"We humans have lost the wisdom of genuinely resting and relaxing. We worry too much. We don't allow our bodies to heal, and we don't allow our minds and hearts to heal.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Bảo Ninh
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 38
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 75
Cập nhật: 2023-03-26 23:04:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Tình Thư
au Mậu Thân, bọn Mỹ buộc phải tạm ngừng ném bom miền Bắc. Tuyến tàu Nam lại thông suốt vào tận Vinh. Tiểu đoàn chúng tôi tuy phải xuống ở ga Văn Trai chứ không được đi tới kịch đường tàu, nhưng bù lại được hưởng một chặng dài hành quân bằng xe lửa.
Có cái sướng của sự hành quân ngồi nhưng phải cái buồn là đi Bê mà không được xuất nghỉ phép 15 ngày. Buồn nữa là không được khởi hành từ ga Hàng Cỏ. Rời Bãi Nai chúng tôi trẩy bộ về ga Thường Tín. Tới ga, đã gần nửa đêm, lính tráng lên toa ngay, và tàu lập tức chuyển bánh. Toàn tân binh Hà Nội, 17, 18 tuổi, nhìn quầng sáng Hà Nội lùi xa, buồn lắm. Bấy giờ là mùa đông năm 69, đất nước vừa qua tiết cuối thu nhiều đau thương, mà những tháng ngày đón đợi phía chân trời thì đang hiện ra cùng với vô vàn gian nguy được báo trước, vì vậy chúng tôi ai cũng thầm hiểu rằng không phải tất cả anh em mình đây đều sẽ còn có dịp nhìn thấy lại vầng sáng đang khuất dần kia của thời thanh thiếu tuổi học trò.
Cả ngày cuốc bộ mệt nhừ nên vừa kịp nhá xong khẩu phẩn bữa tối hầu hết đã ngáy khò. Nhưng cũng có vài tay không ngủ nổi, chụm đầu đánh bài, hoặc như Vũ, tổ trưởng tam tam của tôi, cặm cụi viết thư. Vũ ngồi xổm trên băng ghế, giở sổ tay ra để trên hai đầu gối, viết hết trang này sang trang khác. Tàu quân sự song chạy chậm rề. Tàu hồi đó xóc dữ lắm, chòng chành như thuyền trên sóng, vậy mà Vũ vẫn cố sức viết, môi bậm lại. Tảng sáng, tôi thức giấc, ngó qua cửa thấy đang ngang qua đồng lúa mênh mông huyện Hoằng Hóa. Bấy giờ Vũ mới vừa viết xong. Tôi thấy nó rứt ra khỏi sổ tay đến gần hai chục tờ giấy đúp. Chữ nhỏ ly ti như đàn kiến đặc kín mặt giấy nhưng rất nắn nót. Vũ bảo là cần có lời tỷ mỉ với từng người trong gia đình, mà gia đình lại đông, tam đại đồng đường: ông nội bà nội, bố mẹ, ba thằng em trai, một đứa em gái, nên thư dài. Sẵn giấy sổ tay và cái bút Trường Sơn của Vũ đấy, tôi bèn viết, nhưng chỉ loáng mấy dòng báo rằng lên đường khẩn cấp không về phép được, cả nhà cứ yên tâm, vì viết trên tàu nên chỉ viết vắn, hứa vào tới Cự Nẫm, dừng chân lâu sẽ viết dài hơn. Thằng Hải, ngồi kề, thấy tôi viết, cũng viết và cũng chỉ loạc choạc dăm câu ba điều như vậy trên nửa trang sổ tay. Vũ cho tôi và Hải mỗi đứa một phong bì có dán sẵn tem bộ đội. Vũ moi trong túi cóc ra ba cái túi ni lông, bảo tôi và Hải cho phong bì của mỗi đứa vào mỗi túi, và mỗi đứa phải thả kèm theo thư một bao Tam Đảo. Riêng túi mình vì lá thư quá dày, Vũ chi vào đó hai bao.
Tàu hãm tốc độ bò từ từ, chuẩn bị qua cầu Hàm Rồng. Trời vừa sáng, sương mù sông Mã đang tan. Vũ nhoài người qua cửa sổ, thả ba túi thư xuống rệ đường Một. Không chỉ mình Vũ, từ cửa sổ của tất cả các toa đều thấy có những túi thư ném xuống. Tàu chạy rất chậm, song gió bấc lùa mạnh khiến các bì thư bị cuốn bay tả tơi như lá khô.
Hồi đó lính đi Bê có cái lệ như vậy, tựa một thứ dị đoan: liệng thư xuống mé bắc cầu Hàm Rồng. Phải đúng là bắc cầu Hàm Rồng chứ không được thả ở địa điểm khác. Người qua đường nhặt được và có lòng tốt mang tới bỏ vào hòm thư. Nếu thư trót lọt tới tay gia đình người lính nào là người lính đó có khước, sẽ được may mắn cực kỳ…
Tổ tam tam chúng tôi còn nguyên tới tận trạm 75 ở bắc Xê Ca Mán. Tôi bị sốt ác tính vật suýt chết phải nằm lại trạm. Vũ và Hải cùng tiểu đoàn hành quân vào B2. Khỏi sốt, tôi sang thu dung, rồi nhập đoàn tân binh khác, rẽ vào B3. Sau 75, tôi giải ngũ.
Thư từ sáu năm đời lính tôi gửi về, mẹ tôi quí báu giữ gìn nên còn cả, cũng chẳng nhiều nhặn gì, chỉ ba lá, trong đó có cả lá thư thả ở Hàm Rồng.
Trở về sau chiến tranh, bạn bè cựu binh tuy đông, nhưng chủ yếu là chúng tôi tụ hội anh em B3 với nhau, chứ cánh tân binh ba tháng Bãi Nai thì thú thực là chẳng còn nhớ. Mãi tới năm 1986, tôi mới gặp lại Vũ. Tình cờ thôi, buổi tối, ở cửa rạp Tháng Tám. Tôi đi bộ qua, còn Vũ cùng đám đông từ rạp đổ ra. Giữa bao người vẫn nhận ra nhau tức khắc. Tuổi đã luống cả, vừa vặn gấp đôi tuổi 17 xưa kia, mà ôm chầm lấy nhau như hai thằng nhãi. Một hồi sau, trấn tĩnh lại, tôi mới thấy rằng Vũ chỉ còn một cánh tay. Nhưng bù lại, anh có…
- Hiền, vợ tao! - Vũ nói và vội chữa lại - Vợ mình, Minh Hiền.
Anh giới thiệu tôi với một phụ nữ cũng khoảng tuổi chúng tôi vừa dắt xe đạp từ bãi gửi xe ra. Tôi gặp may, bởi vợ chồng Vũ đã thành dân Qui Nhơn từ hơn mười năm rồi, họ ra thăm Hà Nội và sáng sớm mai đã lên tàu trở vào. Chúng tôi cùng đi bộ ra Bờ Hồ, vào một quán cà phê.
Vũ kể: vào B2, sư 7, bị thương năm 72 ở chốt Tàu Ô đường 13. Ra Bắc đầu năm 73, học Sư phạm toán, 77 tốt nghiệp, đưa vợ con vào Bình Định, quê vợ. Hiền cười bẽn lẽn: “Ra Bắc được nửa năm, ông ấy đã đòi cưới. May là ba má hai đứa đều thuận. Khi ấy bọn em cả hai mới hăm mốt nhưng mà chờ đợi nhau cũng đã bốn năm trời”. Tôi ngạc nhiên: “Nghĩa là từ 69, khi bọn này đi Bê? Ghê nhỉ, sao mà hồi ấy ông kín miệng với anh em thế hả Vũ?”. Vũ ngó tôi một lát, rồi nói: “Chuyện vợ chồng mình khởi đầu thế nào, ông biết không, chính ông đã chứng kiến. Ông còn nhớ lúc đoàn tàu bọn mình qua Hàm Rồng không…”
Minh Hiền là con gái một gia đình cán bộ miền Nam tập kết làm việc ở nông trường Sao Vàng trong Thanh Hóa. Năm 1969, cô ra Hà Nội học Tổng hợp toán. Cuối tháng 11 năm ấy, cô về thăm má bị ốm. Khi trở ra, xe khách vừa qua cầu Hàm Rồng thì có trục trặc. Hành khách xuống xe chờ tài xế thay lốp. Đang lúc ấy thì có đoàn tàu chở bộ đội ngang qua. Chính là chúng tôi trên đó, và chính đấy là tơ duyên của Vũ với Hiền. Chuyến xe khách ra Hà Nội thành một chuyến xe thư. Hành khách ai cũng xúc động, ai cũng trên tay dăm lá thư do anh em bộ đội gửi gắm. Riêng Hiền chỉ nhặt được mỗi một lá, của Vũ. Cô không gửi bưu điện mà đưa tới tận nhà anh. Những hành khách khác chắc cũng làm vậy.
Tình nghĩa con người trong chiến tranh rất gần với tình yêu. Vũ với Hiền lại bằng tuổi nhau, trẻ măng, chân thành và anh dũng. Họ viết thư cho nhau. Chờ đợi nhau.
Lúc tạm biệt vợ chồng Vũ, tôi sực nhớ:
- Còn thằng Hải “tồ “?
- Hy sinh rồi! Nó bị từ giữa 70, ở Crachê, bên Miên, lúc bọn Mỹ càn sang. Tao với nó khi ấy vẫn đang cùng tiểu đội.
- Không biết bố mẹ nó có nhận được lá thư ấy không nhỉ?
- Mày quên à? Nó mồ côi. Chỉ có bà chị gái. Năm 73, tao về, tới tìm, không gặp. Nhà ở Ngõ Chợ. Bị bom hồi 72.
Thở dài, ngẫm nghĩ một lát, Vũ bảo:
- Nhưng lá thư ấy, chắc là chị ấy đã nhận được, đã đọc nó.
Những Truyện Ngắn Những Truyện Ngắn - Bảo Ninh Những Truyện Ngắn