Số lần đọc/download: 3681 / 152
Cập nhật: 2017-05-10 22:12:22 +0700
Năm - Đằng Sau Một Số Phận
D
iều ấy xảy ra như là việc vô vị nhất của các sự việc khác nhau, và nhanh chóng đến mức mà Hortense trở nên bối rối. Hai người, Hortense và Rénine đang đi dạo bên bờ sông Seine bỗng họ nhìn thấy một bóng phụ nữ vượt qua lan can cầu và gieo mình vào khoảng không. Khắp mọi phía, những tiếng kêu, tiếng la ó và sau đó, đột nhiên Hortense nắm lấy cánh tay của Rénine.
- Cái gì thế? Ông không đi gieo mình chứ!... Tôi cấm ông...
Áo khoác ngoài của Rénine còn lại trong bàn tay bà, Rénine nhảy xuống và sau đó... và sau đó bà không thấy gì nữa. Ba phút sau, Rénine leo các bậc dốc mang theo một người phụ nữ trẻ có tóc đen dính quanh một khuôn mặt lờ đờ.
- Bà ta chưa chết - Ông khẳng định... - Nhanh lên, đến một dược sĩ... kéo lưỡi... không có bất cứ một nguy hiểm nào phải sợ...
Ông giao người phụ nữ trẻ cho hai nhân viên, gạt xa những kẻ hiếu kỳ và những phóng viên đang hỏi tên ông, rồi đẩy Hortense bị xúc động hoàn toàn vào trong xe tắc-xi.
- Trời ơi! - Một lúc sau ông kêu lên- còn một bãi tắm nữa! (là ý gì nhỉ, hic) Bà muốn gì, bạn thân yêu của tôi, bản năng mạnh hơn ý thức của tôi. Khi tôi thấy một người đồng loại gieo mình xuống nước, tôi cũng cần gieo mình. Không nghi ngờ gì, một trong các tổ tiên của tôi có một người làm nghề đánh cá.
Ông ta về nhà và cởi quần áo - Hortense đợi ông trong ô tô. Ông ra lệnh cho lái xe:
- Đi đến đường Tilsitt.
- Chúng ta đi đâu? - Hortense hỏi.
- Đi lấy tin của người đàn bà trẻ.
- Ông có địa chỉ của bà ta không?
- Có, tôi có thì giờ đọc nó trên đồng hồ đeo tay của bà ta cùng với tên của bà ấy - Geneviève Aymard. Vậy tôi đi đến đó. Ôi! Không phải để nhận phần thưởng! Không - chỉ là sự tò mò đơn giản. Hơn nữa, đó là sự tò mò vô lý.
- Tôi đã cứu thoát một tá người trẻ chết đuối. Thường cùng một lý do: buồn vì tình yêu và mỗi lúc lại là tình yêu dung tục nhất. Bà hãy đi xem việc đó, bạn thân yêu.
Khi bọn họ đi đến ngôi nhà ở đường Tilsitt thì ông bác sĩ vừa đi ra khỏi căn hộ mà cô Aymard ở với bố cô. Người đầy tớ nói với họ là người con gái trẻ khoẻ mạnh theo khả năng có thể và đang ngủ. Rénine tự giới thiệu là người cứu Geneviève Aymard và và đưa danh thiếp của ông cho người cha. Ông này chạy đến với bàn tay giơ thẳng và con mắt đẫm lệ.
- Từ mùa xuân. Chúng tôi biết Jean-Louis Ornival ở Nice, nơi mà chúng tôi nghỉ Phục sinh. Ngay khi chúng tôi quay về Paris, người trẻ tuổi ấy thường ở nông thôn với mẹ và bà dì của mình, đến ở trong khu phố chúng tôi và hai vị hôn phu gặp nhau mỗi ngày. Và về phần tôi, tôi thú nhận với ông là tôi không có cảm tình với Jean-Louis Vaubois lắm.
- Xin lỗi ông - Rénine nhận xét - Lúc nãy ông gọi anh ta là Jean-Louis Ornival.
- Đó cũng là tên anh ta.
- Anh ta có hai tên sao?
- Tôi không biết - ở đây có một điều khó hiểu.
- Anh ta tự giới thiệu với ông dưới tên nào?
- Jean-Louis Ornival.
- Nhưng còn Jean-Louis Vaubois thì sao?
- Chính anh ta được giới thiệu với con gái tôi như vậy bởi một người biết anh ta. Vaubois hay Ornival thực ra không quan trọng. Con gái tôi tôn thờ anh ta và hình như anh ta yêu say đắm con tôi. Hè ấy, ở bên bờ biển, anh ta không rời nó. Và rồi thì trong tháng vừa qua, lúc mà Jean-Louis quay về nhà anh ta để thoả thuận với mẹ và dì của mình, thế là con gái tôi nhận được lá thư này:
"Geneviève, quá nhiều trở lực chống lại hạnh phúc của chúng ta. Anh từ chối hạnh phúc đó với sự thất vọng điên cuồng. Anh yêu em hơn bao giờ hết - Từ biệt! Thứ lỗi cho anh".
Vài ngày sau, con gái tôi toan tính tự sát lần thứ nhất.
- Và tại sao có sự tan vỡ ấy? Một tình yêu khác chăng? Một mối liên hệ cũ?
- Không, thưa ông, tôi không tin. Nhưng theo sự tin tưởng sâu sắc của Geneviève, trong cuộc sống của Jean-Louis có một bí mật hay đúng hơn là một loạt bí mật gây trở ngại và hành hạ anh ta. Mặt của anh ta bị day dứt chưa từng thấy và ngay từ giây đầu tiên, tôi cảm thấy ở anh một sự ưu tư và một nỗi buồn luôn dai dẳng ngay cả vào những lúc mà anh ta say mê tình yêu của mình với tất cả lòng tin.
- Tuy nhiên, cảm tưởng của ông chỉ được khẳng định bởi các chi tiết nhỏ, bằng những sự việc mà điều bất thường rõ ràng đã đập vào ông phải không? Như vậy cái tên kép... ông không hỏi anh ta vào dịp đó sao?
- Có, hai lần. Lần đầu, anh ta trả lời tôi là chính dì anh gọi là Vaubois và mẹ anh gọi là Ornival.
- Và lần thứ hai thì sao?
- Là điều ngược lại - Anh ta đã gọi mẹ là Vaubois và gọi dì là Ornival. Tôi đã lưu ý anh ta về điều đó - Anh ta đã đỏ mặt. Nhưng tôi không lưu tâm.
- Anh ta ở xa Paris không?
- Ở cuối xứ Bretagne... Lâu dài nhỏ Elseven, cách Carhaix tám cây số.
Rénenie trầm ngâm một lúc, rồi sau đó, quyết định, ông nói với ông già:
- Tôi không muốn quấy rầy cô Geneviève nhưng nhờ ông nhắc lại chính xác với cô ta điều này: "Geneviève, người đã cứu cô lấy danh dự đảm bảo dẫn vị hôn phu của cô đến cho cô trong vòng ba ngày. Cô hãy viết cho Jean-Louis một chữ và ông ta sẽ đưa đến cho anh ấy".
Ông già hình như ngỡ ngàng. Ông bập bẹ nói:
- Ông có thể sao?... Con gái khốn khổ của tôi sẽ thoát chết sao?... Nó sẽ hạnh phúc?...
Và ông ta nói một giọng vừa đủ nghe và với một thái độ như là xấu hổ:
- Ôi! Thưa ông, ông hãy làm nhanh lên vì thái độ của con gái tôi làm tôi nghĩ rằng nó đã quên nghĩa vụ của nó và nó không muốn sống vì cái nhục... sẽ trở thành công khai nay mai.
- Nên giữ im lặng, thưa ông - Rénine ra lệnh. Có những lời mà người ta không nên nói.
... Ngay buổi chiều, Rénine cùng Hortense đi tàu hoả của Bretagne.
Vào lúc mười giờ sáng, bọn họ đến Carhaix và mười hai giờ rưỡi, sau khi ăn trưa, họ lên một chiếc ô tô mượn của một thân hào tại chỗ.
- Bà hơi xanh, bạn thân yêu - Rénine vừa nói vừa cười lúc bọn họ đi xuống trước vườn Elseven.
- Tôi thú nhận - Bà nói - câu chuyện nàỵ làm tôi cảm động nhiều. Một người con gái hai lần đương đầu với cái chết... Can đảm nào cần có! Thế là, tôi sợ...
- Sợ cái gì?
- Sợ ông không thu được kết quả. Ông có lo không?
- Bạn yêu quý - Ông ta trả lời - Tôi chắc chắn làm bà kinh ngạc vô cùng nếu tôi nói, đúng hơn là tôi cảm thấy một niềm vui nào đó.
- Tại sao lại thế?
- Tôi không biết. Câu chuyện làm bà cảm động, thực sự với tôi hình như chứa một nội dung hài hước nào đó. Từ Ornival... Vaubois... bốc ra một mùi ẩm và hơi mốc với bà... Hãy tin tôi, bạn yêu mến và bạn hãy bình tĩnh lại. Bà đồng ý chứ?
Ông đi qua rào chắn trung tâm. Hàng rào được xây ở bên sườn hai cái cửa nhỏ có đánh dấu, một theo tên của bà Ornival, cái kia của bà Vaubois. Mỗi cái cửa ấy mở ra phía con đường mòn nằm giữa những lùm cây lá san hô, cây ngâu và đi về phía bên phải và bên trái của đại lộ chính.
Đại lộ này dẫn đến một lâu đài nhỏ, cũ, dài và thấp, xinh đẹp nhưng có hai cánh gà vô duyên, nặng nề và khác nhau mà sườn của mỗi lâu đài đi đến những con đường mòn cạnh đó. Ở bên trái, chắc chắn bà Ornival ở, còn bên phải là bà Vaubois.
Một giọng nói vang lên làm Hortense và Rénine dừng lại. Bọn họ nghe ngóng - đó là những giọng nói cao và nhanh đang tranh cãi nhau, tất cả cái đó thoát ra từ một cửa sổ của tầng trệt ngang mức nhau dọc theo nó có nho đỏ và hồng trắng phủ kín.
- Chúng ta không thể tiến lên được nữa - Hlortense nói - Có thể bị lộ.
- Đừng lý lẽ nữa - Rénine nói nhỏ - Việc không để lộ ra trong trường hợp này là một nhiệm vụ vì chúng ta đến để thu thập tin tức. Này nhé, khi đi thẳng, chúng ta không bị người đang tranh cãi nhìn thấy.
Trên thực tế, tiếng của cuộc tranh cãi còn chưa lắng xuống và khi bọn họ đến gần cửa sổ đang mở bên cạnh cửa ra vào, bọn họ nhìn xuyên qua hoa hồng và lá cây, hai bà già gào thét ỏm tỏi và doạ nhau bằng nắm đấm.
Các bà ở phía trước của một phòng ăn rộng và bàn ăn hãy còn dọn đó và sau cái bàn ấy, một người đàn ông trẻ, chắc là Jean-Louis, hút tẩu thuốc, đọc nhật báo mà không tỏ ra quan tâm đến hai mụ già cau có.
Một mụ, gầy và cao, mặc đồ lụa màu mận và có một mái tóc kết thành lọn quá hoe vàng với bộ mặt héo hon mà bao quanh nó là những lọn tóc dập dờn. Mụ kia còn gầy hơn, bé tí, uốn éo trơng một chiếc áo dài ngủ bằng vải bông mịn, hung hung và thoa phấn mà cơn giận làm đỏ rực lên.
- Mày là con ác mó! - Bà ta kêu thé lên - ác độc không ai bằng, lại còn trộm cắp nữa.
- Tao mà là con trộm- Bà kia thét lên.
- Vậy cái mưu về hai con vịt mười quan có phải là trộm không?
- Hãy im mồm đi, con vô lại. Tờ bạc năm mươi quan của tao ở phòng vệ sinh, ai đã cuỗm đi? Ôi Chúa trời, tại sao con phải sống với một đồ bẩn thỉu như vậy!
Người đàn bà nhảy lên vì tức giận và nói cộc lốc với người đàn ông trẻ:
- Này, thế nào Jean, mày để nó chửi tao, con độc ác Ornival của mày phải không?
Và người lớn hơn giận dữ đi ra.
- Con độc ác! Mày nghe nó, Louis? Và đây là là con Vaubois của mày với bộ dạng bà già lẳng lơ. Mày hãy làm nó im mồm đi.
Đột nhiên Jean-Louis đấm xuống bàn làm những chiếc đĩa nảy lên, anh ta nói:
- Để cho tôi yên, hai con điên!
Tức thời cả hai bà quay lại chửi anh ta dồn dập.
- Đồ hèn.. Đồ đạo đức giả! Đồ nói dối… đứa con hư!.. Con trai của con và thằng ranh mãnh,...chính là mầy..
Những lời chửi đổ như mưa lên anh ta. Anh ta nút tai lại và vung vẩy trước cái bàn như là một người đàn ông hết kiên nhẫn và giữ mình không đánh mạnh đối thủ của mìmh. Rénine nói rất nhỏ:
- Tôi đã báo cho bà cái gì nhỉ? Ở Paris là thảm kịch, ở đây là hài kịch. Chúng ta vào đi.
- Giữa những người hung dữ ấy sao? - Người đàn bà trẻ phản đối.
- Chính xác là thế.
- Tuy nhiên...
- Bạn thân yêu, chúng ta không đến đây để do thám, mà là để hành động. Không có mặt nạ, người ta sẽ thấy chúng rõ hơn.
Và, bằng một bước kiên định, ông đi về phía cửa, mở cửa ra và vào trong phòng, có Hortense theo sau.
Sự xuất hiện của ông gây ra sự sợ hãi. Hai người đàn bà thôi tranh cãi, mặt đỏ bừng và run lên vì giận. Jean-Louis đứng dậy mặt tái ngoét.
Lợi dụng sự bối rối chung, Rénine nhanh nhẹn nói:
- Cho phép tôi tự giới thiệu: hoàng tử Rénine... bà Daniel... Chúng tôi đều là bạn của cô Geneviève Aymard và nhân danh cô ta, chúng tôi đến... Đây là lá thư do cô viết và gửi cho ông, thưa ông.
Jean-Louis, bị chưng hửng bởi sự xuất hiện của những người mới này, tỏ ra bối rối khi nghe tên của Geneviève. Không hiểu lắm điều ông ta nói và để đáp ứng cho thái độ lịch sự của Rénine, ông muốn đến lượt mình giới thiệu và thốt ra câu nói làm rối trí này:
- Bà Ornival, mẹ tôi... bà Vaubois, mẹ tôi--
Có một sự im lặng khá dài. Rénine chào.
Hortense không biết giơ bàn tay cho ai trước, cho bà Ornival hay cho bà Vaubois. Nhưng đột nhiên bà Ornival và bà Vaubois, cùng lúc tìm cách chộp lấy cái thư mà Rénine đưa cho Jean-Louis và cả hai bà đồng thời lẩm bẩm:
- Cô Aymard! Nó tin chắc vào mình!... Nó có sự táo bạo!...
Thế rồi Jean-Louis, khi đã khôi phục lại sự bình tĩnh, tóm lấy mẹ Ornival của nó đưa bà đi ra ở phía trái, sau đó là mẹ Vaubois và đưa ra phía phải. Rồi quay trở lại phía hai người khách, ông ta xé phong bì và đọc đủ nghe:
“Jean-Louis, em yêu cầu anh tiếp người mang thư này - Anh hãy tin vào ông ta. Em yêu anh. Geneviève”.
Đó là một người đàn ông, dáng hơi nặng nề, có bộ mặt rất nâu, gầy và xương xẩu, có nét buồn và thất vọng mà bố của Geneviève đã mô tả. Rõ ràng là sự đau khổ thấy rõ ở mỗi nét bị dày vò như là trong những con mắt đau khổ và lo âu ấy. Anh ta nhắc lại nhiều lần tên của Geneviève, trong lúc nhìn xung quanh mình một cách thò ơ - Anh ta hình như tìm một cách ứng xử. Và đã đến lúc đưa ra những lời giải thích. Nhưng anh ta không tìm ra cái gì. Sự can thiệp đó làm anh bối rồi, như là một sự tấn công bất thình lình mà anh không thể đối chọi lại bằng cách nào.
Rénine cảm thấy ở lần tấn công đầu tiên, đôi thủ đã đầu hàng. Anh ta đã đấu tranh nhiều từ lâu nay, đã rất đau khổ trong nơi ẩn dật, trong sự im lặng dai dẳng ở nơi ma anh ta lẩn trốn và anh ta không nghĩ đến việc tự bảo vệ mình. Hơn nữa, anh ta khó thể làm việc đó bây giờ khi mà người ta đã đi vào sâu kín của cuộc sống ghê tởm của anh.
Rénine bất thình lình tấn công anh ta.
- Thưa ông - Ông nói - đã hai lần, kể từ lúc chia tay, Geneviève Aymard đã muốn tự sát. Tôi đến hỏi ông nếu cái chết không tránh khỏi sắp tới của cô ta có phải là kết thúc tình yêu của ông không?
Jean-Louis đổ mình xuổng ghế tựa và úp mặt mình vào hai bàn tay.
- Ôi! - Anh ta nói - Cô ta muốn tự sát... Ôi! Điều đó có thể không!...
Rénine không để cho anh ta nghỉ ngơi. Ông vỗ vai anh ta và cúi xuống: "Ông hãy tin, thưa ông, ông có lợi khi thổ lộ cho chúng tôi. Chúng tôi là bạn của Geneviève Aymarđ. Chúng tôi đã hứa giúp đỡ cô ta. Ông đừng do dự, tôi van ông...".
Người đàn ông trẻ ngẩng đầu lên.
- Tôi có thể do dự - Ông nói với sự chán nản - sau điều mà ông phát hiện cho tôi sao? Tôi có thể do dự sau những gì mà ông đã nghe ở đây lúc nãy chăng? Cuộc sống của tôi, ông đoán biết nó. Tôi còn gì để nói ngoài việc cho ông biết toàn bộ sự thật và để ông kể lại điều bí mật về nó cho Geneviève... điều bí mật buồn cười và đáng sợ ấy sẽ làm cho cô ấy hiểu vì sao tôi không trở lại bên cô.. Và vì sao tôi không có quyền trở lại đó.
Rénine liếc nhìn Hortense. Hai mươi tư giờ sau lời thú nhận của bố Geneviève, bằng cùng những phương pháp đó, ông thu được những tâm tình của Jean - Louis. Tất cả cuộc phiêu lưu hiện ra, được thú nhận bởi hai người.
Jean-Louis đẩy một ghế bành cho Hortense, Rénine và anh ngồi xuống. Anh nói mà không cần yêu cầu nhiều hơn và anh cảm thấy có một sự an ủi nào đó để thú nhận:
- Đừng quá ngạc nhiên, thưa ông, nếu tôi kể câu chuyện của tôi với một sự mỉa mai nào đó, vì trên thực tế, đó là một câu chuyện thực sự hài hước và không khỏi làm ông buồn cười, số phận thường đùa chơi với trò ngu xuẩn, các vở kịch khôi hài lớn mà người ta tưởng tượng ra bởi một đầu óc điên hoặc bởi một kẻ say rượu. Ông hãy suy nghĩ về chúng.
- Cách đây hai mươi bảy năm, lâu đài nhỏ Elseven vào thời đó, gồm chỉ độc một khối nhà chính do một người thày thuốc già ở. Để tăng thêm nguồn thu nhập nhỏ nhoi của mình, thỉnh thoảng ông nhận một hoặc hai người lưu trú. Chính vì vậy mà một năm bà Ornival đến nghỉ hè ở đây và bà Vaubois vào hè sau. Nhưng vì hai bà này lúc đó chưa quen biết nhau, trong đó một bà kết hôn với một đại úy viễn dương và bà kia với một người buôn đường dài tỉnh Vendé và cùng một thời gian bọn họ đều mất chồng của mình vào lúc cả hai đều đã mang thai. Và vì bọn họ sống ở nông thôn, trong những nơi xa trung tâm, họ viết thư cho bác sĩ là họ sẽ đến chỗ ông để sinh con.
Ông ta chấp nhận. Bọn họ hầu như đến cùng một thời gian vào mùa thu. Hai buồng nhỏ, nằm phía sau buồng này, dành cho họ. Bác sĩ đã thuê một bà hộ sinh cũng nằm ở đó. Tất cả diễn ra tốt đẹp. Các bà ấy may xong tã lót và hoàn toàn hợp ý nhau. Quyết định chỉ sinh con trai, họ chọn tên cho chúng: Jean và Louis.
Nhưng, một tối, bác sĩ được gọi khám bệnh, ông đi cùng người giúp việc trong một cỗ xe độc mã và thông báo là ông chỉ có thể quay về trong ngày mai. Người chủ vắng mặt, một thiếu nữ là hầu gái, đi gặp bạn tình của mình. Biết bao may rủi mà số phận lợi dụng vào một sự tàn ác ma quỷ. Vào nửa đêm, bà Ornival cảm thấy những cơn đau đầu tiên. Người hộ sinh, cô Boussignol, có biết đỡ đẻ một ít, không bối rối. Nhưng một giờ sau, đến lượt bà Vaubois và thảm kịch, hay nói đúng hơn là bi-bài kịch, diễn ra giữa những tiêng kêu và tiếng rên của hai bệnh nhân, trong sự bồn chồn sợ hãi của người hộ sinh đang chạy từ bà này đến bà kia, kêu gào, mở cửa sổ để gọi bác sĩ hoặc quỳ xuống để cầu xin Thượng Đế.
Người đầu tiên, bà Vaubois sinh một đứa con trai mà cô Boussignol vội vàng mang vào phòng này, săn sóc, tắm rửa và để nó vào nôi dành cho nó.
Nhưng bà Ornival thốt ra những tiếng kêu đau đớn và người hộ sinh phải ra sức giúp bà, còn đứa bé mới sinh thì tiếng kêu lịm dần như tiếng con vật bị chọc tiết, mẹ cháu bị khiếp đảm, nằm dính chặt vào giường của buồng mình và ngất đi.
Thêm vào đó là tất cả những trở ngại của mất trật tự và của bóng tối. Cái đèn độc nhất thì không còn dầu hỏa, các ngọn nến bị tắt, tiếng động của gió, tiếng kêu của cú mèo và ông hiểu là cô Boussignol điên lên vì sợ. Cuối cùng, vào lúc năm giờ, sau những cố gắng bi thảm, cô bế đến đây đứa bé của bà Ornival, cũng là một bé trai, cô chăm sóc nó, tắm cho nó và đặt nó nằm vào nôi rồi lại đi cấp cứu bà Vaubois, người mà sau khi tỉnh lại kêu gào, sau đó bà Ornival lại bất tỉnh.
Và khi cô Boussignol, thoát ra khỏi hai bà mẹ, nhưng mệt lử, đầu óc quay cuồng, trở về bên các trẻ sơ sinh, cô kinh hoàng nhận thấy là cô đã bọc chúng với các tã lót giống nhau, mang giầy đen y hệt và chúng nằm bên cạnh nhau trong cùng một cái nôi! Thế là người ta không thể biết cháu nào Louis Ornival và cháu nào là Jean Vaubois.
Ngoài ra, khi cô bế một trong hai đứa lên, cô nhận thấy là đứa bé có bàn tay lạnh buốt và không thở nữa. Đứa bé đã chết. Đứa kia gọi là gì? Và bằng cách nào đứa ấy lại sống sót?
Ba giờ sau, bác sĩ thấy hai người đàn bà cuống quít và điên loạn kéo lê cô hộ sinh trước giường của bọn họ dù cô cầu xin tha lỗi. Lần lượt, cô ta hiến cho tôi những nụ hôn, người sống sót. Và lần lượt các bà mẹ ôm tôi vào lòng và đẩy tôi ra. Vì cuối cùng, tôi là ai? Là con trai của góa phụ Ornival và đại uý đi biển đã chết? Hay là con trai của bà Vaubois và người buôn đường dài đã chết? Không có bất cứ một dấu hiệu nào cho phép nói rõ điều đó.
Bác sĩ cầu khẩn một người trong hai ba mẹ hy sinh quyền của mình, ít ra là về phương diện pháp lý, để tôi có thể gọi là Luis Ornival hoặc Jean Vaubois. Các bà cương quyết từ chối điều đó.
Tại sao “Jean Vaubois mà không phải là Oinival? Một bà phản đối.
Tại sao lại là Luis Ornival nếu đó là Jean Vaubois? Bà kia phản đối.
Cuối cùng tôi được gọi la Jean-Louis.
Hoàng tử Rénine đã nghe một cách lặng lẽ nhưng với Hortense, khi câu chuyện kết thúc, bà đã cố gắng kìm nén sự buồn cười trên nét mặt nhưng Jean-Luis vẫn nhận thấy.
- Xin ông thứ lỗi cho tôi - Bà nói ấp úng với con mắt đẫm lệ - Xin thứ lỗi cho tôi, đó là do tôi bị kích động.
- Bà đừng xin lỗi, thưa bà, tôi đã báo trước cho bà câu chuyện của tôi là những câu chuyện gây cười và tôi biết hơn bất cứ ai về sự ngớ ngẩn và vô lý của nó. Vâng, tất cả điều đó thật kỳ cục. Nhưng bà hãy tin tôi, nếu tôi nói với bà là, trong thực tế, việc đó không kỳ lạ. Hoàn cảnh bên ngoài là hài hước, và bởi sức mạnh của sự việc, trở nên hài hước nhưng là kinh khủng. Bà thấy điều đó từ đây, phải thế không? Hai bà mẹ mà không một người nào trong cả hai chắc chắn là mẹ, nhưng cũng không một người nào tin tưởng không phải là mẹ khi bám vào Jean-Louis. Có thể đó là một người lạ nhưng cũng có thể là máu thịt của họ. Bọn họ yêu mến nó quá mức và tranh giành nó với sự điên cuồng. Và nhất là bọn họ cả hai đi đến ghét nhau bằng một sự oán hận chết người. Tư cách và cách nuôi dạy khác nhau nhưng buộc phải sống bên cạnh nhau vì không một người nào muốn từ bở lợi ích của tình mẫu tử có thể, bọn họ sống như kẻ thù mà không có gì giải toả được.
Tôi lớn lên trong sự hận thù ấy và người này hoặc người kia đều dùng mối hận thù để dạy dỗ tôi. Nếu trái tim con trẻ của tôi, háo hức sự dịu dàng, đưa tôi đến một trong hai người thì người kia gieo vào tôi sự khinh bỉ và sự ghê tởm. Trong cái lâu đài nhỏ mà bọn họ mua lúc người thày thuốc chết và dựng lên hai bên sườn hai cung nhà, tôi đã là tên đao phủ không tự nguyện và là nạn nhân mỗi ngày của bọn họ. Tuổi thơ bị tra tấn, tuổi thiếu niên kinh hoàng, tôi không tin là có ai đau khổ hơn tôi.
- Cần phải rời bỏ bọn họ! - Hortense không cười nữa, kêu lên.
- Người ta không từ bỏ mẹ mình - Anh ta nói- một trong hai người phụ nữ ấy là mẹ tôi. Và nếu người ta không bỏ con trai của mình vì mỗi người trong họ tưởng rằng tôi là con trai của bà. Chúng tôi bị dính chặt cả ba lại với nhau như là những người tù khổ sai bị dính chặt bởi nỗi đau, bởi đồng cảm, bởi nghi ngờ, bởi hy vọng và cả bởi sự thật có thể bung ra một ngày. Và chúng tôi hãy còn đây, tất cả ba người để chửi bới nhau, để trách móc nhau về cuộc sống bị mất mát của mình, ôi! Địa ngục nào thế! Làm sao trốn thoát? Nhiều lần tôi đã mưu toan... Vô ích. Các mối liên hệ bị đứt rồi nối lại. Mùa hè này nữa, trong đà tình yêu của tôi với Geneviève, tôi muốn vượt qua và tôi cố gắng thuyết phục hai người đàn bà mà tôi gọi là mẹ. Rồi thì... rồi thì mối hận thù tức thời của họ đã chống lại hôn thê của tôi... chống lại người xa lạ mà tôi áp đặt cho họ... Tôi nhượng bộ... Geneviève làm gì ở đây, giữa bà Ornival và bà Vaubois? Tôi có quyền hy sinh cô ta không?
Jean-Louis từ từ sôi động lên, tuyên bố các lời ấy với một giọng cương quyết, như là anh ta muốn người ta gán thái độ của anh cho những lý lẽ của lương tâm và cho tình cảm nghĩa vụ của anh. Trong thực tế, Rénine và Hortense nhận thấy đó là một con người ươn hèn, không có khả năng tác động trở lại để chống một hoàn cảnh vô lý anh ta đã chịu đau đớn từ tuổi thơ và áp đặt lên anh ta như là không thể sửa chữa được. Anh ta chịu đựng nó như một cái thập tự nặng nề mà người ta không có quyền vứt bỏ và đồng thời người ta xấu hổ về nó.
Trước mắt Geneviève, anh ta ngồi im vì sợ sự lố bịch và từ đó, trở về trong nhà tù của mình anh sống ở đó theo thói quen và theo bản tính nhu nhược.
Anh ngồi trước một cái bàn giấy và nhanh chóng viết một bức thư và đưa cho Rénine.
- Ông làm ơn chuyển những chữ ấy cho cô Aymard, ông nói và hãy kêu nài cô ta tha thứ cho tôi.
Rénine không động đậy và vì anh ta nài nỉ, ông lấy bức thư và xé nó đi.
- Thế nghĩa là sao?- Người đàn ông trẻ hỏi.
- Điều đó có nghĩa là tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một bức thư nào.
- Tại sao thế?
- Bởi vì ông sẽ đi cùng chúng tôi...
- Tôi ấy à...
- Mong ngày mai ông sẽ ở bên cạnh cô Aymard và ông sẽ cầu hôn.
Jean-Louis nhìn Rénine với một vẻ mặt hơi coi thường vì hình như ông suy nghĩ: Đó là một lão không hiểu tí gì về các diễn biến mà ta đã trình bày cho lão.
Hortense đến gần Rénine.
- Ông hãy nói với anh ta là Geneviève muốn tự sát, là cô ta sẽ tự sát một cách tất nhiên...
- Vô ích. Sự việc sẽ xảy ra như tôi đã báo trước. Cả ba chúng ta sẽ đi trong một hoặc hai giờ nữa. Việc cầu hôn sẽ xảy ra trong ngày mai.
Người đàn ông trẻ nhún vai và cười nhạt.
- Ông nói với một sự bảo đảm!...
- Tôi có những lý do để nói như vậy. Chúng ta lấy một lý do.
- Lý do nào?
- Tôi sẽ nói cho ông một, chỉ một thôi, nhưng nó đầy đủ nếu ông muốn giúp tôi trong những việc nghiên cứu của tôi.
- Những việc nghiên cứu... Với mục đích nào? Jean-Louis hỏi.
- Với mục đích chứng minh là câu chuyện của ông không hoàn toàn chính xác.
Jean-Louis phản ứng lại.
- Tôi yêu cầu ông tin, thưa ông, là tôi không nói một từ không đúng sự thật.
- Tôi lý giải không tốt - Rénine rất dịu dàng nói lại - Đúng là ông đã không nói một chữ nào không phù hợp với điều mà ông tin là sự thật chính xác. Nhưng sự thật ấy là không đúng, không thể là điều mà ông tin.
Người đàn ông trẻ khoanh cánh tay.
- Có nhiều điều may mắn, dù thế nào đi nữa, thưa ông, tôi biết rõ sự thật hơn ông.
- Tại sao lại hơn? Điều đã trải qua trong đêm bi kịch ấy chắc rằng ông biết được nó từ một người thứ hai. Ông không có bất cứ một chứng cớ nào. Bà Ornival và bà Vaubois, cũng không nốt.
- Không một chứng cớ về cái gì?- Jean mất kiên nhẫn kêu lên.
- Không một chứng cớ về sự lẫn lộn đã xảy ra.
- Làm sao! Nhưng đó là một sự chắc chắn tuyệt đối! Cả hai đứa trẻ đều đặt trong cùng một nôi mà không có bất cứ một dấu hiệu nào phân biệt đứa này với đứa khác. Người hộ sinh không thể biết...
- Chí ít - Rénine ngắt lời - đó là lời giải thích mà cô ta đưa ra.
- Ông nói gì vậy? Lời giải thích cô ta đưa ra? Nhưng đó là lời buộc tội người đàn bà ấy.
- Tôi không buộc tội bà ta.
- Nhưng có, ông buộc tội bà ấy nói dối - Nói dối sao? Và tại sao? Bà ta không có bất cứ một lợi lộc nào và nước mắt của bà, sự thất vọng của bà... bao nhiêu là chứng cớ khẳng định lòng tốt của bà ta. Vì rằng, cuối cùng, hai người mẹ còn đó... bọn họ thấy bà ấy khóc... bọn họ hỏi bà... và rồi, tôi nhắc lại, thì lợi lộc gì?...
Jean-Louis bị xúc động mạnh. Bên cạnh ông ta, bà Ornival và bà Vaubois, cố nhiên, nghe ở cửa và lén lút đi vào, nói với thái độ sửng sốt:
- Không... không... không thể thế... Từ đó đến nay chúng tôi đã hỏi bà ta trăm lần. Tai sao bà ta nói dối?
- Hãy nói đi! hãy nói đi, thưa ông? Jean-Louis ra lệnh – Ông hãy giải thích cho chúng tôi. Ông hãy nói cho chúng tôi những lý do mà ông tìm cách đặt nó thành nghi ngờ một sự thật chắc chắn?
- Bởi vì sự thật ấy không thể chấp nhận được. Rénenie tuyên bố - Ông cao giọng nói và đến lượt mình, ông sôi nổi đến mức nhấn mạnh câu nói của mình bằng cú đấm lên bàn. – Không, sự việc không diễn biến như vậy. Không, số phận không có những sự tinh vi tàn bạo ấy và những sự may rủi không thêm cái này vào cái khác với sự lố lăng đến thế. Sự may rủi lạ thường là ngay trong đêm mà bác sĩ, người giúp việc, người hầu gái đi khỏi nhà, còn hai người đàn bà thì đúng vào cùng lúc đó đau đẻ và cùng lúc sinh ra hai đứa con trai. Chúng ta không quên thêm vào đó một diễn biến cực kỳ hiếm nữa! Khá nhiều bùa yểm! Khá nhiều đèn bị tắt và nến không cháy! Không, nghìn lần không, không thể chấp nhận một nữ hộ sinh bị bối rối trong công việc chủ yếu vốn là nghề nghiệp của bà. Dù bà bị cuống cuồng bởi sự bất thình lình của hoàn cảnh, ở bà ta vẫn con bản năng thường trực làm cho đứa trẻ có chỗ chỉ định phân biệt với đứa khác. Ngay dù cho chúng có nằm bên nhau thì một đứa ở bên phải, đứa kia ở bên trái. Dù chúng được bọc kỹ trong tã lót giống nhau thì vẫn có một chi tiết nhỏ khác nhau, một cái không đáng kể mà trí nhớ ghi lại và sẽ tìm thấy một cách tất nhiên không cần phải suy nghĩ. Một sự nhầm lẫn chăng? Tôi không cho là thế. Không có khả năng biết chăng? Nói dối - Trong lĩnh vực của viễn tưởng, vâng, người ta có thế tưởng tượng ra tất cả và tích tụ tất cả những mâu thuẫn. Nhưng trong thực tại, ở ngay trung tâm của thực tế luôn có một điểm cố định, một hạt nhân vững chắc mà xung quanh điểm đó các sự việc tụ tập lại theo một trật tự lô gích. Tôi khẳng định một cách dứt khoát nhất là cô hộ sinh Boussignol không thể lẫn lộn hai đứa bé.
Ông ta nói điều đó với biết bao sự rõ ràng như là ông đã tham gia vào các sự kiện của đêm ấy và khả năng thuyết phục của ông đến mức mà ngay cú đánh đầu tiên, đã lay chuyển sự tin chắc của những ai đã không bao giờ nghi ngờ từ một phần tư thế kỷ nay.
Hai người đàn bà và con trai của họ chen chúc quanh ông, hỏi ông với một sự lo sợ hổn hển:
- Trong trường hợp đó, theo ông, bà ta biết... bà ta có thể phát hiện sao?...
Ông chỉnh lại:
- Tôi không phát biểu ý kiến. Tôi chỉ nói là trong thái độ của bà ta, suốt trong những giờ ấy có một cái gì đó không phù hợp với lời nói của bà cũng như với thực tế. Tất cả điều bí ẩn to lớn và không thể tha thứ đã đè nặng lên cả ba người không phải do một phút vô ý, mà chắc là đến từ sự việc mà chúng ta không thể phân định nhưng bà ta biết, bà ấy. Đó là điều tôi khẳng định.
Jean-Louis nhảy lên chống đối. Anh ta muốn thoát ra khỏi sự xiết chặt của con người ấy.
- Vâng, đó là điều mà ông khẳng định – Anh ta nói.
- Việc là như thế đó! - Rénine nhấn mạnh một cách dữ dội - Không cần thiết phải tham dự vào một cảnh để thấy nó cũng như không cần lắng nghe những lời vô ích. Lý lẽ và trực giác cho chúng ta những chứng cớ cũng chính xác như bản thân sự việc. Người hộ sinh Boussignol giữ trong bí mật của lương tâm bà, một yêu tố của bí mật mà chúng ta chưa biết.
Từ một giọng nói trầm, Jean-Louis nhấn mạnh:
- Bà ta còn sống!... Bà ta ở Carhaixi... Ngươi ta có thể đưa bà đến!
Ngay sau đó, một trong hai bà mẹ kêu lên:
- Tôi đến đó. Tôi đưa bà ta đến đây.
- Không - Rénine nói - Không phải ông bà, không có bất cứ ai trong ba người.
Hortense đề xuất:
- Ông có muốn tôi đi đến đó không? Tôi lấy xe ô tô và cô ta sẽ đi theo tôi. Bà ta ở đâu?
- Ở trung tâm Carhaix - Jean-Louis nói - ở một quán hàng tạp hoá nhỏ. Người lái xe sẽ chỉ cho bà... bà Boussignol... mọi người biết bà ta...
- Và nhất là, bạn yêu mến - Rénine nói thêm- không được báo trước cho bà ta gì cả. Nếu bà ta lo lắng, càng tốt. Mong là bà ta không biết điều người ta muốn biết ở bà, đó là một sự cẩn thận cần thiết nếu bà muốn thắng lợi.
Ba mươi phút trôi qua trong sự im lặng sâu sắc nhất. Rénine đi dạo qua phòng, những cổ vật đẹp, các thảm quí, các bìa sách và đồ mỹ nghệ xinh xắn chứng tỏ ở Jean-Louis có một sự tìm tòi nghệ thuật và kiểu cách. Căn phòng chắc chắn là của anh ta. Bên cạnh, bằng những cửa hé mở vào các chỗ ở hai bên, người ta có thể nhận thấy khiếu không thẩm mỹ của hai bà mẹ. Rénine đi đến gần người đàn ông trẻ và thì thầm:
- Các bà ấy giàu không?
- Giàu.
- Và ông thì sao?
- Các bà muốn là lâu đài nhỏ này với tất cả đất đai xung quanh thuộc về tôi, điều đó đảm bảo một cách thoải mái sự độc lập của tôi.
- Các bà có gia đình không?
- Có các bà chị, cả hai người.
- Các bà có thể đến ở với ai?
- Vâng, bọn họ đôi lúc đã nghĩ đến điều đó. Nhưng, thưa ông... nhưng nó không phải là việc đó và tôi rất sợ việc can thiệp của ông chỉ đưa đến một sự thất bại. Một lần nữa, tôi khẳng định với ông...
Rồi thì ô tô đến. Cả hai người đàn bà vội vàng đứng dậy và sẵn sàng nói.
Các bà hãy để tôi làm - Rénine nói - đừng ngạc
nhiên về cách thức tôi tiến hành. Không phải là đặt cho cô ta những câu hỏi mà chính là làm cho cô ta sợ, làm cô ta choáng váng. Trong sự điên loạn về thần kinh, cô ta sẽ nói.
Ô tô đi vòng quanh bãi cỏ và dừng lại trước cửa sổ. Hortense nhảy xuống và giơ tay cho một bà già đội một mũ bon-nê bằng vải xếp ống, mặc một yếm bằng vải lượt đen và một cái váy dày khâu nhíu lại.
Bà hoảng hốt đi vào. Bà có bộ mặt của con chồn, dài, kết thúc bằng một cái mõm có những răng nhỏ nhô ra.
- Có việc gì đấy, bà Ornival? - Bà nói với vẻ sợ hãi khi đi vào trong buồng mà trước đây bác sĩ đã đuổi bà đi khỏi. Xin chào bà Vaubois.
Các bà đó không trả lời. Rénine tiến lên và nói với một giọng nghiêm khắc:
- Có việc, phải không bà Boussignol? Tôi sẽ thông báo cho bà việc đó. Và tôi đặc biệt nhấn mạnh với bà để bà cân nhắc cẩn thận mỗi lời nói của mình.
Ông có dáng vẻ của một quan toà dự thẩm đối với người mà sự phạm tội là không thể phủ nhận được.
Ông trình bày:
- Bà Boussignol, tôi là đại diện của cảnh sát Paris đến làm sáng tỏ một thảm kịch đã xảy ra ở đây hai mươi bảy năm về trước. Nhưng trong thảm kịch ấy, bà đã giữ một vai trò lớn lao, tôi vừa mới thu được chứng cớ là bà đã nói sai sự thật và do những lời tuyên bố sai của bà, hộ tịch của một trong các đứa bé sinh ra trong đêm đó không chính xác. Về mặt hộ tịch, lời tuyên bố sai tạo thành những án mạng bị pháp luật trừng trị. Vì vậy tôi buộc phải dẫn bà đến Paris để chịu một sự hỏi cung bắt buộc trước mặt luật sư của bà.
- Đến Paris sao?... Luật sư của tôi?- Bà Boussignol rên lên.
- Việc đó rất cần, thưa bà vì bà đang chịu lệnh bắt giam. Trừ phi là...- Rénine nói bóng gió- trừ phi là bà sẵn sàng, ngay từ bây giờ, khai ra các lời thú tội có thể sửa chữa các hậu quả lỗi lầm của bà.
Bà già run rẩy toàn thân. Răng của bà đập vào nhau. Bà rõ ràng là không thể có một sự kháng cự nhỏ nhất nào chống lại Rénine.
- Bà đã quyết định thú hết tội phải không? - Ông ta hỏi.
Bà đánh liều:
- Tôi chẳng có gì để thú tội, vì tôi chả làm gì cả.
- Thế thì, chúng ta đi thôi - Ông nói.
- Không, không - Bà ta gào lên – Ôi! Thưa ông, tôi cầu xin ông...
- Bà đã quyết tâm...
- Vâng - Bà nói trong hơi thở.
- Ngay tức thời, phải thế không? Giờ tàu chạy thúc ép tôi. Việc này cần giải quyết trong cuộc họp. Chỉ một chút do dự của bà, tôi sẽ dẫn bà đi. Chúng ta thoả thuận thế nhé?
-Vâng.
- Chúng ta đi vào việc ngay. Không có mưu mẹo - không có lời tránh né.
Ông ta chỉ Jean-Louis.
- Ông này là con trai của ai? Có phải của bà Ornival không?
- Không.
Một sự im lặng sững sờ tiếp nhận câu trả lời kép ấy.
- Bà hãy giải thích - Rénine hạ lệnh trong khi nhìn đồng hồ đeo tay của mình.
Thế rồi, bà Boussignol quỳ gối và kể với một giọng rất nhỏ và với tiếng nói đến nỗi tất cả phải cúi xuống người bà để hiểu gần đúng ý nghĩa của lời nói lúng búng của bà:
- Một ai đó đã đến vào buổi tối... một ông mang trong chăn một đứa bé sơ sinh và ông ta muốn phó thác cho bác sĩ... Vì bác sĩ không có ở đó, ông ở lại suốt đêm để chờ bác sĩ và chính ông ta đã làm tất cả.
- Cái gì? Ông ta làm cái gì? - Rénine đòi hỏi. Cái gì đã xảy ra?
Ông ta vồ lấy bà già bằng đôi bàn tay và nhìn bà chằm chặp. Jean-Louis và hai người mẹ cúi xuống người bà ở trạng thái hổn hển và lo âu.
Cuộc đời của họ phụ thuộc vào những từ sắp được phát ra. Boussignol nhấn mạnh các từ ấy tron khi chắp các bàn tay như người xưng tội về một vụ áo mạng:
- Vậy là không phải xảy ra chỉ một đứa trẻ bị chết mà cả hai, đứa của bà Ornival và đứa của bà Vaubois, cả hai đứa bị chết trong cơn co giật. Lúc đó, ông ta thấy vậy và nói với tôi… Tôi nhớ tất cả các câu nói của ông, giọng của tiếng ông nói, tất cả...
Ông nói với tôi:
- Hoàn cảnh chỉ dẫn cho tôi nhiệm vụ của mình. Tôi phải nắm lấy hoàn cảnh này cho con trai tôi được sung sướng và được chăm sóc tốt. Cô hãy để nó vào chỗ của những đứa đã chết.
- Ông tặng tôi một số tiền lớn trong khi nói là việc đó giải thoát cho ông ta cùng một lúc trả các chi phí mà ông phải trả hàng tháng cho đứa con của ông và tôi đã chấp thuận – Chỉ còn việc, để đứa bé vào chỗ của ai? Có nên để đứa bé trai thành Louis Ornival hay Jean Vaubois? Ông ta suy nghĩ một lúc và trả lời: "Chẳng phải đứa này cũng chẳng phải đứa khác”. Và lúc đó, ông giải thích cho tôi phải làm việc đó thế nào và điều tôi phải kể lại khi ông ta đi khỏi. Và trong lúc tôi mặc cho đứa con trai các tã lót và áo đan giống với đồ mặc của một trong hai đứa bé chết thì ông ta bọc đứa bé kia với vải bọc mà ông mang theo rồi ông ta đi khỏi trong đêm.
Bà Boussignol củi đầu xuống và khóc. Sau một lúc, Rénine nói với bà, giọng khoan từ hơn:
- Tôi không giấu bà là lời khai của bà khớp với cuộc điều tra mà tôi đã theo dõi từ phía mình. Người ta tin ở bà.
- Tôi không đi Paris sao?
- Không.
- Ông không dẫn tôi đi chứ? Tôi có thể ra về không?
- Bà có thể đi. Thể là xong việc vào lúc này.
- Và người ta sẽ không bàn tán tất cả điều này trong vùng chứ?
- Không. Ôi! Còn một điều nữa. Bà có biết tên của người ấy không?
- Ông ta không nói với tôi.
- Bà không thấy lại ông ta sao?
- Không bao giờ.
- Bà không có điều gì khác để nói?
- Không có gì.
- Bà đã sẵn sàng ký văn bản lời thú nhận của bà chưa?
-Rồi.
- Tốt lắm. Trong một tuần hoặc hai, bà sẽ được triệu tập. Từ đây đến lúc đó, bà không được hở cho ai một chữ.
Bà ta đứng dậy và làm dấu thánh. Nhưng sức lực của bà phản lại bà và bà phải dựa vào Rénine. Ông ta dẫn bà ra ngoài và đóng cửa sau lưng bà.
Khi ông quay trở lại, Jean-Louis đang ở giữa hai bà già và cả ba cầm bàn tay nhau. Mối liên hệ của hận thù và đau khổ liên kết bọn họ lại với nhau đột nhiên bị bẻ gãy và điều đó đặt vào giữa bọn họ, dù bọn họ không cần suy nghĩ đến, một sự dịu ngọt và yên lòng không có ý thức nhưng làm cho họ trang trọng và tĩnh tâm.
- Làm nhanh mọi việc lên - Rénine nói với Hortense - Đây là lúc quyết định của cuộc chiến đấu. Cần phải kéo Jean-Louis theo.
Hortense tỏ ra đãng trí. Bà nói lầm bầm:
- Tại sao ông lại để bà ấy đi? Ông thoả mãn về lời khai của bà ta sao?
- Tôi chưa thoả mãn. Bà ta chỉ nói việc đã qua. Bà muốn nói gì hơn nào?
- Không có gì... Tôi không biết.
- Chúng ta sẽ nói điều đó, bạn thân yêu. Vào lúc này, tôi nhắc lại, cần kéo theo Jean-Louis. Và ngay lức thời. Nếu không...
Và với người đàn ông trẻ, ông nói:
- Ông đánh giá cũng như tôi, phải thể không, là các diễn biến áp đặt lên ông cũng như lên bà Vaubois và bà Ornival một sự chia ly cho phép cả ba nhìn rõ và giải quyết với đầu óc rất thanh thản? Đi cùng chúng tôi, thưa ông. Có điều rất cấp bách là cứu Geneviève Aymard, hôn thê của ông.
Jean-Louis trở nên lúng túng. Rénine quay mình vê phía hai người đàn bà.
- Đó là quan điểm của các bà, tôi tin chắc vào điều đó, phải thế không, thưa các bà?
Bọn họ gật đầu.
- Ông thấy đấy, thưa ông - Rénine nói với Jean-Louis - tất cả chúng ta đều nhất trí. Trong những cuộc khủng hoảng lớn, cần có sự lùi lại của sự chia ly... ôi! Không lâu lắm, có thể... một số ngày nghỉ, sau đó ông sẽ tự do bỏ lại Geneviève và lấy lại cuộc sống của ông. Nhưng một số ngày đó là cần thiết. Nhanh lên, thưa ông.
Và không để cho anh ta có thì giờ suy nghĩ, ông làm anh ta rối trí bằng những lời nói. Với tài thuyết phục và thái độ kiên trì, ông đẩy anh ta về phòng của anh ấy!
Một nửa giờ sau, Jean-Louis rời khỏi lâu đài nhỏ.
- Và anh ta sẽ trở về đây chỉ sau khi kết hôn. Rénine nói với Hortense, khi mà bọn họ đi qua trạm Guingamp còn Jean-Louis thì lo sắp xếp hòm xiểng của anh ta - Tất cả chỉ có tốt hơn. Bà có vui mừng không?
- Vâng, cô Geneviève khốn khổ sẽ hạnh phúc - Bà trả lời một cách hờ hững.
Khi đã ngồi trong tàu hoả, cả hai người đến toa ăn. Vào cuối bữa ăn trưa, Rénine đặt cho Hortense nhiều câu hỏi mà người đàn bà trẻ chỉ đáp lại bằng những câu nhát gừng và ông phản ứng lại:
- À! Thế thì có cái gì, bạn thân yêu? Bạn có vẻ lo lắng.
- Tôi? Không.
- Có, tôi biết bà rõ lắm mà! Thôi đi, đừng có thái độ ngập ngừng.
Bà ta mỉm cười.
- Này nhé, vì ông nài nỉ nhiều để biết tôi có hài lòng không, tôi cần nói cho ông là... chắc chắn... tôi hài lòng cho Genevieve Aymard... nhưng mà dưới một mối quan hệ khác... cả về phương diện phiêu lưu... tôi giữ nó như là một loại khó ở...
- Để nói thẳng, tôi không làm bà "kinh ngạc" lần này chứ?
- Không nhiều quá.
- Vai trò của tôi hình như theo bà là thứ yếu phải không?... Vì, cuối cùng, sự việc rút lại là gì nào? Chúng ta đến đó. Chúng ta nghe những lời kêu ca của Jean-Louis. Người ta cho xuất hiện một nữ hộ sinh. Và thế là chấm hết.
- Đúng vậy, tôi tự hỏi đã kết thúc chưa và tôi không tin chắc điều đó. Thực tế, những cuộc phiêu lưu khác của chúng ta để lại cho tôi một cảm giác... tôi trình bày sao đây? Cảm giác thành thật hơn, rõ ràng hơn.
- Vậy cảm giác này là tối tăm với bà sao?
- Tối tăm, vâng, dở dang..
- Nhưng như thế nào?
- Tôi không biết - Cái đó có lẽ thuộc về lời thú nhận của người đàn bà ấy... Vâng, rất có khả năng. Điều đó bất ngờ và nhanh quá!
- Tất nhiên! - Rénine nói khi cười - Bà cho rằng tôi đã chấm dứt chuyện đó nhanh quá? Đúng, nhanh. Vì không cần nhiều lời giải thích quá.
- Tại sao thế?
- Nếu bà ta đưa ra những lời giải thích quá chi tiết, người ta có lẽ sẽ đi đến chỗ không tin điều bà kể.
- Không tin sao?
- Thưa bà, câu chuyện hơi gượng gạo. Ông ấy đi đến vào buổi tối với một đứa bé trong túi của mình và ra đi với môt xác chết, việc này không đứng vững. Bà muốn gì, bạn thân yêu, tôi không có nhiều thì giờ để rỉ tai vai trò của ông ta cho người đàn bà khốn khổ.
Hortense choáng váng nhìn ông.
- Ông muốn nói điều gì?
- Vâng, phải thế không, những người đàn bà nông thôn ấy thường bướng bỉnh. Chúng tôi, bà ấy và tôi, đều bị thúc ép. Lúc đó chúng tôi đã xây dựng nhanh một kịch bản... mà bà ta đã đọc không quá tồi. Giọng ở đó là... Sự lo sợ... Sự rung giọng... Nước mắt...
- Điều ấy có khả năng không? Điều ấy có thể xảy ra ư? - Hortense nói lẩm bẩm - Vậy thì ông đã thấy bà ta trước?
- Nên như thế.
- Nhưng bao giờ?
- Buổi sáng, lúc đến nơi. Trong khi bà trang điểm lại ở khách sạn Carhaix, thì tôi, tôi chạy đi lấy tin tức. Bà nghĩ đúng. Đúng là thảm kịch Ornival và Vaubois được biết ở trong vùng. Ngay tức thời, nguời ta chỉ cho tôi người nữ hộ sinh cũ, bà Boussignol. Với bà Boussignol việc đó không kéo dài.
Ba mươi phút để thiết lập một lời giải thích về những gì đã xảy ra và mười nghìn quan để bà ta đồng ý nhắc lại trước những người của lâu đài nhỏ lời giải thích ấy... ít nhiều không đúng sự thật.
- Hoàn toàn không đúng sự thật!
- Không đến nỗi thế, bạn yêu mến, vì bạn đã tin vào điều đó cũng như những người khác, cần có một sự giúp sức để đánh đổ một sự thật của hai mươi bảy năm, một sự thật vững vàng vì nó được xây dựng trên bản thân những sự việc. Vì vậy tôi đã lao vào nó với tất cả sức lực của mình và tôi đã tấn công nó bằng sự hùng biện. Việc không thể nhận dạng hai đứa trẻ chăng? Tôi phủ nhận nó! Sự lẫn lộn chăng? Dối trá! Cả ba người là nạn nhân của một việc gì đó mà tôi không biết, nhưng mà trách nhiệm của tôi là làm sáng tỏ nó. Tức thời bị lay chuyển, Jean - Louis kêu lên là việc đó dễ, là chúng ta cho đưa bà Boussignol đến". "Đưa bà ta đến". Nói đến đó thì bà Boussignol đến và âm thầm đọc một bài diễn văn ngắn mà tôi đã dạy cho. Một điều bất ngờ - Sợ hãi. Tôi nhân cơ hội đó để bắt cóc người trẻ tuổi.
Hortense lắc đầu: Nhưng cả ba người sẽ cải chính lại! Bọn họ sẽ suy nghĩ lại.
- Không bao giờ! Có thể bọn họ có nghi vấn. Nhưng không bao giờ họ không đồng tình có những điều xác thực. Không bao giờ họ chấp nhận suy nghĩ. Vì sao thế? Đó là những người mà tôi kéo ra từ địa ngục, nơi mà bọn họ vật lộn từ một phần tư thế kỷ vậy mà nay họ lại muốn đắm mình vào đó sao? Không đâu. Đó là những người do nhu nhược, do một tình cảm không đúng về nhiệm vụ, không có can đảm để trốn, làm sao họ không bám vào tự do mà tôi đưa cho? Vậy thì tiến lên! Nhưng do họ đã nuốt chửng những chuyện bịa khó tiêu hơn những chuyện mà bà Boussignol đã kể. Sau tất cả, lời giải thích của tôi không tệ hơn là sự thật. Ngược lại, bọn họ đã nuốt tươi lời giải thích đó. Này, trước khi chúng ta xuất phát, tôi nghe bà Ornival và bà Vaubois nói về việc dời nhà của họ. Họ đã hoàn toàn thân ái với nhau do ý nghĩ không gặp nhau nữa.
- Nhưng Jean – Louis thì sao?
- Jean – Louis à? Anh ta có trên đầu hai bà mẹ của mình! Đồ chết dẫm, người ta không có hai bà mẹ trong đời! Và đó là một hoàn cảnh cho một người đàn ông. Khi người ta không có may mắn chọn lựa giữa hai bà mẹ hoặc không có ai mà chọn, ái chà, người ta không do dự. Nhưng khi Jean-Louis yêu Geneviève, anh ta khá yêu cô ta, tôi muốn tin vào điều đó, để không bắt cô ta chịu hai mẹ chồng. Các bà đi đi, các bà có thể yên tâm. Hạnh phúc của người trẻ tuổi sẽ được đảm bảo và chẳng lẽ các bà không muốn điều đó?
Ngừng một lát, ông nói tiếp”
- Điều quan trọng, đó là mục đích mà người ta đạt, chứ không phải bản chất ít nhiều lạ lùng của các phương tiện mà người ta dùng. Và nếu có cuộc phiêu lưu được cởi nút, những bí mật được làm sáng tỏ nhờ vào việc nghiên cứu và việc tìm ra các mẫu thuốc lá, các bình cháy và các miếng các-tông làm mũ bị đốt cháy thì có những cuộc phiêu lưu khác đòi hỏi môn tâm lý học mà lời giải của nó là hoàn toàn tâm lý.
Hortense giữ im và bình tĩnh lại sau một lúc:
- Thế rõ ràng là ông tin chắc rằng Jean- Louis...
Rénine tỏ ra rất ngạc nhiên.
- Thế nào, bà còn nghĩ đến câu chuyện cũ ấy à. Nhưng mà tất cả cái đó đã hết! A! Tôi thú nhận với bà là anh ta không làm tôi thích thú tí nào nữa, người đàn ông có hai mẹ.
Và điều đó được nói với một giọng buồn cười, với một sự thành thực rất vui làm Hortense phải bật cười.
- Tốt quá - Ông nói - hãy cười đi bạn yêu mến. Người ta thấy các sự việc rõ qua tiếng cười hơn là qua nước mắt. Và sau nữa, còn có một lý do khác mà nhiệm vụ của bà là cười mỗi khi có điều kiện.
- Lý do nào?
- Bà có một hàm răng rất đẹp.