The worth of a book is to be measured by what you can carry away from it.

James Bryce

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25
hải nói rằng việc khoe rằng ông Đỗ Mười ít hơn ông Nguyễn Văn Linh hai tuổi là nói lấy được! Khi ông Nguyễn Văn Linh nhận trọng trách Tổng bí thư gần năm năm trước, ông hơn 71 tuổi, còn ông Đỗ Mười nhận chức khi đã hơn 74 tuổi! Qua đại hội 7, ông để lại hình ảnh của một vận động viên chạy tiếp sức, đến giới hạn vấn không chịu chuyển "rơ- le" cho người kế tiếp, nhất định tự mìmh chạy cho tới đích mặc dầu đã xuống sức quá rồi.
Ông Lê Đức Anh (bí danh là Sáu Nam) vừa được đưa vọt lên trong đại hội 7. Ông quê ở Thừa Thiên- Huế, xuất thân từ trường kỹ nghệ thực hành thời Pháp. Người cao lớn, ông bị bệnh đậu mùa từ nhỏ, hỏng một mắt, mặt hơi rỗ hoa. Thời kháng chiến chống Pháp ông làm cán bộ tiểu đoàn, chỉ huy bộ đội địa phương. Từ năm 1962, ông là cục phó cục tác chiến bộ Tổng tham mưu. Sau đó đựơc cử vào Nam, ở khu 9. Ông là từ lệnh Quân khu 9 từ năm 1967.
Cuối năm 1974, ông được đề bạt vượt cấp từ đại tá lên trung tướng do thành tích của khu 9, đã mở rộng vùng giải phóng đáng kể sau Hiệp định Pa- ri. Ông là người dẫn đầu cuộc diển binh lớn ở trứơc Dinh Độc lập đầu tháng 5. 1975. Đầu năm 1979, ông cùng đại tướng Lê Trọng Tấn tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy cuộc hành quân vào Campuchia. Sau đó ông được cử ở lại chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam cho đến năm 1985. - Hồi đó mỗi lần tôi sang Pnôm Pênh, ông cho mời sang ăn cơm để hỏi chuyện về tình hình đất nước, tình hình quốc tế và hai lần yêu cầu tôi nói chuyện thời sự cho các sĩ quan của Bộ chỉ huy. - Tính ông điềm đạm, ý thức tổ chức kỹ luật cao, hiểu biết về chính trị, kinh tế, nhất là quốc tế còn hạn chễ. Ông luôn ở chiến trường, sống dản dị. Ông được đưa vào Bộ Chính và nhận chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng hơi bất ngờ, sau khi ông Lê Trọng Tân bị đột tử trước khi khai mạc Đại hội VI đúng 10 ngày, hồi tháng 12. 1986.
Ông Đào Duy Tùng quê ở Hải Hưng, vốn là Tổng biên tập tạp chí Học Tập (nay là tạp chí Cộng sản). Hồi ấy ông thường yêu cầu tôi viết bài cho tạp chí- Tôi đã viết tới hơn chục bài, có bài ông rất hài lòng và dánh giá khá cao như bài tôi viết giới thiệu cuốn sách của Davis Hamberstam: "Những người tài giỏi và xuất sắc nhất nước Mỹ". Ông sống dản dị, nhưng quan điểm chính trị thì cứng nhắc, mang tính giáo điều. Qua các cuộc họp trung ương 7, 8, và 9 khoa 6 (cuối năm 1989 và đầu năm 1990), ông Đào Duy Tùng, ông Nguyễn Đức Bình (giám đốc trường đảng cao cấp Nguyễn i Quốc), ông Nguyễn Hà Phan (bí thư tỉnh ủy Hậu Giang), ông Nông Đức Mạnh (bí thư tỉnh ủy Bắc Thái) là những người có quan điểm cứng nhắc, mang tính giáo điều cục đoan nhất và cũng là những người phê phán nặng nề nhất quan điểm đa nguyên của ông Trần Xuân Bách, dẫn đến việc khai trừ ông Bách ra khỏi Bộ Chính trị, Ban bí thư và Ban Chấp hành trung ương đảng.
Ông Hồng Hà, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân từ năm 1982 đến năm 1986, sau đó là Chánh Văn phòng Trung ương đảng, vừa được bầu vào ban bí thư, tôi quen và hiểu rất rõ (xin chớ lầm với Hồng Hà ở Bộ Nội vụ và sau ở Bộ Thượng binh xã hội). Nét nổi bật ở ông là bản chất của một viên chủ cần mẫn, chăm chỉ, kín đáo và tận tâm, đúng như anh ruột ông là ông Thép Mới đánh giá về ông: Thằng em tao đúng là đứng đầu ở hàng thư lạị..
Nhiều bạn ở Paris hỏi tôi về trường hợp ông Trần Xuân Bách.
Quan điểm chính trị của ông Bách là thế nào? Từ đâu mà một người như ông vốn có tiếng là "bảo thủ" lại đổi mới được đến như vậy? Hiện ông làm gì?
Ông Bách quê ở Hà Nam Ninh, cùng tỉnh với ông Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch...hoạt động sớm từ phong trào thanh niên học sinh ở Nam Định- Sau khi làm phó bí thư tỉnh ủy, ông lên cơ quan trung ương làm Trưởng ban tôn giáo của chính phủ (vì khi ở tỉnh, ông am hiểu khá tường tận vùng Bùi Chu, Phát Diệm, trung tâm công giáo lớn nhất ở Việt Nam). Về sau, ông làm chánh văn phòng Trung ương đảng- Năm 1980, ông được cử sang Campuchia làm Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam, bí thư đảng ủy của đoàn. Đây là chức vụ rất quan trọng khi vấn đề xây dựng khối liên minh đặc biệt ba nước Đông Dương được đặt ra. Chính nhiệm vụ này làm cho ông được ông Lê Đức Thọ, người phụ trách công tác tổ chức (trong đó việc sắp xếp cán bộ là việc lớn nhất), và cũng là người đảm nhận chính việc giúp đỡ Campuchia tín nhiệm thêm. Ông được đưa vào Ban bí thư ở đại hội đảng lần thứ 5 và vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị ở đại hội đảng lần thứ 6 (12. 1986). Ông là ủy viên bộ Chính trị trẻ nhất, ở tuổi 60 hồi ấy. Ngay sau đại hội 6 ông được phân công những phần việc sau đây: quan hệ với hai nước Lào và Campuchia, quan hệ giữa đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản và công nhân chưa giành được chính quyền, chỉ đạo Ban Đối ngoại trung ương và Ban Việt kiều trung ương.
Có một điều ít ai được biết là từ giữa năm 1987 ông được Bộ Chính trị giao thêm một việc nữa: làm công tác thông tin cho Bộ Chính trị, nghĩa là thu thập tình hình trong và ngoài nước, đọc các sách báo tin tức từ nước ngoài để tổng hợp và báo cáo, thông báo cho các ủy viên Bộ Chính trị khác. Ông tập hợp một nhóm nghiên cứu trong văn phòng làm việc của ông gồm có 6 cán bộ chuyên thu thập sách báo các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông...), đọc, lược dịch các sách báo tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoạ..và làm các bản tóm tắt. Ông cũng trực tiếp xử dụng các cơ quan thông tin của ủy ban Khoa học xã hội và của thông tấn xã Việt Nam...Văn phòng của ông trở thành nơi có nhiều sách quý và sớm nhất. Chính tôi đã mượn được cuốn The Brothers Enmemis của Nayan Chanda ở văn phòng ông. Đây là cuốn sách trình bầy chân thực, sống động nhất những cuộc đảo lộn liên minh diễn ra trong thế giới cộng sản và xã hội chủ nghĩa, với không ít tư liệu hiếm và quý. Nhóm giúp ông làm việc thu lượm thông tin được ông gọi là "nhóm tư vấn", từ cuối năm 1987, qua thông tin và xử lý thông tin nhóm còn giúp ông đề xuất những ý kiến nhằm hình thành chính sách.
Do những nguồn thông tin phong phú, mới mẻ và kịp thời như thế, quan điểm của ông Trần Xuân Bách thay đổi, "xanh lại, trẻ lại", theo tôi nghĩ. Tôi được biết rất rõ, từ đầu năm 1989, khi chưa xẩy ra sự kiện Thiên An Môn (tháng 5. 1989) ông đã phát biểu trong một cuộc nói chuyện với cán bộ tuyên huấn và cán bộ đối ngoại:
• Việc khôi phục quan hệ Trung- Xô là một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, với chu kỳ hòa hoãn, đối thoại mới Xô- Mỹ, tính đa cực của thế giới đảng biểu hiện ngày càng rõ, đồng thời tính đa nguyên trong phong trào cộng sản quốc tế là một điều tất yếu.
• Cần chuyển quan hệ Việt Nam- Trung Quốc từ tính chất thù địch sang tính chất bạn bè, coi Trung Quốc là bạn nhưng luôn luôn cảnh giác với bản chất bành trướng, bá chủ biện Đông của họ.
• Nói về sự khủng hoảng trong các nước xã hội chủ nghĩa lúc ấy ông cho rằng: khủng hoảng kinh tế tài chính là do thiếu hàng hóa, năng xuất quá thấp, khủng hoảng xã hội là do thiếu lòng tin đến mất lòng tin ở chủ nghĩa xã hội, ở đảng lãnh đạo.
• Ông cho rằng trong xã hội có ba loại nhân vật: nhân vật chính trị, nhân vật khoa học và nhân vật kinh doanh. Việt Nam hiện thiếu nhất nhân vật kinh doanh, cần quan tâm bồi dưỡng. Cần khắc phục thái độ xã hội hiện nay là coi thường nhân vật chính trị, kỳ thị nhân vật khoa học và định kiến với nghề quản lý kinh doanh.
• Ông chủ trương đề xuất một hệ thống giải pháp tình thế vì khủng hoảng kinh tế, xã hội đã đụng tới đáy và đang manh nha khủng hoảng chính trị. Đầu năm 1989, sức mua của đồng tiền đã giãm 3. 300 lần so với năm 1976, tiền phát hành thêm để lưu thông đã đưa khối lượng tiền trong xã hội năm 1988 gấp 175, 5 lần so với năm 1980.
Ông kết luận: hai động lực, hai sức bật trong lịch sử nhân loại là hàng hóa thị trường và dân chủ đa nguyên- ở Việt Nam cả hai mặt ấy đều chưa thành động lực. Tuy nhiên trong phát triển kinh tế hàng hóa và thị trường không thể chấp nhận thị trường đen và trong dân chủ đa nguyên không thể chấp nhận đa nguyên biến dạng thành đối lập chính trị và lật đổ...
Cuối năm 1989, khi họp hội nghị Trung ương lần thứ 7, ông Trần Xuân Bách đọc tham luận và nhấn mạnh: phải đi trên hai chân, chân kinh tế đi mạnh vào kinh tế hàng hóa, phát triển thị trường và chân chính trị là đi mạnh vào áp dụng dân chủ rộng rãi, chấp nhận đa nguyên. ý kiến của ông bị bác bỏ, bị coi là quá khích, nguy hiểm. Ông đã tuyên bố bảo lưu ý kiến. Đầu năm 1990, ông viết báo, ông đi nói chuyện giải thích về quan điểm của ông. Đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình trung ương phát lại bài báo của ông đăng trên báo Khoa học và Đời sống và báo Tiền Phong. Ngay sau đó Ban Tư tưởng và văn hóa phê bình những phương tiện thông tin đại chúng này đã tuyên truyền những quan điểm cá nhân, trái với quan điểm cuả đảng. Trong một cuộc giao ban hàng tuần, trưởng ban tư tưởng và văn hóa trung ương đã nhận xét trước những người làm công tác báo chí ở trung ương: Cái sai lớn nhất của Trần Xuân Bách là đã xếp cùng một duộc chủ nghĩa Pôn Pốt, chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa Staline.
hội nghị trung ương lần thứ 8 ông Bách bị thi hành kỹ luật, đưa ra khỏi cả ba chức vụ: ủy viên trung ương, ủy viên ban bí thư, ủy viên bộ Chính trị. Thật ra lúc vào hội nghị, Bộ Chính trị chỉ dự kiến và đề nghị với trung ương đưa ông Bách ra khỏi Ban bí thư và Bộ Chính trị, còn giữ lại trong ban chấp hành trung ương. Thế nhưng khi thảo luận một số đại biểu nói rất găng (các bí thư tỉnh ủy miền trung, miền núi và đại biểu trong quân đội) còn phê phán rằng không xứng đáng là đảng viên, vô kỹ luật, vô tổ chức trong khi cần sự nhất trí, đoàn kết và thống nhất nhất...Do đó khi bỏ phiếu thì ông Bách bị trên một nửa (hơn 70 người) số ủy viên chính thức đề nghị đưa ra khỏi trung ương. Ông Bách chấp nhận kỷ luật nhưng yêu cầu trường hợp của ông sẽ được đưa ra bàn lại tại đại hội đảng lần thứ VII. Yêu cầu này không bao giờ được đáp ứng vì ông không thể là đại biểu đị dự đại hội và sẽ chẳng còn ai nhắc đến ông nữa.
Sau đó ông Nguyễn Cơ Thạch kéo ông về bộ ngoại giao, làm chuyên viên nghiên cứu vừa do tình đồng hương, vừa muốn tận dụng sự nghiên cứu của ông. Đến hội nghị trung ương lần thư 9 (tháng 8. 1990), nhiều đại biểu phê phán ông Thạch là hữu khuynh, mất cảnh giác trong việc này. Ông Bách bị về hưu bắt buộc, về ở một xã ở huyện Gia Lâm, quê vợ ông và không còn ai biết đến ông nữa.
Trường hợp ông Bách là một nét lý thú về tác động của công tác nghiên cứu và thông tin, một mặt rất yếu của cơ quan lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Khi được tiếp xúc với nhiều thực tế của thế giới qua thông tin, quan điểm của người ta có thể thay đổi theo hướng tiến bộ- Mặt khác cũng cần thấy ông Bách không bao giờ đề xướng đa đảng cả. Ông luôn rào đón, thanh minh là ông chủ trương đa nguyên (nhiều thành phần kinh tế, nhiều phong cách và trường phái trong sáng tạo văn học nghệ thuật, tôn trọng các tôn giáo với những nhân sinh quan khác nhau, chấp nhận việc thảo luận về những chính kiến, quan điểm chính trị khác nhau), nhưng đều dừng lại trước ngưỡng cửa đa đảng.
Trên đây là chân dung đại thể của một số người lãnh đạo đắt nước trong thời gian qua mà tôi cố khắc họa một cách chủ quan, tất nhiên không thể đầy đủ và đúng đắn, xin để bạn đọc tham khảo. Tôi quen biết ông Trần Văn Trà từ tháng 2. 1973 khi vào trại Davis, Tân Sơn Nhất làm việc. Ông Trà là trung tướng, Trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời. Ông hoạt bát, thông minh. Vốn học trường kỹ nghệ thực hành Huế thời Pháp. Ông biết kết hợp nguyên tắc với sự linh hoạt. Chính tôi đã khuyến khích ông viết hồi ký, nhiều lần trao đổi trò chuyện với ông về báo chí, về viết sách, về văn hóa văn nghệ và âm nhạc. Ông là viên tướng có văn hóa Cuốn Ba Mươi Năm Kết Thúc Chiến Tranh của ông ra hồi năm 1982 được anh em bộ đội miền Nam rất ưa thích. Ngay sau đó Tổng Cục Chính trị ra chỉ thị cấm lưu hành trong quân đội. Ông Lê Đức Thọ cũng chỉ trích cuốn sách này và phê bình ông Hà Mậu Nhai, giám đốc nhà xuất bản thành Phố Hồ Chí Minh về việc ra cuốn sách. Ông Thọ nhận xét trước các vị phụ trách báo chí và xuất bản: Cuốn sách ấy sai từ đầu đến cuối! Thật ra nhược điểm chính của nó là coi nhẹ các "quả đấm" chủ lực từ miền Bắc đưa vào. Theo tôi việc thu hồi, cấm lưu hành là không dúng- có gì thiếu sót thì thảo luận, tranh luận, bổ xung. Cái kỳ cục là nhiều nhà lãnh đạo cứ muốn mỗi cuốn hồi ký phải nói thật đúng, thật đủ! Lẽ ra phải thấy mỗi cuốn hồi ký có một nét riêng, mới người viết có chỗ đứng riêng. Tất cả các hồi ký góp lại mỗi phản ảnh được toàn cục của cuộc chiến tranh. Vẫn là căn bệnh chủ quan, cầu tòan, không chấp nhận những nét riêng, đặc sắc của cá nhân...
Trong "Bản kiến nghị của một công dân" tôi đã nêu lên trách nhiệm đặc biệt của 3 ngành: tuyên huấn, tổ chức và công an đối với hiện tình của đất nước. Tôi có nhiều bạn bè ở 3 ngành này và cũng không ít người tốt, có lương tâm trong đó. Thế nhưng những sai lầm của 3 ngành này vô cùng tai hại. Ngành tuyên huấn rất lạc hậu so với sự phát triển của tình hình trong nước và thế giới. Những quan điểm bảo thủ, giáo điều còn rất nặng. Họ lạc hậu đến 30, 40 năm. Tôi vừa được biết khi cuộc đảo chánh của bọn bảo thủ, giáo điều ở Liên Xô khởi đầu ngày thứ hai 19/08/1991, ở Hà Nội, ông THI NINH phó ban tư tưởng và văn hóa của trung ương đảng vội vã hý hửng loan báo cho ngành tuyên huấn, báo chí rằng đây là "những người cộng sản trung kiên" (!), rằng "cuộc lật đổ GORBATCHEV là dấu hiệu rất đáng mừng, có thể cứu vãn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác Lênin ở Liên Xô, và sẽ tác động rất thuận lợi đến Việt Nam!" Theo tinh thần ấy, chiều thứ ba 20/08/1991, bà HỒ THỂ LAN, người phát ngôn của bộ ngoại giao tại một cuộc họp báo cũng hý hửng rằng: "Cuộc đảo chánh là một mối quan tâm lớn, một sự kiện rất có lợi cho chúng tôi (!) và hy vọng quan hệ Việt Xô sẽ lại tốt đẹp như trước kia (!)" Một quan chức cao cấp ở Hà Nội trả lời phỏng vấn của hãng REUTERS còn chấp hành sự hướng dẫn của ban tư tưởng và văn hóa, đi xa hơn, kể "tội" của tổng thống GORBATCHEV là "đã đi vào con đường của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh..." Bây giờ họ ăn nói làm sao, khi "các đồng chí trung kiên" ấy chỉ sau có 70 giờ đồng hồ đã bị thất bại ê chề, chúng lộ nguyên hình là những tên tội phạm, phản bội, bị tóm cổ và đưa ra xét xử theo luật pháp. Những tên phó tổng thống, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng an ninh...hèn hạ, thét ra lửa một thời đã bị đền tội theo pháp luật.
Nhân dân đã vùng dậy, không còn biết sợ xe tăng, sợ quân đội, sở cảnh sát, mật vụ và an ninh. Chính quyền bảo thủ bị mất niềm tin của nhân dân muốn tồn tại thường dựa trên nỗi sợ của nhân dân, thì nhân dân cốc sợ chúng nữa! Điểm mấu chốt là ở đó.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết