Books are the compasses and telescopes and sextants and charts which other men have prepared to help us navigate the dangerous seas of human life.

Jesse Lee Bennett

 
 
 
 
 
Tác giả: Stendhal
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: La Chartreuse De Parme
Dịch giả: Huỳnh Lý
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1948 / 26
Cập nhật: 2017-04-21 14:46:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Thích
[1] Stendhal là bút danh của nhà văn Pháp Henri Beyle (1783-1842). Ông sinh ra ở thị trấn Grenoble, thuộc miền đông nước Pháp, ở cách biên giới Ý khoảng l00km. Ông từng cư trú nhiêu lần ở Ý và có lúc hoạt động cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất nước Ý. Tác phẩm chính của ông: Rome, Naples và Florence Về tình yêu (1822), Racine và Shakespeare, Đỏ và Đen (1830), Cuộc đời Henri Beyle, Tu viện thành Parme 1839. Giới văn học Pháp và Liên Xô hiện nay đặt ông ngang hàng Balzac. Xem tiểu sử Stendhal ở đầu bản dịch Đỏ và Đen (NXB. Văn học).
[2] Một cô gái trẻ đã tỏ tình với Stendhal khi ông 47 tuổi, về sau nhiều lần gặp lại vẫn yêu ông, mãi cho đến lúc ông chết (1842).
[3] Chanoine: Linh mục cao cấp, hội viên của một hội đồng linh mục bên cạnh một vị giám mục, tổng giám mục hoặc giáo chủ.
[4] Tác giả viết Zambajon; bản dịch tiếng Nga của Nem, Chinôva viết Zambaione với nguyên chữ cái Pháp. Từ điển Pháp hiện nay đều không có Zambaion hoặc Zambaione. Chỉ có Sambayon hoặc Sabayon. Từ điển Robert chú giải từ Sabayon. "cùng viết Sambayon;
[5]... 1880; Sabaillon; tiếng Ý: Sabayon = Món kem làm bằng lòng đỏ tráng gà đánh với rượu vang, đường và hương liệu. Có lẽ Stendhal viết theo âm địa phương hoặc chính tả thời đó.
[6] Tiếng Ý trong nguyên bản, không có khái niệm tương đương trong tiếng ta.
[7] Bonaparte (về sau là hoàng đế Napoléon 1769-1821, lúc bấy giờ 27 tuổi, được chính phủ Cộng hòa cách mạng Pháp cử làm tổng tư lệnh mặt trận Ý. Đạo quân Bonaparte chỉ huy đánh bại đạo quân của hoàng đế Áo đang thống trị đất nước Ý, bằng một loạt chiến thắng lừng lẫy, trong đó có chiến tích vượt cầu Lodi (Bản dịch này do người dịch chú thích, số chú thích cũ của tác giả đều được ghi rõ).
[8] César: Tướng lĩnh và nhà độc tài cổ La Mã. Alexandre: Vua xứ Macedonia (ở phía bắc Hy Lạp). Hai người này được coi là những nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại ở Tây phương.
[9] Quân của hoàng đế Áo và của tiêu vương Milan, chư hầu của hoàng đế Áo.
[10] Lombardie (Lombards-Lombarde) Một xứ ở Bắc Ý, kinh thành là Milan. Milan đã chống quân Đức xâm lược một cách bền bỉ, cuối cùng bị hoàng đế Đức Frédéric Barberousse, phá hủy (thế kỷ XII), sau này mới được xây dựng lại.
[11] Tư tưởng tự do, khoa học, vô thần... thấm nhuần bộ Bách khoa toàn thư do các nhà triết học, khoa học, văn học... soạn vào quãng giữa thế kỷ XVIII ở Pháp.
[12] Voltaire: Một trong những nhà văn, nhà triết học Pháp lớn nhất thế kỷ XVIII, mà tư tưởng nhân bản luôn bảo vệ cho tự do, công lý, tiến bộ xã hội (1694 - 1778).
[13] Đất Hungari bấy giờ là một thành phần lãnh thổ chính của đế quốc Áo - Hung.
[14] Gros: Họa sĩ Pháp nổi tiếng, một trong những nhà khai sáng của chủ nghĩa lãng mạn Pháp (1771-1835) trong hội họa.
[15] Trong các tước vị ở châu Âu, ngoài tước công thông thường (duc) còn có đại công tước (grandduc) và thượng công tước (arechiduc), nữa để gọi các hoàng thân con cháu vua Áo. Chúng tôi thấy cần dịch thượng công tước để hiểu sự chơi chữ của tác giả.
[16] Chính phủ cộng hòa Pháp, thành lập sau khi viện Khế ước giải tán, gồm có 5 vị Đốc chính ở trung ương, Viện này bị tướng Bonaparte lật đổ bằng cuộc đảo chính vào tháng sương mù (1799). (Tên Pháp: viện Đốc chính: Directoire; viện Khế ước: Convention).
[17] Nơi quân Pháp, lần này cũng do Bonaparte chỉ huy, đánh quân Áo đại bại năm 1800. Marengo là một phần trên đất nước Ý.
[18] Eugène de Beauharnais: Con đời chồng trước của hoàng hậu Joséphine vợ Napoléon được Napoléon phong phó vương Ý. Là một chỉ huy xuất sắc trong các trận chiến đấu thời đế chế (1781-1824).
[19] Ronsard: Nhà thơ Pháp lớn nhất thế kỷ XVI (1524-1585).
[20] Abbé: Đối với một số từ về nhà thờ Gia tô, ở ta thường có hai từ tương đương: Một do mượn từ người Trung Quốc đã dịch, một do phiên âm trực tiếp. Khi từ dịch mượn không chính xác (ví dụ: abbé = tu viện trưởng) thì chúng tôi dùng từ phiên âm.
[21] Nghĩa là: Chào đức bà Maria, Kinh cầu phúc và tạ ơn.
[22] Trong cuộc viễn chinh đánh vào Nga bị bại, lúc lui quân vuợt sông Berezina, quân đội của Napoléon bị đuổi đánh đã mất một phần quan trọng vì mắc nghẽn ở bờ bên kia và chết đuối mặc dù đội công binh đã dũng cảm làm hết cách. Việc xảy ra cuối tháng 11-1812.
[23] Năm 1814 Napoléon từ đảo Elbe còn trở về đuổi vua Louis XVIII đi, trị vì 100 ngày, rồi thua trận Waterloo và đổ hẳn năm 1815.
[24] Jacobins: Những người cách mạng dân chủ hăng hái nhất. Trong cuộc Cách mạng dân quyền Pháp, những người hăng hái nhất nhóm họp ở tu viện dòng Jacobins, do đó họ lấy tên là Câu lạc bộ những người Jacobins. Tiếng này về sau có xu hướng trở thành danh từ chung như tác giả đã dùng.
[25] Tiền vàng thời các vua Louis, về sau vẫn dùng. Giá trị độ 20 francs.
[26] Nước cộng hòa do Bonaparte giúp thành lập năm 1797. Năm 1802 nó đổi thành nước Cộng hòa Ý và từ 1804 đến 1814, thành vương quốc Ý thủ đô là Milan.
[27] Với người Pháp và người Ý tiến bộ thời ấy, Hoàng đế chỉ Napoléon. Hoàng đế của những người thân Áo là hoàng đế Áo.
[28] Đồng vàng có khắc chân dung Napoléon, trị giá hai mười francs.
[29] Đây là lời một nhân vật nồng nhiệt, anh ta đổi thành văn xuôi mấy câu thơ của nhà thơ Monte, nhà thơ Ý nổi tiếng về hùng ca và kịch thư (1754 - 1828).
[30] Tiếng lóng để chỉ tiền bạc, vì thời trước Pháp có phát hành loại bạc khác hình con gà (kê: gà) biểu trưng của nước Pháp. Nguyên văn dùng guibus là tiếng bình dân để chỉ bạc đã đúc thành tiền tiêu dùng.
[31] Sau trận đại bại ở Nga, Napoléon bắt nhiều lính mới ở Pháp và trên những đất nước ngoài mà ông còn kiểm soát. Năm 1814 bị thua trên đất Pháp và bị nội phản, ông thoái vị, quân đội tan rã thì đa số tân binh được giải ngũ, một số lần lữa làm ăn trên đất Pháp. Năm 1815, Napoléon trở về, lấy lại ngôi vua và lại bắt họ ra lính.
[32] Écu: đồng tiền bằng bạc xưa trị giá 3 francs. Có thời có đồng écu đổi trị giá 5 hoặc 6 francs.
[33] Theo một truyện thơ cổ Pháp, bốn anh em Aymon cùng cưỡi trên một con ngựa to, nhanh khỏe vô song để đi đánh giặc và lánh nạn. Con ngựa ấy tên là Bayard.
[34] Ney: Tướng lĩnh xuất sắc của Napoléon, được phong công tước, vương tước và được hoàng đế mệnh danh là “Người dũng cảm trong những kẻ dũng cảm''. Được Louis XVIII lưu dụng sau khi Napoléon mất ngôi lần thứ nhất (1814). Thống chế Ney dẫn đạo quân nhà vua quay cờ đón Napoléon khi hoàng đế đổ bộ. Sau khi Napoléon sụp đổ hẳn (1815), Ney bị xử bắn.
[35] Machiavel: Nhà chính trị lớn và sử gia Ý, đồng thời là một nhà văn yêu nước (1469-1527). Phương châm chính trị của ông là: Nếu mục đích tốt thì phương tiện gì cũng dùng được.
[36] Tasse: Nhà thơ Ý bất hủ (1565-1635), tác giả thiên anh hùng ca Jerusalem giải phóng. Arioste: Nhà thơ lớn Ý thời Phục hưng (1474-1533) tác giả bản trường ca Roland cuồng nộ.
[37] Nguyên văn La tinh: Gratis pro Deo.
[38] Fénelon: Tổng giám mục Cambrai và là một nhà đạo đức một nhà văn, có cái nhìn đúng đắn về thời ông, thời đại Louis XIV rực rỡ nhưng kiêu xa, hiếu chiến, gây đói khổ cho nhân dân (1651-1715).
[39] Cosaques: Lính kỵ người Ukraine trong quân đội Nga, nổi tiếng chiến đấu giỏi và tàn ác đã gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp khi họ rút chạy ở Nga năm 1812. Thực ra, trong trận Waterloo không có lính kỵ đó, chỉ có kỵ binh Phổ.
[40] Vùng này trên đất Bỉ. Người Bỉ một nửa nói tiếng Pháp, một nửa nói tiếng flamand như người Hà Lan. Thời Napoléon, đất Bỉ thuộc Pháp, nhưng vào lúc nói ở trên liên quân Anh, Đức, đã tiến vào kiểm soát rồi.
[41] Tức là lính an ninh. Ông Pellico đã làm cho địa danh này được biết khắp châu Âu, đó là tên con đường phố Milan có dinh thự và các nhà lao của tổ chức an ninh (chú thích của tác giả), Sylvio Pellico là nhà văn Ý thuộc đảng Carbonari (đảng tự do và thống nhất Ý); bị cầm tù, ông đã viết cuốn hồi ký "Những nhà ngục của tôi" rất cảm động và có giá trị tố cáo lớn (1789-1854).
[42] Bayard: Tướng Pháp thế kỷ XV-XVI, nổi tiếng về tài dùng binh, lòng dũng cảm và đạo đức trong sạch.
[43] Nguyên văn: Tu, đành dịch tạm như vậy. Ở ta trong mức độ quan hệ giữa nam và nữ như hai người này, mà bỗng nhiên nữ gọi nam là anh thì nam cũng cảm thấy có chút âu yếm.
[44] Nguyên văn tiếng Ý: Secatore.
[45] Corrège: Họa sĩ lớn người Ý, có tài làm sống lại da thịt trên vải (1494 - 1535).
[46] Michele Sanmicheli (1484–1559) Họa sỹ kiến trúc sư Virona Ý.
[47] Alfieri. Tác giả bi kịch thơ Ý nổi tiếng thế kỷ XVIII; Dante: Thi hào Ý, đã viết tác phẩm bất hủ Thần khúc (1265-1321).
[48] Cassandre: Nhân vật hài kịch Ý, biểu hiện bằng một ông già cả tin bị một người lừa phỉnh.
[49] Trước khi một người Anh phát minh ra cách lấy bưu phí qua con tem mà người gửi mua dán lên thư, thì bưu phí do người nhận thư trả khi nhận thư. Không muốn nhận thư thì không trả tiền.
[50] Tức năm 1793, năm cách mạng dân quyền Pháp đưa vua Pháp (Louis XVI) lên đoạn đầu bài.
[51] Joseph II: Hoàng đế Đức khoảng cuối thế kỷ XVIII
[52] La Fronde: Đám giặc nhỏ bọn quý tộc gây ra chống triều đình trong lúc Lui XIV vị thành niên.
[53] Nguyên văn: Chevalier, tước quý tộc ở cuối bảng, dưới tước nam (baroa) mà nhiều triều đại châu Âu sử dụng. Sách ta quen dịch hiệp sĩ, không cần đương sự có tinh thần nghĩa hiệp hay không.
[54] Ở Ý những thanh niên có đỡ đầu hoặc thông thái trở thành monsignor (đức ông) và prêlat (cha cố cấp cao) nhưng vẫn không là giám mục, họ mang bít tất tím. Họ chưa thề nguyện và có thể bỏ bít tất tím và cưới vợ (chú thích của tác giả).
[55] Tức quận vương Ernest IV. Parme là thủ phủ của công quận Parme - Plaisance (Duché Del Dongo Parme et Plaisance) thành lập từ giữa thế kỷ XVI, đến 1859 thì hòa mình quốc gia Ý lần đầu tiên thống nhất. Vì lãnh chúa ở đây tước truyền đời là quận công, nhưng trị vì một đất nước tự trị, cho nên triều thần gọi quận công, công tước, hoàng thân, "vương tước, quận vương, vương chủ, tiền vương, đức vua đều được. Tác giả đã dùng thay đổi và thường thường nhại quần thần, dùng những danh vị cao nhất.
[56] Tartufe: nhân vật giả đạo nổi tiếng trong vở hài kịch cùng tên của Molière.
[57] Décius: Hoàng đế La Mã thế kỷ thứ III, nổi tiếng vì đã sát hại nhiều người theo đạo Gia tô.
[58] Một thanh niên hy sinh tình yêu, địa vị để chết vì đạo mà nhiều tác giả đã đem vào kịch bản của mình, trong đó có Corneillo, người Pháp tác giả vở bi kịch Polyeuter (thế kỷ XVIII). Vở nhạc kịch mà nữ công tước nhắc đến là của nhạc sĩ Ý Doninetti (thế kỷ XVIII), viết dựa theo bi kịch của Corneillo.
[59] Nguyên văn: le terzo incomodo. Mấy câu sau dịch và sắp xếp y nguyên văn của tác giả.
[60] Vợ Putiphar cố cám dỗ Joseph gia trưởng của chồng không được bèn lấy cái áo khoác người thanh niên ấy bỏ quên lại làm tang vật để vu cáo chàng trai chọc ghẹo mình, Joseph bị vào tù oan uổng (theo Kinh Thánh).
[61] Goldoni: thi sĩ trào phúng và tác giả hài kịch Ý, người thành phố Venise, có viết cả kịch bằng tiếng Pháp (17-7-1793)
[62] Arlécun: nhân vật hề trong hài kịch Ý, đã thành công thức khắp Tây u
[63] Nguyên văn: Mammacio (tiếng Ý)
[64] Đại từ của ta phong phú hơn và cũng rắc rối hơn của Pháp vô cùng, nếu không thay đổi đại từ theo vị trí tương quan của các nhân vật, trạng huống tâm lý, tình cảm… mỗi lúc thì khó nói là đã dịch ra tiếng Việt
[65] Brutus: Nhà chính trị và quan toà của La Mã, nổi tiếng công minh và nghiêm khắc, đã xử tử chính con mình vì chúng liên kết với bạo chúa (thế kỷ VI trước Công Nguyên)
[66] John Bull: Nhân vật tưởng tượng dùng để tượng trưng nước Anh, cũng như chú Sam (Uncle Sam) tượng trưng cho Mỹ, bác Jắc thật thà (Jacques Bonhomme) tượng trưng cho Pháp, John Bull là một người buôn bán, cẩn thận, thực tế, tính toán, lạnh lùng.
[67] Thémistocle: Một tướng nổi tiếng của Hy Lạp cổ (thế kỷ IV trước Công Nguyên). Ông chiến thắng quân Ba Tư, về sau bị Hy Lạp xử phạt lưu, ông chạy sang Ba Tư và được đối đãi tốt. Sau khi thua trận Waterloo, Napoléon tính trốn sang Mỹ, sau lại tìm Anh nộp kiếm và đưa thư xin làm khách của Anh. Ông bị Anh đày ở đảo Saint Hélène
[68] Don Quichotte: nhân vật chính trong truyện trào phúng cùng tên của văn hào Tây Ban Nha Cervantès. Don Quichotte đọc truyện kiếm hiệp nhiều quá hoá nên loạn óc, đã thuyết phục một nông dân Sancho Panza, làm bảo mã đi theo mình chu du thiên hạ tìm những điều bất công bất bình trong xã hội để khắc phục, Don Quichotte phiêu lưu, ảo tưởng bao nhiêu thì Sancho Panza cẩn thận và thực tế bấy nhiêu.
[69] Nguyên văn: Vetturino (tiếng Ý)
[70] Bacchus: Thần rượu nho. Cérès: Nữ thần ngũ cốc theo thần thoại Hy Lạp.
[71] Cicéron: nhà hùng biện lớn của cổ La mã (thế kỷ I trước công nguyên) vừa hoạt động về tư pháp vừa hoạt động về chính trị. Văn ông hùng hồn, có nhịp điệu, nhưng hơi rườm rà và kêu.
[72] Buonaparté: Người đảo Corse, nơi nguyên quán của Napoléon, viết và đọc như thế, cho nên những kẻ chống Napoléon vẫn gọi ông ta một cách chế nhạo bằng cái tên đó. Người Pháp viết Bonaparte.
[73] Napoléon từng lấy tước hiệu: Hoàng đế của những người Pháp quốc vương Ý.
[74] Tác giả viết tiếng Ý: Awtamento và chữa bằng tiếng Pháp trong ngoặc đơn: Khách hàng.
[75] Nhân vật chính trong vở bi kịch cùng tên của Shakespeare.
[76] Tancrède: Một anh hùng trong trường ca Jérusalem giải phóng của thi hào Ý Le Tasse (thế kỷ XVI) Tancrède yêu say đắm nữ tướng Clorinde, của đối phương, ông tuyệt vọng sau khi biết mình đã giết người yêu cải trang giả trai trong chiến đấu.
[77] Trong trường ca Odysseé của Homere, trên đường viễn chinh về Ulysse đến một hòn đảo ở đó các bạn đường của ông bị nữ thần Circé biến thành lợn. Về sau Circé yêu Ulysse nên trả lại hình người cho họ.
[78] Nguyên văn: prepotenze (tiếng Ý).
[79] Nguyên văn: Buli (tiếng Ý).
[80] Pierre Louis quận vương đầu tiên của dòng họ Farnèse, nổi tiếng về đức độ của mình, là con hoang của giáo hoàng Phaolô III, như người ta đã biết (chú thích ở nguyên bản).
[81] Nguyên văn: canmerlere (tiếng Ý).
[82] Nhân vật hài kịch Ý, đã thành một mẫu hề.
[83] Tiếng La tinh, tương đương với ngạn ngữ ta: Người khôn nói ít hiểu nhiều.
[84] Nguyên văn tiếng Ý: voi
[85] Nguyên văn La Tinh: ad hoc.
[86] Guido Reni cũng gọi là Le Guide: họa sỹ Ý vẽ về người duyên dáng và rất tươi màu sắc (1575-1642).
[87] Figaro, Almaviva, hai nhân vật trong ba vở kịch của Beaumarchais' (thế kỷ XVIII Pháp) mà hai là những hài kịch có giá trị lớn: Anh thợ cạo thành Seville và Đám cưới chàng Figaro, Figaro là một anh thợ cạo thông minh, có học, láu cá, thủ hạ của bá tước Anmaviva, nhưng coi thường y. Stendhal muốn nói Rassi là người hèn hạ và láu linh, khi bị kẻ bề trên vạch trần thì hóa liều lĩnh, và trắng trợn.
[88] Armide: Nữ nhân vật trong thiên anh hùng ca Jérusalem giải phóng của thi hào Ý Le Tasse (thế kỷ XVI). Khi tướng Godefroy de Bouillon dẫn đạo quân thập tự viễn chinh thứ nhất đánh thành Jérusalem để giải phóng nơi an nghỉ của Chúa Jesus, ông gặp một nữ địch thủ có pháp thuật và rất đẹp đã mê hoặc nhiều tướng kiệt xuất của ông, nàng Armide, về sau Armide mê tuớng Renaud và cải quy đạo Gia tô.
[89] Sẽ có phân giải ở một đoạn sau.
[90] Tiếng La tinh ở nguyên bản motu prorle.
[91] Theo đúng nguyên văn, ở chương XIV, Rassi nói hai mươi năm cấm cố ngục thành.
[92] Aquetta.
[93] Tác giả tính độ cao bằng một đơn vị cũ, (pied, dài gần 0,33m). Chúng tôi chuyển thành sải (có khi thì thước) để bạn đọc dễ ý niệm.
[94] Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp mà nhiều tác giả kịch đã viết thành kịch bản trong đó có kiệt tác bi kịch Phèdre của Racine (Pháp, thế kỷ XVII) thì Phèdre, kế thất của Thésée (anh hùng, vua cổ Athènes) yêu thầm người con riêng của chồng, Hippolyte đã tỏ tình với chàng và bị cự tuyệt.
[95] Alexandre Farnèse, tướng Ý dưới quyền hoàng đế Tây Ban Nha, đã liên minh với quận công Pháp đánh Louis vua Pháp Henri IV trước của thành Paris (thế kỷ XVI). Họ Farnèse là một vọng tộc từng có giáo hoàng, hoàng hậu, và nhiều quận vương chuyên chính ở công quận Parme cho đến 1731. Hai quận vương trong tiểu thuyết này do Stendhal tưởng tượng ra.
[96] Alfieri: tác gia bi kịch lớn nhất nước Ý (1741-1803) sinh ở thị trấn Asti (xứ Piedmont, Bắc Ý) nơi có rượu vang trắng ngon.
[97] Ở những nhà quá cao mà chân trời thoáng, nếu nhà quay về hướng này thì người ta làm "mái che nắng" theo kiểu này để tránh ánh mặt trời chiếu ngang và từ dưới lên. Mái che ở đây lại có mục đích cách ly hẳn Fabrice.
[98] Charlotte Corday. Thiếu nữ Pháp đã đâm chết Jean-Paul Marat, một lãnh tụ kiên quyết của cách mạng Pháp vì cho là ông giết hại quá nhiều người. Cô tên đoạn đầu đài năm 1793.
[99] Cassandre: Nhân vật hài kịch Ý, điển hình của ông lão cả tin bị con cháu và mọi người lừa phỉnh.
[100] Chế độ lao tù hà khắc như thế, tướng Conti thụ mệnh quận vương giữ gìn Fabrice nghiêm ngặt như thế, mà Fabrice lại được mang súng, gươm và vàng theo người, lại có chỗ cất trong buồng gỗ của mình thì cũng lạ! Nhà văn lớn thường có những đãng trí nhỏ.
[101] Nguyên văn: alphabetalla Monaca.
[102] Nguyên văn La tinh: sine qua non.
[103] Nguyên văn La tinh: in petto.
[104] Nguyên văn: A l’ave Maria.
[105] Laudanum: Thuốc giảm thống, gây mê chế từ thuốc phiện ra.
[106] Nguyên văn La tinh: Te deum.
[107] Sĩ quan từng phục vụ đế chế Napoléon hoặc các triều đình cùng cánh với Napoléon đều bị cho về vườn với nửa lương tại chức nếu không tỏ thái độ tích cực ủng hộ chế độ mới.
[108] Hình như tác giả cố ý lập.
[109] Pétrarque (1304 - 1374) có làm những bài thư tình nổi tiếng về người yêu của mình, tên là Laure. Tập thơ chia làm hai phần: thơ lúc Laure còn sống và thơ sau khi Laure chết. Xem bản dịch tập thơ (bản dịch ra tiếng Pháp nhan đề là vần thơ) thì thấy hình như Stendhal muốn nói đến bài thơ thiết tha và tình tứ "Cầu trời cho nhà thơ chết trước người yêu", trong đó nhà thơ chơi chứ trên tên Laure. Cái chữ Fabrice đổi đây có lẽ là Laure.
[110] Nguyên văn Champs-Elysés tức là nơi mà những người có đạo đức được ở sau khi chết, theo thần thoại Hy Lạp (tương đương với Thiên đường hoặc cõi Cực lạc).
[111] Tiếng Ý, ghi y nguyên bản. Tác giả có khi dùng tiếng Ý rồi chữa tiếng Pháp ra sau trong dấu ngoặc đơn, có khi dịch ra tiếng Pháp xong vẫn chữa tiếng Ý
[112] Vua nước Pháp, nổi tiếng là tốt bụng nhu nhược. Bị vợ và triều thần lái, ông phạm sai lầm bội phản và bị cách mạng xử tử năm 1793.
[113] Câu ghi đề từ tập II tác phẩm này không giống y như câu này về hình thức, và cũng khác về ý nghĩa mặc dù tác giả ghi xuất xứ chương XXIII.
[114] Tiếng Ý, có thể dịch tạm: Kịch cương.
[115] Tức là chính thể cộng hòa.
[116] Jean de La Fontaine: Nhà thơ ngụ ngôn lớn nhất của nước Pháp, một trong tác giả truyện ngụ ngôn lớn nhất thế giới (1621 - 1695) có lối thơ tự sự thân tình.
[117] Stendhal chép y nguyên văn (bài thứ 4, quyển thứ IV, toàn bộ: 12 quyển) nhưng tuy nói trọn, ông đã cắt đi 24 câu. 18 câu trích ở đây diễn tả việc lãnh chúa trêu ghẹo con gái chủ vườn và cả đoàn ăn uống tha hồ ở nhà chủ.
[118] Sáu câu trích ở đây diễn tả cảnh cả đoàn săn trong vườn xong, đuổi theo thợ, người ngựa phá tung rào chạy ra đồng.
[119] Marie de Médicis: Thái hậu mẹ vua Louis XIII, làm phụ chính, lúc Louis vị thành niên. Khi mà vua trưởng thành, ông lấy Richelieu làm thủ tướng; trong một ngày gọi là Ngày lật lọng, trước nhà vua nghe lời mẹ toan cách chức Richelieu, sau lại nghe theo Richelieu phát lưu mẹ.
[120] Lò sưởi và ống khói không được thông thường xuyên thường đọng nhiều muội. Khi đốt lửa lớn và có không khí lưu thông, muội đó cháy lên, phát nhiệt, gây nên lửa ngọn và khói gần như cháy nhà.
[121] Đêm lễ thánh Barthélemy năm 1572, với sự khuyến khích của triều đình, những người công giáo Pháp đã tàn sát những nguời theo đạo Cải cách trong đó có nhiều nhân tài.
[122] Người dịch văn phải dịch sát mặc dù thấy tác giả có sơ ý: Nếu xin bà công nương ở rốn bốn phút thì bốn phút ấy sẽ ở "ngoài" chứ làm sao ở “trong" tám phút đó? Và bà sẽ bị chậm 12 phút.
[123] Tiếng Anh trong nguyên tác: Gentleman
[124] Trong đạo Gia tô có nhiều dòng tu và thường ở một thành phố lớn châu Âu, có nhiều tu viện thuộc nhiều dòng tu khác nhau, Dòng Chatreuse là một dòng tu khổ hạnh và biệt cư do Thánh Bruno lập ra và dựng nên tu viện đầu tiên ở thị trấn Chartreues. Về sau các tu viện dòng này đều được gọi là Chatreuse. Nhan đề La Chartreue de Parme muốn dịch thật chính xác thì phải là Tu viện dòng Chatreuse ở Parme.
[125] Cimarosa Domenico, nhạc sĩ Ý (1749-1801), thuộc số Stendhal say mê, tác giả vở Opéra: "Hôn nhân bị mất" (il matrimonio segreto) trong đó có bài hát nói trên.
[126] Nguyên văn: "Tu l’as voulu, George Dandin", nếu dịch từng chữ thì: "Mày đã muốn thế mà George Dandin!". Câu này ở miệng nhân vật George Dandin trong một vở kịch cùng tên của Molière, Dandin cố lấy cho được một người vợ anh ưa thích, về sau thất vọng tự an ủi bằng câu ấy "Nữ công tước muốn lưu ý bá tước là lấy nàng. Mosca phải bỏ chức thủ tướng để theo nàng, thu hoạch sẽ sụt nhiều và không được trọng vọng nữa (xem hai câu trên). Nhưng đã tự nguyện thì chớ ân hận."
[127] Nguyên văn: Aggrottato (tiếng Ý).
[128] Đạo Gia tô lên án việc tự sát, cho dù là tự sát sẽ mất linh hồn, nghĩa là sa xuống địa ngục. Như thế nếu Fabrice tự sát thì sẽ không thể nào gặp lại Clélia.
Hết.
Tu Viện Thành Parme Tu Viện Thành Parme - Stendhal Tu Viện Thành Parme