Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Phượng ca
Thể loại: Kiếm Hiệp
Upload bìa: Tiên
Số chương: 61
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 6081 / 151
Cập nhật: 2015-03-16 08:39:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28 - Khả Thị Duy Ngã (2)
oa Mộ Dung ra khỏi cổng tròn, nói với giọng sầu não: "Ca ca, hiện giờ mình làm sao cho phải?" Hoa Thanh Uyên than: "Mẫu thân tâm ý đã định, tuyệt không thể canh cải. Nhưng chúng ta có thể khuyên Lương Tiêu dẹp bỏ ý muốn học kiếm pháp." Hoa Mộ Dung lắc đầu: "Tiểu tử này tuy còn nhỏ nhưng tính tình cực kỳ cố chấp, chỉ sợ huynh khuyên nó không được đâu." Hoa Thanh Uyên cười khổ: "Huynh cần phải hết sức mình rồi sau đó mới an phận theo số trời." Khi quay sang hỏi một nha hoàn thì biết Lương Tiêu đã đi về Họa Mi Hiên phía tây bắc để ăn cơm, họ liền cất bước đi về phía trước.
Gần đến cổng thì họ nghe Lương Tiêu la: "Muội nhìn huynh gì vậy? Hừm, cho là cách ăn cơm của huynh không thoải mái à?" Tiếp đó họ lại nghe tiếng của Hoa Hiểu Sương: "Tiêu ca ca, anh ăn cơm kiểu gì thật kì quái!" Lương Tiêu nói: "Kì quái thế nào?" Hiểu Sương cười: "Anh dùng tay bốc, chẳng có ai khác ăn kiểu này cả mà?" Lương Tiêu cười nhạt: "Ăn kiểu này thật là thống khoái, ta không học các kiểu cách làm bộ, kiểu cách thì ta lại không ăn được." rồi lại hừm một tiếng, bỗng thích thú hỏi: "Thẩm thẩm mặc áo lam này, có phải bà là mẹ của Hiểu Sương không?"
Lại nghe giọng của mỹ phụ áo lam: "Đúng vậy! Ta họ Lăng tên là Sương Quân." Khẩu khí lãnh đạm tựa hồ có ý không vui, có lẽ vì không thích kiểu hỏi thô dã của Lương Tiêu. Lại nghe Lương Tiêu cười: " Hai người thật là giống nhau." Lăng Sương Quân đáp: "Chuyện này cũng tự nhiên thôi, ngươi không giống mẹ ngươi sao?" Lương Tiêu đáp lời: "Mẹ tôi nói tôi rất giống cha, cha tôi lại nói tôi giống mẹ, cuối cùng thì giống ai tôi cũng không biết nữa." Rồi không nghe gì nữa.
Hoa Thanh Uyên chần chừ ngoài hiên một lúc lâu, cuối cùng mới bước vào trong thì thấy Lương Tiêu đang ngồi ngẩn ra, hai mắt hơi đỏ, nó thấy y bước tới thì nhảy lên: "Hoa đại thúc, ông tới rồi tốt quá, mau đưa cháu đi xem mấy cái đề toán mệt mỏi đó đi!" Hoa Thanh Uyên bị nó hỏi như vậy, bao nhiêu ngôn từ nghĩ ra trước đó đều không nói ra được nữa, đành trì hoãn: "Cần gì phải gấp vậy? Hay là ngươi hãy nghỉ ngơi một hôm thì tốt hơn!" Lương Tiêu níu lấy áo y, kêu ầm ỹ: "Không được, không được, cháu muốn đi xem, cháu muốn đi xem." Hoa Thanh Uyên cản nó không được đành phải đưa nó đi, đi được khoảng một dặm lộ trình thì tới "Lưỡng Nghi Ảo Trần" trận, đến trước một vách đá xanh cạnh đó nói: "Ở đây rồi." Lương Tiêu thấy vách đá có khắc đủ lại dấu hiệu kì quái, cái chấm cái tròn, cái ngang cái dọc, và nhiều chữ viết nhưng nét chữ khó đọc, hàm nghĩa lại cao thâm, Lương Tiêu nhìn hết một lượt nhưng không hiểu gì cả, trên chỗ khắc văn chương lại có một khối loang lổ, lan cả vào văn tự làm nét chữ trở nên mơ hồ không rõ ràng.
Lương Tiêu nhìn một lúc lâu, khi hết còn kiên nhẫn được nữa mới hỏi: "Hoa đại thúc, mấy cái này cuối cùng là cái gì?" Hoa Thanh Uyên than: "Cái này được gọi là Thiên Cơ Thập Toán, chính là mười đề toán do các cao nhân nhiều đời trước của Thiên Cơ cung ghi lai." Lương Tiêu hỏi: "Tại sao cháu lại chẳng hiểu chút gì?" Thần sắc Hoa Thanh Uyên ảm đạm: "Tiêu nhi, ngươi nhất định phải học kiếm pháp hay sao?" Lương Tiêu gật đầu. Hoa Thanh Uyên thở dài và trầm mặc một lúc rồi nói: "Nếu ngươi hoàn toàn giải được thập đạo toán đề, ta không cản ngươi, nhưng ta chỉ sợ..." Y muốn nói lại thôi, nhìn quanh không thấy ai, liền hạ giọng nói, "Nếu ngươi có chỗ không minh bạch hãy tới Thiên Nguyên Các để tìm đọc bút kí của các toán học đại gia cổ đại, nếu vẫn không giải được thì vạn lần không nên miễn cưỡng." Lương Tiêu gật đầu nói: "Cháu nhất định giải được." Hoa Thanh Uyên chỉ biết cười khổ, vỗ vỗ lên đầu nó rồi lặng lẽ bỏ đi.
Lương Tiêu xem xét cho đến chiều, trời đã tối đen, trong đầu nó hỗn độn một mớ vẫn không ra đầu mối. Nó trở về phòng ngủ thẳng một giấc, hôm sau sáng sớm đã trở dậy, hỏi một thị nữ vị trí của Thiên Nguyên Các. Thị nữ này liền đưa nó tới trước một tòa lầu các nguy nga và nói: "Chỗ này đây." Lương Tiêu thấy tòa Thiên Nguyên Các này chu vi hơn năm mươi trượng, cao chín tầng thì lòng kinh dị. Cô thị nữ này nói: "Trong này chứa dịch học, toán kinh, thiên văn lịch pháp. Lấy Thiên Nguyên Các làm trục chính, hướng đông thì có Trùng Hư Lâu, chứa cả chục vạn sách của đạo gia; Hướng tây thì có Ban Nhược Viện chứa bản gốc Phật Đà kinh của Thiên Trúc, bản dịch của Trung Thổ, học thuyết và kinh điển bí mật của Thiền tông; Phương nam thì chính là Đại Trí Phủ để chứa văn chương của các tác giả và kinh truyện của các triết nhân; Hướng bắc là Phong Tao Tiểu Trúc, trong đó là thi văn cổ kim; Tây nam là Xuân Thu Lư, nơi thu tàng sử tịch, đông nam là Dược Vương Đình, đúng như tên gọi, là nơi cất giữ sách y học từ rất xưa đến nay, bất quá thời đó Thần Nông nếm bách thảo, cả hai ngành y và nông đều tinh thông nên trong đó có cả điển tịch của nông, lâm, ngư, mục; Tây bắc là "Cửu Châu Viên, chứa bản đồ của sơn hà địa lí, tư liệu về điểu thú mọi nơi, đông bắc chính là Linh Đài, thu tập sơ đồ của các máy móc cơ quan trong thiên hạ và các loại mô hình, nhưng ngươi không nên đến đó vì Minh tiên sinh chăm coi chỗ đó, rất dữ và khó chịu"
Lương Tiêu đồng tình với điều này, tức tối: "Tỉ tỉ nói phải đó, Minh lão đầu này không phải là hảo nhân, trước đây đã ném ta lộn mèo, hừ, ta sớm muộn gì cũng phải báo thù". Người thị nữ cười nói: "Nguyên lai là ngươi đã chịu khổ đầu rồi, ôi, nhưng chuyện chê bai như thế này ngươi không nên để cho người khác nghe đấy!" Lương Tiêu hừ một tiếng: "Nghe thì nghe, ta không sợ." Người thị nữ bĩu môi: "Ta chẳng hơi đâu màng đến chuyện của ngươi, ngươi có khổ thì đừng than." Lương Tiêu cười: "Ta không hề than khổ, à, tỉ tỉ tên gì, sau này ta sẽ tìm tỉ tỉ cùng chơi." Người thị nữ nói: "Được chứ, ta ở về phía tây tại phường Chúng Hương, ngươi cứ hỏi Mai Ảnh thì ai cũng biết." Cô cười khúc khích rồi bỏ đi không nói gì thêm.
Lương Tiêu vào trong các thì thấy mùi sách vở xộc lên mũi, hòa lẫn trong đó là mùi long não, sách cũ sách mới trùng trùng điệp điệp mọi nơi, sắp cao như gò đống, trong các có hai người đàn bà đang phủi bụi, họ không hề mảy may để ý đến người qua lại. Lương Tiêu nhìn đông ngó tây, tới giá sách thuận tay kéo ra một quyển. Quyển này cũ kỹ, vàng nhẻm, bìa trước đã bị hư rách, có bốn chữ "Dịch Tượng Biệt Giải." Xem qua một lúc Lương Tiêu cũng không nhận ra được văn tự trong đó, nó bèn rút ra một quyển khác mới hơn, Lương Tiêu không nhận ra trên đó có hai chữ "Tiềm Hư" nhưng lại nhận ra tại lạc khoản ba chữ "Tư Mã Quang", nghĩ thầm: "Tư Mã Quang này là ai?" Nó nhíu mày, đầu nó to ra như cái đấu vội vàng bỏ xuống, lại kéo ra một quyển nữa, thì ra là "Thể Tích Thập Di" không rõ do ai viết, Lương Tiêu cảm thấy sách này có những biểu tượng giống như trên thạch bích, cả những kiểu chữ cũng tương tự nhưng xem xét cả nửa thời thần vẫn không tìm ra đầu mối. Nó lại kéo thêm ra quyển "Động Thủy Cửu Toán" và mặc dù các biểu tượng tuy quen mắt nhưng xem qua xem lại vẫn không có kết quả gì.
Lương Tiêu hết dạo sang hướng đông lại vòng về hướng tây thì vầng dương đã lặn về tây, tuy đã mở xem hơn hai chục quyển sách nhưng thật ra nó không hiểu được một quyển nào. Lòng nó hết sức tức tối, hận chỉ muốn phóng hỏa đốt rụi cái phòng toàn quái thư này. Nó tức giận trở về phòng, cả đêm trằn trọc buồn bực. Sáng hôm sau nó lại đi xem sách nhưng lần này vận khí nó càng tệ, toàn tìm thấy những quyển khó hiểu hơn, khoan nói tới nội dung mà ngay cả loại văn tự gì nó cũng không nhận ra.
Cứ như thế cả chục hôm, Lương Tiêu hai mắt đỏ ngầu, người gầy đét, nhiều lần đã muốn bỏ dở nhưng lại nghĩ tới cừu hận nên nó lại cố hết sức mình. Nó làm sao biết được những điển tịch này đều là tâm huyết cả đời của các vị tông sư về dịch học, các đại gia về toán học cổ chí kim, thành quả, học vấn của những đại gia này truyền lại cho đời sau đều vô cùng sâu rộng, độc bộ một thời, mọi người đều nghe tới duy chỉ là không hiểu được tận tường, tựa như một ngọn núi lớn nằm giữa không trung, Lương Tiêu đứng dưới đất nhìn lên thấy đỉnh núi mà không biết làm sao leo lên.
Chớp mắt lại thêm mấy ngày nữa trôi qua, Lương Tiêu cuối cùng cũng nghĩ ra một ít đường lối, nó lựa ra những cuốn sách cũ kỹ rách nát nhất ra, trực giác nhận ra rằng những quyển sách cũ này giải thích cho những quyển mới hơn. Tuy thực tế không hoàn toàn đúng như vậy nhưng nó từ các cuốn cổ thư đúng là đã tìm ra được không ít căn bản về toán học, chỉ có điều những cuốn này thật là cổ xưa nên văn tự cũng khó hiểu bí hiểm hơn, phần nhiều đều là cổ triện kim văn. Lương Tiêu từ nhỏ đã không thích đọc sách, tuy có thể miễn cưỡng nhận ra được vài mặt chữ nhưng làm sao có thể đọc hiểu minh bạch được những áng cổ văn này? Nhưng nó vốn tự phụ nên khi không có ai chịu dạy thì nó cũng không chịu nhún mình đi cầu xin ai. Thấm thoát thì đã mấy tháng nữa trôi qua, trong đầu nó lúc nào cũng hiện lên bảy tám cái quái đồ quái tự nhưng nếu hỏi hàm nghĩa của chúng thì nó lại không nói được.
Hôm đó Lương Tiêu xem xong nửa quyển Thiên Thư, chán nãn nhìn lên trần nhà, thần sắc ngơ ngẩn thì thoáng nghe có tiếng người hô hoán. Nó quay đầu lại nhìn thấy Hoa Hiểu Sương. Hoa Hiểu Sương thấy nó hai má gầy rộc, hai mắt vô thần, đầu tóc rối bù thì lòng cô đau xót, chụp lấy tay nó, giọng cô run rẩy: "Tiêu ca ca, huynh bệnh rồi hả?" Cô đưa tay sờ trán nó nhưng không thấy nóng tay thì mới cảm thấy an tâm: "Thật lâu không thấy huynh đâu cả, hôm qua muội nghe Mai Ảnh tỉ tỉ nói huynh ở Thiên Nguyên Các, muội vội đến tìm, gọi huynh mà huynh không để ý đến!" Lương Tiêu ồ lên một tiếng nhưng vẫn cúi đầu đọc sách, Hoa Hiểu Sương thấy nó thần tình lãnh đạm và có vẻ chán chường nên mới ngồi cạnh nó rồi nhìn đồ văn trong sách, chợt nói: "Tiêu ca ca, hóa ra là huynh đang đọc Cửu Cung Chú Sơ?"
Lương Tiêu giật mình, nhìn cô hỏi "Hiểu Sương, em đọc sách này có hiểu gì không?" Hoa Hiểu Sương gật đầu: "Trước đây em có học một ít nhưng đầu óc em thật là ngu ngốc không hiểu nhiều về toán cho nên lúc mình ở trong Lưỡng Nghi Ảo Trần trận em đã tính sai đường ra" Cô cười với vẻ xấu hổ và nói: "Nói về toán thuật thì trong Thiên Cơ cung nãi nãi là người lợi hại nhất."
Lương Tiêu suy nghĩ một lúc rồi chỉ vào trang nhất của đồ hình hỏi: "Con rùa đen này là cái gì?" Hoa Hiểu Sương đáp: "Cái này là Cửu Cung đồ, cũng gọi là Lạc Thư, trong truyền thuyết thì nơi rồng cõng đồ hình là sông Hoàng Hà, linh qui cõng đồ hình là sông Lạc Thủy, vì vậy mà cái trước gọi là hà đồ, còn cái sau gọi là lạc thư. Chính vì vậy mà Cửu Cung đồ dựa trên hình mu rùa, tám hướng đều có số, cộng lại đều ra mười lăm." Cô dừng lại rồi tiếp: "Có người cho là Lạc Thư vốn là tổ của toán thuật, nhưng nãi nãi nói toán thuật chia ra làm hai phần xưa và nay riêng biệt. Toán thuật thời xưa có tam tổ, Hà Đồ, Lạc Thư và Ngũ Hành. Hà Đồ hóa thành bát quái, bát quái phát triễn thành sáu mươi tư quái, nhưng trong mỗi quái đều có chứa tiểu cửu cung.
Cô lại thuận tay vạch tới vạch lui rồi giải thích: "Nhưng trong cửu cung cũng chia ra âm dương và chẵn lẻ, chính ra là lấy từ nguyên tắc âm dương của hà đồ, cửu cung đồ có bốn mươi lăm phương vị, mỗi phương vị lại bao hàm cả bát quái." Cô vừa giải thích vừa tính toán, thôi diễn đạo tương sanh của hà đồ và lạc thư, sau đó lại vạch ra hai đồ hình và giải thích, "Ngũ hành cũng có thể biến thành cửu cung, đồ hình bên tả gọi là lạc thư ngũ hành thành số, bên hữu đó gọi là lạc thư ngũ hành sanh số, từ hai số này mà cửu cung biến ra bát quái. Cứ như vậy mà tương hỗ nhau tiếp tục thôi diễn đến vô cùng..." Cô cứ từ cái dễ đưa dần tới cái khó, miệng nói tay vẽ. Lương Tiêu vốn là người cực thông minh, nghe giải thích khoảng hai thời thần dĩ nhiên hiểu không phải là ít, nó cầm quyển sách lên đọc, chỉ thấy không còn hoàn toàn không hiểu chút gì nữa, mừng đến mức xoa má rờ tai cô rồi lại đưa ra một quyển sách khác hỏi: "Còn cái này nói gì?" Hoa Hiểu Sương nhìn qua cười đáp: "Cái này cùng với cổ toán thuật rất khác, đây chính là kim toán thuật đó. Cửu Chương Toán Thuật có thể nói là gom mọi thành tựu của cổ toán thuật lại, kim toán thuật bắt nguồn từ Lưu Hướng đời Hán, Trương Hành đời Hán cùng Lưu Trung của Tào Ngụy viết ra, nhưng chân chính tự thành một phái thì phải chờ đến Tổ Xung Chi, đại gia toán học thời Bắc Triều, ông ta từ hình vuông mở rộng ra vòng tròn, tính được tỉ số vòng tròn. Sau đó trong Động Thủy Cửu Toán, có người lại từ phương pháp đó suy diễn biến hóa, vẽ hình tương hợp để tìm được những số chưa biết. Người ta nói dòng họ muội nhiều đời trước có người dùng phương pháp này để tính ra tới tầng trên thứ chín, tầng “Thiên” (tác giả: chính là toán thuật Âu châu tính lũy thừa chín của số X, có người cũng dùng cách này để giải bài toán chín ẩn số), và tầng dưới thứ chín, tầng “ám quỷ” (tương đương với căn bậc chín của X), rồi từ đó về sau tằng tổ của muội là Nguyên Mậu Công lập ra và phát triển đoạn pháp (tác giả: tương tự dùng phương trình tuyến tính của toán học đời sau để giải ra ẩn số) theo số hình chia ra, dần phát triển thành "Thiên Nguyên Chi Thuật, rồi tằng tổ mới dùng "Thiên Nguyên Thuật" biến hóa thành tứ nguyên, mới có thái âm, thái dương, thiếu dương, thiếu âm là tứ đại số." Nói tới đây cô nhè nhẹ thở dài, yếu ớt nói "Thật là không may làm sao, phần này quá khó em không hiểu nhiều lắm." Cô giải thích tới chỗ này thì cảm thấy chóng mặt, hơi thở khó khăn, liền tự đưa tay vào ngực áo lấy Kim Phong Ngọc Lộ hoàn ra uống một viên.
{StormRaider: đoạn trên hơi khó hiểu, tớ sẽ cố giải thích trong hiểu biết của mình.
"trong truyền thuyết thì nơi hoàng long cầm theo bản đồ bay lên gọi là sông Hoàng Hà, nơi rùa thần lấy lại bản đồ lặn xuống gọi là sông Lạc Thủy": theo truyền thuyết thì vua Phục Hy nhìn thấy tượng đã của con Long Mã ở bên bờ sông Hoàng Hà, trên lưng nó có vằn như đồ hình, ông ta căn cứ vào đó để tạo ra Bát quái, nền tảng của Dịch học lưu truyền đến bây giờ, gọi là Hà đồ. Đời vua Vũ nhìn thấy tượng đã con Linh Qui bên bờ sông Lạc Thủy, trên lưng có đồ hình, liền từ đó sắp đặt thứ tự thành 9 loại, là số của trời đất, gọi là Lạc Thư. Bát quái chắc mọi người biết rồi, còn Lạc Thư hay còn gọi là Cửu Cung đồ thì như sau:
4 9 2
3 5 7
8 1 6
khi ở trên lưng Linh Qui thì đầu đội 9; chân đạp 1; sườn trái 3; hông phải 7; vai mang 2/ 4; chân đi 6/8
“ông ta từ hình vuông mở rộng ra vòng tròn, tính được tỉ số vòng tròn. Sau đó trong Động Thủy Cửu Toán, có người lại từ phương pháp đó suy diễn biến hóa, vẽ hình tương hợp để tìm được những số chưa biết”: đoạn này nói về cách tính số Pi. Từ xưa (và có lẽ cả hiện nay) người ta tính số Pi bằng cách lấy một n-giác đều, tính chu vi (n x độ dài một cạnh) rồi chia cho độ dài đường chéo để lấy tỉ lệ. Khi n tăng đến vô cùng thì n-giác đều biến thành đường tròn, và tỉ số trên biến thành số Pi thực. Tổ Xung Chi bắt đầu việc này bằng hình vuông, tức là n = 4. Sau đó có người phát triển với n lớn hơn, qua đó tính được số Pi chính xác hơn.
“tính ra tới tầng trên thứ chín, tầng “Thiên” (tác giả: chính là toán thuật Âu châu tính lũy thừa chín của số X, có người cũng dùng nhầm cách này để giải bài toán chín ẩn số), và tầng dưới thứ chín, tầng “ám quỷ” (tương đương với căn bậc chín của X)”: cái này tớ cũng không rõ lắm. Mũ 9 của X thì cứ nhân lên là được, còn căn bậc 9 của X thì hiện nay hình như dùng logarit để tính, có lẽ thời cổ tính bằng cách dò dần giống như cách tính số Pi nói trên.
“dần phát triển thành "Thiên Nguyên Chi Thuật, rồi tằng tổ mới dùng "Thiên Nguyên Thuật" biến hóa thành tứ nguyên, mới có thái âm, thái dương, thiếu dương, thiếu âm là tứ đại số”: có lẽ ở đây nói đến phương trình tuyến tính (phương trình một biến) bậc 4 đối xứng qua trục tung, phương trình loại này có 4 nghiệm đối xứng, hai âm hai dương (-x2 < -x1 < 0 < x1 < x2) nên gọi là thái âm, thiếu âm, thiếu dương, thái dương chăng?
Theo bạn trongnghiabk: hiện nay có nhiều cách tính số pi độ chính xác cao, giả sử như công thức Leibnitz về chuỗi pi/4 = 1 - 1/3 + 1/5 - 1/7 +... hay công thức tính tích phân trong đọan (0,1) của f(x) = 1/(1+x^2) bằng giá trị pi/4.....
Cách tính số pi thời cũ huynh giải thích bị sai( có thể ko rõ), thật ra là vẽ hình tròn bán kinh 1, sau đó vẽ 2 hình đa giác đều nội tiếp và ngọai tiếp hình tròn. Chu vi đường tròn bằng trung bình của 2 chu vi đa giác, mở rộng ra đa giác có số cạnh càng lớn thì độ chính xác của chu vi hình tròn càng cao. Từ chu vi hình tròn chia cho đường kính hình tròn ta được số pi.
Theo như đệ nghĩ đề tóan thứ 10 "Nguyên Ngoại Chi Nguyên". Đại ý chính là muốn tìm một phương pháp giải dùng một chiều bất kỳ, biến hóa từ "Thiên Nguyên Chi Thuật" và tứ nguyên, đây đều là cách giải phương trình,pt tuyến tính đến pp bậc 4 và Nguyên Ngọai chi nguyên có thể là cách giải bất kỳ phương trình nào.
theo như giới thiệu thì ông này sử dụng đọan pháp để giải phương trình rất giống với cách giải hiện nay của máy tính, giới hạn dần phạm vi của nghiệm phương trình, thu hẹp khỏang cách nghiệm càng ngày càng nhỏ( cách này có trong bộ môn Phương pháp tính mà đệ quên mất rồi), số phép tính càng cao thì nghiệm càng chính xác.
Bằng cách này thì máy tính có thể giải được mọi pt cấp thấp, trừ những bài vô nghiệm.)
Côn Luân Côn Luân - Phượng ca Côn Luân