát và chứng nhận việc Mỹ rút tốp quân cuối cùng ra khỏi miền Nam Việt Nam. Người lính Mỹ cuối cùng là thượng sĩ Max Bielke, người ở bang Oregon! Tôi bắt tay anh ta và tặng một tấm mành trúc có in hình hồ Hoàn Kiếm, chúc anh về hạnh phúc, vui vẻ với gia đình và có dịp hãy sang thăm Việt Nam với tư cách là khách du lịch. Anh ta có vẻ cảm động, cám ơn và cười rất thú vị trước đông đảo nhà báo và quay phim nước ngoài.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết