Nếu bạn nghĩ bạn có thể hay không có thể, cách nào thì bạn cũng đúng cả.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Tác giả: Quỳnh Dao
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4371 / 105
Cập nhật: 2015-06-23 16:24:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 28 -
rong cuộc sống có rất nhiều chuyện bí mật và mỗi bí mật khi được bật mí thường mang đến nhiều chuyện buồn phiền hơn vui. Nhưng với Vân Lâu, Tiểu My, và gia đình ông Dương thì lại khác. Thân thế Tiểu My được tỏ rõ thì mọi người đều hân hoan. Tiểu My đã biết được Hàn Ni là chị em song sinh của mình thì bao nhiêu hờn ghen xưa kia đều tan và thay vào đấy là thứ tình cảm man mác. Với Vân Lâu việc mất Hàn Ni để rồi bây giờ lại có Tiểu My thay thế cũng chẳng còn buồn phiền vì hai đóa hoa là hai đóa chung cành. Riêng đối với vợ chồng ông Dương, thì sự xuất hiện của Tiểu My với cùng một khuôn mặt, với một thân xác khỏe mạnh mang đến cho hai người những cảm giác của người mất bảo vật đã tình cờ tìm thấy lại.
Trong khung cảnh đó, những tháng ngày vui tươi đã trở lại với họ. Ông Dương sốt sắng tìm việc làm cho Tiểu My, tiếc một điều là Tiểu My không biết kế toán và đánh máy chữ, nàng hoàn toàn xa lạ với công việc văn phòng, chỉ biết độc mỗi một môn ca hát. Ông Dương sau nhiều lần đắn đo, đã đề nghị:
- Tiểu My, em song sinh của cô là con gái tôi, vậy thì Tiểu My đừng ngại ngùng gì cả cứ để tôi bảo bọc gia đình cô một thời gian. Còn cô, cô tiếp tục học tiếp môn âm nhạc, cô thấy sao?
Đề nghị vừa được đưa ra là Tiểu My cự tuyệt ngay, người con gái có óc tự lập này nói:
- Lúc xưa, cháu đi học hành nghề ca sĩ là chỉ vì muốn tự túc mưu sinh, bây giờ dù có được hai bác thương yêu tận tình giúp đỡ để tiếp tục học lại thì cháu cám ơn lắm nhưng cháu không yên tâm được. Tiền cha cháu mang sang Đài Loan mua nhà, sinh sống cũng là của hai bác giúp đỡ. Nghĩa là mười mấy năm học của cháu có thể kể là hoàn toàn do hai bác lo. Bây giờ cháu đã hai mươi rồi, cháu phải sống tự lập chứ đâu thể cứ nhờ vả hai bác mãi được.
Bà Dương thở dài:
- Tại sao Tiểu My lại cương trực quá vậy!
Nhưng với ông Dương thì trái lại, ông thấy khâm phục người con gái có tính tự lập này. Ông âm thầm theo dõi và tự hứa với lòng là sẽ cố gắng tìm cách giúp đỡ Tiểu My. Bà Dương vì thương nhớ Hàn Ni không nguôi nên lúc nào cũng mong Tiểu My dọn về đây ở chung. Nếu Tiểu My dọn về đây, bà sẽ dành phòng Hàn Ni cho Tiểu My. Nhưng bà hiểu, không bao giờ đề nghị trên được Tiểu My chấp thuận. Tiểu My bướng bỉnh và cứng đầu chứ không mềm yếu như Hàn Ni.
Đời sống hàng ngày của gia đình Tiểu My càng lúc càng đi đến chỗ tối tăm hơn, kể từ ngày nàng nghỉ làm ở phòng trà. Ông Khiêm tối ngày say sưa Vân Lâu dù đã có giúp ít nhiều nhưng cũng không thể không lâm vào tình trạng túng quẫn được. Ông bà Dương hiểu rõ hoàn cảnh của nàng, nên một hôm ông bà đã ghé thăm ông Khiêm. Lúc họ đến nơi thì ông Khiêm đang nằm say sưa như chết, vì vậy ông bà chỉ hỏi thăm Tiểu My qua loa, rồi đưa mắt quan sát khắp nơi. Một lúc khi ông bà Dương về xong, Tiểu My chợt thấy trên giường mình có một gói bạc lớn và một mảnh giấy:
Tiểu My,
Tiền bạc chẳng có nghĩa lý gì so với tình cảm của con người, vì vậy món quá tôi gởi cho Tiểu My đây không phải chỉ là tiền mà còn là tình cảm của chúng tôi dành cho Tiểu My nữa, mong Tiểu My đừng khước từ, vì khước từ có nghĩa là Tiêu My không chấp nhận tình cảm chân thành đó. Tiểu My cũng biết là tôi xem Tiểu My như con mà.
Bác Dương.
Cầm mảnh giấy trong tay, Tiểu My gục đầu trên vai Vân Lâu khóc ngất. Vân Lâu vỗ về:
- Cứ cầm lấy đi em, đừng phụ lòng của bác Dương.
Từ đó giữa Tiểu My và bà Dương đã phát sinh một thứ tình mẫu tử thiêng liêng. Trước mắt bà Dương, Tiểu My chẳng có chuyện riêng tư nào phải dấu diếm cả, kể cả mối tình giữa nàng và Vân Lâu.
Những tháng ngày kế tiếp của Vân Lâu và Tiểu My ngập đầy tình yêu mật ngọt. Mỗi một cái liếc mắt, mỗi một lời nói, mỗi một suy tư đều hàm chứa hương yêu.
Tiểu My thường đến nhà Vân Lâu giặt hộ chàng chiếc áo, dọn dẹp nhà cửa hay làm cơm cho chàng. Họ rất nghèo, chỉ một chút thịt rau là hai kẻ yêu nhau có một bữa cơm ngon lành.
Thỉnh thoảng họ cũng đi dạo phố, cũng ra ngoại ô thay đổi không khí. Tiểng cười vui được gieo rắc khắp nơi. Đầu mùa hạ, ánh nắng chói chang nhưng ngập đầy tình ái mỗi một chuyến đi là một kỷ niệm. Tiểu My thường ngắt một đóa hoa, một chiếc lá hay một hòn sỏi nhỏ mang về nhà để đánh dấu một cuộc tình đang độ nồng đượm nhất.
Vân Lâu thường bảo:
- Bao giờ con mình lớn, anh sẽ mang những kỷ vật này ra cho chúng xem và kể lại cho chúng nghe chuyện tình của hai đứa mình cho chúng biết!
Tiểu My cúi đầu e thẹn, mỗi lần nói đến chuyện con cái là má nàng ửng hồng. Vân Lâu vẫn không buông tha:
- Tiểu My, em muốn chúng ta có bao nhiêu đứa con? Tiểu My yên lặng, Vân Lâu tiếp - Anh rất thích trẻ con. Một tá đi em nhé?
- Nói nhảm không à, có con chứ có phải nuôi heo đâu mà anh lại tính tá với lố.
Vân Lâu thích thú cười vang.
- Tiểu My em không hiểu chứ, song thai có thể có di truyền. Em chỉ cần sinh sáu lần là em có mười hai đứa ngay.
- Hứ, nói nhảm.
Nghe Tiểu My hứ, Vân Lâu càng cười to. Một lúc chàng nghiêm giọng bảo:
- Anh nói thật đấy Tiểu My, anh mong mình sẽ có hai đứa con song sinh như em với Hàn Ni để chúng ta đặt tên là Tái My và Tái Hàn.
Nắm tay Tiểu My, Vân Lâu say đắm nói:
- Em có nhận lời lấy anh không? Em có giúp anh sinh con và sống một đời bên anh không?
- Anh còn nói gì nữa không?
Vân Lâu lắc đầu và Tiểu My thay vì trả lời bằng lới nói nàng mượn một bản nhạc tình:
”Không bao giờ xa nhau vì lòng ta luôn bên nhau
Anh hãy tin em vì đời keo sơn cho tình ta dài lâu”
Tình yêu của họ làm những nười chung quanh cũng vui lây. Không những chỉ vợ chồng ông Dương mà ngay cả Thúy Vi nữa. Cô nàng cũng thật lạ, vừa biết nhau đã trở thành bạn thiết của Tiểu My. Một lần chỉ có hai người, nàng đã thú nhận:
- Nói thực với Tiểu My lần đầu gặp Vân Lâu là tôi đã nhìn thấy ngay vẻ khác biệt của chàng. Rồi thấy Vân Lâu yêu Hàn Ni, tôi cũng rất mừng. Nhưng Hàn Ni lại mất sớm... dì Dương đã hết lời an ủi, còn tôi... thú thật tôi cũng đã... Thúy Vi ngập ngừng rồi cũng lướt qua được – Cái gì cũng không qua mệnh số an bài. Nhưng kết thúc như thế này có vẻ hợp lý. Đến ngày cưới của hai người, tôi xin được làm phù dâu. Tiểu My bằng lòng không?
Tiểu My e thẹn cúi đầu, lòng ngập đầy niềm vui.
Mùa hè đến, trời càng lúc càng nóng, Vân Lâu bận rộn lo cuộc thi cuối năm, nhưng chàng cũng cố dành thì giờ để vẽ một bức chân dung của Tiểu My có tiềm ẩn bóng hình của Hàn Ni. Vân Lâu vẽ với tâm hồn. Tiểu My phải ngồi làm người mẫu cho chàng cả tháng trời. Khi bức tranh hoàn thành thì cũng là lúc có một trung tâm hội họa bên Pháp đang xin tranh của các họa sĩ trên thế giới để triễn lãm, giải thưởng thật cao. Vân Lâu không dám hy vọng quá cao, nên không gửi tranh tham dự. Không ngờ Tiểu My thừa lúc chàng đi vắng đã gửi bức “Nụ Cười” vừa vẽ và một bức Hàn Ni ngồi ôm chó Khiết đi tranh giải. Đến khi Vân Lâu hay ra chỉ còn biết cười trừ:
- Em làm thế này người ta tưởng anh bí đề tài nên chỉ vẽ có một khuôn mặt.
Bà Dương thì nói:
- Không ai ngờ là trong hai bức chân dung chất chứa một câu chuyện ly kỳ.
Mùa nghỉ hè mang đến cho Vân Lâu một khoảng thời gian thoải mái. Chàng không đi chơi đâu xa, vấn đề tài chính gia đình cũng đã khiến chàng phải lãnh thêm nhiều công việc, ngoài ra chàng con mong để dành được một số tiền nhỏ để lo đám cưới. Nhiều lúc ôm Tiểu My trong lòng chàng nói:
- Anh muốn đời sống chúng ta sau này phải rất đẹp. Tranh của anh, tiếng hát của đều là nghệ thuật cao quí. Đời sống có tình yêu, có ánh sáng và cuồng nhiệt của lòng thành hai chúng ta mới đích thực là nghệ tuật cao quý.
Tình yêu thường hay bị bóng tối đe dọa. Bóng tối đã qua nhưng nó có đến nữa chăng nào ai dám quả quyết. Trời mùa hạ thường nhiều mây đen và hay đổ ập xuống những cơn mưa dài lê thê. Hôm ấy, Vân Lâu và Tiểu My đang làm việc tại nhà Vân Lâu, Vân Lâu đang vẽ một trang quảng cáo, Tiểu My sắp xếp vật dụng trong nhà, hôm nay nàng mặc chiếc áo trắng trông như chú bướm xinh nhởn nhơ trong phòng miệng hát nho nhỏ.
Vân Lâu đưa mắt nhìn theo người yêu quên cả công việc.
- Làm việc thì lo làm đi, sao anh lại thừ người ra thế?
Tiểu My làm Vân Lâu tỉnh mộng, chàng cười xòa:
- Em đã làm anh ngẩn ngơ, bây giờ bắt đền một cái hôn mới chịu.
- Không!
Tiểu My lắc đầu, Vân Lâu giả vờ đứng dậy:
- Vậy thì anh không làm việc nữa.
- Như thế anh sẽ trễ hẹn với người ta.
- Trễ thì trễ ăn thua gì. Ai biểu em làm cho người ta mất hứng làm chi.
Nàng nhượng bộ:
- Anh lì thật!
Thế à, chàng kéo nàng vào lòng, nụ hôn thật ngọt trên môi trên mặt.
Đột nhiên ngoài cửa có tiếng còi xe, nhưng Vân Lâu không buồn để ý đến vì chàng làm gì có khách, mãi đến lúc có tiếng gõ cửa, họ mới giật mình buông nhau ra.
Cửa mở, ông Dương bước vào với một thái độ trịnh trọng:
- Cha của cậu sắp đến đây.
Vân Lâu giật mình:
- Thật sao?
Ông Dương đưa tờ điện tí cho chàng:
- Đây đọc xem điện tín của em gái vậu gửi cho cậu đấy.
Vân Lâu mở ra.
Cha sẽ đáp chuyến phi cơ chiều nay đến Đài Loan vì chuyện anh cặp bồ với ca sĩ. Hãy lo liệu trước đi.
Vân Nhi
Vân Lâu vầm bức điện tín trên tay, mặt tái xanh vì giận:
- Cha tôi đã không nhận tôi là con rồi mà ông ấy sao cứ theo phá tôi hoài vậy.
Tiểu My đọc xong nôi dung bức điện tín vẫn không nghĩ là Vân Nhi ám chỉ mình. Nàng cho là giữa Vân Lâu với cha chàng vẫn chưa lành xích mích cũ về chuyện Hàn Ni, nàng bước tới an ủi:
- Thôi, anh Lâu, anh đừng buồn nữa, bực tức với cha mẹ sao phải, chuyện đâu cũng còn có đó mà.
Vân Lâu bực bội:
- Em biết gì mà nói!
- Sao vậy? Anh lại gây với em nữa sao?
- Không, không phải đâu Tiểu My. Vân Lâu đau khổ nói – Anh đang có chuyện buồn, chứ anh đâu muốn gây với em làm gì?
Ông Dương hỏi:
- Bây giờ cậu tính sao đây, có muốn đến phi trường đón cha cậu không? Bây giờ là hai giờ mười phút, khoảng hai giờ ba mươi lăm phút phi cơ đến.
Vân Lâu đáp gọn:
- Tôi không đi.
Tiểu My can ngăn:
- Không được, anh phải đi chứ. Cha anh sang đây chắc chắn là vì anh, nếu không thì ông ấy đã không đến. Anh đi đón biết đâu những ngộ nhận cũ chẳng hóa giải được.
Vân Lâu bứt rứt:
- Tiểu My làm sao hiểu được cha anh hơn anh?
- Nhưng dù sao ông ấy cũng là cha anh... anh vẫn là con của ổng.
- Phải rồi, nhưng Tiểu My em phải biết là mèo mẹ nhiều lúc vì quá yêu mèo con nên ăn thịt cả con. Như vậy em vẫn chấp nhận à.
- Nhưng cha anh không phải là mèo.
Ông Dương cắt ngang:
- Thôi đừng cãi nhau nữa. Chúng ta không còn bao nhiêu thời giờ đâu. Bây giờ thế này nhé, Tiểu My, cô về nhà cô đi. Vân Lâu sang nhà tôi đợi. Còn tôi, tôi đi đón ông Mẫn cho.
Vân Lâu hậm hực:
- Tôi không muốn nhìn thấy mặt cha tôi nữa. Cả năm nay tôi có xài cắc bạc nào của ông ấy đâu?
Ông Dương cắt ngang:
- Không thể nói như vậy được. Tiểu My nói đúng, dù sao đi nữa ông ấy vẫn là cha cậu, không phải không gửi tiền cho cậu là hết tình cha con, cậu đừng ăn nói bất hiếu như vậy.
VânLâu vẫn không chịu thua:
- Nhưng cha tôi đã giết Hàn Ni, bây giờ lại...
- Cậu Lâu! ông Dương chận ngang - Cậu nói sai rồi, Hàn Ni không phải chết vì cha cậu. Nếu cậu không bị gọi về nó vẫn phải chết, nó chết vì chứng bệnh đau tim của nó. Bây giờ cậu cứ nghe lời tôi đi, dù sao cũng còn tôi và mẹ cậu, chắc cha cậu cũng không làm khó dễ gì đâu.
Tiểu My đứng cạnh nói thêm:
- Anh Lâu anh nên nghe lời bác Dương đi!
Vân Lâu bắt đầu xiêu lòng, chàng cúi nhìn xuống đất một lúc lại ngẩng lên:
- Thôi được, Tiểu My về nhà đi, anh sang nhà bác Dương tối anh đến em.
- Nếu anh bận thì hôm khác. Tối nay anh cứ nói chuyện với cha, rồi mai đến em cũng không muộn. Thôi em đi nhé, nhớ đừng cãi ông ấy anh nhé?
Vân Lâu nhìn theo Tiểu My. Gương mặt người con gái vẫn vui, vẫn bình thản, không hay biết gì cơn giông sắp đến. Chàng thấy lòng thật buồn.
- Thôi đi chứ, cậu Lâu, tôi phải đưa cậu đến nhà tôi, rồi còn phải ra phi trường nữa.
Vân Lâu ngồi vào xe, nhìn khoảng trời xa ngứt trước mắt mà không thấy cái ánh nắng chói chang của mọi ngày. Vì ở xa kia chỉ có những từng mây đen nặng nề vây phủ.
Mùa Thu Lá Bay Mùa Thu Lá Bay - Quỳnh Dao Mùa Thu Lá Bay