The greatest thing you'll ever learn is just to love and be loved in return.

Eden Ahbez, "Nature Boy" (1948)

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 120
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3179 / 36
Cập nhật: 2016-06-20 20:54:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27: Suy Nghĩ Từ Vụ Cháy Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
hản ứng của cả nước trước thảm họa tại Trung tâm thương mại quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 10 năm
2002 một lần nữa cho thấy chúng ta là con một nhà. Những hình ảnh về sự đau đớn, nỗi tuyệt vọng của các nạn nhân thật sự là axit tạt vào tim chúng ta. “Máu chảy, ruột mềm” - Ai ai cũng đều bàng hoàng và xót xa vô hạn.
Có lẽ, như một dân tộc, chúng ta còn chịu nỗi đau to lớn không kém vì sự bất lực của mình. Chúng ta đã để ngọn lửa lấy đi biết bao sinh mạng của đồng bào mà không làm được gì nhiều. Sự bất lực là một thương tổn nặng nề, một vết chém máu sẽ còn âm ỉ chảy.
Các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng đã phân tích khá đầy đủ về nguyên nhân của tai họa. Đó là tính chuyên nghiệp chưa cao; phương tiện và trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy bất cập; thiết kế của Trung tâm thương mại quốc tế không đạt yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy… Tuy nhiên, trước vong linh của những người xấu số, chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận những nguyên nhân sâu xa hơn. Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng rất cần thiết.
Trước hết, như một cộng đồng người, chúng ta có rất nhiều phẩm chất quý giá. Không có các phẩm chất này, có lẽ, chúng ta đã không tồn tại và phát triển được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, một số nhược điểm cũng nên được nhìn nhận một cách khách quan, trung thực. Các nhược điểm này là cội nguồn của nhiều bất trắc, trong đó có của thảm họa tại Trung tâm thương mại quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhược điểm dễ nhận thấy nhất ở đây là tính cẩu thả, đại khái. Tính cẩu thả, đại khái này thể hiện trong một loạt các sự kiện mang tính nhân quả của vụ cháy: trong chủ trương và giải pháp chuyển khu thương xá Tam Đa thành Trung tâm thương mại quốc tế; trong việc kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và việc triển khai các kiến nghị của đoàn kiểm tra; trong việc thuê thợ sửa giá khung tại sàn nhảy Blue mà không giám sát việc sửa chữa; đặc biệt trong việc hàn giá khung lên trần nhà và coi thường các quy phạm về phòng cháy, chữa cháy. Sử dụng khái niệm của khoa học hình sự, trong tất cả các khâu đều thấy thấp thoáng yếu tố lỗi. Nghĩa là chúng ta đều có thể thấy trước hậu quả sẽ tai hại như thế nào nếu xảy ra hỏa hoạn. Chúng ta thấy trước, nhưng chúng ta vẫn cho qua. Lôgíc tâm lý của tính cẩu thả thể hiện ở cách suy diễn sau đây: chắc gì đã cháy; cháy chắc gì đã không dập được; không dập được chắc gì đã chết người.
Sự bất cẩn và cẩu thả được thấy rất rõ trong việc quy hoạch và xây cất nhà cửa tại nhiều khu phố của nước ta. Đây là những khu phố nhà cửa chen chúc nhau: trên không thấy trời, dưới không thấy đất. Các cư dân gần như phải lách nhau để đi làm và trở về với căn nhà của mình. Với những “địa đạo” kiểu như vậy, mỗi khi xảy ra hỏa hoạn hoặc động đất sẽ không có cách gì để cứu trợ, cũng như thoát hiểm.
Nhân đây, với dự định xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La (có đập chắn nước cao trên dưới 200 mét) và nhà máy điện nguyên tử trong tương lai, chúng ta phải cân nhắc rất kỹ đặc điểm tâm lý này của người Việt.
Nhược điểm thứ hai là để cảm xúc lấn át sự tỉnh táo và quyết đoán. Đau thương là vô bờ bến, nhưng trong cơn nguy kịch chỉ có sự bình tĩnh, thậm chí sự lạnh lùng của trí tuệ mới giúp chúng ta có được cách ứng xử khôn ngoan, sáng suốt. Rất tiếc, những gì do Đài truyền hình phát lại cho thấy rất nhiều người hoàn toàn bị tê liệt bởi đau thương và thảm hoạ. Sự cuống quýt và thiếu mạch lạc của lực lượng cứu chữa khi bắt đầu vào cuộc cũng nói lên trạng thái tâm lý này. Đáng trách hơn cả là sự bỏ chạy vì hoảng loạn của các nghi can gây cháy. Nếu những người thợ hàn có đủ sáng suốt để kêu cứu hoặc báo động cho mọi người, biết bao nhiêu sinh mạng đã được cứu sống. Phải chăng những phẩm chất trứ danh của dân tộc ta như gan góc, quyết đoán, dũng cảm, sáng tạo – những phẩm chất được tôi luyện trong chiến tranh và góp phần làm nên chiến thắng, đang bị cuộc sống no đủ và phẳng lặng làm cho ngày càng thui chột?
Cho đến nay, chúng ta vẫn không khỏi băn khoăn, dằn vặt bởi hàng loạt câu hỏi: Chúng ta thật sự đã làm tất cả những gì có thể chưa? Tại sao lại không rải đệm mút, hộp các tông để giảm bớt chấn thương cho các nạn nhân? Tại sao lại không vứt dây hoặc bắn dây lên (theo cách dùng lực đòn bẩy) cho các nạn nhân? Có thể, những cố gắng như thế chưa chắc đã làm nên sự khác biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng sẽ góp phần biện hộ cho chúng ta trước tòa án của lương tâm.
Cuối cùng, ở nơi chín suối, những nạn nhân của vụ cháy ngày 29/10/2002, có lẽ, sẽ thanh thản hơn khi được làm ma của một đất nước dám nhìn thẳng vào sự thật và sẵn sàng làm tất cả để thảm họa tương tự không bao giờ lặp lại. Được như vậy, cái chết của họ sẽ không còn là vô ích.
Những Nghịch Lý Của Thời Gian Những Nghịch Lý Của Thời Gian - Nguyễn Sĩ Dũng Những Nghịch Lý Của Thời Gian