If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28
ăm 1985, tôi theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang thăm Ấn Độ và Indonexia. Trong cuộc hội đàm, bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết, Ấn Độ có 700 triệu dân, có hai cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới với Pakistan và Trung Quốc nhưng số quân chỉ chừng 900. 000 người, không bao giờ lên đến 1 triệu cả. Có nghĩa là tỷ lệ tổng số quân trên tổng số dân là 1/700 (0, 13%). Ông nói rằng nếu đưa số quân lên đến trên 1 triệu thì nền kinh tế và ngân sách sẽ không chịu nỗi. Tôi ngồi nghe mà giật mình! Vì lúc ấy số lượng quân đội nhân dân Việt Nam quả thật còn hơn một chút con số của Viện IISS trên đây, tỷ lệ quân đội và dân số lên đến 1, 6/60 tức là 2, 7%, gấp 20 lần tỷ lệ của Ấn Độ. Mấy tháng sau chúng tôi đến Indonexia, ông Muađani (Murdani) tổng tư lệnh giới thiệu rằng Indonexia có 180 triệu dân (gấp 3 lần Việt Nam) nhưng quân đội chỉ trên 700. 000 (kém hơn 2 lần Việt Nam), tỷ lệ nói trên chỉ là 0, 4%, mặc dầu địa thế đất nước này rất phức tạp, có 3000 hòn đảo và vấn đề an ninh khá là nghiêm trọng. Kinh tế họ phát triển mà tỷ lệ Ở nước họ thấp hơn ở Việt Nam đến 12 lần- Trung Quốc có hơn 1 tỷ dân, số quân tại ngũ chính quy chỉ dưới 3 triệu, nghĩa là tỷ lệ chỉ 0, 3%, thấp hơn Việt Nam tới gần 10 lần!
Theo thống kê của Viện chiến lược IISS, tỷ lệ chung của thế giới là dưới 1% cho quân đội và dưới 0, 1% cho an ninh. Theo tỷ lệ ấy đối với Việt Nam, con số 650. 000 cho quân đội và 65. 000 cho an ninh là vừa phải. Nếu muốn phát triển kinh tế với tốc độ kha khá phải hạ thấp hơn nữa. Số quân linh quả tài một cách kinh hồn là biểu hiện của bệnh quan liêu, duy ý chí, bất chấp quy luật, quyết định các vấn đề hệ trọng theo cảm tính, thiếu thận trọng và thiếu khoa học. Vấn đề hệ trọng này chỉ do Bộ Chính trị tự quyết định, chính phủ và quốc hội, cũng như Hội đồng nhà nước đều không được bàn đến!
Khi vấn đề người Hoa bỏ đi về Trung Quốc hoăc ra nước ngòai, cơ quan an ninh tổng kết lại và giật mình thấy không nam được dân, cho rằng lực lượng an ninh mỏng manh quá, liền quyết định tăng số an ninh ở cơ sở lên. Cơ quan an ninh phường vốn chỉ có 6 đến 7 người được tăng lên 30 đến 40 người, hoặc hơn nữa, và hiện nay mỗi phường có một đại úy hoặc một thiếu tá an ninh phụ trách! Vì số quân đội và số an ninh quá đông, ngân sách quá lớn, đời sống khó khăn, nên tư tưởng anh em diễn biến rất phức tạp, kỷ luật sa sút rất nhanh làm cho quốc phòng và an ninh không như trước. Tôi đến thăm sư đoàn bộ binh 304, sư đoàn cũ của tôi, chỉ huy tiểu đoàn cho chiến sĩ về thăm nhà dài dài, với điều kiện khi lên nộp mấy yến gạo, vài con gà, một số tiền, cho chỉ huy và cho đơn vị cải thiện! Còn chiến sĩ an ninh trên đường phố thì đói nghèo quá đành làm liều, có khi huýt còi bắt xe gắn máy dừng lại hỏi giấy tờ chỉ để kiếm mấy điếu thuốc thơm hút hoặc vài ngàn đồng lót tay! Không thể trách anh em được, họ không thể sống một cách bình thường là do cơ chế quan liêu, bảo thù, vộ trách nhiệm, tình trạng bất công xã hội lan tràn khắp nơi.
Việc tăng quá lớn quân đội sau năm 1975 là một việc làm duy ý chí, thiếu cân nhắc, rơi đúng vào âm mưu thù địch cố tình làm cho Việt Nam mất sức, kiệt quệ do phải chịu một gánh nặng quân sự, một gánh nặng về ngân sách quốc phòng quá tải kéo dài- Nó càng thêm mỉa mai khi những khái niệm "quốc phòng toàn dân, an ninh toàn dân" được lắp đi lắp lại đến nhàm chán mà lại không được áp dụng trong thực tế của cuộc sống.
Về mặt tình báo chiến lược và tình báo quân sự, có một điều có vẻ trái ngược là Mỹ rất dồi dào về phương tiện, nhân viên và ngân sách, thế mà sự hiểu biết về ý đồ chiến lược, kế hoạch quân sự của đối phương lại rất sơ lược. Phía Mỹ đã không phán đoán được ý đồ chiến lược của đối phương mùa xuân 1975. Trong khi đó ở Hà Nội, đại bản doanh quân sự lại biết khá rõ, khá kịp thời và đầy đủ mọi ý đồ quân sự của Mỹ. Tôi quen hai nhân vật của tình báo quân sự Việt Nam: Một là Vũ Ngọc Nhạ, còn gọi là Hai Nhạ, là "ngài cố vấn" của Ngô Đình Diệm và cả Nguyễn Văn Thiệu. Hoạt động của ông bắt đầu từ năm 1954 cho đến cuối năm 1968 mới đổ bể. Ông nằm ngay giữa cơ quan quyền lực cao nhất ở Sài Gòn là Dinh Độc lập để quan sát, thu thập tin tức, tài liệu trong suốt gần một chục năm để báo cáo ra Hà Nội những tin tức chuẩn xác, quý báu và kịp thời nhất. Cho đến khi ra tòa, bị dồn ép tra hỏi, ông vẫn làm cho mọi người nghi vấn và tin rằng ông không phải là cán bộ cộng sản, chỉ là một người công giáo ngoan đạo theo đường lối mới của Vatican, có cảm tình với lực lượng thứ ba ở Việt Nam hồi ấy. Cho đến khi ông "giả" thú nhận thật sự là cộng sản thì mọi người lại không tin, cho ông là "xạo!" Và ở trong nhà tù người cộng sản ấy đã nhận tấm huân chương cao nhất của Tòa Thánh Vatican "Trái tim đỏ thắm (the purple heart). Ông Nhạ từng kể cho tôi nghe những câu chuyện lý thú chưa mấy ai biết ở trong dinh Độc Lập hồi ấy. Có lần ông Ngô Đình Diệm được phía Mỹ gợi ý ký một văn bản nhượng lại Cam Ranh - một cân cứ hải quân lý tưởng ở vùng Đông Nam và Tây Thái Bình Dương - trong một thời hạn là 99 năm để đổi lấy một khoản viện trợ rất lớn- Ông Diệm bàn chuyện này với cố vấn Nhạ - Ông Nhạ Ôn tồn nói: "Thưa cụ, tôi xin thưa, hồi Pháp mới qua, vị đại thần nhà Nguyễn Phan Thanh Giản trót ký nhượng ba tỉnh phía Tây Nam Bộ cho Pháp, về sau bị nhân dân than oán quá chừng, lương tâm dầy vò quá xá, phải uống thuốc độc tự vẫn - Thưa cụ, cụ là người ngoan đạo, mà đạo của Chúa lại ngăn cấm hủy hoại sinh mệnh bản thân, nên việc này tôi thấy không hợp quyền lợi quốc gia mà cũng không hợp việc đạo... " Về sau khi tổng thống Kennedy nài ép ông Diệm phải để Mỹ đưa quân vào miền Nam, một buổi tối năm 1963, ông Diệm trao đổi ý kiến với ông cố vấn và thổ lộ: "Ông cố vấn, chuyện này hệ trọng lắm. Ta mà cho lính họ vô đây, mà họ là người nước ngoài, vô thời họ bắn, họ ném bom, họ hành quân trên đất nước mình, họ còn ở lại nữa, thì sau này nếu có bàn chuyện thống nhất thời ta nói chuyện với Cụ Hồ sao được nữa!" Người thứ hai là ông Phạm Xuân Ẩn, bí danh là Hai Trung, một nhà báo được đào tạo nghề báo chí tại một trường Đại học Mỹ, làm phóng viên cho các báo Time, Life suốt mấy chục năm, "cặp bồ" với Trần Văn Đôn, Trần Kim Tuyến, trùm CIA Mỹ, các phóng viên Mỹ, Anh, Pháp, Nhật bản... Ở Sài Gòn, đi ra trận trên máy bay lên thẳng Mỹ, chuyên nói chuyện đàn bà và tiếu lâm với các ông nghị Ở Radio - Catinat (phòng trá trước nhà Quốc hội Sài Gòn trên đường Catinat) để lấy tin tức... Tất cả tài liệu quý, nguyên bản hay chụp lại, đều được đưa ra Củ chi để chuyển ra Hà Nội. Tổ tình báo của ông chỉ có hai người (ông và bà Ba làm giao liên để chuyển tài liệu ra căn cứ) và cả hai đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong suốt hai mươi năm mà không một lần đổ bể, đều được phong Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân vào cuối năm 1976.
Hai ông Nhạ và Ẩn đều là bạn thân của tôi - Hoạt động của ông Nhạ được nhà văn Hữu Mai viết thành ba tập tiểu thuyết mang tên "Ông cố vấn, " được tuần báo Nhân Dân chủ nhật trích đăng nhiều kỳ. Tôi có viết thêm một số nét về ông Nhạ trên tuần báo ấy. Tôi cũng viết về hoạt động của ông Ẩn trong bài báo "Nhà báo - Tình báo anh hùng" cũng đăng trên Nhân dân chủ nhật tháng 6. 1990. Năm 1976, tại đại hội đảng toàn quân, tôi dẫn ông Phạm Xuân Ẩn đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi ông ra Hà Nội theo học trường đảng Nguyễn ái Quốc, ông thường ghé lại nhà tôi chơi. Nét đặc biệt của hai nhà tình báo chiến lược này là tận tụy, tài trí, có hiệu quả rất cao, nhưng lại không lên gân lập trường một cách cứng nhắc. Cả hai đều hiện có tinh thần hòa hợp sâu sắc - Ông Nhạ kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện và giữ một thái độ khách quan đối với ông Ngô Đình Diệm, xác nhận ý thức chống Mỹ đưa quân vào Việt Nam của ông ta, cuộc sống bình dị của ông ta nữa và không dấu niềm cảm tình, sự đồng cảm với nhiều nhân vật công giáo ở Việt Nam cũng như của Vatican. Ông Ẩn còn giữ thiện cảm với nhiều nhà báo Mỹ có công tâm. Ông quý trọng nền văn hóa Mỹ - Ông hiện ở tại thành phố Hồ Chí Minh, nuôi chó béc- giê để giải trí và cùng để kiếm sống (khi họat động ông mua con chó béc giê giá tới 7 ngàn đô- la để tạo bình phong) và còn muốn gửi con trai sang Mỹ học để thành tại.
Sau Hiệp định Paris, đoàn đại biểu quân sự chính phủ miền Bắc và đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có mặt tại Sài Gòn, trong căn cứ quân sự Tân Sơn Nhất. Hồi ấy tôi vừa là ủy viên chính thức của đoàn miền Bắc, kiêm người phát ngôn của đoàn. Trong 60 ngày trong trại Da vít tôi dự tất cả các phiên họp chính thức bàn việc thực hiện Hiệp định, còn đi Biên Hòa, Lộc Ninh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng... Đi bằng máy bay lên thẳng và máy bay chỉ huy do người Việt và người Mỹ lái. Tôi cũng đi xuống phố xá Sài Gòn 12 lần để gặp gỡ các đoàn ấn Độ, Canada, Ba Lan, Hưng ga ri trong ủy ban quốc tế và tổ chức 5 cuộc họp báo trong trụ sở. Đây là những thời cơ lý tưởng để tìm hiểu tình hình mọi mặt của đối phương một cách đầy đủ, bằng trực giác, nghĩa là nhìn thấy, nghe thấy bằng chính tai mắt mình... Tôi gặp và hỏi chuyện đủ loại: Tướng, đại tá, sĩ quan và hạ sĩ quan các cấp, thuộc các binh chủng bộ binh, không quân, ở Bộ tổng tham mưu, ở cục chiến tranh chính trị, hỏi chuyện cả bà con nông dân, viên chức gặp được... Chỗ yếu và chỗ mạnh, khả năng chiến đấu, những khó khăn trong quan hệ Mỹ- Sài Gòn, những tính toán của phía Mỹ, những nỗi lo của quân đội Sài Gòn... đều được thu lượm, nghiên cứu, nhận định, bổ sung cho những hiểu biết trước kia vốn chỉ là gián tiếp về đối phương.
Sau 60 ngày làm việc, žy ban quân sự Liên hợp 4 bên giải thể, nhường chỗ cho ủy ban liên hợp quân sự hai bên (Chính phủ lâm thời và chính quyền Sài Gòn) vẫn ở trong trại Davít (Tân Sơn Nhất). Đoàn đại biểu của chính phủ lâm thời đóng ở đó cho đến tận ngày 30. 4. 1975. Đó là một vị trí quan sat tình hình rất lợi hại ngay trong thành phố để hiểu rõ thái độ chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và văn hóa ở thủ đô miền Nam Việt Nam. Tối 30. 4. 1975 tôi đã từ Dinh
Độc lập vào tới đây và nhờ bộ phận thông tin quân sự vốn đã quen từ hồi 1973 đánh bằng tín hiệu morse ra Hà Nội bài báo của tôi về sự kiện lịch sử ngày 30. 4 ấy. Đó là bài báo duy nhất lọt ra khỏi Sài Gòn vì hệ thống truyền tin của Bưu điện đã bị ngừng. Có một chuyện buồn cười. Trong bài báo của tôi có nói về cái thực đơn của tổng thống Việt Nam cộng hòa chiều 30. 4 ấy. Tôi thấy nó trong ngăn kéo của bàn giấy tổng thống. Thực đơn có nhiều món, trong đó đặc sắc nhất là: Gân bò hầm sâm (thực tế là món "ngẩu pìn" trứ danh của người Trung quốc dành cho thượng khách), thế nhưng do đánh bằng tín hiệu nên chữ "gân" bị nhận lầm là chữ "gan", một món khác là món cá thu kho mía kiểu miền Nam thì bị đánh nhằm là cá thu kho giá, nhiều người hỏi tôi gan bò và giá thì có gì là đặc sắc!
Về cuộc chiến tranh ở Căm pu chia, tôi có nhiều suy nghĩ trong suốt hơn 10 năm nay. Tôi đã đến dọc các vùng biên giới với Căm pu chia ở các tỉnh Kiên Giang (Hà Tiên), An Giang (Châu Đốc), Long An và Tây Ninh. Khi Khơ me đỏ tấn công và gây ra những vụ thảm sát kinh người! Những nạn nhân dọc kinh Vĩnh Tế tôi được thấy tận mắt tháng 9. 1977 đều bị mổ bụng, đạp vỡ sọ, móc mắt và cắt dương vật, hay thọc gậy vào cửa mình! Suốt một tuần lễ cảnh tượng ấy làm tôi kinh hoàng, cảnh máu me và thịt người bấy nát làm tôi kinh sợ không dám nhìn, không dám ăn một miếng thịt bò! Tôi cũng dự cuộc họp của cán bộ cấp cao ở trong căn cứ Tân Sơn Nhất do Bộ Quốc phòng triệu tập để thảo luận về cách đánh trả Khơ me đỏ hồi tháng hai năm 1978. Lúc ấy cuộc chiến đấu rất khó khăn vì không được phép đánh vào nội địa Căm pu chia, về sau chỉ được đánh vào sâu tối đa là 10 km khi truy kích và phải quay trở về ngay. Lính Khơ me đỏ lại chịu đựng giỏi thời tiết mưa nắng, quen lội qua đầm lầy, thức ăn chỉ một gói cơm cứng gói trong lá thốt nốt, đi chân không lội bùn, đánh theo kiểu du kích lúc ẩn lúc hiện. Tổn thất của các đơn vị Việt Nam khá cao, bình quân số chết và bị thương hàng tháng cao hơn cả thời chiến đấu chống Mỹ và Sài Gòn! Cuối cùng tháng 12. 1978 đã có quyết định tổng tấn công giải phóng Căm pu chia bằng một số quân đoàn từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Quyết định này được thực hiện rất bí mật để gây yếu tố bất ngờ. Tôi đi cùng với anh em phóng viên của báo và đài phát thanh quân đội. Trước đó tôi đã tìm hiểu tình hình ở Căm pu chia qua hỏi chuyện hàng trăm người ở các trại tỵ nạn dọc biên giới, nhất là ở trại Bến sắn, Tây Ninh. Khơ me đỏ đã kháng cự khá mạnh ở nhiều nơi như Xvai- riêng, Campốt, Crotié và Preyveng... nhưng khi quân Việt Nam đã vào sâu được chừng 20 km thì hầu như không còn kháng cự gì nữa. Khơ me đỏ bỏ chạy tán lọan về phía Tây.
Nhân dân Căm pu chia kiệt quệ, gầy mòn, ốm yếu và đón bộ đội Việt Nam trong mừng rỡ khôn xiết- Tất cả các gia đình đều ly tán, nhân dân bị cưỡng bách đến nơi xa lạ (dân phía Đông chuyển sang phía Tây, dân phía Nam đầy lên phía Bắc... ). Các thành phố Svai- riêng, Tà Keo chúng tôi đi qua cũng như thủ đô Pnom- Penh hoàn toàn hoang vắng, cỏ mọc lút đầu. Nhà không số, đường không tên, không tiền nong, không chợ búa, không hàng hóa cho đến con người cũng không giấy tờ, chứng minh thư nào cả- Không thể tưởng nổi, một đất nước không có trường học, không có bệnh viện! Sức dân kiệt đến nỗi họ không nói, không cười nổi nữa! Chúng tôi gặp bác sĩ ch- Kim- Seng hiện la bộ trưởng Y tế từng học ở Pháp về, vừa từ Tà Keo đi bộ lên, chân đất, da nhăn nheo, ông mới gần 60 tuổi mà trông như cụ già 80! Ông bị Khơ me đỏ giao cho chăn dắt một đàn bò, thỉnh thoảng làm thịt cho bộ đội chúng ăn.
Tôi được phân công giúp họ trong việc tổ chức hãng thông tấn SPK, việc tổ chức báo Quân đội Căm pu chia và về sau là giúp cho báo Căm pu chia hàng tuần. Tôi đã giúp cho anh Prach- xun, một nhà báo cũ, nay ở Ban đối ngọai của đảng Nhân dân cách mạng Căm pu chia, tổ chức việc đón tiếp hai đoàn nhà báo nước ngoài lên thăm Căm pu chia vào tháng 1 và tháng 2. 1979, hướng dẫn họ đi thăm Pnom- Penh từ sân bay Po- chen- tong vào thành phố trên một chiếc xe bus lớn có gắn loa do anh em bộ đội Việt Nam sửa chữa để sử dụng. Tôi ở lại Căm pu chia gần ba năm, thỉnh thoảng đi về thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tôi thu được khá nhiều tài liệu của bọn Khơ me đỏ, tìm hiểu về những chủ trương diệt chủng của chúng. Thật là tận cùng của sự tàn bạo, bất nhân, còn quá cả bọn phát xít nazi, nhưng lại đội lốt bằng những Mỹ từ: Một chủ nghĩa cộng sản trong sạch, trong sạch, cực kỳ trong sạch, một chế độ tuyệt vời, tuyệt vời, rất tuyệt vời, lãnh đạo bởi một đảng cộng sản sáng suốt, sáng suốt và rất sáng suốt, là mẫu mực cho tất cả các đảng cộng sản khác trên toàn thế giới (họ có cái kiểu chuyên môn lắp lại ba lần một tính từ để gây ấn tượng). Đây là cách mạng văn hóa vô sản kiểu Trung Quốc, được thực hiện triệt để hơn, rộng khắp hơn, không khoan nhượng và tự tin tuyệt đối, được thực hiện "trong nhà với nhau", khi đất nước đóng chặt cửa, nội bất xuất, ngọai bất nhập. Pnom- Penh lúc ấy chỉ có 6 sứ quán của Trung quốc, Bắc Triều tiên, Nam tư, Rumani, Việt Nam và Lào. Sứ quán Việt Nam đã rút về từ trước. Các sứ quán khác đều rút qua Thái Lan chiều 5. 1. 1979, trừ sứ quan Lào được chỉ thị từ Viên chăn là phải ở lại. Sáng 8. 1. 1979 tôi gặp ông đại sứ Lào đã cao tuổi Vi- na- chít, nói được tiếng Việt, cùng 4 viện chức trong sứ quán. Tất cả vừa trải qua cơn ác mộng, vì bất cứ lúc nào bọn Khơ me đỏ cũng có thể xông vào bắn chết khi chúng rút chạy trong hỏang loạn.
Tôi tan thành cuộc tiến công gỉa?i phóng Căm pu chia. Đó là quyền tự vệ của một đất nước bị Khơ me đỏ ngang ngượi, chúng đồng thời là một hành động SOS, cấp cứu cả một dân tộc bị đòa đầy và bị giết hại dần mòn. Trước đó ông nghị MacGovern đã kêu gợi có hành động quân sự để cứu dân tộc này đang bị thảm sát. Nhưng chẳng có ai động đậy cả. Khi bộ đội Việt Nam vào, giữ nghiêm kỷ luật, mang theo cả gạo, muối thịt rau, chịu cực đóng quân ngoài rừng, chia xẻ lương thực, áo quần, thuốc men cho nhân dân nước bạn, được tất cả nhân dân nước bạn biết ơn và quý trọng. Rõ ràng đó là một nghĩa cử cao đẹp.
Nghĩa cử ấy sẽ còn cao đẹp bền lâu nữa nếu không phạm hai sai lầm rất lớn sau đó- Một là để bộ đội Việt Nam quá lâu ở Căm pu chia- Đây là việc không được dự kiến. Sau khi giải phóng nhanh chóng Căm pu chia, bệnh kiêu ngạo chủ quan lại ngự trị, họ mừng tưởng bọn tàn quân Khơ me đỏ sẽ bị diệt hết trong thời gian ngắn. Người ta cho rằng ông hoàng Xihanuc không còn vị trí gì nữa! Thư ông ta gửi tới Hà Nội không ai thấy cần phải trả lời! Rồi Thái Lan và Trung quốc tận lực tiếp sức cho Khơ me đỏ. Thế là bộ đội Việt Nam bị sa lầy, bị kẹt. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bại ngoại, gây lại thù hằn cũ làm cho người Việt Nam gặp nhiều khó khăn thêm. Ngay từ năm 1982, nói chuyện với đại sư Việt Nam Ngô Điền ở Pnom penh, tôi đã nhận xét tình thề này rất không ổn. Cần sớm rút chân ra khỏi bãi lầy một cách nhanh chóng, không nên do dự và luyến tiếc. Yêu cầu Liên hợp quốc và Cộng đồng quốc tế đảm nhận việc giải quyết Căm pu chia cùng với những phe phái trong nước Việt Nam sẽ cùng tham dự với các nước khác- Việt Nam không có đủ sức và đủ lý để giữ mãi quân đội trên một nước láng giềng, trong khi việc tiêu diệt hết Khơ me đỏ nằm xa ngoài tầm tay rồi. Suốt 10 năm liền, tại các cuộc bỏ phiếu hàng năm tại Liên hợp quốc, Việt Nam chỉ được sự ủng hộ của 20 đến 30 nước, bị thiểu số nặng nề, mà vẫn cứ thản nhiên như không!
Sai lầm thứ hai rất tai hai. là ý định xây dựng một khối liên minh Việt- Miên Lào riêng rẽ, với những khẩu hiệu và nội dung: Mối liên minh đặc biệt giữa ba nước Đông dương, tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân, chính phủ và ba đảng anh em, mối quan hệ đặc biệt vừa là đồng chí, vừa là anh em... Sao lại đặc biệt? Trong ba nước ấy, Việt Nam có 60 triệu dân, Căm pu chia chỉ có chưa đầy 6 triệu và Lào chỉ có chưa đầy 3 triệu (hồi năm 1985) thì làm sao mà bình đẳng được! Rõ ràng Việt Nam nghiễm nhiên là người anh cả, Lào là chú em út và Căm pu chia là chú em nhỏ xíu! Dù cho có ý muốn bình đẳng thì trên thực tế vẫn rất khó. Việt Nam bị hoài nghi, bị các nước ASEAN phê phán, bị thế giới chê cười. Trong đội ngoại Việt Nam có thói quen coi mình là một trung tâm, coi khu vực Đông dương là vùng ảnh hưởng của riêng mình, không cần cân nhắc đếm xỉa đến các nước khác, đến dư luận thế giới và tự chuốc lấy sự cô lập và khó khăn!
Có những biểu hiện chủ quan, kiêu ngạo trong quan hệ quốc tế rất kỳ quặc. Hồi mười năm trước, thường có những cuộc gặp gỡ hàng năm giữa Bộ quốc phòng ba nước Việt Nam, Căm pu chia và Lào. Vào năm 1982, cuộc họp ấy diễn ra ở Pnom- penh, trong điện Chằm Ka Mon (dịch là vườn dâu, bên bờ sông Mê Công). Đại diện Bộ quốc phòng Việt Nam là đại tướng chủ nhiệm tổng cục chính trị Chu Huy Mân, ủy viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Vị đại tướng xuất thân cố nông này phát biểu sau cùng, không giấy tờ, không chuẩn bị gì hết, sau khi hai vị tướng Lào, và Căm pu chia đã đọc diễn văn tử tế Ông Mân nói đại thể: Đến lượt tôi, chúng ta là anh em với tình nghĩa đặc biệt, trong nhà với nhau, tôi nói miệng thôi nhé. Đồng ý không nào! Rồi ông đằng hắng lên giọng:
Kính thưa... đồng chí... đại tướng... Bu Thoong... Bô... trưởng Bộ quốc phòng... nước cộng hòa... nhân dân... Mông cổ... (thấy các sĩ quan Việt Nam có mặt giật mình)... à quên, nước cộng hòa nhân dân Căm pu chia! Chuyện cứ như đùa, mà hoàn toàn có thật! Số là tuần trước, ở Hà Nội, tướng Mân đón và đọc diễn văn chào mừng đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Mông cổ - Sợ lầm lẫn trong khi ứng khẩu mà lại lầm lẫn thật sự! Ông lại ngà ngà say sau khi uống một chén rượu thốt nốt! Vẫn là từ thái độ anh cả!
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết