Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Tác giả: Mộng Bình Sơn
Thể loại: Trung Hoa
Upload bìa: Lam Thien Thanh
Số chương: 75
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11215 / 79
Cập nhật: 2014-11-20 23:22:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 32
ố Phu nhơn không ngờ tai nạn lại có thể xảy ra cho nhà lọ Lưu một cách dồn dập như vậy, bà rối ruột bầm gan nghĩ thầm:
- “ Chắc là xưa kia phu quân ta gây nhiều tội lỗi, nên phải gặp quả báo thảm thương, không biết rồi đây sẽ ra sao nữa”.
Nghĩ đến họ Thôi, Cố Phu nhơn chép miệng than thầm:
- “ Họ Thôi kia, đã nạp sính lễ rồi, nếu không được vợ, thế nào cũng sanh chuyện . Ôi, đáng giận cho Lưu Yến Ngọc, sao lúc trước hắn lại không đi đi, để đến nay ta đã nhận xong đồ sính lễ lại bỏ đi báo hại ta như vậy ”.
Phu nhơn lo lắng, bỗng có nữ tỳ vào báo:
- “Có bà Mai, Tri phủ Diên Bình xin vào yét kiến.
Cố Phu nhơn liền truyền ra mời vào.
Nguyên Lưu Tiệp có một người em gái gả cho Mai Chiếm Xuân, Mai Chiếm Xuân nhờ thế lực của Lưu Tiệp, làm đến chức tri phủ trấn nhậm tại Diên Bình thuộc tỉnh Phước Kiến. Mai Chiếm Xuân không có con trai, chỉ sinh được một nàng con gái. Lão ta vốn một tên quan lại tham ô, chuyên vơ vét tiền bạc của dân nhét cho đầy túi tham của mình, làm nhiều điều tàn ác, dân chúng oán ghét vô cùng, mới dây dân chúng đồng lòng đau đớn vào báo cùng quan tỉnh, nhưng quan tỉnh sợ oai quyền của Lưu Tiệp phải bỏ qua, chẳng dè lúc ấy có một vị Tuần Phủ tên Châu Trình Tường vốn người chánh trực, ông ta giận lắm, quyết tâm trị tội Mai Chiếm Xuân cho kỳ được, nên sai người mật đi dò xét hành động của y rồi dâng biểu về kinh thượng tấu.
Vua Thành Tôn xem biểu xong, nổi trận lôi đình, lập tức sai người đi bắt Mai Chiếm Xuân về giao cho tòa Tam pháp trị tội. Lưu Tiệp cố lòng tâu xin, nhưng vô hiệu, rốt cuộc phải đày ra Lãnh Nam làm lính.
Vua Thành Tôn còn sai một vị quan ra tỉnh Phước Kiến hiệp cùng quan Tuần phủ tịch biên tài sản của Mai Chiếm Xuân; vì vậy vợ con Mai Chiếm Xuân là Lưu thị cùng con là Mai Tuyết Trinh không còn chút đồ đạc, của cải chi hết, đành phải đem bán vài con tỳ nữ để lấy tiền làm lộ phí sang bên nhà Cố Phu nhơn.
Khi Cố Phu nhơn cho mời Lưu thị vào, hai đàng chào hỏi, trà nước chuyện vãn một hồi, Cố Phu nhơn hỏi:
- “ Chẳng hay cô lặn lội đến đây có việc gì cần không?
Lưu thị nói:
- Chỉ vì phu quân quá độc ác, thường hay tham lam giết hại người lành, mẹ con tôi khuyên nhủ mãi mà người không nghe lời; mới đây công việc đổ bể ra, phải bị đày đi làm lính tại Lãnh Nam, còn gia sản đều bị tịch biên hết cả, mẹ con tôi không có chỗ dung thân, buộc lòng phải lăn lội đến đây nhờ gia tẩu nghĩ chút tình thân thuộc cứu đỡ cho trong cơn nguy biến.
Cố Phu nhơn nghe qua tình cảnh động lòng thương, bèn tỏ lời an ủi và hứa sẽ giúp đỡ.
Lưu thị hỏi:
- Chắc Lưu Khuê Bích và Lưu Yến Ngọc năm nay đã thành gia thất cả rồi chứ ?
Cố Phu nhơn trông thấy Mai Tuyết Trinh ngồi đó nên không tiện trình bày, bà chỉ nói sơ qua:
- Công việc nhà tôi bề bộn lắm, con trai vẫn chưa vợ và con gái thì chưa lấy chồng.
Lưu thị lấy làm lạ hỏi:
- Việc nhơn duyên là điều hệ trọng; sao gia tẩu không sớm liệu cho xong?
Cố Phu nhơn không đáp, lại chỉ Mai Tuyết Trinh hỏi:
- Còn con cháu này đã định gã cho ai chưa?
Lưu thị đáp:
- Thưa, chưa ạ! Phu quân tôi không hề quan tâm đến việc nhơn duyên nên năm nay nó đã mười sáu tuổi dầu mà chưa hứa cùng nơi nào cả
Cố Phu nhơn nghe nói nghĩ thầm:
- “ Ta xem nhan sắc con Mai Tuyết Trinh này sao với con Lưu Yến Ngọc cũng không hơn nhau mấy, vậy để ta đem Mai Tuyết Trinh này thay thế Lưu Yến Ngọc gả cho họ Thôi để khỏi mang tiếng là hay hơn cả ”
Sau đó Mai Tuyết Trinh đi ra ngoài huê viên dạo chơi, trong phòng chỉ còn Lưu thị cùng mấy đứa nữ tỳ, Cố Phu nhơn liền đuổi bọn nữ tỳ ra ngoài, rồi kề tai nói nhỏ với Lưu thị, thuật hết đầu đuôi mọi việc, nào là việc Lưu Khuê Bích xin đi đánh giặc bị giặc bắt, nào là định gả Lưu Yến Ngọc cho họ Thôi nhưng nàng lại trốn đi mất. Nói đến đây bà nghiêm giọng bảo:
- Tôi đã nhận đồ sính lễ của họ Thôi rồi, thế nào họ Thôi cũng sanh chuyện rắc rối, thật nhục nhã cho môn phong tôi hết sức.
Ngừng một lác, Cố Phu nhơn tiếp:
- Lúc nãy tôi thấy cháu nó ngồi đây, sợ nó cười tôi trị gia bất nghiêm nên không dám nói.
Lưu thị nói:
- Giang Tam tẩu âm mưu dụ dỗ tiểu thơ trốn đi như vậy thật đáng giận thay ! Còn họ Thôi kia tuy là tình thân thuộc mặc dầu, nhưng đã nộp đồ sính lễ thì không thể không sanh chuyện được.
Cố Phu nhơn thở dài:
- Tôi biết việc này thế nào cũng rắc rối, nhưng khi nãy tôi thấy con cháu tài mạo đẹp xinh, lại chưa hứa hôn chỗ nào, tôi muốn đem nó thay thế cho Lưu Yến Ngọc đặng họ Thôi thỏa lòng. Thôi Phàn Phụng Chính là một gã thư sinh tài mạo kiêm toàn, nếu con cháu kết duyên cùng hắn thì xứng đôi vừa lứa lắm. Cô nương có bằng lòng thì tôi sẽ viết thư mời mẹ con họ Thôi ngày mai qua đây cho cô nương xem tường tận.
Lưu thị nghe nói nghĩ thầm:
- “ Nay cửa nhà ta đều tan nát, con gái ta thật khó tìm nơi xứng đáng để gởi thân. Nay gặp sự may mắn như vầy còn gì quí hóa cho bằng. Vả chăng Thôi Phàn Phụng là dòng quan gia tử đệ, lại thêm tài mạo song toàn thì còn đợi gì nữa mà không bằng lòng”.
Nghĩ rồi, Lưu thị vui vẻ đáp:
- Được lắm, thôi xin gia tẩu hãy để ngày mai chúng mình sẽ thương nghị
Cố Phu nhơn mừng rỡ nói:
- Thế thì hay lắm, nhưng cô chớ nên nói cho Mai Tuyết Trinh nó biết sớm làm gì, vì sợ ngày mai nó e lệ làm đôi bên không xem rõ mặt nhau thêm trở ngại
Lưu thị vâng lời, Cố Phu nhơn viết thư sai người đem qua cho họ Thôi, trong thơ nói rõ việc Lưu Yến Ngọc bỏ nhà trốn đi, và hiện nay có Mai Tuyết Trinh tài mạo cũng song toàn, nên mời đến xem, nếu bằng lòng, bà sẽ gả thay cho Lưu Yến Ngọc
Khi gia nhơn đem thư đến, Thôi Phu nhơn mở thư ra xem, bà thất kinh trao cho Thôi Phàn Phụng. Thôi Phàn Phụng xem qua rồi thở dài than:
- “ Con nghĩ Lưu Yến NGọc mà kết duyên cùng con thì vinh diệu vô cùng, nhưng chẳng biết cớ sao nàng lại bỏ đi là nghĩa gì ”
Thôi Phu nhơn nói:
- Nhà ta và nhà họ Lưu đều là thân thuộc, nếu nói ra nghĩ cũng ngỡ ngàng, nhưng nay đã có con gái họ Mai thay thế, vậy để sáng mai mẹ con ta qua đó xem thử coi, nếu Mai Tuyết Trinh nhan sắc mặn mà thì con cũng nên bằng lòng đi cho khỏi mang tiếng với đời
Thôi Phàn Phụng vâng lời, đợi đến sáng hôm sau sẽ xem tận mặt con gái họ Mai
Chiều hôm ấy. Cố Phu nhơn bày tiệc đãi mẹ con Mai Tuyết Trinh rồi sai nữ tỳ đưa mẹ con lên Hiển Vân các, Mai Tuyết Trinh vào phòng trông thấy để rất nhiều đồ trang sức thì hỏi mẹ:
- Chẳng hay cái phòng này trước kia của ai mà nhiều đồ trang sức như vậy?
Lưu thị đáp:
- Phòng này là của Lưu Yến Ngọc đấy.
Mai Tuyết Trinh lẩm bẩm :
- Hèn chi Cố Phu nhơn nói với con rằng Lưu Yến Ngọc đi thăm ngoại chưa về.
Lưu thị mìm cười rồi thuật lại chuyện Lưu Yến Ngọc cùng Giang Tam Tẩu bỏ nhà trốn đi vào đêm qua. Cố Phu nhơn nghĩ rằng nàng ta có tư thông với chàng trai nào đó nên khi nghe hứa gả nàng thì trốn đi quyết giữ mối tình chung thủy
Mai Tuyết Trinh tỏ vẽ không tin, nói :
- Nhà Phu nhơn đây là nhà đại phước, phú quí vinh hoa không ai bì kịp, hơn nữa hiện thời trưởng nữ làm chánh cung hoàng hậu thì lẽ nào thứ nữ lại hành động theo phường trên bộc trong dâu sao ? Việc này theo con thiển nghĩ thì chắc có lẽ lúc nàng còn nhỏ phu nhơn có đính ước gả cho ai rồi, ngày nay thấy người ấy bần hàn suy kém nên thay lòng đổi dạ, đem gả cho người khác, vì vậy nàng mới cùng Giang Tam Tẩu lánh đi để giữ tròn trinh tiết với chồng. nếu bảo nàng tư thông với ai, sao nàng không trốn đi trước kia, lại đợi đến khi hứa gả nàng mới đi, mà đem Giang Tam Tẩu đi làm gì ? Xin thân mẫu chớ nên tin lời Cố Phu nhơn mà nghi oan cho nàng Lưu Yến Ngọc.
Lưu thị nghe nói rất hữu lý, bà khen lời luận của Mai Tuyết Trinh là phải. Sau đó mẹ con trò chuyện một hồi rồi tắt đèn an giấc.
Sáng hôm sau, khi mọi người dùng cơm xong, xảy có nữ tỳ vào báo :
- Có Thôi Phu nhơn và công tử đến.
Cố Phu nhơn gật đầu đáp :
- Hay lắm, chúng bây hãy ra mời vào đây ngay
Mai Tuyết Trinh nghe nói, xin đi tránh vào nhà trong. Lát sau. Thôi Phu nhơn và Thôi Phàn Phụng vào, Cố Phu nhơn nghinh tiếp rất niềm nở và giới thiệu cùng Lưu thị :
- Thôi Phu nhơn và công tử đây đều là người thân thuộc cả, cô nương hãy bảo lịnh ái ra đây chào mừng đi.
Dứt lời, Cố Phu nhơn vội bước vào nhà trong bảo Mai Tuyết Trinh :
- Hôm nay có gia tỉ sang chơi, con nên bước ra chào mừng người đi.
Cực chẳng đã, Mai Tuyết Trinh mới e lệ bước ra, vừa chạm mặt Thôi Phàn Phụng, nàng thẹn thùng đỏ mặt. Cố Phu nhơn thấy thế, vội nắm chặt tay nàng giới thiệu :
- Đây là hiền sanh Thôi Phàn Phụng con trai của gia tỉ, đều là người nhà cả, không can chi đâu con e lệ .
Thôi Phu nhơn lại bảo Thôi Phàn Phụng :
- Con hãy lạy mừng Lưu thị và chào mừng Mai Tiểu thơ đi.
Thôi Phàn Phụng vâng lời đứng dậy chào hỏi rất lễ phép, Mai Tuyết Trinh hết sức e thẹn, nhưng cực chẳng đã phải thốt lời chào lại.
Cố Phu nhơn đợi cho mẹ con Thôi Phu nhơn trông thấy rõ mặt Mai Tuyết Trinh rồi bà mới chịu buông tay cho nàng vào nhà trong.
Khi nàng vào nhà trong rồi, Thôi Phu nhơn dắt Thôi Phàn Phụng xuống thềm, kề tai hỏi nhỏ :
- Con thấy thế nào? Con có bằng lòng không?
Thôi Phàn Phụng gật dầu đáp:
- Con xin ưng thuận.
Cố Phu nhơn nghe noí, mừng rỡ vỗ vai Thôi Phàn Phụng:
- Hiền sanh đã bằng lòng rồi thì xin từ nay đừng nói đến việc gả thay cho ai biết hết nhé! Dầu cho trước mặt bà Lưu thị hiền sanh cũng chớ nên thố lộ, có như vậy mới bảo toàn được danh giá nhà ta. Thôi, ta định đến ngày hăm năm này làm lễ cưới phứt cho xong.
Còn Lưu thị nghe Thôi Phàn Phụng bằng lòng rồi thì lập tức chạy vào nhà trong thuật lại rõ việc gả thay cho Mai Tuyết Trinh biết, bà còn phân trần:
- Hiện nay nhà ta đang gặp lúc suy nguy mà gặp được cuộc lương duyên này cũng là may mắn. Vả chăng,Thôi Phàn Phụng vốn dòng quan gia tử đệ lại thêm tài mạo song toàn, con nên ưng thuận đi là phải .
Mai Tuyết Trinh suy nghĩ hồi lâu rồi gật đầu ưng thuận, Lưu thị mừng rỡ bước ra nói lại cho Cố Phu nhơn và Thôi Phu nhơn rõ.
Sau khi Thôi Phàn Phụng về, Cố Phu nhơn cho gọi Mai Tuyết Trinh ra. Thôi Phu nhơn lấy một cây kim thoa dắt trên đầu Mai Tuyết Trinh và nói:
- Đây là vật mọn của già này thân tặng, cháu hãy nhận đi, chớ nên từ chối.
Mai Tuyết Trinh lạy tạ rồi lui vào nhà trong, kế bọn nữ tỳ dọn tiệc lên, chủ khác ăn uống trò chuyện vui chơi tới chiều mới mãn. Sau đó, Cố phu nhơn đem hết của hồi môn của họ Mạnh khi trước sửa soạn làm của hồi môn cho Mai Tuyết Trinh.
Thấm thoát đến ngày hai mươi lăm, tại Lưu phủ trang hoàng rất rực rỡ, đèn bông kết tụi, từ trong đến ngoài đèn chong sáng như ban ngày, bạn bè xa gần đến chung vui đông vô kể. Cố Hoằng Nghiệp đến rước dâu cho Thôi gia . Cố Phu nhơn thấy mọi việc được rỡ ràng, lòng mừng khắp khởi
Sau đó ba hôm, vợ chồng Thôi Phàn Phụng đem nhau sang Lưu phủ lạy tạ Cố Phu nhơn và lấy lễ nhạc mẫu lạy mừng Lưu thị, Cố Phu nhơn thiết tiệc, cả nhà vui mừng hỉ lạc, mãi đến xế chiều, vợ chồng Thôi Phàn Phụng mới cáo từ lui về.
Từ đó Lưu thị ở tại Lưu phủ, Cố Phu nhơn hết lòng hậu đãi.
Nói qua Giang Tấn Hỉ, chàng ta thừa hiểu Đại sư Vạn Linh là kẻ tham của, nên trong lúc Cố Phu nhơn sửa sang yến tiệc, sai chàng đi mua sắm lễ vật, chàng nhân đó ăn nhận được mấy lượng bạc tính mang lên chùa Vạn Duyên để cho Lưu Yến Ngọc chi dùng, nhưng bận mãi đến ngày thứ tư Tấn Hỉ mới lén đi được.
Đến nơi, chàng đi thẳng vào vạn Duyên Am, trông thấy Giang Tam Tẩu cùng Lưu Yến Ngọc đang may vá. Giang tấn Hỉ chào hỏi và nói :
- Chẳng biết lâu nay các sư đối dãi với thân mẫu và tiểu thơ có được tử tế không?
Giang Tam tẩu nói:
- Tiểu thơ đã đưa tiền trước cho nhà chùa rồi lại còn lo lắng giúp đỡ các việc nữ công trong chùa rất tận tình, nhưng chỉ cần mỗi ngày hai bữa tương rau thôi, thế mà xem chừng như người ta không hài lòng, ta đoán chắc chốn này không thể nào nương tựa lâu được.
Giang Tấn Hỉ nói:
- Dẫu sao việc cũng đã lỡ rồi, cần phải ráng kiên tâm chịu khổ. Thế nào người ngay trời cũng phò trợ. Tôi chắc rồi đây Hoàng Phủ Công tử sẽ xuất hiện cứu phụ thân về với triều đình. Chừng ấy họ Mạnh kia đã chết, tất nhiên tiểu thơ sẽ được làm chánh thất, mẹ con mình cũng được nhờ vả sống an nhàn chớ không sao đâu.
Lưu Yến Ngọc nói:
- Nếu ngày sau mà được như lời của ngươi nói thì ta nguyện không bao giờ quên cái công lớn của mẹ con ngươi đâu. Nhưng chẳng hay việc nhà xưa rày ra thế nào? Mẹ con họ Thôi có đến sanh sự gì không?
Giang Tấn Hỉ nói:
- Việc này quả thật có trời xui khiến nên bỗng nhiên có người đến thay thế cho tiểu thơ rồi .
Hắn điểm một nụ cưới rồi nói tiếp:
- Hôm tiểu thơ ra đi, phu nhơn lo buồn la rầy om sòm, xảy đâu có mẹ con Mai Tuyết Trinh đến để nương nhờ nơi Lưu phủ vì phải việc nha lâm nguy biến. Phu nhơn hỏi thăm mới biết nàng con gái họ Mai kia chưa có chồng nên mới đen nàng gả cho Thôi Phàn Phụng để thay thế cho tiểu thơ, còn việc tiểu thơ trốn đi thì phu nhơn cấm nhặt không cho ai được tiết lộ ra ngoài.
Giang Tam Tẩu nói :
- Thật may cho nàng Mai Tuyết Trinh, khi không mà được hưởng ngôi phú quí, còn tiểu thơ đây lại vùi thân vào nơi cực khổ như vầy, chua xót thay.
Lưu Yến Ngọc nói:
- Nàng Mai Tuyết Trinh chịu ưng họ Thôi khiến sự việc được vẹn toàn, thật là may mắn biết bao.
Lưu Yến Ngọc nói dứt lời, Giang Tấn Hỉ lấy ra hai lượng bạc trao cho nàng và nói:
- Tôi mới kiếm được chút ít tiền bạc nên vội đem đến cho tiểu thơ tiêu dùng đỡ, và tôi cần phải trở về Lưu phủ ngay kẻo phu nhơn nghi ngờ. Nếu có việc gì xảy ra, tôi sẽ đến đây thông báo cho tiểu thơ biết.
Lưu Yến Ngọc thấy Tấn Hỉ tỏ lòng tốt với mình nên cảm kích chẳng cùng, vội nhận bạc đem cất vào rương, còn Giang Tấn Hỉ từ tạ lui ra khỏi chùa, tung mình lên ngựa phi thẳng về nhà
Lời bình:
- Ở đây ta thấy Lưu Yến Ngọc nằm mộng thấy mẹ mình về mách bảo phải cứu chàng công tử họ Hoàng Phủ để rồi se duyên với chàng. Nhưng đó chỉ là một động lực thúc đẩy nàng, do tác giả xây dựng cho thành cốt truyện để tạo nên cái dịp đôi trai tài gái sắc gặp nhau mà thôi. Vì tác giả sống trong thời ấy, không thể nào xây dựng cốt truyện ngoài khuôn khổ lễ giáo được. Ta thử hỏi Thiếu Hoa không phải là người tài mạo kiêm toàn thì không đời nào nàng Lưu Yến Ngọc chịu trao thân gởi phận, họa chăng nàng chỉ vâng lời mẹ rủ chút lòng thương hại cứu chàng qua khỏi cơn tai họa là cùng.
Thế thì ta phải kết luận rằng tình yêu chớm nở khi nào hai trái tim hòa chung một điệu, chớ dù bậc anh thành cũng không thể nào tác hợp được. Đến khi nàng Lưu Yến Ngọc đã trao trái tim vàng cho Thiếu Hoa rồi, thì dù cho Thôi Phàn Phụng có tài mạo kiêm toàn đến đâu, đối với nàng cũng không còn có nghĩa nữa.
Lưu Yến ngọc sẵn sàng chịu đựng mọi gian nan, quyết chí từ hôn để giữ một lòng son sắt với người yêu lý tưởng.
Người đàn bà Á Đông nói chung, cái cao quí thanh cao đáng được người đời tôn kính và quí trọng ở hai chữ “ tiết trinh” vậy.
Tái Sanh Duyên Tái Sanh Duyên - Mộng Bình Sơn Tái Sanh Duyên