Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Tác giả: Minh Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1866 / 10
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30 -
ần thứ hai tìm về chỗ cũ không có kết quả gì, lại bị vợ chồng Hai Nga mắng té tát vào mặt, bà Bảy Bông buồn lắm ! Suốt ngày bà cứ âu sầu, rầu rĩ đến đổ bệnh.
- Thôi, dì ráng chờ qua tết, con sẽ dẫn dì lên Sài Gòn xem sao ! - Thấy vậy, Sơn an ủi bà.
- Đi làm chi cho tốn kém hả con ? Chắc là không có kết quả gì đâu ! - Bà buồn bã lắc đầu.
Tuy nhiên, con người có tấm lòng nhân hậu, đã từng đem bà già điên về nuôi ấy biết rõ rằng bà đang muốn điều ngược lại ! Bà nói vậy chẳng qua là vì sợ phiền phức vợ chồng anh thôi.
Vợ anh cũng đồng tình:
- Anh cứ dẫn dì đi một lần nữa cho yên lòng.
Như vậy là họ đã quyết định : Mùng sáu sẽ khởi hành . Sơn có nhà người bà con ở Sài Gòn nên dự định sẽ đến đấy ở nhờ mấy ngày . Vợ anh đùm túm chuẩn bị quà cáp, bánh trái để mang lên biếu xén bà con dòng họ... Khoảng mùng sáu, hai dì cháu lên đường.
Ngay buổi chiều hôm đó, Sơn đã mượn xe đạp chở bà tới chỗ cần tìm . Rủi thay, ở nơi đó chẳng có ngôi nhà nào như vậy.
- Dì nhớ có chính xác không ? - Sơn đã bắt đầu nghi ngờ trí nhớ của bà.
Bà Bảy nhìn ngôi nhà rồi nhìn con đường, trên trán bỗng xuất hiện đầy những nếp nhăn.
- Hình như... không phải đường này.
- Dì có nhớ tên con đường không ? - Sơn vẫn kiên trì.
Bà ta lắc đầu, thất vọng:
- Hình như kêu bằng... ba tiếng lận !
Sơn than thầm trong bụng: "Ở thành phố này thiếu gì con đường có tên ba chữ... Biết tìm đâu bây giờ !"
Đến lúc này anh mới biết rằng bệnh của bà vẫn chưa bình phục hoàn toàn . Bằng chứng là bà chẳng nhớ nổi tên con đường mà mình đã từng ở hằng mấy năm trời trước đây.
Nghĩ vậy nên Sơn không hề thúc ép mà lại đưa bà trở về nhà người quen để nghỉ ngơi . Tối đó anh ngồi suy nghĩ mãi về lời chỉ dẫn của bà Bảy: "nhà thương Từ Dũ đi ra ngã tư... đi thẳng... quẹo ngã ba... đi thẳng... tới ngã tư... đi luôn... tới ngã tư... đi thẳng... tới ngã tư... quẹo phải... "
Nếu theo đúng như lời chỉ dẫn trên đây thì cái ngã tư cuối cùng lại là ngã sáu . Và muốn "quẹo phải" thì phải bỏ qua con đường Võ Thị Sáu ngược chiều để tới đầu đường Lý Chính Thắng... chắc chắn có sự lầm lẫn ở đây rồi... "con đường ba chữ"... Ôi ! Những con đường như vậy thì đầy rẫy khắp Sài Gòn ! Làm sao mà tìm cho được giữa đường ngang ngõ tắt như trận đồ bát quái này !
Mãi đến nửa đêm mà Sơn vẫn nghĩ không ra . Tức mình, anh tắt đèn đi ngủ.
Không ngờ đến sáng, bà Bảy bỗng gọi Sơn dậy:
- Dì nhớ mang máng... nó tên là Giản... không biết cái gì Giản...
Lúc ấy Sơn chưa kịp nghĩ ra con đường nào có chữ như vậy thì thằng con của chủ nhà vọt miệng hỏi:
- Bà đã ở chỗ đó hồi nào ?
- Từ năm sáu mươi chín ! - Sơn đáp thay bà.
- Vậy thì có lẽ đó là đường Phan Thanh Giản... bây giờ gọi là Điện Biên Phủ.
Bà Bảy hớn hở:
- Đúng rồi ! Phan Thanh Giản... Từ nhà đi xuống một đỗi thì có cái nghĩa địa lớn thật là lớn.
- Thôi, đúng rồi - Thằng nhỏ gật đầu - Chắc bà muốn nói nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi phải không ? Bây giờ người ta giải tỏa làm công viên rồi !
Thế là ăn sáng xong, hai người lại lên đường . Họ bắt đầu xuất phát từ nhà chứ không cần phải tới bệnh viện phụ sản để lấy điểm chuẩn nữa.
Lần này thì bài toán đã có đáp số:
- Hình như nhà mới sửa lại ! - Bà Bảy gật gù - Bây giờ phải làm sao đây ?
- Nghỉ mệt một chút đã !- Sơn lau mồ hôi đã ướt đầm trên trán - Cháu sắp thở ra khói đây !
Họ phải đi cách đó một quảng mới tìm được quán nước . Nhưng khi hỏi thăm thì chẳng ai biết gì về chủ nhân trong quá khứ cũng như hiện tại của ngôi nhà.
Túng cùng, Sơn đành đánh liều:
- Mình cứ hỏi thẳng những người đang ở trong đó xem sao ?
Tuy nói vậy nhưng cả hai không ai dám gọi cửa . Họ cứ đi qua đi lại mãi...
Ở bên trong, người giúp việc đã trông thấy họ . Bà lẳng lặng quan sát rồi chạy vào báo lại với chủ.
- Có hai người cứ ngó nghiêng ngó ngửa vô nhà... trông điệu bộ khả nghi lắm ông bà ạ !
- Hay... họ là người quen của chủ trước ngôi nhà ? - Ông Phú trấn an bà ta.
- Để tôi ra rình lần nữa xem sao !
Nói xong, bà đi vòng cửa hông để ra góc trái của sân nhà . Ở nơi đó, có thể dễ dàng quan sát đối phương từ xa . Kìa, anh thanh niên đã đưa tay lên bấm chuông... Nhưng anh ta đã hạ tay xuống . Tại sao vậy ? Dì Út thắc mắc... nhưng rồi tiếng chuông đã vang lên . Rời chỗ nấp, dì bước nhanh ra cổng.
- Bà chị và cậu đây muốn tìm ai ?
- Tôi muốn gặp... ai là... chủ của ngôi nhà này ? Người đàn bà lạ lắp bắp.
Dì Út nhìn xoáy vào mặt bà khách rồi đưa mắt sang người thanh niên:
- Có chuyện gì quan trọng không ?
Anh thanh niên nhã nhặn:
- Tên tôi là Sơn, còn đây là dì Bảy của tôi . Bà muốn gặp chủ ngôi nhà này để hỏi một số chuyện.
Dì Út lại nhìn những vị khách một lần nữa như để kiểm tra rồi mới chịu mở cổng.
Trong lúc đó, Sơn hồi hộp đưa mắt nhìn bà Bảy . Hình như bà cũng vậy nên mặt mày tái xanh tái xám.
- Ông bà chủ tôi đang ở trong phòng riêng, hai người chờ một chút.
Khách ngồi xuống ghế, im lặng đợi chờ . Lát sau, họ thấy bức màn gió lay động, rồi một người đàn bà ngồi trên chiếc xe lăn xuất hiện . Theo sau là bà giúp việc lúc nãy và một người đàn ông.
So về tuổi tác thì họ cũng xấp xỉ nhau nhưng bởi vai vế, địa vị nên mới có sự phân biệt thấp cao, trên dưới.
- Thưa ông bà chủ, họ đấy ạ ! - Dì Út hất hàm về phía hai người khách.
Bất thình lình, bà khách đứng bật dậy !
Trên chiếc xe lăn, người đàn bà tàn tật cũng vụt đứng lên !
Họ đã nhận ra nhau !
- Bà chủ ! - Khách quỳ sụp xuống chân chủ nhà.
- Chị... chị... Đồ sát nhân - Bà Dung lảo đảo - Con tôi đâu ?
Ông Phú chồm tới trước túm lấy vai áo mụ đàn bà đang quỳ sụp trước mặt vợ mình dựng dậy:
- Quân khốn khiếp ! Thằng Phước đâu ? Các người đã làm gì con bé ?
Mắt ông dằn lên những tia máu trông thật dữ dội ! Thoạt nhìn có cảm giác như ông sắp sửa nuốt chửng kẻ đang ở trước mặt mình.
Vị khách còn lại, cũng thấy lo sợ:
- Dạ, xin hai bác bới giận...
- Cậu là ai ? - Ông Phú dằn giọng - Cậu có liên quan gì tới việc mụ đàn bà bắt cóc con gái của tôi không ?
- Dạ, cháu mới biết dì Bảy đây... Sơn luýnh quýnh - Xin hai bác bình tĩnh nghe dì phân trần.
- Con tôi đâu ? - Giọng bà Dung rên rĩ - Chị đã mang con tôi đi đâu ? Trả nó lại cho tôi...
- Bà ơi ! Tôi dập đầu xin ông bà tha cho tội chết... Cô Ngọc Diệp vẫn còn sống !
- Con tôi còn sống ? - Ông Phú thảng thốt - Ngọc Diệp ở đâu ? Nó ở đâu ?
- Ông bà hãy cho phép tôi trình bày.
- Chị nói mau lên . Con tôi bây giờ ở đâu ? - Giọng bà Dung lạc đi.
Bà Bảy lắp bắp:
- Hiện nay tôi cũng không biết... Bây giờ xin ông bà về dưới đó... sẽ biết rõ về cô chủ.
Ngay lúc đó, điện thoại ở phòng giám đốc công ty Trường Toàn reo lên:
- Alô.
- Ba đây ! Các con về nhà ngay bây giờ - Ông Phú chỉ nói bấy nhiêu rồi cúp máy.
Đức Phương ngơ ngác nhìn em:
- Ở nhà chắc xảy ra chuyện gì rồi ?
- Có lẽ quan trọng lắm nên ba mới như vậy.
- Về nhà thôi ! - Diệu Phương hấp tấp đứng lên - Phương Tâm ! Em trực phòng giám đốc, toàn quyền xử lý mọi tình huống phát sinh.
- Kìa, anh Phương ! Có chuyện gì vậy ? - Phương Tâm kinh ngạc trước mệnh lệnh lạ lùng của giám đốc.
- Anh cũng không biết - Phương đáp nhanh.
Rồi nhoáng một cái, hai anh em đã biến mất khỏi văn phòng . Phương Tâm còn chưa hết bàng hoàng thì chuông điện thoại lại reo vang.
- Alô ! Văn phòng giám đốc...
- Thằng Phương, thằng Phúc về chưa ? - Có tiếng ông Phú.
- Dạ, các anh ấy vừa về.
Điện thoại cúp ngay.
Phương Tâm ngẩn ngơ không hiểu hôm nay gia đình ông giám đốc có điều chi hệ trọng mà điện thoại gọi dồn dập như vậy ? Rồi cái trọng trách bất thình lình đặt lên vai nàng theo lệnh của giám đốc khiến Phương Tâm hoàn toàn rối trí.
Nàng bỗng nhớ tới câu chuyện đau lòng của gia đình ấy mà mới đây Thanh Mai đã kể với mình... không có lẽ nỗi đau tưởng đã bị thời gian xoa dịu giờ đây lại bừng lên.
Thì ra, nhà giàu cũng có nỗi khổ riêng của họ !
Sợi Nhớ Sợi Thương Sợi Nhớ Sợi Thương - Minh Hà