Books had instant replay long before televised sports.

Bern Williams

 
 
 
 
 
Tác giả: Ma Văn Kháng
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 40
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 256 / 22
Cập nhật: 2020-06-05 12:47:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2
iến từ châu Pa Kha lên, chỉ rẽ vào nhà ông Pâu một lát như hẹn hò cái gì, rồi lại xùm xụp cái mũ dạ lưỡi chai, xù xù cái áo bông to, tay chống cái ba toong, thoăn thoắt bước tới nhà Giàng Ly Trang. Nhà Giàng Ly Trang đang cúng, Kiến gọi ông lý trưởng lên, đập cái ba toong vào cạnh bàn, dằn từng câu:
— Ai cho phép ông gọi người đi cày ruộng cho nhà thổ ty Hoàng Văn Chao? Bỏ ngay việc này. Thứ hai nữa, cháu gái ông, ông dẫn xuống cho thằng Phô-rô-pông, là ông nối giáo cho giặc. Tội ông nặng, để đấy, rồi tôi sẽ xử.
Kiến ra khỏi nhà Giàng Ly Trang, lại đi nhanh về nhà hố pẩu. Trẻ con kéo một vệt theo sau. Dân Can Chư Sủ lâu nay đã quen thân với anh cán bộ có vóc dáng to bè bè, hay chống ba toong, tính thẳng như đốt trúc, nóng như lửa, nhưng cặm cụi, chịu khó lặn lội, nhà người nghèo nào cũng tới, và nói tiếng Quan Hỏa oang oang. Con người này không giữ trong lòng mình cái gì cả. Nghĩ sao, nói vậy. Không thủ đoạn, chẳng lừa dối, cũng không nịnh nọt lấy lòng ai, vững tin vào chân lý, sức mạnh ở tay mình, tuy chỉ có một mình.
— Chào cán bộ Kiến!
— Anh Kiến, vào nhà chơi đi!
Hố pẩu ra cửa chào, Pao đứng ở sân mời. Kiến dận đôi hài sảo dính bùn be bét ở hòn đá ngoài sân, miệng hà hà tự nhiên như người đi xa về.
Thằng Pùa ôm mấy thanh củi vào. Lửa bếp khách thoáng cái đùng đùng cháy. Ba ông mối bước lại. Trẻ con ngồi sát lửa. Rồi cái vòng người cứ đông dần, chật dần. Kiến ngồi trên cái ghế mây cạnh hố pẩu, phanh ngực áo bông, tay cầm chén nước hố pẩu đưa, tay cầm cái ba toong, dộng mạnh xuống đất:
— Tôi là tôi không cho ông Chao được phép bắt người làm ruộng không công nữa. Cắt hết! Đồng bào nhớ chưa?
Một người mặt rỗ kêu ài ài thích thú. Pao đáp:
— Nhưng Giàng Ly Trang cứ bổ đầu các nhà!
— Không đi! Mày là kiếp con ngựa bị người ta sai khiến, hả Pao?- Kiến trợn hai con mắt lồi, dằn dữ, lại dộng cái ba toong — Tôi đi Thải Giàng Phố lập đội du kích về, thấy mọi việc lộn tùng phèo. Là tại làm sao? Vì như cái thằng Pao này, hiền quá thì bị bắt nạt. Tôi đã bảo ủy ban gọi ông lão Pâu xuống coi kho muối. Người khổ phải được sung sướng. Ông Chao là phó chủ tịch tỉnh mà không chấp hành ý kiến của tỉnh là không được.
— Ông lão Pâu sướng rồi! — Một người mặt rỗ kêu.
Hai bàn tay Kiến ngắn, to, cục mịch xòe rộng lại nắm vào bóp mạnh:
— Làm ăn bậy, phải trừng trị!
— Hay đấy!
— Phải thế. Đồng bào phải nghe tôi. Nó gọi đi làm công không cho nó, không đi. Nó hỏi thì bảo: “Ông Kiến Việt Minh bảo thế”. Nhớ chưa? “Nắng mưa là việc của trời. Đấu tranh là việc của người trần gian”. Hôm nay, tôi đem lên đây, biếu mỗi nhà một tấm ảnh cụ Hồ. Đặt ảnh Cụ trên bàn thờ. Cứ lúc nào sợ thổ ty thì nhìn lên ảnh Cụ để vững tinh thần. Đây nhé!
Pao ngó vào. Hàng chục cái đầu ngó theo. Hố pẩu căng một tấm ảnh. Lửa rung rinh trên mặt ảnh bóng như quang dầu.
— Chà, hai con mắt cụ như hai ngôi sao.
Hố pẩu khen. Người ta càng chen vào:
— Râu đẹp nhỉ! Trông hiền hiền.
— Vầng trán rộng quá!
Kiến chỉ ngón tay vào phía sau tấm ảnh, giải thích:
— Hồ Chủ tịch hiền với dân. Nhưng người đấu tranh không khoan nhượng với kẻ áp bức.
Hố pẩu gật gù:
— Mong cho Người đem sung sướng cho dòng họ Giàng sống chín trăm năm, vào vương Gin Giàng Ka, lại lột da trẻ lại.
Kiến trố mắt:
— Sao lại chín trăm năm?
— Thế này nhé. Ngày xưa, người H'Mông sống lâu thế. Về sau có bà mẹ dẫn con lên vườn đó, ăn trộm quả đào trắng, uống trộm nước suối cấm. Chử Lầu là ông Giời mới giận, chỉ cho loài người sống trăm năm thôi.
— Ha... ha...- Kiến cười vỗ vai hố pẩu, đập vai lão Sếnh — Các cụ phải sống lâu tới lúc gạo không cần cối giã, cối xay, đêm có điện sáng hơn sao trên trời. Nhưng mà phải tranh đấu...
“Tranh đấu”! “Tranh đấu”. Người Việt Minh kia nói cái điều gì cũng quay về mấy chữ đó. Tiếng nói to như ông sấm, ông sét. Lử, từ lúc Kiến vào, ngồi lì trong buồng. Nhạt mồm, hắn ra sân đứng một lát, nghĩ: “Thằng này nói còn dài. Đi kiếm điếu thuốc đã!”
Giọng Kiến to, khỏe như tiếng trống:
— Đồng bào phải nhớ tranh đấu. Không sợ. Ông trời tôi cũng vo tròn. Không tranh đấu, tôi chết rồi. Tôi không có ruộng, tôi đi làm bồi tàu. Thằng tư bản coi chúng tôi như con chó, chúng tôi tranh đấu, đình công. Tàu chết dí. Cả hai nghìn rưỡi thủy thủ ở bến tàu Lơ-ha-vơ-rơ đình công, đòi lập Hội đồng tương tế, cử đại biểu đi họp Hội nghị chống đế quốc chiến tranh. Giai cấp vô sản ta, giờ đông rồi. Lực lượng ta cũng đã mạnh lắm rồi, bà con à...
Lử quay đi. Hắn không hiểu gì cả. Hắn đi đến nhà Giàng Ly Trang.
Vậy là Lử đã khác xưa nhiều quá rồi. Hắn đã đổi khác đi quá nhiều rồi. Là đứa trẻ thì ngỗ ngược lêu lổng. Lớn lên thì chơi bời với bọn trộm cắp, trở thành kẻ bất lương. Quen nếp sống du thử du thực, Lử ngày càng hung tợn, càng tham lam. Theo Seo Cấu cướp đường. Hiếp chị dâu góa, gây nên cái chết thảm thương cho chị. Bỏ bạn chết, ăn cắp ngựa của bạn. Hôi của lúc bạn bè đang đổ máu. Cuồng điên, vô cớ bắn chết người họa sĩ. Tội lỗi như con ngựa quen chân, quen đường, giờ đây, càng cay cú vì thèm nhỏ dãi địa vị và giàu sang, hắn liền bán mình cho những âm mưu đê tiện, ghê tởm khác nữa.
Lử đã thành một kẻ khác hoàn toàn rồi, Lử đã nhận tiền của phán Thông, nhân viên phòng nhì Pháp, vờ đeo bộ mặt ăn năn để đánh lừa Chính rồi ám sát Chính. Và, sau khi thoát khỏi vòng vây của bộ đội, công an, hắn trở về Pa Kha, lại nhận tiền của phán Thông, mạo hiểm làm cuộc vượt rừng, qua biên giới, lén lút đưa viên quan tư Phô-rô-pông trở về Pa Kha.
Đến nhà Giàng Ly Trang nằm bên cái bàn đèn, hút liền năm điếu thuốc, đoạn Lử nhổm dậy, ra sân.
Trời đêm, sao chìm, thoáng vài hạt mưa bay. Đứng ở sân, nghe thấy tiếng hòn đá lăn vải ở hiên, Lử liền quay lại. Hiên mờ mờ sáng. Một người con gái tay vịn vách, đứng trên tấm gỗ lăn hòn đá tròn là mặt vải. Cái váy lanh to xòe mềm mại đung đưa. Mắt Lử chăm chắm hai bắp chân trắng trắng của người con gái nọ.
— Ôi, anh Lử. Người con gái chợt dừng chân, khẽ gọi.
Lử nuốt nước bọt đánh ực. Hắn đã nhìn rõ người nọ. Một khuôn mặt trẻ, cái khăn nghiêng chớm vành mi trái:
— Seo Cả hả?
— Anh Lử về lúc nào — Người phụ nữ rụt rè — Anh Lử ơi, con ngựa anh Chin...
— À à... — Lử thọc tay vào túi, nhăn nhăn trán. Anh... có đem về đấy.
— Anh có đem ngựa về à?
— Ừ! Cùng anh đi lấy ngựa nhé!
Lử chộp tay người phụ nữ. Hắn như đang đi trên mây. Cơn say thuốc lơ lửng, thú vị. “Thằng Chin chết phí đời quá! Con Seo Cả đẹp. Con Seo Cả xinh. Mặt như cái trứng nhện. Hai cái vú nó bằng hai cái bánh bao. Ruộng tốt thế mà lại bỏ hoang. Sao thằng Seo Cấu lại bỏ con Seo Cả?” Lử nuốt nước bọt. Người Lử như có lửa đốt. Giẫm phải vũng nước, nhẩy lên, hắn mới tỉnh hẳn.
— Anh Lử, bỏ tay tôi ra. Anh lôi tôi đi đâu thế này.
— À, dẫn đến chỗ lấy ngựa mà.
— Bỏ tôi ra! Đừng có làm bậy đấy.
— Sắp tới chỗ anh để ngựa rồi mà.
Quay lại, thình lình giật mạnh tay Cả khiến Cả ngã dúi vào ngực mình, thừa cơ Lử ôm choàng cô và ép cô vào một tảng đá lớn bên đường. Rồi quen thói đĩ bợm, bất ngờ hắn ngồi thụp xuống, tốc váy Cả lên.
— Ngựa của em đây mà. Ngựa thật mà!
— Trời ơi, người hay quỷ thế này!
— Anh đây mà. Ngựa của em đây mà!
Lử kêu ngàn ngạt. Rồi bỗng ối một tiếng, ật ngửa ra đất. Trời đêm, không một ánh sao.
Lúc sau, Lử tỉnh hẳn và sực thấy cái chân trái nhức tấy lên tận óc.
“Đ. mẹ, vì cái lúc nhảy từ cửa sổ nhà thằng đầu sỏ Việt Minh xuống đây. Đ. mẹ, ở ngoài tỉnh ông còn sợ chúng mày chứ! Ở đây, mày là con muỗi thôi”. Lử nghĩ, lê chân về nhà.
Nhà hố pẩu vẫn đông người. Lửa bốc cao rừng rực. Lửa rạng cả ra ngoài hiên; ở cửa, có hai, ba người đứng.
— Chuyện gì thế? — Lử hỏi một bóng người bên cạnh. Người nọ quay lại, lo lắng:
— Phăng-ki đánh nước ta rồi!
— Tưởng gì! — Lử ngáp dài: Chuyện ấy tao biết từ ngày mày bằng quả bí.
Căn nhà im lặng. Chỉ có giọng Kiến đang vang, khỏe như tiếng búa đập trên đe:
— Thằng Tây cố tình ăn cướp nước ta. Nó muốn dân ta mãi mãi phải làm trâu ngựa cho nó. Đồng bào hãy nghe tôi đọc lời kêu gọi của Cụ Hồ.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”
Lửa giần giật, đứng ngọn, lửa như có linh hồn. Mặt người anh ánh sáng. Mắt người hừng hực lửa. Người Pao ngập hơi lửa. Hố pẩu lầm thầm:
— Thằng Phăng-ki, mày dữ tợn như cái ghẻ thế a! Mày muốn lấp đường cày cho người dòng họ ta chết à?
— Nó thế, phải giã nó thành ớt — Người mặt rỗ nói to.
Pao lại như chìm xuống, lại như bồng dậy, nôn nao. Giọng Kiến vẫn bừng bừng:
— “Giờ cứu nước đã đến! Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước”.
Pao đứng dậy, ngực cộn hơi thở. Những ám ảnh truyền kiếp, những khổ đau đã từng nếm trải, chứng kiến bỗng như hiện lại trọn vẹn trước mặt anh.
— Thằng Phăng-ki đem tro nóng đổ lên nóc nhà ta rồi!
— Thằng Tây đem giấy gói than hồng thì nó phải chết — Lao xao tiếng nói quanh Pao. “Mình phải lúc ra đi rồi”. Pao nghĩ. Chợt, anh quay lại. Ai đó vừa thét một câu cuồng dại:
— Đánh bỏ mẹ nó đi!
— Ai đấy?
Lử đang lừ lừ bước vào. Rồi Lử đứng lại. Lử vung tay. Cục yết hầu đỏ nhoi nhói, hướng về Kiến.
— Thằng Kinh kia, mày phải về nước mày!
— Lử! — Pao quát.
— Mày phải về. Tao sẽ... — Lử cúi xuống mắt đỏ cặn, rút mạnh thanh củi đang cháy trong bếp.
Nhưng Lử vừa đứng dậy, chưa kịp vung thanh củi bổ xuống đầu Kiến thì Pao đã xông tới, đấm mạnh vào giữa ngực hắn.
Mọi người rú lên kinh sợ. Trẻ con tóe vào trong gian bếp. Kiến đứng dậy, tay chống sườn, ngực ưỡn, răng nghiến chặt, chỉ mặt Lử:
— Thằng khốn nạn! Mày là thằng Lử, hả? Tao mà đeo súng ở người hôm nay thì mày chết như con chó rồi, hiểu chưa! Rồi mày không thoát khỏi tay tao đâu!
Hố pẩu rung cả hai đầu gối: “Sao người vỗ tay, kẻ lại dậm chân thế này? Trời ơi, cán bộ Kiến. Lử, Lử ơi, sao lại thế!”.
Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe - Ma Văn Kháng Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe