Cầu Chúa ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những thứ con không thể thay đổi, sự caN đảm để thay đổi những thứ con có thể, và sự khôn khoan để phân biệt những cái có thể thay đổi và không thể.

Dr. Reinhold Niebuhr

 
 
 
 
 
Tác giả: Sara Gruen
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 948 / 17
Cập nhật: 2017-08-04 07:58:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Ghi Chú Của Tác Giả
Ý tưởng về cuốn sách này đến với tôi rất bất ngờ: Đầu năm 2003 tôi đang chuẩn bị viết một cuốn sách hoàn toàn khác thì tờ Chicago Tribune đăng một bài báo về Edward J. Kelty, một nhiếp ảnh gia đã đi theo các đoàn xiếc lưu động khắp nước Mỹ vào những năm 1920 và 1930. Những bức ảnh đi kèm bài báo đã mê hoặc tôi đến mức tôi đã phải mua hai cuốn sách ảnh xiếc thời xưa: Hãy bước ngay theo lối này: Những tấm ảnh của Edward J. Kelty và Hoang dại, kỳ quặc, và tuyệt diệu: Xiếc Mỹ như F. W. Glasier đã thấy. Khi giở qua những cuốn sách, tôi đã bị hút vào. Tôi từ bỏ cuốn sách định viết và thay vào đó chìm đắm trong thế giới của những gánh xiếc trên tàu.
Tôi khởi đầu bằng cách lấy một danh mục sách cần đọc từ chuyên viên lưu trữ văn thư ở Thế giới Xiếc, tại Baraboo, Wisconsin, đó là nơi nghỉ đông đầu tiên của Anh em Ringling. Rất nhiều cuốn đã ngừng xuất bản, nhưng tôi kiếm được chúng qua những nhà buôn sách hiếm. Vài tuần sau tôi đến Sarasota, Florida để ghé thăm Bảo tàng Xiếc Ringling, tình cờ ở đó lại bán hạ giá bản sao các cuốn sách trong bộ sưu tập sách hiếm của tôi. Tôi về nhà, nghèo đi vài trăm đô la nhưng giàu lên với một đống sách vượt quá sức mang vác của mình.
Tôi dành bốn tháng rưỡi tiếp theo lĩnh hội những kiến thức cần thiết để thể hiện thật tốt đề tài này, bao gồm cả ba chuyến đi nghiên cứu thêm (một chuyến trở lại Sarasota, một chuyến thăm Thế giới Xiếc ở Baraboo, và một chuyến cuối tuần tới Vườn thú Thành phố Kansas cùng với một cựu quản tượng ở đó để học về ngôn ngữ cơ thể và hành vi của loài voi).
Lịch sử của xiếc Mỹ phong phú đến mức tôi đã nhặt lấy nhiều chi tiết trong số những chi tiết kỳ quặc nhất của câu chuyện này từ thực tế hoặc giai thoại (trong lịch sử xiếc, ranh giới giữa hai điều này rất mơ hồ). Những chi tiết này bao gồm việc trưng bày một con hà mã được ngâm trong phoocmôn, một “quý bà tráng kiện” nặng ngót hai trăm cân đã qua đời được diễu quanh thị trấn trong một cái chuồng voi, một con voi cứ suốt ngày nhổ cọc của mình lên và uống trộm nước chanh, một con voi khác đã chạy trốn và bị tóm lại ở một khoảnh đất trồng rau ở sân sau, một con sư tử và một thợ rửa bát chen nhau dưới bồn rửa, một tổng giám đốc đã bị giết và thi thể bị cuộn lại trong vải bạt lều chính, v.v…. Tôi cũng kết hợp bi kịch khủng khiếp và rất thật của chứng liệt do gừng Jamaica, thứ đã hủy hoại cuộc sống của khoảng một trăm nghìn người Mỹ vào giữa năm 1930 và 1931.
Và cuối cùng, tôi muốn thu hút sự chú ý tới hai chú voi xiếc thời xưa, không phải chỉ vì chúng đã tạo cảm hứng cho những điểm chính trong cốt chuyện, mà còn vì những cô gái già này xứng đáng được nhớ tới.
Vào năm 1903 một con voi tên Topsy đã giết người huấn luyện của mình sau khi hắn cho nó ăn một điếu thuốc lá cháy dở. Hầu hết những con voi xiếc vào thời đó đều được tha thứ sau một hay hai lần làm chết người - chừng nào chúng chưa giết người dân - nhưng đây là lần thứ ba Topsy tấn công. Những người chủ của Topsy tại Công viên Luna ở Coney Island đã quyết định biến vụ tử hình nó thành một màn trình diễn công khai, nhưng thông báo về việc treo cổ nó đã gặp phải sự phản ứng - dù sao đi nữa, chẳng phải treo cổ là một hình phạt độc ác và khác thường sao? Luôn tỏ ra khéo léo, những người chủ của Topsy đã liên hệ với Thomas Edison. Nhiều năm rồi Edison đã “chứng minh” những mối nguy hiểm của dòng điện xoay chiều của đối thủ George Westinghouse bằng cách dùng điện giết công khai những con chó và mèo lạc chủ, thỉnh thoảng có cả ngựa hoặc bò - nhưng chưa có gì nhiều tham vọng như một con voi. Ông ta đã chấp nhận thách thức. Vì ghế điện đã thay thế giá treo cổ trở thành phương pháp hành hình chính thức của New York, nên những phản đối đã dừng lại.
Các ghi chép không đồng nhất với nhau trong việc liệu Topsy đã được cho ăn cà rốt ngâm xyanua trong lần hành hình đầu tiên và bị thất bại hay là nó đã ăn chúng ngay trước khi bị điện giật chết, nhưng không cần phải bàn cãi gì về việc Edison đã mang đến một máy quay phim, cột Topsy vào những chiếc xăng đan có dây bọc đồng, và phóng sáu nghìn sáu trăm vôn qua người nó trước một nghìn năm trăm khán giả, giết chết nó trong vòng mười giây. Edison, đoán chắc rằng sự kỳ công này đã hạ bệ dòng điện xoay chiều, tiếp tục trình diễn đoạn phim tới các khán giả trên khắp đất nước.
Theo một ghi chép ít chuẩn xác hơn, cũng vào năm 1903, một gánh xiếc ở Dallas đã kiếm được một con voi tên Mẹ Già từ Carl Hagenbeck, một huyền thoại xiếc, người đã tuyên bố đó là con voi thông minh nhất mà ông từng sở hữu. Do đó họ càng hy vọng hơn, nhưng những người huấn luyện mới của Mẹ Già đã mất hết tinh thần khi thấy mình chẳng thể thuyết phục nó làm gì ngoài việc lê chân đi loanh quanh. Thật ra, nó vô dụng đến mức “phải đẩy và kéo nó từ khu đất này sang khu đất khác.” Sau đó, khi Hagenbeck tới thăm Mẹ Già ở ngôi nhà mới của nó, ông đã rất buồn phiền vì nghe người ta tả nó như một thứ ngu độn và nói vậy - bằng tiếng Đức. Mọi người chợt hiểu ra rằng Mẹ Già chỉ hiểu tiếng Đức. Sau bước ngoặt đó, Mẹ Già được huấn luyện lại bằng tiếng Anh và bước vào một sự nghiệp lẫy lừng. Nó chết vào năm 1933 ở tuổi tám mươi - cái tuổi đã quá già cỗi, xung quanh là bạn bè và các thành viên đoàn xiếc.
Những dòng này là dành cho Topsy và Mẹ Già…
Nước Cho Voi Nước Cho Voi - Sara Gruen Nước Cho Voi