Số lần đọc/download: 1129 / 11
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 32 - Duyệt Bản Án Lưu Dung Sinh Lòng Ngờ Vực
L
ại nói chuyện Lưu đại nhân, tới Nhiệt Hà diện kiến Hoàng thượng, được Thái thượng hoàng ban ân, phong cho là lễ bộ thị lang, tấn phong tước hiệu Thái tử thiếu bảo, làm việc trong phòng thượng thư, có thế ra vào cung bất cứ lúc nào. Bởi có bản tấu của hà vụ tổng đốc nói nước Hà Thủy bị cạn, thuyền chở lương không thể đi được. Lão Phật gia duyệt bản tấu, trong lòng không vui. Lương thực vốn vô cùng quan trọng, trên nuôi Bát kì, dưới dưỡng quân dân. Thuyền lương không tới được biết phải làm sao đây? Hoàng đế Càn Long lại nghĩ tới Lưu Dung, lập tức triệu kiến, hạ chỉ lệnh Lưu Dung đi công tác. Từ Nhiệt Hà xuất phát, tới thẳng Thương Châu, thị sát sông nước vùng Hoài. Lưu đại nhân nhận lệnh, dẫn theo Trần Đại Dũng, Vương Minh, Chu Văn rời khỏi cung cấm. Tại phủ Thừa Đức chuẩn bị ngựa xe. Tên người hầu Trương Lộc đỡ đại nhân lên ngựa. Đoàn người lập tức khởi hành. Vượt qua Quảng Nhân Lĩnh, lên đường lớn nhằm hướng kinh đô thẳng tiến. Đại nhân đốc thúc thuộc hạ rất nghiêm ngặt.
Hôm ấy tới Thương Châu, tri châu ra khỏi thành mười dặm, đón đại nhân tại Tiếp quan đình. Lưu đại nhân biết tri châu vốn là tri huyện huyện Thanh, nay được thăng chức làm tri châu họ Tiền tên gọi Tiền Bích Hỉ. Bởi làm quan bất tài, tham ăn của đút nên dân chúng tặng cho hắn một ngoại hiệu gọi là “Tiền Hoạn Tử”. Hắn vốn người Tiền Đường - Triết Giang, nhờ bỏ tiền ra mua được chức quan, nay mới tới Thương Châu nhận chức được hai tháng.
Ngựa của Lưu đại nhân mới tới Tiếp quan đình, chợt thấy một viên quan đầu đội mũ chóp vàng, mình mặc áo thất phẩm bước ra, quỳ xuống, hai tay nâng cao tấm thẻ, nói:
- Tệ chức Tiền Bích Hỉ là tri huyện huyện Thanh, mới tới tri châu giữ ấn tri châu xin được nghênh tiếp đại nhân.
Trương Lộc tiến lên nói:
- Đứng dậy.
- Dạ.
Tri huyện ứng tiếng, đứng dậy, bước qua một bên nhường đường. Đoàn người ngựa của Lưu đại nhân lại tiếp tục lên đường.
Vốn có người tới báo tin từ trước, nói đại nhân sẽ nghỉ lại Thương Châu, nên ở đó đã chuẩn bị sẵn công quán đón tiếp. Ngoài cửa công quán ghép hình viên môn. Trước cửa treo đèn kết hoa sặc sỡ. Hai bên tả hữu treo hai cây roi, trước tường dán đôi câu đối. Vế trên là: "Vị liệt lễ lạc viên công thể". Vế dưới là: “Quan cứ khinh giảng thánh hiền tâm". Bên trong cửa treo một chiếc đèn lồng, trên đó viết "Nhất nhân chi hạ" trước cửa treo một cây cờ đỏ, trên đó viết hai chữ "Khâm mệnh" dưới nền trải thảm, trang hoàng vô cùng lộng lẫy.
Lại nói chuyện đoàn người ngựa của Lưu đại nhân tiến vào cổng thành Thương Châu, đang tiến lên chợt nghe thấy tiếng người huyên náo. Lại thấy một thớt ngựa lọc cọc phi qua. Đại nhân thấy vậy vội sai Vương Minh ra hỏi. Thì ra đó là ngựa của gã tri huyện cận thị. Thấy đại nhân đi qua, hắn liền bám theo phía sau, thả ngựa đi nước kiệu, lại đeo kính lên mắt. Lại nói chuyện cưỡi ngựa, người phương Nam vốn không giỏi về mặt này. Chỉ thấy quan huyện ngồi trên ngựa, lắc lư, lảo đảo. Chợt nghe “huỵch" một tiếng, ngã lăn khỏi lưng ngựa khiến cơn ngựa cũng phát hoảng lên. Nha dịch của hắn đỡ hắn dậy, miệng hắn vẫn ấp úng nói:
- Ngã chết tôi rồi! Ngã chết tôi rồi! Tôi bị ngã vẹo sườn mất rồi!
Đám nha dịch thấy vậy, vội nhặt chiếc mũ, đội lên đầu của hắn. Trao cương ngựa cho hắn, hắn xua tay nói:
- Ta không cưỡi cái thứ này nữa! Ta đi bộ còn tốt hơn!
Nói xong, cất bước đi bộ theo sau đại nhân. Vương Minh bẩm với đại nhân chuyện này, chuyện tới đây không có gì đáng kể. Chỉ thấy Lưu đại nhân trên đầu đội chiếc mũ màu đỏ, tua rua đã bạc, viền mũ cũng cũ. Trên mình mặc một chiếc áo màu xanh đã sờn, tấm áo bào màu lam dùng đã nhiều năm. Nơi eo không thắt đai mà dùng một sợi vải trắng quấn quanh. Chân vận đôi giày bằng vải thô. Nếu tính mọi thứ đồ trên mình đại nhân, trị giá chắc không quá hai trăm tiền. Ngài ngồi trên lưng ngựa, cái lưng gù trồi ra phía sau một cục lớn. Từ quân tới dân thấy vậy đều mím miệng cười. Lưu đại nhân đi tới đầu đường nhìn lên cánh cổng công quán, thấy trên đó trang hoàng sặc sỡ. Đọc xong câu đối treo trước cửa, đại nhân cảm thấy trong lòng không vui, nghĩ thầm:
- Toàn là một lũ a dua xu nịnh! Chúng đâu biết rằng Lưu mỗ không thích vậy. Càng đơn giản gọn nhẹ bao nhiêu càng vừa lòng ta bấy nhiêu. Nghĩ xong xuống ngựa, nói:
- Bản đường không ở lại nơi này, mau kiếm cho ta một ngôi miếu nhỏ, không cần đưa vật dụng tới.
Đám quan viên trong châu từ trên xuống dưới nghe vậy vội vã thi hành. Không lâu sau, họ đã tìm được miếu Tam Thánh. Trở về chắp tay, miệng hô đại nhân. Lưu đại nhân nghe báo vội giục ngựa đi. Ba vị hảo hán và đoàn tùy tùng lục tục theo sau. Tới trước cửa miếu, đại nhân xuống ngựa, tiến vào.
Lưu đại nhân xuống ngựa, đám thuộc hạ tùy tùng cũng vội xuống ngựa, buộc cương bên ngoài miếu. Lưu đại nhân vào miếu, tới tầng đại điện, thấy chính giữa thờ ba pho tượng thánh, hai bên là tượng tiểu quỷ, phán quan, hai bên là hai dãy phòng dùng làm nơi tiếp khách sau đó lại đến một dãy nhà vốn là nơi các đạo sĩ ở. Cuối cùng là một gian nhà bếp. Chợt thấy một đạo sĩ già bước ra, quỳ xuống đón tiếp. Lưu đại nhân mỉm cười, nói:
- Xin mời đúng dậy.
Lão đạo đứng dậy, ra phía sau chuẩn bị trà nước. Vương Minh mang những thứ đồ chăn màn vào, để cả trong miếu. Sau đó ra ngoài dắt ngựa vào sau miếu cho ăn.
Lại nói chuyện lão đạo sĩ mang nước rửa mặt vào, rồi dâng trà lên. Đại nhân rửa mặt xong, dùng trà. Lúc này, mặt trời đã xế non Tây. Lại nói chuyện đại nhân căn dặn không được đưa đồ đến, quan lại trong châu huyện liền sai bốn tên nha dịch tới đó hầu hạ. Đại nhân dặn Chu Văn đi mua bột làm bánh, bảo thái dưa chuột ra ăn kèm, lại dùng thật nhiều hành làm nhân bánh. Chỉ cần như vậy là đủ. Chu Văn làm đúng như vậy. Đạo sỹ trong miếu biết chuyện bèn dâng lên một đĩa tương dưa chuột và bình rượu. Đại nhân chỉ phải bỏ ra hai trăm tiền là xong một bữa. Đại nhân dùng bữa xong, sai người hầu dọn chén bát, dâng trà lên. Đám thuộc hạ cũng đã ăn xong, đều vào phòng nghỉ ngơi. Đại nhân đưa mắt nhìn Trương Lộc, nói:
- Ngươi mau đi mời tri châu lại đây.
Tên người hầu ứng tiếng, xoay mình đi ra. Vào trong nha môn, đưa mắt nhìn viên tri châu, nói:
- Đại nhân có lệnh mời thái gia tới.
Đám người hầu của Lưu đại nhân không hề cao ngạo chính vì ngày thường đại nhân luôn dạy họ không được ỷ thế nhà quan khinh thường thuộc hạ. Do đó, thuộc hạ của ông không có ai dám ngông cuồng, làm loạn. Điều này khác hẳn với người nha của những khâm sai khác. Họ để mặc cho thuộc hạ đi khắp nơi hoành hành bạo ngược, hung dữ như hùm như beo khiến ai cũng phát sợ. Lại nói chuyện quan tri châu, nghe Trương Lộc truyền đạt vậy, vội đưa tay lên chỉnh lại chiếc mũ trên đầu rồi theo tên người hầu đi ra ngoài. Tới miếu Tam Thánh, vào miếu, hành lễ. Thi lễ xong, chắp tay đứng sang một bên đợi lệnh.
Tri huyện cũng đã tới, đứng ở bên cạnh. Lưu đại nhân ngồi bên bàn. Chỉ thấy ông ta: Trên đầu đội mũ tua rua đỏ. Bởi ông ta là tri huyện tạm thời giữ ấn quan châu nên trên chóp mũ còn có một túm gù màu vàng. Trên mình mặc một tấm áo may bằng sa bát bảo, ngoài khoác áo bào màu lam cũng bằng sa. Chân vận hài quan mõm vuông, tuổi chỉ độ tam tuần. Mặt rỗ chằng chịt, mi thưa mắt nhỏ, mũi nhỏ môi mỏng. Lưu đại nhân vừa nhìn diện mạo đã biết ngay viên quan này lòng dạ không trong sạch. Đại nhân đưa mắt nhìn viên tri huyện, nói:
- Quý tri châu nghe ta hỏi đây: Ngài vốn xuất thân khoa giáp hay do mua quan bán tước mà có?
Tri huyện trả lời, nói:
- Tệ chức phải bỏ tiền ra mới có được chức này. Đầu tiên tệ chức mua được chức tri huyện huyện thanh. Tới tháng giêng năm nay được tạm giữ ấn tri châu.
Đại nhân nghe vậy gật đầu, nói:
- Ngài đã từng tra xét bao nhiêu vụ án rồi?
Tri huyện nói:
- Tệ chút cũng đã xử được vài vụ, hiện giờ hồ sơ vẫn còn lưu giữ trong nha môn.
Đại nhân gật đầu, nói:
- Hay lắm!
Rồi lại hỏi tiếp:
- Để có được chức tri châu Thương Châu, người đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền?
Tri huyện nói:
- Tổng cộng một vạn hai ngàn lạng, nộp cho nha môn bố chính. Lưu đại nhân hỏi xong, trầm ngâm một hồi, nghĩ thầm:
- Ngày mai Lưu mỗ sẽ tới nha môn, đích thân kiểm tra lại hồ sơ các vụ án của hắn. Nếu có sai lầm gì, ta quyết không tha!
Lưu đại nhân nghĩ:
- Ngày mai bản quan sẽ đích thân tới nha môn của hắn, tra xét lại hồ các vụ án. Nếu có điều chi khuất tất, bản phủ sẽ lôi ra xử lại làm vậy mới không hổ với long ân của Hoàng Thượng ban cho.
Nghĩ xong, lại đưa mắt nhìn quan tri huyện, nói:
- Ngày mai bản đường sẽ tới nha môn của ngài, tra xét lại các hồ sơ vụ án, ngày mai ngài hãy đợi ta tại công đường. Còn giờ thì xin mời quý châu.
Tri huyện ứng tiếng, cáo từ đi ra.
Lúc này trời đã ngả hoàng hôn. Đại nhân lui vào nghỉ, đám thuộc hạ cũng đi nghỉ cả. Chuyện đêm ấy không có gì đáng nói.
Sáng hôm sau, đại nhân trở dậy, rửa mặt, dùng trà xong xuôi dặn dò đám thuộc hạ không cần đi theo. Một mình đại nhân cưỡi ngựa, dẫn theo một tên tùy tùng nhằm hướng nha môn châu thẳng tiến. Không lâu sau, hai thầy trò đã tới nha môn Thương Châu. Tiến vào cửa, tới trước mái hiên, xuống ngựa. Viên tri huyện tạm giữ chức tri châu bước ra nghênh đón. Thuộc hạ dắt ngựa buộc vào tầu. Lão đại nhân bước lên công đường, ngồi xuống, đưa mắt nhìn viên tri huyện, nói:
- Ngài đi mang các hồ sơ vụ án ra đây, bản quan sẽ ngồi tại công đường này xem lại.
Tri huyện nghe vậy, không dám chậm trễ, xoay mình lệnh cho đám thư lại mang hồ sơ của các vụ án ra, đặt lên công án. Thư lại lui xuống, tri huyện đứng bên hầu. Lưu đại nhân lật hồ sơ các vụ án ra xem.
Lưu đại nhân lần giở hồ sơ các vụ án ra xem. Thấy trong đó viết các vụ như Lục Lâm cướp của, trộm vặt bắt chó trộm gà lại có cả các vụ như uống rượu say đánh chết người hoặc vì tham của hại người khác, tranh chấp ruộng đất, nhà cửa. Trong đó có cả án gian dâm với vợ giết chồng người ta, lại có vụ vì tham sắc đẹp của chị dâu mà hại mạng anh ruột, bại hoại đạo trời. Lại có vụ, vì tranh chấp gia sản, huynh đệ lôi nhau lên công đường kiện cáo. Lại có vụ, hiếp dâm rồi giết trẻ em, theo luật Đại Thanh phải xử tội chết. Mỗi vụ án đều có hồ sơ lưu lại rõ ràng. Đại nhân xem xong, gật đầu, trong bụng nghĩ thầm:
- Viên tri này xét xử nghe ra cũng khá rõ ràng.
Đại nhân xem xong, đưa mắt nhìn viên tri huyện tạm giữ ấn tri châu, nói:
- Về chuyện kho tàng của quý huyện, ta không cần tra xét, bởi xem ra cũng không có gì đáng kể.
Nói xong, thuận tay rút tập hồ sơ vụ án phía dưới cùng ra, xem qua một hồi. Thì ra đó là vụ tên tử tù Triệu Hỷ, trên công đường đã khai ra kẻ chủ mưu là Lý Quốc Thụy, vốn là một võ cử sống tại Lý Gia Đồn cách thành Thương Châu ba dặm về phía Bắc. Cha của anh ta từng giữ chức Hồ Bắc Vũ Xương vệ thư bị, đã qua đời. Cử nhân Lý Quốc Thụy không anh trên, em dưới, có một vợ, một thiếp, sinh được một đứa con trai mới lên ba tuổi, trong nhà vô cùng giàu có, ruộng vườn rất nhiều, có tới năm, sáu đứa đầy tớ cả nam lẫn nữ. Bởi bị tên cướp Triệu Hỷ khai ra, tri huyện truyền gọi lên công đường, quyết không nhận tội nên bị giam trong ngục. Vợ, thiếp, con và cả một ả a hoàn trong nhà anh ta đêm ấy bị người khác giết sạch. Vụ này đã được trình lên trên. Sau khi quan huyện khám nghiệm tử thi đã lập văn thư, viết thông báo truy nã hung thủ, sau đó phân chia tài sản trong nhà võ cử, xung công - Ghép võ cử vào tội cầm đầu lũ cướp, hiện còn giam trong ngục. Lưu đại nhân xem xong, nghĩ thầm.
Lưu đại nhân xem xong bản án, trong lòng thầm nghĩ:
- Trong vụ án này có điều chi đó không thật. Chắc hẳn phải có nội tình chi đây. Tuy nói rằng anh ta là hậu thân của quan lại, trong nhà không thiếu của cải, tại sao lại đi theo lũ cướp? Chắc hẳn tình tiết của vụ án này là giả.
Nghĩ xong, Lưu đại nhân đưa mắt nhìn viên tri huyện, hỏi:
- Vụ án này quý huyện xử lý ra sao?
Tri huyện nghe hỏi trả lời, nói:
- Đại nhân! Triệu Hỷ khai ra Lý võ cử, tệ chức truyền gọi anh ta lên nha môn, thẩm vấn mãi vẫn không chịu nhận tội. Sau đó, tệ chức đã viết một bản công văn, cách bỏ chức võ cử của anh ta. Tệ chức phải dùng hình thẩm vấn anh ta, anh ta mới thực thà khai nhận tội. Tệ chức kết tội anh ta bắt giam vào ngục, ngờ đâu cả nhà anh ta gặp phải ác nhân, trong một đêm giết sạch bốn người cả nam lẫn nữ. Tới ngày hôm sau có tin báo lên nha môn, tệ chức đã sai dán bản truy nã hung thủ, nhưng cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì.
Tri huyện đang nói, chợt nghe ngoài cửa có tiếng người hét vang:
- Xin cứu mạng!
Tri huyện nghe vậy, trong lòng hoảng hốt, sắc mặt lập tức xám lại như tro.