If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1074 / 27
Cập nhật: 2017-09-05 09:38:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cuốn Sách Hình Thành Thế Nào
uốn sách đầu tiên của Hunter S. Thompson, Thiên thần Địa ngục: Một thiên truyện kỳ quái và khủng khiếp là một thành công lớn, được viết sau một năm lần theo băng đảng xe mô tô tàn bạo nhất của California. (Tiêu đề phụ, ôi những kẻ lập dị, phản ánh một câu nói của F. Scott Fitzgerald: là một nhà tiểu thuyết trẻ đầy khát khao, Thompson ở độ tuổi đôi mươi sẽ không ngừng gõ lại những trang sách của Gatsby Vĩ đại với hi vọng hấp thu nhịp điệu trong phong cách người hùng của ông.) Được xuất bản vào tháng Mười hai năm 1966, cuốn sách đã bán được nửa triệu bản chỉ trong năm đầu tiên. Sau cuốn sách này, Thompson đề nghị sử dụng một bản cáo trạng tàn nhẫn của Bộ tổng Tham mưu Hoa Kỳ làm bàn đạp cho một sự suy xét rộng hơn về cái chết, như ông nhìn nhận, của Giấc mơ Mỹ. Ông ký hợp đồng với Random House và Ballantine năm 1968. Với sự ủng hộ nhẫn nại của Jim Silberman, người biên tập Thiên thần địa ngục, Thompson dành hai năm tiếp theo để chuyển mớ bùng nhùng này, dù dễ lay động lòng người, thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Cuối cùng, ông cũng đạt được chút tiến triển thực sự với cuốn sách, nhưng chủ đề bao quát, “Cái chết của Giấc mơ Mỹ,” như ông gọi nó, sẽ tạo cơ sở cho những bài viết của ông trong giai đoạn này – một thời kỳ mà chính ông bị cảnh sát tấn công ngay tại hội nghị Đảng Dân chủ ở Chicago, tại đây ông chứng kiến cuộc chiến tranh ở Việt Nam tiếp tục không suy giảm, lý tưởng hippie bị nghiền nát, và Richard Nixon vào Nhà Trắng.
Dù một tinh thần khá thăng hoa khi đối lập với, ví dụ như, Thác loạn, Thompson cảm thấy mình dính líu trực tiếp vào cách kể chuyện của Thiên thần Địa ngục – sự chủ quan của ông so với điều ông gọi là “khách quan giả tạo” của báo chí truyền thống – đã tạo cho cuốn sách một sự gắn kết riêng biệt. Trong quá trình tìm tài liệu và cách thức cấu trúc cho cuốn sách Giấc mơ Mỹ, lối viết “Gonzo” của Thompson bắt đầu định hình. (Xem “Gonzo là gì?”) Các bài viết của ông, đặc biệt là cho Warren Hinckle ở tờ Nguyệt san Scanlan là nơi phong cách của ông thực sự đơm hoa kết trái. (Tom Wolfe, khi viết cho tác giả vào tháng Hai năm 1971, đã mô tả bài viết của ông cho Scanlan là “náo động không đủ lời diễn tả, ông bạn ạ.”) Một bản tóm lược có minh họa về Derby[38] tại quê nhà Kentucky của ông cho tờ Scanlan cũng dẫn đến cơ hội kết hợp với nhà minh họa Ralph Steadman. Người được Thompson chọn đầu tiên, họa sĩ tranh biếm Pat Oliphant, đã bỏ giữa chừng nên tạp chí này cử người thay thế là Steadman, tác phẩm của ông đăng trên Private Eye. Họa sĩ này tỏ ra là người minh họa sáng tạo lý tưởng, và trong tác phẩm tập hợp từ các bài viết thô ráp của Thompson, “The Kentucky Derby Suy đồi và Trụy lạc,” chọn Steadmand là một Passepartout say khướt cho Phileas Fogg đang uống cocktail Mint Julep theo một giọng kể ở ngôi thứ nhất đầy động lực. (“Được Hunter S. Thompson viết dưới sự câu thúc” và “Ralph Steadman phác họa với cây bút chì kẻ lông mày son môi”, như dòng đề tên đã ghi, tất cả đều quá dễ tin.) Và khi Thompson xuất bản Thác loạn trên tạp chí Rolling Stone, ông một mực muốn Steadman vẽ minh họa, sau này người biên tập sách của ông là Jim Silberman kể lại, “ông ấy là họa sĩ minh họa duy nhất, mà tôi biết, hiểu được khái niệm báo chí Gonzo”.
Hỡi ôi, Scanlan phá sản, để lại cho Thompson một thẻ tín dụng American Express mà giá trị không bù lại được, cộng với hóa đơn thuế IRS khổng lồ phải nộp. Vào lúc tờ tạp chí đóng cửa, ông đang chuẩn bị viết một bài cho họ về “cái chết tình cờ” ở phòng giam cảnh sát Los Angeles của Ruben Salazar, một phóng viên người Mỹ gốc Mehico, và là cộng sự của Oscar “Zeta” Acosta, bạn của Thompson, một luật sư, nhà soạn kịch, nhà hoạt động xã hội và là một con nghiện ham đàn đúm. (Acosta chết trong hoàn cảnh bí ẩn đâu đó ở Mexico năm 1977.) Bài báo cuối cùng được Rolling Stone nhận đăng, và Hunter đã bắt đầu viết cho báo này từ năm 1970 – biên tập viên sáng lập là Jann Wenner nhớ lại, vào kỷ niệm hai mươi năm thành lập tờ tạp chí, khi Thompson lần đầu tiên đến thăm văn phòng Rolling Stone, nhà văn này đội bộ tóc xoăn giả, tay cầm một lốc sáu lon bia.
Khi đang hoàn thành bài viết về Salazar cho tờ Rolling Stone vào mùa xuân 1971, nhà văn nợ như chúa chổm này được tờ Sport Illustrated đặt hàng viết bài về giải đua xe Mint 400 ở Nevada với mức thù lao 250 đô–la. Ông đã mời Acosta đi cùng. Đáng lẽ Thompson giao bài trong phạm vi 1500 từ – số từ cụ thể một bài báo dao động theo thời gian. Thế mà ông đã gửi một bài gần 15.000 từ. Bài viết bị Sport Illustrated từ chối không hề cân nhắc. “Sớm muộn gì”, Thompson phẫn nộ viết cho biên tập viên Tom Vanderschmidt, “ông sẽ thấy rằng việc ông gọi cho tôi là đã kích hoạt một cây nấm khổng lồ… Khi ông thấy quả cầu lửa cuối cùng, thì hãy nhớ rằng đó là lỗi của ông.” Và quả đúng như vậy, vì ở Vegas, Thompson đã, và cuối cùng, vấp vào Giấc mơ Mỹ của mình. Gửi bản thảo bài viết đầu tiên ở Vegas cho Tom Wolfe, ông thông báo cho bạn văn của mình rằng bản này kém chất vì được viết trong “cơn cuồng loạn suốt đêm vì rượu/ma túy”, và sau đó gõ lại nguyên văn tại một nhà nghỉ ở Pasadena. Tuy nhiên, một bức thư gửi cho Silberman vào tháng Sáu 1971, cho biết Thompson thực ra không dùng ma túy trong khi ông viết phần đầu của Thác loạn. Quả thật, đó là một “nỗ lực rất tỉnh táo để kích thích cảm giác sợ hãi ma túy… Tôi không hề bịa đặt gì cả – nhưng quả có nhiều lần tôi đã đưa những tình huống và cảm xúc mà tôi nhớ được từ những cảnh tượng trong đời thực.” Ông đã đề nghị Silberman giữ kín chuyện ông dùng ma túy vào cuối tuần đó. Sau rốt, khi ông biểu lộ trong Săn cá Mập, “chỉ kẻ điên loạn khốn kiếp mới viết một thứ như này và bảo đó là thật.” (Thompson phát biểu vào năm 1989, “Tôi không thấy thứ ma túy nào gây ra cảm giác phê như ngồi ở bàn viết.”)
Sự thật hay hư cấu, có dùng ma túy hay không, dù gì đi nữa thì kết quả là “15.000 chữ vớ vẩn.” Wenner ở Rolling Stone thích “chừng hai chục trang đầu”, những trang viết cường điệu của Thompson về “những hoang tưởng kỳ lạ ở Vegas” đủ để sắp xếp cho lên báo. Ngày 25 tháng Tư năm 1971, Thompson quay lại Las Vegas cùng Acosta để tham gia hội nghị Ủy viên Công tố về
Ma túy để thu thập tư liệu viết thêm cho Rolling Stone một bài và một cuốn sách nhỏ. “Thác loạn ở Vegas” của Raoul Duke, với phần minh họa của Ralph Steadman, đăng lần đầu tiên trên Rolling Stone số ngày 11 và 25 tháng Mười một, 1971. Dù có những phản đối từ phía Acosta về chân dung hư cấu luật sư “người Samoa nặng 300 cân Anh” là vi phạm pháp luật, cuốn sách vẫn được xuất bản vào năm sau, và chưa bao giờ đình bản kể từ đó. Bạn của ông, nhà tiểu thuyết William Kennedy, viết năm 1998, đã gọi đó là “một trong những cuốn sách độc đáo và hài hước nhất trong ba thập kỷ qua.” Vào dịp kỷ niệm thứ 25, năm 1999, Random House đã cho in ấn phẩm Mordern Library Edition danh tiếng – Thác loạn đứng cạnh các tác phẩm như Khi tôi nằm chết và Mặt trời vẫn mọc được xếp vào những tác phẩm văn chương kinh điển.
Thác Loạn Ở Lasvegas Thác Loạn Ở Lasvegas - Hunter S. Thompson Thác Loạn Ở Lasvegas