Số lần đọc/download: 579 / 7
Cập nhật: 2017-04-04 11:52:04 +0700
Truyện Khổng Lộ Giác Hải
N
ăm Gia Khánh,triều Lý,có nhà sư họ Dương,tên chữ là Khổng Lộ,người Thanh Hải,nhiều đời làm nghề đánh cá. Khổng Lộ bỏ nghề xuất gia theo Phật.Người đồng hương là Giác Hải làm bạn với ông, đi chơi chùa Hà Trạch(1) rồi ở lại đó.
Hai người mặc áo đỏ,đi guốc gỗ,quên mọi việc ngoài thân,theo các sư sớm khuya là bối,cầu kinh,chuyên tâm thần định,tâm thần thanh thản,nhận được chân ấn đại giám. Khi thì làm vũ khách (2),lúc thì làm mao tiên (3),mong được lên cõi Phật. Rồi hai ông lại làm chùa nơi huyện mình,thành một ổ mây trắng diệu kỳ để trụ trì ở đó.
Bấy giờ, có một thị giả tên là Bạch Vân nói:"Từ khi tôi tới đây,chưa được chỉ cho tâm yếu",rồi kính trình một bài kệ như sau:
Đoàn luyện tâm thần thủy đắc thanh
Sâm sâm trực cán dối thiên đình
Hữu nhân lai vấn "không không pháp".
Thân tọa bình biên:ảnh tập hình.
Dịch:
Rèn luyện tâm thần mới được thanh.
Vút cao chọc thẳng tới thiên đình
Có người tới hỏi về Phật pháp,
Thân ở bên rèm,bóng lẫn hình.
Như vậy là có nghĩa gì?
Khổng Lộ cảnh tỉnh cho thị giả, nói:"Người từ núi tới,ta sẽ tiếp người,Người từ biển tới,ta sẽ nhận người,ở đâu mà chẳng cùng tam yếu với người ".Rồi hà hà cười lớn. Ngày mồng 5 tháng 3 năm Quí Hợi,niên hiệu Đại Khánh thứ 10 (4) ngài thuận tịch (5) Đồ đệ thu xà lỵ,chôn ở cổng chùa.
Trước kia Giác Hải thích câu cá,thường trôi nổi chốn giang hồ. Đến năm 25 tuổi,mới bỏ cần câu theo về cửa Phật, tu ở chùa Hà Trạch,cùng nối việc dầu đèn với Khổng Lộ, sau là người nối Phật pháp của Khổng Lộ. Sau ngài lại trở về chùa Diên Phúc,tiêu dao tự vui,không cầu cạnh người khác.Những gì trong chùa có,ngài tùy thời sử dụng,làm công cụ tu hành. Bấy giờ lý Nhân Tông cùng Thông Huyền vào núi Liên cốt,ngồi trên tảng đá lạnh. Bỗng có một đôi Thạch sùng nhìn nhau kêu,tiếng kêu rất đáng ghét.Vua sai Huyền bắt quyết,Huyền khấn thầm,một con rơi xuống,vua cười bảo Giác Hải:"Để một con cho ông ".Giác Hải chăm chú nhìn,một lát,con còn lại cũng rơi xuống. Vua lấy làm lạ,làm thơ ca ngợi như sau:
Giác Hải tâm như hải
Thông huyền đạo diệc huyền,
Thần thông năng biến hóa,
Nhất Phật nhất thần tiên.
Dịch:
Giác Hải lòng như biển,
Thông huyền đạo rất huyền.
Thần thông lại biến hóa,
Một Phật,một thần tiên.
Từ đó,nổi danh thiên hạ,các nhà sư đều hâm mộ ngài. Đến triều Thần Tông, vua nhiều lần cho mời,nhưng ông không tới. Có người hỏi:"Phật với chúng sinh,ai là chủ,ai là khách?" Ngài bèn đề một bài kệ như sau:
Nhất giác nhữ đầu bạc,
Báo nhĩ giả tác hại,
Nhược vấn Phật cảnh giới
Long môn phùng điểm đầu.
Dịch:
Vua biết anh đầu bạc,
Người báo anh gây hại,
Nếu hỏi cảnh giới Phật,
long môn trán chấm trắng.
Khi lâm chung,ngài để lại bài kệ cho đồ đệ sau:
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp tu canh thị ứng kỳ
Hoa điệp giai lai tri hữu liếp
Mạc tương hoa điệp hướng tâm trì (6)
Dịch:
Xuân sang hoa bướm biết xem thời
Hoa bướm thay nhau để ứng kỳ
Hoa bướm đều về là có kiếp
Chớ đem hoa bướm giữ trong tim.
Đêm ấy có ngôi sao rơi xuống phìa đông nhà Đại Bảo.
Đến sáng,ngài ngồi ngay ngắn nhập tịch,đến nay người ta vẫn còn nghe danh ngài.
Chú thích:
(1) Thuộc huyên Hiệp Hòa,Bắc Giang
(2) Vũ khác:đạo sĩ
(3) Niên hiệu Đại Khánh thứ 10 là năm 1323,năm quí hợi.
(5) Thuận tịch là chết.
(6) Đây là bài thất ngôn tuyệt cú theo lối "song điệp"(có hai chữ lập lại là hoa điệp)