Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case

 
 
 
 
 
Tác giả: Bùi Tín
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 49
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 64
Cập nhật: 2023-03-26 22:28:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24
Ông Giáp bị ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ "chiếu tướng" từ dạo ấy. Năm 1964, cùng một lúc các cục trưởng tác chiến Đỗ Đức Kiên, cục trưởng quân báo Nguyễn Minh Nghĩa, chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Lê Minh Nghĩa bị bắt giữ. Đây là ba trí thức trẻ xuất sắc thời thuộc Pháp, có trí tuệ và tâm huyết, thân thiết với đại tướng Giáp suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, về sau sang Liên Xô học rất giỏi. Ông Kiên nguyên là kỹ sư nông nghiệp tốt nghiệp học viện Phrunze với bằng đỏ. Tiếp đó là hàng chục sĩ quan bị bắt giữ, phần lớn là trí thức. Sau khi đại tá Lê Vinh Quốc, chính ủy quân khu ba và thượng tá Văn Doãn- Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, ở lại Liên xô không trở về nước vì bất đồng chính kiến hồi cuối năm 1964, hàng loạt cán bộ báo quân đội nhân dân bị bắt như: Hoàng Thế Dũng tổng biên tập, Trần Thư, Mai Luân, Mai Hiến, Đinh Chân...và nhiều người khác bị xét hỏi. Một số người bị Ban bảo vệ Quân đội thẩm vấn và trong các cuộc thẩm vấn thường có câu hỏi: "Đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp ra sao?
Đã gặp ông Giáp ở đâu, lúc nào, bàn những chuyện gì"
Có một giả thuyết trong suy nghĩ của một số tướng lĩnh tôi quen. Những người này đã viết sách chưa được in, kiên quyết bác bỏ những lời nói có tính chất bôi đen và vu cáo của ông Duẩn đối với ông Giáp. Họ chứng minh rầng ông Giáp luôn có tinh thần kiên quyết trong tiến công, và ông Giáp thực sự là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ cuộc Tổng tiến công đầu xuân 1975 cho đến Toàn thắng. Họ đưa ra tất cả Nhật ký chỉ huy ở phòng Tác chiến Bộ tổng tham mưu, ghi rõ những mệnh lệnh của đại tướng vào giờ phút nào, có ghi âm cẩn thận...Họ chỉ rõ những phương châm: thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữạ..tranh thủ thời gian từng giờ, từng phút, thời gian là lực lượng...đều do tướng Giáp đề xuất ra, còn có bút tích của ông hồi ấy. Ông luôn có mặt trong chỉ huy sở đặt trong thành Hà Nội để theo dõi, uốn nắn, ra lệnh kịp thời. Một viên tướng ở Cục tác chiến nói với tôi: "Đó là sự thật, có chém đầu tao, tao cũng nói như vậy. Tổng bí thư mà nói sai nói bậy tao cũng cãi lại chớ! Sự thật là sự thật..."Số cán bộ ngay thẳng, có công tâm nay đặt giả thuyết rầng ông Duẩn ghét ông Giáp là vì từ hồi năm 1945, 1946 ông Duẩn phải ở vị trí qúa thấp kém: trưởng phòng dân quân Nam Bộ, dứơi trướng của trung tướng Nguyễn Bình, và còn dưới quyền của nhìều người khác. (Ông Trần Văn Giầu, ông Phạm Văn Bạch cũng từng bị "trù dễ sợ" do cái "tội" là trong dịp cách mạng tháng Tám đã bỏ quên những đồng chí của mình trong đó có ông Lê Duẩn đang bị thực dân Pháp cầm tù ở Côn Đảo, để một tuần sau mới nhớ ra và cho tầu đi dón về).
Sau khi phát hiện ra sai lầm của cải cách ruộng đất, việc thay thế Tổng bí thư Trường Chinh được đật ra. Có một số cán bộ thân cận với chủ tịch Hồ Chí Minh kể rằng lúc ấy chủ tịch nghĩ đến hai người: ông Giáp và ông Duẩn, và thậm chí còn ngiêng về ông Giáp là người cộng tác gần gủi lâu năm với mình. Nhiều người còn nhớ rằng, hồi năm 1955 khi mở ra chiến dịch sửa sai", cần giải thích cặn kẽ cho những cán bộ và gia đình bị oan ức (có đến gần 10. 000 bị xử bắn mà hầu hết bị quy oan và kết tội oan). Trong không khí bất bình và phẩn nộ, để ổn định lòng dân, thì ai là người có thể thay mặt cho ban lãnh đạo của đảng làm được cái việc khó khăn ấy? Cuối cùng Hồ chủ tịch chọn ông Giáp, ông ra trước sân vận động Hàng Đẩy để "chịu trận", tiếp nhận tất cả sự bực bội của những đại biểu các địa phương trải qua tàn phá của cải cách ruộng đất, nhận lỗi lầm và xin lỗi nhân dân. Người chỉ huy chiến thắng ở Điện Biên Phủ quả nhiên đả xoa dịu được phẫn nộ rộng lớn bởi sự thành thật đau xót và bằng cả hào quang của chiến thắng lịch sử.
Thế nhưng ông Duẩn đã được đề cử làm Tổng bí thư, vì một tiêu chuẩn tất nhiên hồi ấy, ở tù lâu năm, một bằng cấp cần thiết để được giao quyền cao chức trọng, vì từ đó được coi là được thử thách nhiều hơn, đáng tin cậy hơn...ý kiến của ông Lê Đức Thọ trong vấn đề này có ý nghĩa quyết định vì từ đó ông đảm nhận công tác tổ chức. Hồi 1977, tôi theo đoàn đại biểu quân sự cấp cao sang Berlin và Budapest. Một hôm tôi nói chuyện với ông Giáp.
Ông rất thích trò chuyện với nhà báo, anh em quay phim và chụp
ảnh. Ông cho rằng, một sai lầm lớn của ta về công tác tổ chức làkhông phân biệt việc khen thưởng với việc giao chức vụ. Ông kể hồi phong kiến, công tác tổ chức còn khá hơn ta, được ghi thành luật và điều lệ hẳn hoi. Thời đó phân biệt rất rõ: chức, tước, phẩm, hàm, bổng, lộc. Chức là quan trọng nhất- Giao chức là cần thận trọng nhất- Còn tước, phẩm, hàm, bổng, lộc là thứ yếu. Là để thưởng công, khuyến khích, ghi nhận và tăng công quỹ- Ta thì không phân biệt gì cả, có khi dùng chức để thưởng công, sinh ra rối loạn, bất lực và tai họa. Ông vốn là nhà sử học, lại là luật gia, nên ông kể vanh vách về luật Hồng Đức, về đời Lê, đời Trần, cả việc phong chức tước: công, hầu, bá, tử, nam ở bên Pháp, Anh, Đức thời trước.
Một số khá đông cán bộ và đảng viên nghĩ rằng: hồi đại hội V (cuối 1982), ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị là do "sáng kiến" của các ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, và để cho khỏi quá lộ liễu, ông Giáp bị đưa ra cùng với các vị khác: Nguyễn Văn Linh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn...theo cách dung dăng dung dẻ, chúng ta cùng nhảỵ..ra! Một số người vì động cơ riêng, trước kia e ngại ánh hào quang của người chỉ huy chiến dịch Diện Biên Phủ thì ngày nay lại e ngại ánh hào quang quá sáng của người chỉ huy chiến dịch HỒ CH MINH.
Tôi đã trao đổi ý kiến với một số cán bộ ở Bộ Tổng tham mưu, về cái cớ ông Duẩn rêu rao rằng ông Võ Nguyên Giáp nhát gan, sợ Mỹ. Hồi đầu năm 1975, ông Giáp có phần lưỡng lự khi cân nhắc có nên đưa cả 15 sư đoàn bộ binh vào miền Nam không, lúc đầu ý ông dự định để quân đoàn 1 ở lại giữ "gôn", có nghiã là giữ nhà, giữ căn cứ địa lớn của cả nước. Về sau, trên thực tế thì chỉ có 1 sự đoàn 308 ở lại mà thôi. Thêm nữa hồi tháng 3. 1975 ông chỉ thị cho các đơn vị phòng không và không quân chuẩn bị chu đáo đề phòng Mỹ dùng không quân dánh phá lại miền Bắc (do có một tin tức nào đó từ bên Mỹ truyền về Cục quân báo rằng có khả năng Mỹ sẽ phản ứng và ném bom trở laị)- Ông nêu lên khả năng ấy để cảnh giác là cần thiết.
Tôi nghĩ dùng những sự việc trên đây để chụp mũ ông Giáp là vừa đánh vừa run, là nhút nhát như thỏ đế là một thái độ chơi xấu, rất không đàng hoàng, lại từ người lãnh đạo cao nhất hồi đó thì lại càng đáng trách.
Dù bị nhiều lần chơi xấu, ông Giáp vẫn tỏ ra không cay cú, không buồn nản. Tuy nhiên ông cũng trở nên "cẩn thận" hơn, chặt chẽ với mình hơn, người khác khó mượn cớ để vu cáo. Trong những chuyện đi nước ngoài cùng ông, khi tôi làm tin vê hoạt động, bao giờ ông cũng không quên dặn ghi thêm những câu đại thể là: đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chuyến lời chào mừng hữu nghị của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, của chủ tịch Hội đồng nhà nước Trường Chinh, của Chủ tịch Hội động Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước khác đến...vân vân và vân vân...Đây là một kiểu cẩn thận để giữ mình, tránh hở sườn để có thể bị "nốc ao".
Có những chuyện khá lạ lùng. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội gần đây nhất, ông Giáp bị ban tổ chức trung ương do ông Nguyễn Đức Tâm trực tiếp làm trưởng ban "bỏ quên" và ông là phó thủ tướng mà lại không đồng thời là đại biểu quốc hội, khác với tất cả phó thủ tướng khác từ xưa đến nay.
Trước Đại hội VII có tin đồn rằng, ông sẽ trở lại Bộ Chính trị, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng nhà nước, do nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân. Theo tôi tin ấy vừa tốt như rượu ngọt nhưng lại pha chút cay đắng vì tuổi ông đã cao (80), sức đã xuống. Ông là người trí thức có hiểu biết rộng, lại liêm khiết (điều này ngày càng hiếm và do hiếm nên càng quý) có uy tín ở trong và ngoài nước.
Thế nhưng đại hội VII vẫn chưa có dân chủ thật, chỉ có dân chủ hình thức, khó có một bước đi rõ rệt hợp lòng dân như thế.
Tôi nhớ lại hồi năm 1989, nhân 35 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi yêu cầu ông viết cho tuần báo Nhân Dân chủ nhật một bài thật đầy đủ và trung thực về chiến dịch Điện Biên Phủ- ông đã nhận lời và viết bài "Quyết định khó khăn nhất" được dư luận cả nước chú ý, ông đã nhắc đến những nhân vật từ trước đến nay không được nói vì dính vào những vụ án chính trị xét lại, chống đảng như: tướng Đặng Kim Giang, tướng Lê Liêm, các sĩ quan cấp cao Đỗ Đức Kiên, Nguyễn Minh Nghĩa, và nói đến trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc ở Điện Biên Phủ là tướng Vi Quốc Thanh với tất cả sự thật khách quan.
Tính ông rất cẩn thận- Ông sửa đi sửa lại bài viết, ông gửi cho tôi đến năm bức thư và trực tiếp gọi điện thoại cho tôi hơn một chục lần về bài báo này. Khi thì thêm, khi thì bớt, khi thì sửa vài chữ, khi thì dùng những ảnh nào cho thích hợp- Tất nhiên phải có ảnh Bác Hồ và có đoạn nói đến Bác Hồ với lời dặn là:
"Tướng quân xuất trận được toàn quyền quyết định, nhưng đã đánh là phải chắc thắng. "
Tôi còn giữ bức ảnh ông Giáp chụp ở Đại hội VI, ngay buổi bế mạc. Khi ý kiến khá đông người muốn đưa ông vào vị trí cao nhất đã không thành, ông vẫn giữ một thái độ vui vẻ, hòa nhã.
Tôi đã có lần gạn hỏi ông một điều mà khá nhiều người trách ông: Sao ông không can thiệp để đòi công bằng cho những người làm việc dưới quyền ông bị oan ức kéo dài, bị giam tù, bị
mất tự do, thiệt thòi hàng chục năm? Ông trả lời đại ý: có chứ, nhưng không thể làm gì nổi trong cái cơ chế kỳ lạ này, khi ngành tổ chức, ngành an ninh là chúa tể, lộng hành. Nếu không cẩn thận thì tất cả còn bị trù nặng nề và kéo dài hơn nữa, và bản thân ông cũng bị tai họa như chơi!
Về ông Nguyễn Văn Linh, tôi tiếp xúc với ông khá nhiều lần và có vài nhận định: tận tụy với sự nghiệp, được rèn luyện trong nhà tù đế quốc, sống dản dị, bản tính hiền lành, chân thật Chỗ yếu rõ của ông là trình độ hiểu biết chưa tương xứng, thiếu quả đoán, đơn giản, cả tin, luôn bị các trợ lý kém thao túng- Khi mới trở lại Bộ Chính Trị, rồi đến Đại hội VI nhận chức Tổng bí thư, ông hăng hái, phấn chấn trong đổi mới. Năm 1977, khi gặp các văn nghệ sĩ và trí thức, chính ông đi xuống bắt tay ông Nguyễn Khắc Viện và khuyến khích nhà văn Dương Thu Hương bầy tỏ hết ý kiến của mình. Chính ông khuyên văn nghệ sĩ không đựơc uốn cong ngời bút, phải có khí phách sống, tự cứu lấy mình. Trong thử thách mới thấy hết bản lĩnh của người lãnh đạo- ông Nguyễn Văn Linh đã không vượt được thử thách. Cách phân tích tình hình ở Đông Âu và Liên Xô của ông vừa thiếu sâu sắc khách quan, vừa biểu hiện sự lo sợ, giật mình- Làm sao đổ vấy cho đế quốc là tội phạm chủ yếu của sự sụp đổ của các nước ấy, mà coi nhẹ sự phấn nộ và phủ định của chính nhân dân! Thật đáng trách khi chính ông lại tin và lớn tiếng nói rằng Viêt Nam đang trở thành đối tượng chủ yếu để dế quốc và CIA, cùng các thể lực phản động khác lật đổ và gây bạo loạn. Tôi đã gặp nhiều nhà báo tiến bộ Mỹ và Pháp. Không một ai đồng tình với nhận định này- Họ cho rằng chính phủ Mỹ, chính phủ Pháp và ngay cả CIA đều mong muốn Việt Nam ổn định và phát triển- Gây hỗn lọan để làm gì, có lợi gì cho Mỹ! Chính phủ Mỹ không yểm trợ cho Khơ me đỏ và không yểm trợ cho cánh chủ trương bạo động là thế. Một điều rất dở nữa của ông Linh là đã khẳng định một cách máy móc, như đinh đóng cột rằng: đảng cộng sản Việt Nam một mình lãnh đạo đất nước là một tất yếu lịch sử, xưa kia là như thế, hiện nay là như thế và mãi mãi sẽ là như thế. Một kiểu nói cứng nhắc khó nghe và không còn đất để lui được nữa! Đăng đàn lớn tiếng nói lên điều đó, để ngay đó toàn thế giới đều biết đến, cả kẻ thù và đông đảo bạn bè đều lắc đầu thì thật là dở vô cùng vậy! Tất cả điều ấy là do ông Linh thiếu một tư duy tỉnh táo và độc lập, rất hay phân vân và thường nghe theo các trợ lý. Ông lại ít đọc sách báo nước ngoài, nhận ít thông tin, ít hiểu biết trực giác (vì ít đi ra nước ngoài và khi đi lại đi theo kiểu hiếu hỷ, cữơi ngựa xem hoa). Nhiều người ở trong nước và nước ngoài đặt kỳ vọng ở ông hồi 1986, 1987 bao nhiêu thì từ năm 1989 đến nay càng thất vọng bấy nhiêu. Một số lần tôi gặp ông khi ông ở cương vị Chủ tịch tổng Công đòan, ông đã tỏ ra hay phân vân, lưỡng lự, thiếu hẳn sự quyết đoán và từ đó thiếu bản lĩnh của một người lãnh đạo, chưa nói đến người lãnh đạo cao nhất của một đảng.
Về ông Lê Đức Thọ, tôi được gặp ông khá nhiều lần trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, cũng như ở Campuchia từ đầu năm 1979 đến năm 1983- Tôi vẫn cho rằng việc ông từ chối giải thưởng Nobel Hòa Bình là một thái độ thiếu khôn khéo, quá cứng rắn và dại dột, không tranh thủ được dư luận thế giới, nhất là dư luận tiến bộ. Đó là do cả một căn bệnh tự phụ, trích thượng với kẻ thù cũ- Thái độ ấy không làm cho ông và Việt Nam được quý trọng hơn, trái lại.
Ông là con người có vẻ mô phạm, nhưng lại cực đoan và lắm mưu. Khi sang Pháp tham gia hòa đàm bí mật, ông không có đức tính tò mò của một người ham hiểu biết. Ông hầu như không xem truyền hình, ít tham quan đây đó. Những anh chị em Việt kiều ở Paris từng cộng tác hoặc có quan hệ với đoàn do ông cầm đầu đều có chung cảm tưởng ấy. Rất nhiều người cho rằng ông sống dản dị, nhưng trong ý thức thì quan cách và gia trưởng- Tôi từng nghe ông nhiều lần nói chuyện, khi thì phổ biến nghị quyết trung ương, khi thì lên lớp về công tác tổ chức. Ông nói rất mạnh mẽ say sưa, và một nét luôn luôn rõ, ấy là rất hay mắng mỏ và răn dạy người khác. "Một ông thầy dạy đạo đức" như một số anh em học ở Trường Nguyễn ái Quốc nói với tôi. Ông là người phụ trách chủ yếu về toàn bộ công tác tổ chức của đảng và của cả chính quyền nhưng bao giờ nói chuyện hay lên lớp ông cũng chê bai, phê phán công tác này một cách quyết liệt. Chưa một lần nào ông nhận lấy một khuyết điểm nhỏ về mặt này của chính mình hay của Ban tổ chức trung ương mà ông phụ trách! Ai nấy đều biết công tác tổ chức của đảng và nhà nước là công tác yếu kém nhất, và sai lầm, gây tác hại vô cùng lớn lao. Những định kiến với trí thức, việc đề ra tiêu chuẩn hồng và chuyên, thiếu chuẩn bị lớp kế tiếp, khinh thị cán bộ trẻ...tồn tại keó dài. Ông là ngươì chịu trách nhiệm chính trong gần 30 năm, nhưng ông lại tỏ ra mình là người vô can! Đây là sự thiếu sót, lỗi lầm, kém cỏi, vô trách nhiệm của kẻ khác, "của các anh!"
Tôi từng nghe ông nói chuyện với cán bộ Campuchia, một lần ở Hoàng Cung Pnom Penh hồi giữa năm 1981 và một lần ở Thủ Đức đầu nâm 1982- Tôi không thể tin chuyện đó là có thật nếu không tự đích thân dự. Ông là người phụ trách chính trong Bộ Chính trị chỉ đạo việc giải phóng Campuchia và giúp nước này xây dựng Đảng và chính quyền. Ông cho triệu tập những cán bộ chủ chốt, từ chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng, bộ trưởng, thứ trướng, những đảng viên vừa được vào đảng, tất cả đều là những người Campuchiạ..Tôi nghe mà rợn cả người! Khi cao hứng ông quở mắng những đảng viên và cán bộ đảng nước này như là con cháu trong nhà vậy! Tôi ngồi nghe mà chỉ mong ông cán bộ phiên dịch dịch sai đi, nhẹ đi một chút, kẻo nghe chối tai vô cùng: "Các đồng chí phải học cho chăm, phải làm việc cho đứng đắn, phải trau dồi đạo đức của người cán bộ công sản để xứng đáng với sự tin cậy của chúng tôi, của cách mạng. Cần hiểu rằng cán bộ luôn được sàng lộc, ai lộ ra yếu kém thì phải thay! Rượu thì uống vừa vừa thôi! Nhiều đồng chí để vợ dắt mũi, đi buôn kiếm lợi là không được!...". Tôi cứ nghĩ sao không để cho người Campuchia làm lấy việc dạy bảo ấy! Việc bồi dưỡng là rất cần vì đó đều là những cán bộ đảng viên mới, nhưng đó là quan hệ dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia.
Tác phong gia trưởng kẻ cả ấy ảnh hưởng rất nặng đến tắc phong của các chuyên gia Việt nam ở Campuchia- Thật là tai hại. Tôi ghé đến báo Campuchia hồi năm 1985, đang có môt chuyện gia báo Nhân Dân Hà Nội vào giúp đỡ- Ông đưa cho tôi một bài xã luận do Tổng biên tập báo Campuchia viết, được dịch ra tiếng Việt để chuyên gia ta góp ý, và khoe: "Anh thấy đấy, họ viết kém quá, tôi phải chữa đến nát ra như thế này đây". Tôi cầm lấy bài khó chịu vô cùng và nói: "Tốt nhất anh đừng nên chữa một chữ nào- Mà nên góp ý cho người viết tự sửa khi thật sự cần thiết- Làm cách như của anh phải buộc họ nghe, vì nể, vì sợ chuyên gia, nhưng trong bụng sé chửi mình đấy!" Một lát có một cậu đến xin gặp, một cô đến rỉ tai chuyên gia, họ mời đi họp, họ hỏi ý kiến về kết nạp đoàn cho anh này, về kỷ luật hai cô cậu viết thư tỏ tình với nhaụ..Tôi nghĩ căn bệnh gia trưởng từ "cụ chuyên gia cao nhất" đã lây lan khá rộng và gây nên tai hại vô cùng!
Vào những năm trước khi mất, ông đã mạnh dạn phát biểu ý kiến về một loạt vấn đề lịch sử của đất nước- Ông khẳng định: trong ý đồ tổng tấn công và tổng khởi nghĩa năm 1975 đã không có tổng khởi nghĩa, đã không có nổi dậy của quần chúng, trong các cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, đã chỉ đạo thiếu linh hoạt, cố dám ăn xôi, đáng nhẽ đợt một vào dịp Tết tạo nên chấn động vào hậu phương của nước Mỹ là đủ, các dợt sau, nhất là các dợt tháng năm và tháng chín năm 1968 chỉ gây thêm tổn thất cho ta. Ông cho rằng: Việc đế quân ở Campuchia quá lâu đã bị sa lầy. Nền công nghiệp nước ta đã bị chỉ đạo sai lầm đến nỗi như một con bò sữa chỉ còn xương bọc da gầy ốm. Quân đội Việt Nam trở thành quân đội "Ba nhất", nghĩa là: anh hùng nhất khổ sở nhất, vô kỷ luật nhất...Đây là những cuộc nói chuyện hẹp ở Viện lịch sử quân đội, Nhà xuất bản Sự thật, ở cơ quan tỉnh ủy Lâm Đồng (Đà Lạt)- Có một số cán bộ nghe, ghi chép, phổ biến lại thì bị cơ quan bảo vệ quân đội gọi lên chất vấn, có người bị giữ lại gần 7 tháng để điều tra vì đã phổ biến những "luận điệu của địch" (!)". Như đại tá Ngọc Bằng phụ trách Ban lịch sử của quân khu Bảy, Anh đã chứng minh là mình không bịa đặt, chỉ phổ biến trong một cuộc họp của cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh những điều ông Lê Đức Thọ từng nói. Anh "được" về nhà mà không hề có một lời xin lỗi, sau khi bị đưa ra khỏi đảng và cầm quyết định về hưu!
Về ông Đỗ Mười, người vừa được bầu làm Tổng bí thư đảng cộng sản Vịêt Nam thay thế ông Nguyễn Văn Linh, tôi đã quen biết từ khi ông làm chính ủy quân khu tả ngạn ở đồng bằng Bắc bộ trước thời kỳ Điện Biên Phủ. Ông xuất thân từ thợ thủ công, làm nghề sơn cửa, hoạt động cách mạng từ 18 tuổi, chưa học hết cấp trung học. Ông sống có nghị lực, sinh hoạt dản dị, không tham nhũng. Ông nổi tiếng là cán bộ đốc chiến, có nghĩa là giỏi đôn đốc công việc, chuyên về thực hành. Ông từng trực tiếp chỉ đạo cải tạo tư sản công thương nghiệp ở Hà Nội và Hải Phòng vào những năm 1959, 1960 và sau năm 1975 ông cũng trực tiếp chỉ đạo cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, đặc biệt là ỏ Sài Gòn và Chợ Lớn, một công việc mang nặng tính chất duy ý chí, hiệu quả xã hội rất xấu và để lại một ấn tưởng tệ hại do không có hiệu quả và tệ tham nhũng tràn lan. Ông cũng là người trực tiếp đôn đốc xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng hai công trình cực lớn của "thế kỷ": Cầu Thăng Long và Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Cả hai công trình này đều là tiêu biểu cho tệ duy ý chí, phớt lờ ý kiến của giới khoa học kỹ thuật, đã trót lao vào làm không sao sửa được nữa, tốn kém tiền của, thời gian không sao tính hết- Tổng bí thư lẽ ra cần phải là một nhà lý luận sâu sắc, có nhiều kiến thức vững vàng, am hiểu xã hội và thế giới ngày nay, có tư duy chính trị và óc tưởng tượng phong phú, thì trên thực tế chỉ là một cán bộ rất hăng hái hoạt động! Nhiều trí thức ở Hà Nội thường nói: kém hiểu biết + nhiệt tình = hỏng việc, phá hoại và phản động. Rõ ràng ông Đỗ Mừơi không hề thiếu nhiệt tình trong các chiến dịch cải tạo công thương nghiệp và trong việc đôn đốc xây dựng các công trình cực lớn.
Hoa Xuyên Tuyết Hoa Xuyên Tuyết - Bùi Tín Hoa Xuyên Tuyết