Tôi luôn cố gắng làm những gì tôi chưa biết và nhờ đó, tôi có thể làm được những điều tưởng như ngoài khả năng của mình.

Pablo Picasso

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The Painted Veil
Dịch giả: Nguyễn Minh Hoàng
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 50
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 11
Cập nhật: 2023-06-14 21:36:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 29
à sơ Saint Joseph nói:
- Ông ấy không ăn gì cả.
Bà Nhất đáp:
- Vì ông ấy chỉ quen ăn các món ăn Mãn-châu thôi.
Nụ cười của sơ Saint Joseph biến mất, thay vào đó là một vẻ mặt không được tự nhiên. Waddington làm ra vẻ đùa cợt, ăn thêm chiếc bánh khác. Kitty không hiểu câu chuyện vừa rồi là thế nào.
- Thưa  mẹ, mẹ cứ nói oan cho tôi mãi. Ăn như thế này thì đến phải bỏ cả bữa cơm ngon đang đợi ở nhà thôi.
- Bà bác sĩ có muốn đi xem mọi nơi trong nhà dòng không? Tôi xin sẵn sàng hướng dẫn.
Bà Nhất quay lại mỉm cười với Kitty như muốn xin lỗi nàng. - Dạo này nhà dòng không được ngăn nắp lắm, cái gì cũng lung tung lên cả. Các sơ đều bận việc đến cuống quít cả lên. Đại tá Ngọc đã yêu cầu chúng tôi dành riêng bệnh viện của chúng tôi cho quân sĩ nên chúng tôi phải dọn khu nhà ăn thành bệnh viện cho các trẻ mồ côi.
Bà đứng lại bên cửa để nhường lối cho Kitty rồi cùng đi với nàng vào trong dãy hành lang sơn trắng và mát mẻ. Theo sau là bà sơ Saint Joseph và Waddington. Thoạt tiên, cả bốn đi vào một gian phòng rộng lớn, trần trụi, có những cô gái đang ngồi thêu tỉ mỉ. Thấy khách vào tất cả đều đứng dậy, bà Nhất đưa cho Kitty xem mấy mẫu hàng thêu.
- Tuy có bệnh dịch nhưng chúng tôi cũng vẫn bắt làm việc để các cô ấy không nghĩ vẫn vơ đến sự nguy hiểm.
Bà Nhất lại đưa Kitty đến một gian phòng khác có những cô bé đang học khâu, học viền và học đột, rồi lại sang một gian phòng thứ ba có một bà sơ người Tàu đang trông coi mấy em nhỏ chơi đùa. Lúc bà Nhất vào trò chơi liền ngừng lại. Các em bé gái mắt xếch, bím tóc đen, từng bọn hai ba đứa, chạy lại vây lấy bà Nhất, nắm tay bà và nấp trong nếp áo rộng. Mắt  bà Nhất sáng lên, bà nói những câu rất trẻ con, và Kitty, tuy không hiểu tiếng Tầu, cũng đoán biết đó là những câu vỗ về, êm dịu.
Nhìn thấy lũ trẻ khốn khổ mặc nhất loạt một thứ quần áo giống nhau, Kitty không ngăn được một cử chỉ ghê tởm. Nhưng bà Nhất đứng giữa bọn trẻ trông chẳng khác một pho tượng Nhân từ. Lúc bà toan bước đi bọn trẻ cứ níu lấy áo bà làm bà phải nhè nhẹ dằn ra mới đi được. Dưới mắt chúng, bà Nhất không có vẻ gì ghê gớm cả.
Lúc đi trong một dãy hành lang khác, bà Nhất nói:
- Chắc bà cũng biết các trẻ ấy sở dĩ mồ côi là vì bị cha mẹ chúng ruồng bỏ. Mỗi khi đem trẻ đến chúng tôi phải cho tiền, vì nếu không cho, họ chẳng hơi nào chịu tốn công, họ cứ đem giết đi.
Bà quay lại hỏi bà sơ Saint Joseph:
- Hôm nay có ai đem lại không?
-Có ạ. Bốn đứa.
- Những lúc có bệnh dịch thì họ lại càng không muốn vướng víu vì những đứa con gái mà họ kể là thừa.
Bà chỉ cho Kitty trông thấy dãy phòng ngủ, rồi cùng đi qua trước một cánh cửa có hai chữ  "Bệnh viện" kẻ bằng sơn. Kitty nghe có tiếng rên rỉ, tiếng kêu thét, tiếng gào, những tiếng mà nàng không ngờ nổi là tiếng người.
Giọng bà Nhất vẫn bình thản:
- Ta không nên vào đó làm gì. Bà không nhìn được những cảnh như thế đâu.
Rồi chợt nhớ ra, bà hỏi:
- Không biết bác sĩ Lane có đây không nhỉ?
Bà nhìn bà sơ Saint Joseph. Bà này, vẫn nụ cười trên môi, lách mình vào trong. Kitty bước lùi lại. Cánh cửa mở hé, tiếng ồn ào vọng ra nghe càng thêm ghê rợn. Bà sơ Saint Joseph bước ra:
- Không. Ông ấy đã ghé qua rồi, một lát sau ông ấy mới quay trở lại.
- Bệnh nhân số 6 thế nào?
- Y chết rồi, tội nghiệp! Bà Nhất làm dấu thánh giá, đôi môi mấp máy đọc thầm một bài kinh ngắn. Cả bốn đi qua một khoảng sân, mắt Kitty bắt gặp hai hình người đặt nằm song song cạnh nhau dưới đất. Bên trên có phủ một tấm vải xanh. Bà Nhất quay nhìn Waddington:
- Chúng tôi thiếu cả giường nên phải cho bệnh nhân nằm hai người một chiếc. Có người nào chết là phải mang đi ngay để lấy chỗ. Bà mỉm cười với Kitty:
- Bây giờ, ta đi thăm nhà nguyện, chỗ mà chúng tôi lấy làm tự hào nhất. Một bà bạn người Pháp vừa gửi cho chúng tôi một pho tượng Đức Mẹ to bằng người thật.
Bức Bình Phong Bức Bình Phong - W. Somerset Maugham Bức Bình Phong