Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 32
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 200 / 10
Cập nhật: 2019-12-06 09:02:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Thầy Địa Lý Và Thầy Lang Ở Ca-Súp
gày nọ, ở thành phố Gran-xcơ có một ông thầy địa lý và một ông thầy lang người Đức. Dân ở Gran-xcơ ai cũng mạnh khỏe và chuyện thời tiết nắng, mưa thế nào, họ cũng ít cần biết trước. Bởi vậy, hai ông thầy sống không được sung túc gì cho lắm.
Một hôm thầy lang mới bảo với thầy địa lý:
― Bác ạ, hay là tôi với bác, ta thử đi sang vùng Ca-súp một cái xem nào. Có khi kiếm ăn được cũng chưa biết chừng. Nông dân thì nhất định phải biết trước thời tiết rồi. Với lại, lao lực quá, thế nào cũng sinh ốm đau nhiều.
Thầy địa lý thấy cũng phải nên nghe lời. Và thế là hai ông thầy khăn áo kéo nhau đi. Gặp phải ngày nóng nực quá, đi đến chiều tối thì cả hai ông thầy đề đã mệt lử, bụng đói cồn cào. Hai vị bèn kéo nhau vào nhà một người nông dân vùng Ca-súp, ở ngay ven rừng. Chủ nhà xởi lởi mời khách vào ăn tối và nghỉ lại, không lấy một đồng nào.
Trời bắt đầu tối. Người nhà lùa gia súc ngoài bãi về. Bà chủ nhà dọn cơm lên bàn. Thầy thuốc huých nhẹ thầy địa lý một cái ra hiệu, rồi hỏi một câu bâng quơ, rõ to:
― Không biết ngày mai mưa nắng thế nào đây?
― Ngày mai mưa ― Thầy địa lý nói luôn.
― Đâu có! ― ông chủ nhà cười ― Mai chắc chắn là nắng đẹp đấy.
― Chuyện này hẳn tôi phải biết hơn ông chứ ― Thầy địa lý bác. ― Xem thời tiết là việc của tôi mà lại.
Nhưng ông chủ nhà vẫn quả quyết:
― Không. Ngày mai sẽ ấm áp, tốt trời.
― Sao ông biết? ― Thầy địa lý hỏi vặn.
― Nhìn kia thì biết. Bò bé nhởn nhơ không vào chuồng. Đó là điềm chắc chắn ngày mai tiết trời thuận.
Thầy địa lý nhún vai, như muốn nói: cãi nhau làm chi với kẻ « nhân bất học bất tri lý »[8] này cho mệt.
[8] Nguyên văn: « Kẻ vô học ».
Chủ khách cơm tối no nê rồi, đến lúc đi ngủ bỗng ông chủ nhà gọi vợ hỏi:
― Mẹ nó ơi, tôi vẫn còn ngót dạ đây. Có còn cái gì ăn được không?
― Chỉ còn một tô canh đậu ăn thừa thôi. Tôi hâm lại cho nóng nhé?
― Thôi. Mẹ nó khỏi mất công. Trời nóng thế này ăn đồ nguội càng tốt.
Trước con mắt ngạc nhiên của hai ông thầy, bác nông dân ăn hết một tô đầy đậu nguội.
Trên đường từ nhà ra kho chứa cỏ để ngủ đêm, thầy lang bảo với thầy địa lý:
― Hay lắm! Mai tôi sẽ có việc làm cho mà xem. Ăn cái thứ đậu nguội kia, đến ngựa cũng phải đau bụng chứ đừng nói người.
Đêm đó, hai ông thầy ngủ thiếp đi. Sáng sớm hôm sau, cả hai đã phải thức dậy rất sớm vì có tiếng gì cứ huỳnh huỵch ngoài sân. Thầy địa lý ngó đầu ra thì thấy ông chủ nhà đang cởi trần hùng hục bổ củi. Thầy địa lý hỏi:
― Mới sáng tinh mơ, ông làm chi mà vất vả quá vậy? Việc ấy để đầy tớ nó làm cũng được chứ gì?
― Đúng vậy, chủ nhà đáp ― Nhưng của đáng tội, tối qua ăn nhiều quá nên cái bụng cứ đầy anh ách, phải lắc nó xuống một tí. Bửa củi thế này là tốt nhất đấy, ông ạ.
Ngày hôm ấy, ông chủ nhà hiếu khách mời hai thầy ở lại chơi thêm. Hai thầy ở lại đấy suốt cả ngày, rồi cả tối. Hôm ấy, trời thì nắng đẹp, ông chủ nhà thì vẫn khoẻ như vâm. Thầy địa lý khi ấy mới bảo thầy lang:
― Bác thấy thế nào? Có lẽ chúng mình quay về Gran-xcơ thôi. Ở cái chỗ này, con bò nó xem được thời tiết, còn người ta thì chữa bệnh bằng bửa củi. Chúng mình không kiếm ăn được đâu. Chỉ có nước chết đói thôi!
Hai ông thầy cảm ơn gia chủ rồi lần mò quay lại thành phố.
Truyện Cổ Dân Gian Ba Lan Truyện Cổ Dân Gian Ba Lan - Khuyết Danh Truyện Cổ Dân Gian Ba Lan