Books had instant replay long before televised sports.

Bern Williams

 
 
 
 
 
Tác giả: Pierre Darcourt
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: Vietnam, Qu'as Tu Fait De Tes Fils?
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 33
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2779 / 70
Cập nhật: 2015-09-20 20:43:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 22: Một Buổi Lễ Trao Quyền Đầy Sóng Gió
ớt âu lo và hy vọng", đó là đầu đề được báo Saigon Post cho chạy tít lớn trên trang nhứt.
Trưa nay, Tổng Thống Trần văn Hương sẽ trao quyền cho tướng Dương văn Minh.
Các chuyên viên thảo luận với nhau về thành phần của tân Chánh Phủ. Họ đưa ra tiểu sử của ba hay bốn nhân vật nổi tiếng nhất để cùng nhau phân tích rất là khoa học.
- Luật sư Nguyễn văn Huyền, vị Phó Tổng Thống vừa mới được bổ nhiệm sẽ mang đến cho tướng Minh một sự kết hợp của khối giáo dân ở Miền Nam.
- Ông Vũ văn Mẫu, như ông đã từng nói với tôi gần ba tuần lễ nay, hôm nay là Thủ Tướng. Ông ta sẽ đòi hỏi sự ra đi tức khắc của người Mỹ như ông đã từng xác nhận với tôi chăng?
- Lý quý Chung, thủ lãnh của nhóm "tranh đấu trẻ" sẽ là Tổng trưởng Thông Tin.
Giao quyền cho tướng Minh, Tổng Thống mãn nhiệm Trần văn Hương và các dân biểu, nghị sĩ trong lưỡng viện Quốc Hội hy vọng sẽ đạt được trước nhất là một sự ngưng bắn. Sau khi tránh khỏi sự giao tranh rồi, thì sẽ tiến tới những cuộc thương thảo để đi đến một thành phần Chánh Phủ "trung lập" gồm có CPLTCHMN, lực lượng thứ ba và một vài thành phần của chế độ Sài Gòn
Sự phối hợp quá hấp dẫn nầy không cần phải xem xét gì nữa. Chế độ VNCH đứng vững là nhờ vào quân đội và viện trợ Mỹ. Nhưng QLVNCH tự nó đã tan rã rồi, và viện trợ Mỹ cũng không còn nũa.
- Cái gọi là "Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam" (C PLTCHMN) thì đang ở trong một cái thế chánh trị quá mập mờ.
Họ khẳng định họ là một Chánh Phủ, tự cho mình là "đại diện chính thức cho lực lượng cách mạng của người dân Miền Nam trong "Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng" nhưng trên thực tế họ chỉ là một tấm "bình phong" giúp Hà Nội che dấu những âm mưu bành trướng mà họ đang theo đuổi.
Được thành lập từ năm 1960, qua Nghị Quyết của Chánh Trị Bộ Hà Nội, "Mặt Trậm Quốc Gia Giải Phóng" với những du kích quân mặc quần áo đen và chiến đấu bằng những khẩu súng cũ kỹ, nhưng sau bộ mặt tã tơi thơ mộng đó là cả một thực tế kinh hồn: sự hiện diện của một quân đội chánh quy hùng mạnh với những sư đoàn thiện chiến, hoàn toàn cơ giới hóa và được trang bị chiến cụ tấn công hết sức tối tân của Miền Bắc. Hà Nội không muốn thấy M TGPQG (nguyên tác tiếng Pháp:FLN: Front Liberation National) sẽ trở thành một thực thể chánh trị có thể có yêu sách được dự phần trong chiến thắng quân sự của mình; hoặc có thể nhân danh cá biệt địa phương để chống đối một sự thống nhất nước Việt Nam.
Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968, có thể đã vĩnh viễn loại trừ nguy cơ nầy. Được xử dụng như những người dẫn đường và tiền sát viên trong những cuộc tấn công vào các đô thị, các du kích quân và các cán bộ chánh trị gốc Miền Nam đã bị diệt gần hết.
Cái gọi là CPLTCHMN (nguyên tác ở đây tác giả dùng danh xưng tiếng Mỹ, GRP: Goverment of Repubic Popular. Tiếng Việt, họ tự xưng là Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam ) được thành hình năm 1969, trùng hợp với những vận động đầu tiên của Hoa Thạnh Đốn và Hà Nội để giải quyết vấn đề "cái bàn vuông 4 cạnh" để thương thuyết. Bắc Việt dự kiến nhu cầu phải có 2 thành phần đại biểu để cân bằng với con số của Hoa Kỳ và VNCH.
CPLTCHMN, gồm có một số người gốc Miền Nam Việt Nam để quảng cáo, không có lực lượng quân sự mà cũng không có cả phương tiện quân sự. Lực lượng duy nhất thúc đẩy cái Chánh Phủ nầy tiến tới chính là quân đội chánh quy Bắc Việt, dĩ nhiên dưới quyền điều động và chỉ thị của Quân Ủy Trung Ương của Hà Nội.
- "Lực Lượng thứ Ba", mà Chánh Phủ Pháp tưởng rằng họ sẽ phải có một nhiệm vụ quan trọng trong vấn đề hòa giải giữa hai Bên thù địch nhau (bên cộng sản và bên chống cộng sản), thì nó không có một thực trạng chánh trị nào cả.
Lực lượng thứ ba thực tế chưa bao giờ có một tinh thần tập thể của số đông nhân vật, đến từ khắp nơi khác biệt nhau, chia rẽ nhau vì những sự cạnh tranh sâu xa giữa họ. Những người chống đối ông Thiệu cũng như chống đối cộng sản lại hoàn toàn không có khả năng thỏa thuận với nhau về một chương trình hành động chung.
Trước hết phải ghi nhận là những người thuộc lực lượng thứ ba ở Miền Nam Việt Nam khó có thể mang nhãn hiệu "trung lập" được. Trong vài tuần lễ trở lại đây, hầu như họ không hề có một quan hệ nào với các nhóm trung lập khác được thành lập ở Ba Lê. Một trong những nhóm kỳ cựu và đáng tin cậy nhất là "Ủy Ban tranh đấu cho một Miền Nam Hòa Bình và Tiến Bộ" mà Chủ Tịch là ông Trần văn Hữu, cựu Thủ Tướng Việt Nam từ 1950 đến 1953. Hai nhóm khác nhỏ hơn, nhưng rất thân cận với những tổ chức đấu tranh do Tòa Đại sứ Hà Nội và đại diện của CPCMLTMN dựng lên, đã tỏ ra rất tích cực từ năm 1973: Đó là "lực lượng tự do cho VN", do đại tá Trần đình Lan, cựu trưởng Phòng Nhì thời Pháp thúc đẩy, và "lực lượng đấu tranh cho Dân Chủ và Hòa Bình" của các ông cựu Tổng Trưởng Nguyễn hữu Châu và Hồ thông Minh. Sự hợp tác giữa các nhóm nầy trên thực tế chỉ giới hạn trong việc ký tên vào một vài bản "thông cáo chung" mỗi năm mà thôi.
Tại Sài Gòn, từ lâu rồi người ta có cảm tưởng là "Lực lượng thứ ba" chạy theo nhóm tranh đấu của chùa Ấn Quang, một thành trì đối lập cực đoan với ông Thiệu. Nhưng chùa Ấn Quang cũng thường chia ra nhiều nhóm nhỏ. Cũng vì thế mà vào khoảng tháng 9 năm rồi, khi nghị sĩ Vũ văn Mẫu thành lập "lực lượng hòa giải quốc gia" thì chỉ có một khuynh hướng thiểu số của hòa thượng Thích Trí Quang, người cầm đầu nhóm Phật Tử chống Tổng Thống Ngô đình Diệm năm 1963, là ủng hộ phong trào nầy.
Cũng phải nhận định rõ thêm là về phía bà Ngô bá Thành, Chủ tịch "Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam đòi Quyền Sống", bà cũng chỉ có thể huy động được một số quần chúng rất là hạn chế mà thôi.
Do vậy, không thể chối cải được là mặc dầu đã lập đi lập lại nhiều lần vị trí của mình, "lực lượng thứ ba" cũng thiếu hẳn một sự kết hợp. Vào thời kỳ 1963, Tổng Thống Thiệu đã có lần đã nói rất đúng:"Chỉ có 2 lực lượng, lực lượng của chúng ta và lực lượng của cộng sản" Hai năm sau đó, chỉ vài ngày nay thôi, lực lượng thứ nhất của ông Thiệu tan dần tháng nầy sang tháng khác và hầu như sắp sụp đổ. Lực lượng thứ hai là lực lượng của cộng sản sắp sửa là lực lượng chiến thắng. Sài Gòn và chánh quyền đang ở trong tầm tay của họ.
Những bản thông cáo hay những lời tuyên bố của một vài nhân sĩ trí thức dù có thiện chí mà không có binh sĩ và vũ khí, thì cũng không thay đổi được gì đối với diễn tiến của tình hình.
Người dân Sài Gòn trước một thực tế bi thảm, chẳng còn biết phải làm gì hơn với những sự phân tách mà họ thấy là quá tầm phơ và quá trể. Họ chỉ tự hỏi có một câu: Cộng sản sẽ tiến chiếm thủ đô bằng võ lực hay họ đợi thủ đô tự đầu hàng cho đúng hình thức? Họ hy vọng mà vẫn không tin tưởng lắm là "một sự ngưng bắn có thể xảy ra trong tuần".
Nhưng những cuộc chiến đấu khốc liệt vẫn còn đang xảy ra về hướng Đông của Sài Gòn, và thành phố Sài Gòn không bao lâu nữa sẽ có nguy cơ hứng chịu sự pháo kích của loại pháo nặng 130 ly Bắc Việt. Đã có một loạt đụng độ rất nặng ở thị trấn Long Thành (chỉ cách Sài Gòn có hơn 32 cây số) ngay nơi mà trường Kỵ Binh Thiết Giáp đang đóng ở đó.
Các chiến xa đang trực xạ với nhau với cự ly thật gần. Cách đó 20 cây số về hướng Bắc, trên con lộ Xuân Lộc, điểm chốt Trảng Bom đang sắp sửa mất. Một trung đoàn Bắc Việt và các toán đặc công cộng sản được chiến xa T.54 yểm trợ đã đánh bọc vị trí phòng thủ để tiến vào Hố Nai, nơi mà các thanh niên công giáo từ 13 đến 16 tuổi đã chống cự lại chỉ với vũ khí hư cũ và lựu đạn. Có hai nhà báo Pháp bị kẹt vào bẫy giữa cuộc chiến đấu trên dường phố tại đó: đó là anh Christian Hoche của tờ Figaro, và anh Michel Laurent của hảng thông tấn Gamma, cả hai dều được xem là bị mất tích.
Anh Christian vừa mới đến Việt Nam vài ngày trước đây và tôi cũng chưa bao giờ gặp mặt được. Nhưng tôi biết rõ anh Michel Laurent, một chàng trai ốm yếu, mảnh khảnh, kín đáo ít nói, có một gương mặt thanh tao với mớ tóc dài uốn quăn không đúng cách làm tăng thêm vẻ yểu điệu của một "con mèo". Nhưng đừng tưởng thế mà lầm! Trên trận địa dưới lằn lửa đạn, Michel bất chấp nguy hiểm vẫn giữ một sự bình tỉnh lạ thường. Phóng sự đầu tiên của anh ở Việt Nam rơi đúng vào mùa hè 1972. Tuy mới bước vào nghề, nhưng anh đã được biết đến với giải thưởng Pullizer mà anh đã nhận được ở Bengla Desh. Nhưng những anh già lão luyện cũng đang chờ hoạt động của anh rồi mới có ý kiến. Họ không thất vọng lắm! Ngày 23 tháng 7 vào lúc sáng sớm, một toán nhiếp ảnh trong đó có Michel Laurent và Raymond Thomann đến với đơn vị Dù Việt Nam đang chạm súng ở 5 cây số phía Nam thành phố Quảng Trị lúc họ đang tiến lên tái chiếm thành phố nầy. Pháo binh Bắc Việt tập trung hỏa lực 130 ly trên quốc lộ 1, trong khi các đoàn dân tỵ nạn đang vừa tuôn chạy vừa la hét. Raymond Thomann vẫn đứng ở nơi trống trải bình tĩnh quay cảnh nầy... Các quả đạn pháo đã rơi đến gần. Các nhiếp ảnh viên khác phải phân tán tìm chổ núp phía sau những hòn đá lớn. Một quả đạn pháo rơi thật gần, làm Raymond bị thương ngã xuống.. Mình anh đầy máu, cườm tay bên trái bị cắt đứt gần nửa, đùi trái của anh bị nhiều mảnh đạn. Hai nhiếp ảnh viên Mỹ và một Úc nằm sát xuống sau những mỏm đá, không nhúc nhích. Đạn bắn quá rát. Cách đó gần 10 thước, Michel Laurent đứng bật dậy, bước qua đường trống trải rất bình tĩnh, thu nhặt các máy ảnh và máy quay của Raymond, rồi xốc nách Raymond mang đến chỗ núp.. Làm công việc cứu người nầy xong, vẫn bình tĩnh và thoãi mái anh đến tìm 2 y tá Việt Nam đến săn sóc sơ khởi cho Raymond để giúp cho anh nầy khỏi bị mất quá nhiều máu. Sau khi biết chắc là bạn mình đã được băng bó cấp thời xong, Michel trở về phía sau, chận xe của một nhà báo da đen thuộc thông tấn xã AP (Associates Press) vừa chạy đến, nhưng xe anh nầy không chịu ngừng, anh lại chận được một xe Jeep của một trung sĩ Dù, đặt Raymond lên băng sau với tất cả dụng cụ máy móc của anh ta và tin chắc rằng anh sẽ được tản thương bằng trực thăng về Đà Nẵng, Sau đó anh mới lấy lại dụng cụ thu hình của mình, bình thản đi trở lại mặt trận, để tiếp tục công tác của anh.
Hai tháng sau, khi ra khỏi bệnh viện, Raymond Thomann gặp lại Michel Laurent trên quốc lộ dẫn đến An Lộc, lúc nào cũng thoải mái... ở giữa những tiếng nổ của bách kích pháo và rốc kết...
Sáng hôm qua, ở Hố Nai, cũng như anh đã ở Quảng Trị, Michel đã tự mình tiến qua vùng lửa đạn để tiếp cứu một người bạn khác đang bị thương... và anh đã bị mất tích trong đám khói lửa mù của đạn pháo. Miễn là vận may thường ngày ngạo mạn của anh đừng bỏ anh...
Những tin tức từ mặt trận đưa về không được vui lắm. Tân Uyên, một quận lỵ nhỏ cách căn cứ Không Quân Biên Hòa khoảng chục cây số đã bị pháo binh Bắc Việt biến thành một đống tro. (2000 quả pháo trong 3 tiếng đồng hồ). Biên Hòa đã có lệnh giới nghiêm 24 trên 24 giờ. Ở 5 cây số về hướng Đông Bắc của Sài Gòn, trực thăng đã tiêu diệt bằng rốc kết và liên thanh một đơn vị nhỏ đặc công Bắc Việt trong lúc họ đang cố phá một chiếc cầu. Cách đó khoảng 4 cây số về hướng Đông là trung tâm Thành Tuy Hạ, kho đạn dược chính của quân đội Miền Nam, không xa Cát Lái bao nhiêu, một căn cứ hải vận trên bờ sông Sài Gòn. Nếu cộng sản làm chủ được khu nầy thì tình hình sẽ không còn hy vọng gì cho quân đội Miền Nam Việt Nam. Có nhiều tàu chiến của giang đoàn đã cho đổ bộ lên đây 3 đại đội Thủy Quân Lục Chiến để họ bám trụ ở đây.
Vào lúc 9 giờ sáng, tôi đi theo xa lộ Biên Hòa. Một đoàn xe trên một chục chiếc thiết giáp bắn tạc đạn 105 ly, có thiết vận xa M113 dẫn đầu chở đầy bộ binh trên đó đang trên đường ra trận tuyến.. Cảnh sát dã chiến được bố trí với súng liên thanh trong các hố dọc bên đường. Trước cầu sông Đồng Nai, cách 25 cây số về phía Đông Bắc Sài Gòn, quân đội đã dựng lên một hàng rào cản. Phía bên kia hàng rào cản nầy là an ninh không được bảo đảm. Các chiến xa đến vị trí của họ. Một đại úy Việt Nam chận xe tôi lại:
- Ông đi đâu?
- Tôi đi Long Thành.
Vừa nói tôi vừa đưa thẻ báo chí của tôi ra. Si quan nầy lắc đầu và nói với tôi:
- "Ông có thể đi thử. Nhưng ông đến đó chắc không được đâu, hoặc tuy nhiên nếu ông đi đến đó được thì ông cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để trở về. Các chiến xa đang đánh nhau trong vùng. Nhiều đơn vị của sư đoàn 18 đã rút về Bà Rịa và đã đến tiếp tay với các sĩ quan tập sự của trường Thiết Giáp vốn đang bị bao vây và đang bị T.54 bắn vào. Binh sĩ của chúng ta di chuyển quá khó khăn vì các đoàn dân chúng đang tản cư.
Pháo binh cộng sản đã bắn hàng chục tràng rốc kết và đại bác 30 ly vào trại tiếp cư An Lợi, kế cận Long Thành, ở đó đang tập trung gần 100 ngàn dân tản cư. Hơn 200 người chết. Tất cả dân tỵ nạn đều bỏ chạy về hướng biển. Nhưng họ không đi xa hơn được vì con đường đi Vũng Tàu đã bị cắt đứt. Đoàn xe của Hội Hồng Thập Tự Việt Nam rời Sài Gòn từ sáng hôm qua mang theo lương thực cho những người dân khốn khổ trong tuyệt vọng nầy, đã có nhiều xe bị cháy khi đi gần đến Long Thành nên họ phải thối lui trở về."
Có hai người Pháp tự nguyện trong tổ chức "Bác Sĩ Không Biên Giới", một hiệp hội thiện nguyện từng gởi các thầy thuốc làm việc không thù lao đi khắp nơi nào có đánh nhau trên thế giới, đến trình diện ngay rào cản. Họ có giấy thông hành và muốn cố gắng đến bệnh viện mà họ đã làm việc trong trại An Lợi mấy ngày trước. Binh sĩ xem giấy tờ và cho họ đi qua.
Viên sĩ quan trả thẻ báo chí lại cho tôi và nói thêm:
- "Trái với tin đồn đãi ở Sài Gòn,căn cứ Biên Hòa vẫn còn. Và các chiến xa của Chánh Phủ đã vào Hố Nai để tiếp tay cho các chiến sĩ trẻ ở đó. Chào ông.
Đến lượt tôi bước qua rào cản.
Quốc lộ gần như vắng tanh. Dân chúng đã cân nhắc kỹ nên tránh xa quốc lộ và băng đồng mà đi. Xa hơn một chút, tôi hiểu ngay tại sao.
Phía bên trái cách lề đường chừng 20 thước có 2 chiếc xe vận tải bị vỡ tan vì đạn pháo, đang cháy và bốc lên một mùi khét rất khó chịu của dầu lẩn thịt người. Phía bên phải, là một sườn xe nát vụn của chiếc xe ba bánh Lambretta làm tôi nổi da gà: tử thi của một đứa trẻ khoảng 10 tuổi bị treo lủng lẳn ở phía sau thùng xe, hai tay lòng thòng, đầu bị mảnh đạn cắt đi quá nửa đến cặp mắt. Trong một góc của thùng xe phía sau còn có hai xác chết, một của người đàn bà và một của bé gái ôm nhau nằm bất động, cả ngực và mặt đều bể nát máu me vương vãi. Cách đo 2 thước gần một lỗ được đào hơi cạn dựa nền đường nhựa còn một mảnh kim khí cong vẹo đánh dấu nơi viên đạn rốc kết đã nổ và gây ra một sự tàn sát bẩn thỉu mù quáng nầy.
Một sự yên lặng kỳ lạ bao trùm chung quanh căn cứ Long Bình cũ của người Mỹ. Các làng mạc đầy sức sống vừa mới mấy ngày trước đây đang ồn ào náo nhiệt thì nay đã tản cư hết rồi.
Các lô cốt dọc theo quốc lộ được các sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Quốc Gia Dalat trấn giữ. Những sinh viên sĩ quan trẻ từ 18 đến 20 tuổi đầu, sạch sẽ, gọn ghẽ và bóng láng như những chú lính trong tủ kính. Trên ba lô của họ đặt dưới đất là mũ cát kết truyền thống vàng đỏ của sinh viên trường võ bị....
Một anh sinh viên sĩ quan nói với tôi bằng một giọng gần như rất trịnh trọng:
- "Chúng tôi sẽ đội mũ sinh viên lên khi thấy mình phải chết!
Trong những năm 1965 -1972, Long Bình là một trong những căn cứ tiếp vận lớn nhất của Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Một doanh trại quân sự rộng mênh mông trải dài trên gần hơn 7.000 mẫu tây đất, gồm hơn 100 trại lính, những sân trực thăng, bệnh viện.... tất cả đều được nối liền nhau bằng một hệ thống đường sá đẹp như xa lộ. Trên 30.000 lính Mỹ và Lữ Đoàn Không Kỵ số 1 với gần 3000 chiếc trực thăng đã đóng quân tại đây. Một "trung tâm giải trí" gồm có một sân khấu ngoài trời (dành cho các màn biễu diễn của các cô gái tóc hồng tóc hoe của anh hề trứ danh Bop Hope), một hồ bơi lội thế vận, một nhà chơi bowl, nhiều sân quần vợt, 3 sân bắn tên, những câu lạc bộ đánh bạc, các phòng đấm bóp và một nhà hàng Tàu. Bây giờ Long Bình chỉ còn là một cảnh trí rộng lớn đầy cỏ dại với một vài gian nhà rỉ sét, những ụ chiến đấu bằng bao cát và trăm bạn trẻ gan dạ đang sẳn sàng chết với chiếc mũ sinh viên sĩ quan truyền thống trên đầu.
Xa xa là những tiếng pháo binh bắn đi từng quả một hòa lẫn với tiếng quay đều đều của các cánh quạt trực thăng đang bay từng đoàn hai hay ba chiếc trên không..
Đi về phía trước một đỗi nữa, tôi gặp một trung đội biệt động quân với mũ nâu trên đầu, quần áo đầy vết mồ hôi loang lổ, với các khẩu trung liên hay M.16 trên tay. Và tiếp theo đó là các đơn vị tiền sát của sư đoàn 18 từ Bà rịa đến. Đơn vị chính của họ đang chạm súng chung quanh Long Thành,.cố phá vỡ vòng vây của cộng sản để tiến tới bố trí sát tường Biên Hòa. Nhưng vòng vây sẽ khó mà phá nổi.
Hai cây số kế tiếp thì quốc lộ trở nên đen kịt: một làn sóng người tỵ nạn vĩ đại đang đi theo binh sĩ từng bước một, ồ ạt đi sát nhau, người thì chống tó, người thì chống gậy, các bà thì gánh gồng mang trên vai đủ mọi loại vật dụng, các trẻ nhỏ 6,7 tuổi cõng em chúng trên lưng, mấy ông già mù được các em bé gái nắm tay dắc....
Quân đội đang đánh nhau hai bên đường, cách đây khoản 3 cây số, nơi có nhiều cột khói đen dày đặc bốc lên cao.
Khi đi vòng qua một con đường mòn dẫn tới một vị trí phòng thủ hơi cao do 2 chiến xa, một đại đội thuộc sư đoàn 18 trấn đóng với vài khẩu pháo 105 ly, tôi mới khám phá ra tầm rộng lớn kinh khủng của đoàn người. Trải dài khoảng ba hay bốn cây số trên đường chỉ là một giòng người nhấp nhô như một giòng sông vĩ đại đang chảy về Long Bình và Biên Hòa. Cả trăm ngàn con người cùng một tâm trạng hoảng hốt trong ngơ ngác, cùng có một nỗi lo sợ và một quyết tâm phải chạy trốn... đang im lặng tiến từng bước, không một tiếnng nói, không một tiếng kêu la, trong một sự yên lặng hoàn toàn quá đổi kinh ngạc!
- "Tất cả đều chạy đi từ trại tiếp cư An Lợi, cộng thêm một số lớn dân Long Thành"
Đó là nhận xét của một sĩ quan đang dùng ống dòm quan sát đoàn người di chuyển. Hai vị bác sĩ mong đến An Lợi đã hiểu rằng họ không bao giờ thấy được bệnh viện của họ nữa nên đã quay trở lại. Làm sao có đủ can đảm tìm lại được chiếc xe và đi ngược lại về phía An Lợi, xuyên qua khối người khốn khổ đi bộ nầy mà không thể giúp được gì để làm vơi nỗi khổ đau của họ?
Viên sĩ quan mang ống dòm quay lại tôi và nói:
- " Ông có biết tại sao họ phải đi như vậy không? Họ phải đi chung từng nhóm cả gia đình với nhau vì cha mẹ lẫn con cái đều biết rằng chỉ một chút lơ đỉnh thôi là họ có thể bị xa rời nhau vĩnh viễn, không còn nhìn thấy nhau nữa và không bao giờ còn gặp lại nhau được nữa. Nhờ thế họ mới có một động lực kết chặt với nhau một cách thật xúc động như vậy.
Để trở lại Biên Hòa, phải vạch lấy đường đi và chạy thật chậm, cảng xe luôn dính sát với người đi bộ, mà phải luôn tỉnh táo để khỏi phải cán lên họ. Đoàn người giạt ra từ từ. Không có một hành động hay cử chỉ nào tỏ ra chống đối, tuyệt nhiên không có một lời trách móc.Tôi chỉ có một sự nóng lòng không biết làm cách nào để "bay" ra khỏi đoàn người dày đặc nầy...!
Đến đoạn giữa Biên Hòa và Sài Gòn giòng người tản cư tự cắt ra thành nhiều đoàn để đi vào hàng chục trại tiếp cư được cấp tốc dựng lên từ nhiều ngày trước. Những người có trách nhiệm của Hội Hồng Thập Tự ở Miền Nam Việt Nam đang cố gắng bảo đảm một sự tiếp tế cũng như sự tạm trú của cả một đoàn người khổng lồ đang chạy loạn nầy. Nhưng họ quá đông, và những trại dựng lên trong hối hả không đủ chổ chứa hết được. Và những người nghèo khó nầy phải chịu cảnh nằm vật xuống đất và không còn muốn đi đâu nữa. Một vài vị bác sĩ, các hướng đạo sinh Phật Giáo và Công Giáo phân phát cho họ đường, sữa hộp và những túi cơm nhỏ. Đủ cho họ sống trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Một vị linh mục đến nói với họ là họ sẽ được đưa về tạm cư ở miền Đồng Bằng sông Cửu Long bằng xe vận tải hay xe buýt.
Trên đường cũ đi Biên Hòa, thường vắng xe từ khi có xa lộ, nên dân chạy loạn cố giữ bên phải nhường đường cho xe quân sự chở đầy đạn dược.Họ cũng không ít đâu, hàng chục ngàn thường đi từng hàng dài với đủ mọi loại phương tiện. Xe bò của nông dân (có bò kéo), xe ba bánh đầy ấp đến độ sàn xe muốn đụng mặt đường, xe đạp thồ chở nặng còn hơn lừa, và đi bộ. Họ mang theo tài sản duy nhất của họ: một con gà trống nhốt trong giỏ tre, một chú heo con trong một thùng mủ nhỏ, có cơm. Ba cô tu sĩ được đèo chung trên một chiếc mô tô đang qua mặt mọi người. Và không một ai chú ý đến một thân người rách nát cả lưng đang lê lết dựa bên đường.
Khi đám đông tràn ra đường dành cho quân xa đang đi ra tiền tuyến thì binh sĩ bắn chỉ thiên để cho họ tránh ra hai bên đường.
Trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa, một nghĩa trang lớn nhất ở Miền Nam, hàng chục hố vừa mới được đào chung quanh một ngôi mộ còn dang dỡ. Trên hai chục chiếc quan tài có phủ cờ, được sấp dài gần văn phòng của nghĩa trang, mỗi chiếc đều có mang tên tuổi, ngày tháng và địa điểm hy sinh. Hầu hết các binh sĩ nầy đều bị tử thương mấy ngày cuối cùng gần đây ở chung quanh thành phố. Người ta đang chôn một thiếu tá Dù. Trong số vài người dân sự đang đứng chung quanh đội kèn quân sự và một tiểu đội linh mũ đỏ, có một bà vợ trẻ, rất đứng đắn và rất đẹp mặc áo tang trắng, đang khóc trong lặng lẽ. Một em bé gái khoảng 10 tuổi đang ôm sát mẹ như một con chim đang sợ sệt...
Thành phố Biên Hòa vẫn còn sống động cách đây 2 ngày mặc dầu phi trường bị pháo kích, giiờ đây là một thành phố chết.. Phần lớn dân chúng đều đã đi khỏi đây, các cánh cửa sắt của tiệm buôn được đóng lại và khóa cẩn thận. Ở bệnh viện dân sự trên 50 người bị thương vì rốc kết được mang đến sáng nay, nằm chật hết các hành lang. Chỉ có một bác sĩ giải phẩu và một bác sĩ gây mê còn làm việc. Bác sĩ trưởng đã biến mất từ lúc nào rồi....
Ở căn cứ không quân, còn hàng chục chiếc phi cơ đang nằm trên sân bay. Các phi công đang ráp thêm những bình săng phụ. Chắc là để cho đủ săng để chạy đến Thái Lan hay bay ra Hạm Đội VII trước khi quân cộng sản đến.
Mãi đến 3 giờ chiều thì tôi mới về đến Sài Gòn.
Và đến 4 giờ rưỡi thì tôi quyết định đi một vòng quanh chợ Sài Gòn. Dọc theo các hành lang trong chợ những con buôn nhỏ và những chủ sạp nói chyện như bắp rang sau khay hàng hay ngay trước sạp hàng của họ. Có nhiều bà ngồi xổm dưới đất bày hàng ra cả trên đường đi, mời mọc đủ mọi thứ, từ những chiếc đèn bấm, các đồng hồ reo, kem cạo râu, rượu tây, thuốc lá và cả cơ phận thay thế của xe hơi...Trong các gian hàng bán vải, cũng còn một vài bà mặc áo dài màu đang chọn hàng tơ lụa và đang trả giá với mấy ông Ấn độ... Các quán rượu nhỏ và nhà hàng thì vẫn đông nghẹt khách ngồi bàn, ăn uống trước những cốc bia lạnh hay những tô phở nóng đang bốc hơi nghi nghút......
Tất cả đều chờ đợi..., họ chờ 5 giờ chiều và xì xào nho nhỏ với nhau: Lúc đó là Tổng Thống Trần văn Hương từ chức, chuyển giao quyền hành cho tướng Dương văn Minh và buổi lễ sẽ được trực tiếp truyền thanh và bình luận qua đài phát thanh Sài Gòn.
Tôi ngồi trong một cái phòng sơn màu xanh lá cây ở tiệm cà phê Thanh Bạch, gần rạp hát. Đứng sau quầy tính tiền, người chủ tiệm đang điều chỉnh tần số và chiếc máy thâu băng Akai.
Đúng 17 giờ, quốc thiều VNCH được trổi lên. Khách khứa đều giữ im lặng để nghe bình luận gia giải thích:
- "Trong gian phòng tiếp tân rộng lớn của Dinh Độc Lập, trước bức hình của các vua Hùng, Tổng Thống Trần văn Hương bước chậm chậm đến bàn vuông hình chữ nhật có khắc phù hiệu của ông: hai con rồng vàng nằm trong một vòng tròn đỏ. Ông bước lên bục và hướng về cử tọa, trên hai trăm người đại diện cho lưỡng viện Quốc Hội, một vài tướng lãnh, và một số đông nhà báo Việt Nam cũng như ngoại quốc."
Với một giọng nói khàn khàn mà ông cố gắng tự chế, vị Tổng Thống già nua cất lời:
- " Một trang sử đã được lật qua.
Một trang mới sẽ được đại tướng Dương văn Minh viết tiếp.
Chúng tôi không nghĩ rằng phải đổ thêm máu và phải đánh nhau đến viên đạn cuối cùng và đến người lính cuối cùng, thưa Đại tướng, Đây là một trọng trách rất lớn được giao phó cho ông. Chẳng những ông cần phải có thiện chí, mà cần phải có can đảm nữa! Khi từ bỏ giải pháp quân sự, chúng tôi đã chọn con đường của hòa giải, của sự hòa hợp, và cuối cùng của hòa bình"
Cựu Tổng Thống Hương bước xuống bục. Một vị trưởng tòa bước đến gỡ phù hiệu của ông và gắn lên đó phù hiệu của đại tướng Dương văn Minh: "một bông mai", một loại bông biểu tượng cho ngày Tết, (ngày đầu năm) dấu hiệu của một sự đổi mới.
Tướng Minh, vị tân Tổng Thống của nền Cộng Hòa, đến ngồi ngay sau bàn vuông hình chữ nhật, quay sang vị Tổng Thống tiền nhiệm, cung kính cuối đầu chào và nói "Thưa Thầy!" (ông Hương đã từng là giáo sư của ông Minh ở trung học):
- " Nhận điều khiển Đất Nước trong những hoàn cảnh hiện tại, không có gì vui hết. Chánh Phủ mà tôi đã được ủy thác phải thành lập sẽ là một Chánh Phủ Hòa Giải Quốc Gia, và tôi tin chắc rằng Chánh Phủ đó sẽ có thể thương nghị trở lại với Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam.
Chánh Phủ bảo đảm sẽ tôn trọng những Tự Do Dân Chủ và sẽ thả hết những người bị giữ vì lý do chánh trị dưới chế độ cũ.
Thưa đồng bào thân mến, những ngày sắp tới đây sẽ rất là khó khăn. Chúng ta sẽ phải can đảm cùng nhau đương đầu..."
Tôi nhận thấy thoáng qua là giọng nói không được bình tĩnh, sự diễn đạt không chắc chắn. Ông Minh đảo lộn chữ nầy qua chữ khác và phải đọc lai. Ông ta chưa bao giờ là một diễn giã tốt. Quay sang binh sĩ, ông tìm lại được phần nào giọng nói của một vị chỉ huy:
- "Các anh phải giữ chặt phần đất còn lại, bảo vê hòa bình, và giữ một tinh thần cao. Khi mà lệnh ngừng bắn được thi hành, các anh phải triệt để tôn trọng. Trong những vùng kiểm soát của mình, các anh phải bảo vệ an ninh và tài sản của dân chúng, không được đào ngũ, không được bỏ súng và bất cứ trong mọi trường hợp, phải nghiêm chỉnh tuân hành lệnh ban ra, mọi hành động vô kỷ luật sẽ bị trừng trị ngay tức khắc."
Ngỏ lời kêu gọi phía CPLTCHMN, tướng Minh tuyên bố:
- " Các anh em ở phía bên kia, tôi thật sự muốn có một sự hòa giải, và các anh em cũng biết điều đó. Tôi muốn rằng mọi tầng lớp dân chúng phải tôn trọng quyền sống của nhau. Đó cũng là tinh thần của Hiệp Định Ba Lê. Các anh đã từng kêu gọi tôn trọng Hiệp Định nầy và chúng tôi cũng kêu gọi như vậy.. Do đó chúng ta phải ngồi lại với nhau chung một bàn để tìm giải pháp có ích lợi nhất cho đất nước và cho dân tộc. Để chấm dứt nhanh chóng sự nghèo nàn của dân chúng và của binh sĩ chúng ta, tôi hy vọng là các anh chấp thuận đề nghị nầy và những cuộc thương thuyết sẽ có thể bắt đầu ngay sau khi Chánh Phủ được thành lập."
Buổi truyền thanh chấm dứt. Một chương trình khác được tiếp nối sau bài phát biểu của Tổng Thống.
Sau lưng tôi, một ông cụ nhỏ có râu rìa tuông ra một câu đầy mỉa mai chua chát:
-"Ông Tổng Thống của chúng ta có vẻ tốt đấy, với bông mai của ông, trong khi các chiến xa của tướng Giáp chỉ còn cách Dinh của ông có 20 cây số!".
Ông khách già có một cái nhìn quá sắc bén, không thiếu chút hài hước hay sáng suốt nào. Tổng Thống Hương không nắm quyền được quá 8 ngày, và lúc các chiến xa cộng sản tương đối còn ở xa...
Tôi trả tiền xong bước ra khỏi tiệm Thanh Bạch, Trời đang có quá nhiều đám mây đen...
o O o
Trong hai tiếng đồng hồ nữa, tôi sẽ rời khỏi Sài Gòn trên chuyến bay chót của hảng "Hàng Không Trung Quốc". Điện báo quốc tế của Bưu Điện đầy nghẹt các liên lạc điện báo chánh thức cũng như tư nhân, nên các công điện tôi gởi về nhà báo của mình quá trễ.Tôi sẽ ghé lại Bangkok 48 tiếng để dùng điện thoại trao thẳng vài bài và tôi sẽ trở lại...
Thình lình một tiếng nổ vang trời làm rung rinh cả thành phố. Trong một vài giây, đám đông chung quanh tôi sững sờ kinh ngạc. Xe đang chạy đột nhiên người ta thắng gấp, ngừng lại tại chỗ. Và sau đó nhiều tiếng nổ khác mạnh hơn và ngay sau đó súng liên thanh và đại bác phòng không lên tiếng. Đám đông hoảng hốt giải tán chạy tứ tán thành nhiều nhóm nhỏ, chạy qua chạy lại khắp tứ hướng, đụng đầu nhau. Các xe bắt đầu mở máy chạy lại, và chạy nhanh. Có nhiều xe mô tô bị hất tung lên, rồi ngã xuống....
Nhiều phát súng liên thanh được nghe khắp nơi. Cảnh sát và binh lính thi nhau bắn chỉ thiên. Các bà la hét, chạy đến gõ cửa bất cứ nhà nào để xin vào trong. Một số trẻ em bị lạc giữa rừng người đang chạy, đứng khóc la run rẩy. Đây là một sự hoảng loạn hoàn toàn hay đúng hơn là một sự cuồng loạn. Các tài xế bỏ xe giữa đám đông. Một tài xế xe vận tải bị một loạt súng làm vỡ kính xe, quýnh quáng nhảy vội khỏi xe và xe không người lái cứ thế tiếp tục lăn bánh, leo lên lề, phá tan cửa của một tiệm bán đồng hồ và tuông vào phá sập luôn cửa tiệm.
Các tàu chiến đậu dưới sông Sài Gòn bắn đại bác 30 ly lên trời, vào những mục tiêu vô hình. Ngay trên kinh đào, một chiếc C130 chở dân tỵ nạn bị nhiều đạn lửa bắn lên làm cho phi công phải hạ thấp cao độ để tránh đạn, bay sát kho cảng Sài Gòn suýt đụng gẫy cột buồm của mấy chiếc tàu hàng, lấy cao độ lại và bay thẳng về hướng Nam.
Các tiệm café trên đường Tư Do lật đật đóng cửa còn khách thì nằm bẹp xuống gầm bàn.
Phía trước Quốc Hội, rất bình tĩnh, một anh bạn to con, chĩa máy đứng quay cảnh dân chúng chạy tán loạn tìm nơi trú ẩn. Hai anh lính bắn nhiều loạt M.16 lên khắp bốn phía, ngang tầm người, làm cho một bà trúng ngay ngực ngã ngồi xuống, lưng đầy máu.
Phía trên đó một đỗi, trong hẻm cạnh rạp chiếu bóng Eden, có người xác nhận là có mấy tên đặc công Việt Cộng đã lợi dụng chuyện bom nổ để tấn công vào Dinh Độc Lập và Bộ Quốc Phòng. Người khác thì lại nói khác: họ nói là nhóm của tướng Nguyễn cao Kỳ đảo chánh. Chung quanh nhà thờ Đức Bà, các pháo đội phòng không vốn có nhiệm vụ phòng thủ Dinh Độc Lập gần đó, đã xã đại bác bắn hết lên trời. Đại lộ có quá nhiều xe xích lô máy nằm chổng gộng ngang ngửa. Tài xế đã bỏ xe chạy hết vào nằm ở vườn cây lớn bên đường. Nhiều quân xa trên có trí súng liên thanh 50 và đại bác 20 ly cặp đôi, đến bố trí trên đường Thống Nhất và cũng bắt đầu tác xạ. Tiếng nổ inh ỏi khắp nơi nghe rợn cả người! Hơi khét của thuốc súng ngửi đến tận cổ, và các vỏ đạn đồng nóng bỏng rơi đầy đường.
Độ chừng 15 phút sau thì tự nhiên các vũ khí nặng ngưng bắn hẳn.. Chỉ còn các tiếng súng cá nhân, nhưng cũng thưa dần. Trước câu lạc bộ thể thao cũ, một ông cảnh sát già rất bình thản cho tôi biết với một giọng đều đều: "Các phi cơ cộng sản đã dội bom Tân sơn Nhất, và nghe như đã có thiệt hại"
Tôi chạy về đường Pasteur nhặt hết giấy tờ và hành lý du lịch của mình, xong gọi một chiếc xe tắc xi đang chạy rong, và với giá 10 ngàn đồng (coi như đắt gắp 10 lần ), anh ta chấp nhận đưa tôi lên phi trường Tân sơn Nhứt. Cơn bão bây giờ mới bắt đầu: Mưa như trút và rất nặng hột. Chúng tôi chạy trong cơn mưa dày đặt và đường sá gần như vắng tanh. Đến hơn 7 giờ chúng tôi mới tới trạm kiểm soát vào phi trường. Quân cảnh và cảnh sát dã chiến xem giấy tờ rất kỹ, súng vẫn cầm tay. Mười phút sau tôi mới được cho vào phi trường.
Cơn mưa dứt hột thình lình. Vẫn có nhiều cột khói đen bay lên từ sân bay đang còn có nhiều tiếng nỗ nhỏ. Tiếng còi của đội chữa lửa thuộc Không Quân vẫn còn hụ lên inh ỏi. Tất cả các phóng pháo cơ đều bay lên hết. Các quân xa chở đầy binh sĩ từ khắp nơi đang đổ vào phi trường. Tất cả cửa sổ ở phi cảng đều bị thổi tung, trên mặt đất còn vương vãi các mảnh kiến vụn.
Một sĩ quan an ninh cho tôi vài tin tức chính xác: 3 chiếc phản lực A.37 bị cộng sản lấy được ở miền Trung đã dội khoảng 20 quả bom 500 cân anh xuống căn cứ Không quân và đã bay rất thấp. Toán trực bị hoàn toàn bất ngờ vì mấy chiếc A.37 nầy vẫn còn mang cờ V NCH và hình như đã đến đây từ căn cứ Biên Hòa. Thiệt hại cũng khá nặng: Một kho đạn lớn, 11 chiếc phi cơ (trong đó có 3 chiếc F.5), và 4 trực thăng bị phá hủy. Có trên 60 tử thương và mấy trăm bị thương. Tất cả các phi vụ đều được hủy bỏ. Chánh Phủ của tướng Minh vừa cho lệnh thiết quân luật 24/24 cho đến khi có lệnh mới.
Thế mà một chiếc phi cơ thuộc Hàng Không Việt Nam lại cất cánh được với hơn 100 hành khách. Dù sao tôi cũng không thể trở xuống thành phố. Tôi đi đến một hầm trú ẩn làm bằng bao cát. Trên đường đi tôi gặp nhiều toán khiêng cáng đang làm công tác tản thương.
Tôi qua đêm trong hầm trú ẩn nầy. Đạn rốc kết vẫn rơi vào phi trường không dứt. Cũng vẫn có những tiếng rít xé gió và những tiếng nổ đến điếc cả tai, và sau đó là các quả đạn pháo nặng 130 ly. Cứ mỗi lần đạn pháo rơi trúng một chiếc phi cơ nào đó thì lại có một vừng ánh sáng lóe lên xé tan màn đêm mưa gió và một cột khói đen bay lên cao.
Vào lúc 23 giờ thì một tiếng nổ lớn làm rung cả hầm trú ẩn của tôi. Cách đó chừng 50 thước, một chiếc trực thăng vận tải "Chinook" đầy binh sĩ bị cháy và đang rơi xuống đất. Có rất nhiều mảnh kim khí đỏ như lửa bắn tung tóe khắp phi đạo, và thây người cũng vừa bị cháy vừa bị bắn tung cùng khắp, trong một vùng khét lẹt mùi xăng dầu và thịt người bị cháy.
Từ xa, về hướng Đông, pháo binh vẫn nã vào Biên Hòa không dứt và đã biến vùng bị pháo kích thành một biển lửa.
Tôi biết rằng những ngọn lửa to trong đêm tối đó đã "thiêu hủy" cả một thị trấn; tôi biết là những nhà cửa bị đạn pháo của cộng sản làm sụp đổ đã nghiền nát nhiều gia đình mà tôi quen.
Tôi nghĩ tới các bạn thân của tôi, nghĩ tới Trinh, người thợ máy với hai bàn tay to lớn sù sì lúc nào cũng đầy dầu mỡ đang cặm cụi hí hoáy làm việc trong nhà xe lợp tôn của anh.
Tôi nghĩ đến cha Alain, một người Pháp già đã 83 tuổi rồi mà không bao giờ muốn đóng cửa nhà hàng của ông.
Tôi nghĩ tới anh Giang một nhà điêu khắc lúc nào cũng loay quay với các tượng Phật trong xưởng mà anh chỉ dựng lên bằng giấy bồi và vài tấm tôn.
Tôi nghĩ tới những người lính tự vệ công giáo trẻ của Hố Nai, những em 15, 16 tuổi chỉ với một khăn choàng cổ và hai quả lựu đạn mà vẫn hăng hái đương đầu với các chiến xa T.54 của cộng sản Bắc Việt! Trong lúc dưới ánh sáng ở thánh đường cha mẹ chúng đang quỳ gối cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng đầy đủ can đảm không chùn bước trước cái chết....
Ngày mai nầy, các bạn tôi và những em bé kia chắc sẽ chỉ còn là những xác chết không mồ mã, tha hồ làm mồi cho chuột bọ, cho chó mèo... giữa sự điêu tàn của một thị trấn yên lặng và tang tóc...
Trời rựng sáng thì tiếng súng chấm dứt, tôi trở lại phi cảng. Có ba xác phi cơ vận tải cong queo và bị cháy đen nằm giữa bãi đậu. Hai trung đội Dù đang đi qua phi đạo, Đầu vẫn đội mũ nồi đỏ (không có nón sắt) quần áo thẳng thớm, súng ống sạch sẽ, họ đi chậm chậm, nhẹ nhàng rất thong thả, lạnh nhạt dửng dưng nhìn khắp chung quanh mà đi tới.
Lúc 9 giờ sáng, tôi gặp được một người bạn, đại tá Lập. Anh chỉ huy một Không đoàn phi cơ săn giặc và vừa đáp xuống sau một phi vụ. Anh có vẻ mệt mỏi và bộ đồ bay của anh có vết máu. Anh mệt nhọc nói:
-" Tất cả rồi sẽ sụp đổ, từng giờ thôi. Căn cứ Không quân Biên Hòa bị 600 quả pháo 130 ly đã hoàn toàn hư hại và đang bị cô lập. Sư đoàn 18 của thiếu tướng Đảo vẫn còn đánh nhau với bọn chúng và đang bám trận địa. Nhưng sư đoàn bị thiệt hại quá nặng và gần 2000 binh sĩ coi như phải thức trắng đêm suốt 5 ngày nay. Sư đoàn 5 thì bể rồi và coi như tan hàng. Thủy Quân Lục Chiến thì đang đụng nặng trên đường phố ở Vũng Tàu, nhưng thiếu đạn và không có pháo binh yểm trợ. Bốn (4) sư đoàn cộng sản Bắc Việt có chiến xa T.54 mở đường, được hàng trăm khẩu pháo yểm trợ đã tiến đến gần Sài Gòn lắm rồi. Đơn vị tiền sát của họ gồm toàn đặc công đang lùa cả chục ngàn dân tỵ nạn đi trước coi như làm khiêng đỡ đạn cho bọn chúng. Họ đã đến Tân Cảng rồi, không đầy 3 cây số cách trung tâm thành phố. Các toán nhỏ Dù đã phản công và có nơi đang cận chiến, đánh xáp lá cà với cộng sản."
Để trả lời cho câu hỏi của tôi về các phi cơ cộng sản đã từ đâu bay đến bỏ bom ở đây? Anh lắc đầu chán nản nói:
- " Họ đã cất cánh từ phi trường Phan Rang, và tôi gần như chắc chắn rằng họ toàn là những người bạn cũ, bực tức nhất thời vì sự tan vỡ của chúng ta nên đã theo bọn cộng sản. Họ biết rất rõ các hành lang bay của chúng ta và đã tỏ ra là chủ thật sự của phi cơ mình, chớ không phải phi công Bắc Việt đâu. Tôi tự hỏi cái ông Minh đó, ông ta đang tìm cái gì đây? Chiều hôm qua, ngay sau khi cuộc bỏ bom ở đây chấm dứt, ông ta đòi Hoa Kỳ phải đóng cửa ngay tòa Đại sứ Mỹ, và tất cả tùy viên quân sự Mỹ ở đây phải ra đi tức khắc không được chậm trễ. Gì chớ chuyện đó thì Hoa Thạnh Đốn mừng quá: họ chỉ chờ có bấy nhiêu thôi, họ sẽ nhận gấp. Và tôi nghĩ là cuộc di tản những người Mỹ cuối cùng sẽ tiến hành trong những giờ sấp tới đây thôi. Cũng vì thế mà từ sáng sớm pháo binh Bắc Việt không bắn vào đây nữa để cho cuộc hành quân di tản nầy được tiến hành dễ dàng và nhanh chóng. Tất cả những hành động của bọn cộng sản chỉ nhằm tạo ra một tình trạng hoảng loạn để có một sự kết thúc nhanh chóng. Ông Minh đã cúi đầu tự mình chui vào tròng, và sự ra đi của tất cả người Mỹ chắc chắn sẽ tạo ra một tình trạng hốt hoảng khủng khiếp."
Đại tá Lập ngưng một chút rồi đặt tay anh lên vai tôi và nói với tôi với một giọng chối tai nhưng đầy tình bạn:
- " Một chiếc phi cơ của công ty Dài Loan, đậu ở đây 2 ngày nay, sẽ cất cánh trong vòng 30 phút nữa mang theo trên 100 hành khách đến Bangkok. Tôi biết anh bạn phi công nầy, anh ta sẽ cho anh đi, Pierre, anh đi đi, đi ngay khỏi nơi đây. di ngay đi, trước khi bọn "chó chết" kia (nguyên tác: s......) vào thành phố...
Tánh tò mò nghề nghiệp của tôi không mạnh bằng nổi buồn đang siết chặt tim tôi.
Sài Gòn là thành phố của tôi.
Tôi đã được sanh ra ở đây. Tôi không muốn và cũng không thể nào chứng kiến cảnh "bộ đội" từ Miền Bắc vào đây, vào cái thành phố mà tôi biết rõ từng hóc hiểm. Tôi không muốn thấy những người có hạnh phúc cùng thời thơ ấu với tôi sẽ biến mất dưới bộ mặt nạ bằng chì mà họ phải chịu mang suốt đời. Tôi cảm thấy không đủ sức....
Sáng thứ ba hôm đó lúc 11 giờ, lẫn lộn trong hàng trăm người Á Đông âu lo và vội vàng ra đi trong khẩn cấp, tôi rời khỏi Tân sơn Nhứt, phi cảng của Sài Gòn.Chiếc phi cơ Đài Loan đi Bangkok, cất cánh rất bạo và trực chỉ phóng thẳng ra biển, đi về hướng Tây Nam. Phía dưới chúng tôi là thành phố rộng mênh mông với nét đẹp lộng lẫy, có con sông uốn khúc bao quanh... một thành phố đã bị những tràng tiếng nỗ và khói bao vây ở chung quanh rồi.
Một người Tàu ngồi bên tôi, kỹ sư điện toán, nói với tôi là chỉ trong vòng vài giờ nữa thôi là trung tâm hệ thống viễn thông đầy mìn, sẽ "được điều khiển" cho nổ tung. Tất cả các sự thông tin với bên ngoài sẽ bị cắt đứt hết, và Sài Gòn, bị cô lập với thế giới bên ngoài, sẽ rơi vào tình trạng câm lặng.
Tôi thấy cổ họng tôi bị se thắt lại. tôi hết sức tuyệt vọng. Bây giờ tôi mới biết rằng tôi sẽ không bao giờ còn trở lại đất nước nầy nữa, một đất nước mà tôi rất yêu thương...
Một dân tộc khốn khổ, bị dày vò, bị chặt hết tay chân, bị sạt nghiệp chỉ vì bị sa vào bẫy của một vở kịch chánh trị ngu xuẩn và bi thảm quá kinh khủng mà chính họ cũng không hề biết không hề hiểu gì cả... Xin vĩnh biệt tất cả, vĩnh biệt tất cả những anh em đã từng chia xẻ với tôi hạnh phúc cũng như đau khổ trong những năm dài.... Các sư đoàn sắt máu từ Miền Bắc vào đây sẽ tha hồ mà xài xể các anh. Người Mỹ bị xua đuổi sẽ đáp xuống những chiếc hàng không mẫu hạm của Hạm Đội VII, một hạm đội dù bất lực và vô ích vẫn đang tuần tra ngoài khơi bờ biển Việt Nam mấy tuần lễ nay rồi.
Còn về người dân Việt Nam: có thể họ sẽ biết được là đã hết rồi, cơn ác mộng vô nghĩa và thật khủng khiếp của họ đã qua rồi. Người ta đã dành cho họ một sự chọn lựa thật dản dị nhưng quá khắc nghiệt: đầu hàng và được sống, hay là chống cự và chết. Trong vài giờ nữa họ sẽ gánh chịu một luật lệ khắt khe của kẻ chiến thắng.
Chú Sam (Hoa Kỳ) đã biến mất, mang theo khẩu hiệu lỗi thời của chú: thuyết "đô mi nô"!
Con cháu của Bác Hồ sẽ đến, như những kẻ chiến thắng, mang theo biểu ngữ khác bắt buộc phải đọc thuộc lòng: Phải thay đổi lối sống, thay đổi cờ, phải tự phê bình, phải hoan nghinh trật tự mới., phải biết vâng lời cán bộ, các ủy viên gầy gò và bí mật, thường mặc quân phục màu xanh lục, được huấn luyện ở sự nghèo khổ của bưng biền.. v.v.
Thật khổ cho những người bại trận!
Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên - Pierre Darcourt Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên