Nguyên tác: Einstein Dream’S
Số lần đọc/download: 2419 / 47
Cập nhật: 2015-12-29 18:32:11 +0700
Chương 29: 20 Tháng Sáu 1905
T
rong cái thế giới này thời gian là một hiện tượng cục bộ. Hai chiếc đồng hồ nằm sát nhau chạy với tốc độ gần giống nhau. Hai chiếc đòng hồ ở xa nhau, ngược lại, chạy với tốc độ khác nhau. Càng xa nhau càng khác. Cái gì đúng với đồng hồ thì cũng đúng với nhịp tim, với nhịp thở, vời làn gió thổi trên lớp cỏ cao cao. Trong thế giới này thời gian trôi với tốc độ khác nhau ở những chốn khác nhau.
Khi việc buôn bán đòi hỏi một thời gian thống nhất thì không có buôn bán giữa các thành phố nữa.Chúng quá khác nhau. Làm sao hai thành phố có thể giao thương khi ở Berne người ta chỉ cần mười phút để đếm một nghìn franc tiền giấy, còn ở Zürich cần tới một tiếng? Cho nên mỗi thành phố phải tự lo lấy. Mỗi thành phố là một hòn đảo. Mỗi thành phố phải tự trồng mơ và anh đào, mỗi thành phố phải tự chăn nuôi bò heo, tự xây dựng hãng xưởng. Mỗi thành phố phải tự xoay xở lấy.
Thỉnh thoảng có một người khách liều đi từ thành phố này sang thành phố khác. Hắn điên ư? Một việc ở Berne chỉ mất vài giây thì ở Fribourg có thể mất nhiều giờ, còn ở Luzern mất tới những vài ngày. Khoảng thời gian để một chiếc là rơi ở nơi này có thể đủ cho một bông hoa ở nơi khác. Khoảng thời gian để một tiếng sấm dậy ở nơi này thì ở nơi khác đủ để hai người yêu nhau. Khoảng thời gian để một chú bé trưởng thành ở nơi này chỉ kịp cho một giọt mưa mới lăn hết khung kính cửa sổ ở nơi khác. Nhưng người khách kia không nhận thấy gì hết thảy trong những điều vừa nói. Trong khi hắn từ múi thời gian này đi sang múi thơi gian khác thì cơ thể hắn thích nghi với tốc độ thời gian tại đó. Nếu mọi thứ- mỗi nhịp tim, mỗi cái đánh của con lắc, mỗi xoải cánh của con chim cốc - đều được điều chỉnh cho giống nhau thì làm sao hắn biết được rằng mình đã sang múi giờ khác? Nếu nhịp độ những đam mê của con người tương ứng với rung động của những con sóng trên mặt hồ thì làm sao người khách kia biết rằng đã có gì thay đổi?
Chỉ sau khi đã liên lạc với quê nhà thì người khách mới biết mình đã sang một múi thời gian khác rồi. Hắn được biết ràng từ lúc mình ra đi cửa hàng quần áo của hắn đã phát đạt không ngờ, đã chào thêm nhiều mặt hàng mới, rằng cô con gái hắn đã sống hết đời mình, nay hóa gia, hoặc bà vợ ông hàng xóm mới vừa kết thúc bài hát mà bà bắt đầu khi hắn mới bước ra khỏi cổng. Lúc ấy người khách kia mới hiểu rằng mình bị cắt đứt cả về thời gian lẫn không gian. Không người khách nào trở lại thành phố cội nguồn của mình cả.
Có người thích sự cô lập. Thành phố của họ là tuyệt vời đối với họ, nên họ khong quan tâm đến việc quan hẹ với những thành phố khác. Còn thứ lụa nào mềm hơn lụa của nhà máy mình? Có thứ bò nào cho nhiều sữa hơn bò trên bãi cỏ nhà mình? Còn thứ đồng hồ nào đẹp hơn đồng hồ trong các cửa hàng của mình? Những con người này thức dậy mỗi sáng, khi mặt trời đã lên quá đỉnh núi, họ đứng trên bao lơn mà không hề nhìn quá khỏi vành đai thành phố.
Người khác lại cần giao tiếp. Họ không ngớt hỏi han người khách lạ hiếm hoi đã tới thành phố của họ về những nơi khách đã qua, về màu mặt trời lặn ở đó, về tầm vóc của người và vật, về những ngôn ngữ ở những vùng đất khác, về cung cách quảng cáo, về những phát minh. Cuối cùng trong những kẻ tò mò kia quyết định phải tự kiểm tra, y rời quê quán tới những thành phố khác để tìm hiểu, trở thành một khách lữ hành. Y không bao giờ trở về.
Cái thế giới của thời gian cục bộ này, cái thế giới của sự cô lập này đưa đến những kiểu sống muôn hình muôn vẻ. Không có sự hòa trộn giữa các thành phồ thì cuộc sống có thể phát triển cả nghìn cách khác nhau. Tại thành phố này người ta thích ở gần nhau, tại thành phố khác lại thích ở thật xa nhau. Ở thành phố này người ta thích ăn mặc giản dị, ở thành phố khác lại chẳng mặc gì hết. Ở thành phố này người ta thương tiếc cái chết của kẻ thù, ở thành phố kia chẳng có thù hay bạn. Ở thành phố này người ta đi bộ, ở thành phố kia đi đủ kiểu xe mà người ta tưởng tượng ra. Những khác biệt này và nhiều khác biệt nữa giữa các vùng chỉ cách nhau trăm cây số. Còn ngay sau một quả núi, ngay sau một dòng sông, cuộc sống đã khác rồi. Mà những cuộc sống này không giao lưu với nhau. Chúng không cho nhau gì hết thảy. Cuộc sống phát triển muôn màu muôn vẻ nhờ sự cô lập song cũng lại chết ngấm chính vì sự cô lập đó.