Worrying does not empty tomorrow of its troubles. It empties today of its strength.

Corrie Ten Boom

 
 
 
 
 
Tác giả: Nhật Tiến
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 52
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 38
Cập nhật: 2014-11-22 19:20:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27
981
Bà ngoại của tôi không còn nói năng được nữa, chỉ có rên rỉ mà thôi. Bà tôi cũng không còn nhận ra được ai trong gia đình. Ngoại bỏ ăn, ngoại trừ mấy giọt súp do ông tôi cố bón vào trong cổ họng. Vì bệnh hoạn ngày càng nặng hơn, bọng đái và đường tiêu hoá của ngoại đã ngưng hoạt động. Nằm liệt trên giường, ngoại đại tiểu tiện lung tung. Chẳng một ai trong gia đình bác tôi chiụ gíup mẹ tôi một tay trong việc săn sóc bà. Mùi hôi thối bốc ra từ sự bệnh hoạn của bà đã trở thành một phần trong đời sống của chúng tôi.
Ngay đến sự nhẫn nại của mẹ tôi cũng bị thử thách trong nhiều trường hơp.. Như sau khi được tắm rửa sạch sẽ, ngoại tôi lại làm dơ dáy chiếc chiếu rách của mình. Một đôi khi tôi nghe thấy tiếng của mẹ tôi la lối ỏm tỏi ở phía sân trước, nguyền rủa cái sự bên gia đình bác tôi chẳng gíup gì cho bà, nguyền rủa luôn cả sự độc ác của bà ngoại tôi vì đã sống trong hoàn cảnh thê thảm, làm khổ con cháu như thế.
Ngày này qua ngày khác, bà ngoại tôi cứ nằm bất động, nhìn ông tôi trừng trừng, qua đôi mí mắt cứng đờ. Rồi, lềnh bềnh giữa sự sống và cái chết, ngoại thều thào nói những gì không dứt. Tay ngoại quờ quạng như cố nắm bắt vật gì vô hình. Jimmy và tôi ngồi trên sàn nhà cách đó vài thước nhìn cơn mê sảng của bà ngoại và cầu mong thần chết mau chóng mang bà tôi đi.
Một buổi xế trưa, khi tôi từ bến tầu trở về, mình sũng máu cá, đang bước trên đám cỏ mọc hoang rậm rì của khu vườn nhà bác, tôi chợt nghe thấy tiếng bà tôi gọi. Giọng tỉnh táo của bà khiến tôi ngạc nhiên, tôi ngừng lại ở cửa sổ phòng bà nhìn vào bên trong.
Bà tôi nằm dán mình trên chiếc giường nhìn đăm đăm lên trần nhà. Tóc của bà gần như rụng hết để lộ ra vùng da đầu trắng nhợt và đầy những vết nhăn. Bà tôi không bận quần áo gì cả. Hai bàn tay giơ lên cứng đơ như đang bắt một con bướm vô hình. Bà đại tiện tại chỗ, phân và nước tiểu hoà lẫn với nhau nhiễu từ trên chiếu xuống nền nhà. Bà tôi hơi nhích cái đầu lên để đón cái nhìn của tôi, đôi môi run rẩy khi kêu tên tôi.
Tôi muốn chạy ngay đến bên bà tôi, nhưng chân của tôi cứ như bị chôn một chỗ. Tôi muốn kêu to lên cho mọi người nghe thấy nhưng lời lẽ cứ bị vướng trong cổ họng nẻ của tôi. Tôi nhìn thấy hai hàng dọc kiến lửa bò dọc theo chân bà tôi và gậm nhấm da thịt của bà. Khiếp quá ! Tôi không biết bọn kiến đã kéo đến từ bao giờ. Đôi mắt bà nhìn tôi không rời. Ggiọng bà yếu dần khi bà nài nỉ tôi tới gíup. Rồi hai bàn tay của bà rơi thõng xuống bộ ngực gầy hõm. Bà tôi thở hắt ra một lần cuối cùng trước khi vĩnh viễn ra đi.
Lúc ấy, tôi bắt đầu la lên. Mới đầu, tiếng kêu của tôi thoát ra khỏi cổ họng nghe khàn như giọng vịt đực. Tôi hít một hơi dài rồi cố kêu lên nữa. Tiếng thứ nhì thoát từ phổi ra tôi nghe thấy xa lạ tưởng như là tiếng của ai khác. mặc dù vậy tôi vẫn la không ngừng.
Chị Ánh Nguyệt chạy ra từ căn phòng của chị. Trông thấy tôi còn đứng ở cửa sổ phòng bà ngoại tay còn đang chỉ vào phòng, chị hiểu ra ngay tức thì. Thế là chị cũng la lên.
Cái tin bà tôi từ trần lan rộng khắp xóm. Ông tôi lúc đó đang cuốc bộ ở ngoài đường theo thông lệ, còn mẹ tôi thì đang ở ngoài chợ. Lúc hai người trở về thì đã có một đám đứng bu quanh căn nhà của tôi. Cái tin dữ hầu như không làm ông tôi ngạc nhiên. Chẳng nói một lời, ông tôi đóng kín cửa phòng và ở trong đó một mình với thi hài bà tôi. Đám còn lại chúng tôi thì chỉ đứng ở bên ngoài chờ đợi. Chẳng có lấy một mống nào trong hai gia đình chúng tôi đã rơi một giọt lệ.
Hoàng hôn xuống, mặt trời tan diụ đi trên những mái ngói đỏ. Càng lúc càng đông người kéo tới nhà tôi. Ông phường trưởng cũng đến đứng sau lưng mẹ tôi. Khuôn mặt ông ta sáp lại gần, chỉ cách mái tóc của mẹ tôi có vài phân. Ông ta thì thầm với mẹ tôi:
- Xin chia buồn nghe cô Khuôn. Làng xóm đến đây để thu xếp với cô chuyện tang lễ.
Mẹ tôi không nhìn lên, thì thầm lại :
- Xin cảm ơn ông, nhưng chúng tôi lo liệu lấy được. Chúng tôi không muốn gây phiền toái cho ai hết.
- Chẳng có gì là phiền hết. đây là vấn đề phường, khóm phải có trách nhiêm. quan tâm với cư dân của mình. Bác gái cũng là một thành viên của tập thể mà.
Mẹ tôi ngẩng lên :
- Thôi được rồi, thưa ông. Tôi biết, mặc dù ông là phường trưởng, nhưng ông vất vả lo tái định cư cho bà nhà và con gái ông từ Hà nội vào. Bây giờ, gia đình đoàn tụ sau mười lăm năm xa cách. Vậy tốt hơn là ông nên ở nhà để liên hoan chào mừng họ, còn chúng tôi có thể tự xoay sở cho chuyện của chúng tôi.
Bác gái của tôi chen vào :
- Dẹp đi, hãy để đồng chí cấp trên làm phận sự của ông ấy.
Viên phường trưởng tỏ vẻ đau khổ
- Chị cô nói đúng đó. Nhưng nếu cô không cần tôi ở đây thì tôi xin rút lui. Truyền thống của dân tộc ta là bầy tỏ lòng kính trọng đối với người đã khuất. Tôi đã ra lênh. cho nhân viên trên phường chuẩn bị tang lễ cho bà cụ. Trước khi tôi đi, xin gửi lại cô lời chia buồn sâu xa nhất và lòng mong mỏi công việc được hoàn tất tốt đẹp của tôi.
Nói rồi ông ta quay ra, lẩn qua cánh cổng trước.
Một giờ sau, toán chung sự của nhà quàn kéo tới. Với sự tiếp tay của ông tôi, họ chùi rửa thi hài của bà tôi và tẩm bằng rượu đế. Khi rượu đã ngấm vào và làm mềm tứ chi, họ thay cho bà tôi một bộ quần áo mới. Họ lại dùng một sợi chỉ đỏ buộc hai ngón chân cái lại với nhau để tránh cho linh hồn của bà tôi khỏi lang thang vất vưởng.
Một cái áo quan rẻ tiền được quét sơn mầu đỏ được mang vào phòng của ông bà tôi. Dưới đáy áo quan được rải một lớp cát để độn cho thi hài. Những gia đình giầu có thì độn lá trà thay cho cát. Người chết thuộc gia đình càng giầu có, sang trọng bao nhiêu thì lá trà mang dùng lại càng thuộc loại đắt tiền bấy nhiêu. Chúng tôi che phủ lớp cát bằng một lớp vải thô. Khi thi hài của bà tôi đã được đặt trong quan tài, một dĩa nhỏ đựng dầu đốt đèn được đặt dưới gầm quan tài để giữ cho linh hồn bà tôi được ấm áp. Những nén nhang đặt trong một cái lư lớn toả hương thơm ngát trong không khí. Đã tới lúc bạn bè, bà con tới cúng lễ.
Đêm hôm đó cả gia đình tôi ngủ ngay bên cạnh quan tài để bà ngoại tôi có người cận kề. trên sàn xi măng lạnh lẽo, Dì Đặng và mẹ tôi thảo luận về những chi tiết trong việc chôn cất. Nằm bên cạnh hai người, Jimmy và tôi chìm vào giấc ngủ. Dì Đặng nhích người vào sát mẹ tôi, rồi ghé vào tai thì thào. Dù trong cơn buồn ngủ, tôi cũng nghe hết từng lời dì nói :
- Chị Khuôn, lũ nhỏ đã ngủ hết chưa ?
Mẹ tôi trả lời :
- Chắc là ngủ rồi. Gì vậy ?
- Tôi không muốn chúng nó nghe điều này, tôi sắp đi.
- Đi đâu, đi về nhà chị hay tính chuyện đi vượt biên ?
Dì Đặng thì thào :
- Tính chứ. Tôi đã tìm thấy một đường dây rồi. Chủ tầu cho tôi mang theo một người. Ba mẹ tôi thì đã quá già lại sống ở Sài Gòn. Vì tôi chẳng còn ai nên tôi định dẫn theo một đứa con của chị. Vậy chị phải quyết định nên để cho đứa nào đi.
Tôi nằm im lặng, nhưng trong thâm tâm, tôi muốn gào lên, cầu xin mẹ tôi chọn lựa tôi hơn là thằng em. Sự im lặng của bà khiến tôi điên cuồng lên vì chờ đợi, nhưng tôi chỉ có thể nằm im bất động. Rồi tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi thì thầm :
- Phải trả hết bao nhiêu ?
- Không tốn một xu. Chúng mình là bạn tốt của nhau mà, phải không ? Đó là một cách tôi ngỏ lời cám ơn bạn, bạn ạ.
- Trong bao lâu nữa thì tôi phải trả lời ?
- Một tháng, bạn có thể quyết định sau đám tang.
Mẹ tôi nói :
- Vậy thì mình nói qua chuyện khác đi.
Thân Phận Dư Thừa Thân Phận Dư Thừa - Nhật Tiến Thân Phận Dư Thừa