Số lần đọc/download: 2359 / 56
Cập nhật: 2018-04-05 07:27:49 +0700
Chương 26: Phái Viên
D
o cuộc khủng hoảng Phật giáo đã trở thành vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết cho nên sáng hôm sau D. Marnin được tháp tùng Đại sứ Corning tới gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo thường lệ, cuộc tiếp xúc diễn ra tại phòng trong cùng trên tầng hai của Dinh Độc lập. Giống như những lần trước, Đinh Triệu Dã vẫn là người ghi tốc ký cho ông Diệm nhưng chẳng thấy anh ta ghi lấy một chữ nào trong khi đó D. Marnin đã phải rất chật vật suốt hai tiếng đồng hồ viết liên tục đến mỏi nhừ cả tay thì mới có thể tóm lược được tất cả cuộc trao đổi giữa hai bên. Ông Diệm đã biết trước là ngài Corning đang có vấn đề với sức khỏe nên chuẩn bị phải đi nghỉ và rằng đây là lần nói chuyện cuối cùng giữa hai người trước khi ông Đại sứ quay trở lại.
- Ông Gus thân mến của tôi ạ - ông Diệm nói và dẫn hai người tới trước cửa sổ ở góc phòng được mở hướng ra một khoảng vườn của Phủ Tổng thống - Tôi rất mừng vì ông chuẩn bị có cơ hội đi nghỉ ngơi. Tất cả chúng ta đều rất cần đến nó. Tôi đã cố thử làm điều đó, cố thử theo gương Đức Giáo Hoàng giữ gìn sức khỏe của mình bằng cách nghỉ ngơi đều đặn hai lần một năm. Nhưng mà cái văn phòng này có quá nhiều công việc. Mấy tay thuộc cấp của tôi dường như không thể tự quyết định được ngay cả khi đi ra nhà WC mà chưa nhận được sự cho phép của Tổng thống.
Cả hai người cùng cười rất vui vẻ.
- Nói thật ra, tôi cảm thấy rất vui mừng khi ông và bà Patti Lou sẽ đi nghỉ bởi vì cả hai ông bà đã để dành nó quá lâu rồi phần khác còn cho thấy ông không đánh giá cuộc khủng hoảng Phật giáo ở đây một cách quá phức tạp.
- Thưa ngài Tổng thống, thực ra, - Đại sứ Corning nói -tôi cũng đã nhận được những chỉ thị trực tiếp từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu tôi phải chuyển tới cho ngài một số quan ngại sâu sắc của chúng tôi về vấn đề này. Chính vì lý do đó tôi đã đưa tới đây cậu Marnin, người vừa được tôi giao cho cương vị cứ tạm gọi là như một Phật tử của Đại sứ quán - hay nói đúng hơn là người chịu trách nhiệm chính theo dõi mọi diễn biến tiếp theo của vấn đề khá phức tạp này.
- Tôi rất mừng đấy - ông Diệm nói - mừng vì cậu D. Marnin đã được giao một trách nhiệm quan trọng đến vậy. Tôi chỉ e rằng chuyến công cán của cậu ta đến Việt Nam lần này cuối cùng sẽ không phải là một chuyến đi hạnh phúc [17] mất thôi. Nhưng cũng phải thừa nhận là ta chẳng còn gì để nghi ngờ về việc anh chàng này đã học được rất nhiều điều về Phật giáo trong chuyến đi đến Huế vừa rồi.
Đại sứ Corning đưa mắt nhìn Marning một cách ranh mãnh.
- Nói một cách chính xác thì có lẽ không một cái gì xảy ra trên đất nước này mà ngài Tổng thống không biết - ông Corning bình luận một cách hài hước.
Ngô Đình Diệm khoát tay một cách khiêm tốn. Đại sứ Corning dừng lại trong giây lát rồi nói tiếp.
- Thưa ngài Tổng thống, tôi đã từng nghĩ rằng có thể đây là lần gặp gỡ cuối cùng giữa tôi với ngài trước khi tôi đi nghỉ nên chúng ta cần phải có một bữa tiệc đúng theo nghi lễ. Vậy nhưng thật không may nó là thứ quá xa xỉ và cuộc sống không cho phép chúng tôi làm như vậy.
- Đấng Chúa Trời - ông Diệm nói - luôn để cho mọi thứ diễn ra theo cái cách bí mật riêng của chúng. Chúng ta đâu có thể hiểu được tất cả những mục đích và chủ ý của Người, giống như con mèo của tôi cũng đâu có hiểu được những chủ ý của tôi chứ. Tôi có một con mèo rất thông minh ông Đại sứ thân mến ạ. Nó màu đen nhưng có khoang trắng ở cổ và những chiếc vuốt màu trắng và chúng tôi gọi nó là - tôi nghĩ nếu nói bằng tiếng Anh sẽ là Mittens. Con mèo đó, con mèo Mittens ấy nó vẫn quan sát tôi trong nhiều giờ liên tiếp cho đến những giây phút cuối cùng. Khi tôi đang làm việc ở cái bàn kia, nó ngồi lặng thinh và nhìn tất cả những gì tôi đang làm và cố gắng luận ra. Nhưng nó cũng không thể hiểu nổi điều gì. Nó chỉ là một con mèo. Cũng theo cách này, cả ông và tôi đều cố gắng để hiểu được ý nghĩa sâu xa và mục đích cao cả của Đấng Chúa Trời. Và chúng ta có nhiều cơ hội để hiểu được cái mục đích cao xa này của Người giống như con mèo Mittens cũng đang cố để hiểu tại sao tôi phải ngồi lặng đấy nhiều giờ liền bên chiếc bàn, dùng cây bút của mình để gạch xóa lung tung lên một mảnh giấy.
- Thực sự là - Đại sứ Corning trả lời - những sự kiện xảy ra tương tự như ở Huế rất khó để có thể kiểm soát được. Tôi có mang theo đây một bản báo cáo của Phòng Thông tin tuyên truyền của Mỹ (USIA) tổng hợp toàn bộ phản ứng của công luận Mỹ đối với vụ giết tróc xảy ra ở trước Đài phát thanh ấy...
Đại sứ Corning đưa cho ông Diệm một bản báo cáo. Ông ta chuyển luôn bức điện đó cho Dã mà chẳng buồn đưa mắt đọc qua nó lấy một lần.
- Tôi chưa từng đọc qua bất cứ một tờ báo nào của Mỹ - ông Diệm trả lời - nhưng tôi cũng đã đọc những câu chuyện được đăng trên báo New York Times mà Đại sứ quán của tôi ở Washington chuyển về. Trong tất cả những câu chuyện đó, không có một câu nào là không chứa đựng sự dổi trá trắng trợn về những gì đang diễn ra ở đây.
- Thưa ngài Tổng thống, tôi cũng tin là như vậy tôi sẽ không tiết lộ những bí mật quốc gia khi tôi nói với ngài rằng tôi cũng không đồng ý với những điều đó. Những bài báo đó quả thật đã không công bằng chút nào đối vói ngài cũng như Chính phủ của ngài.
- Chính phủ của tôi không hề ngược đãi những Phật tử đó. Chính phủ chỉ thực hiện đúng những điều đã được ghi trong luật. Nói một cách khác đó chính là sự vu khống. Nói rằng chúng tôi ưu đãi những người theo đạo Thiên Chúa nhiều hơn những người theo đạo Phật là không có một chút cơ sở nào hết. Bất cứ ai đọc bài báo trên tờ New York Times đều nghĩ rằng những binh sĩ theo đạo Thiên Chúa đã tàn sát một cách dã man những Phật tử vô tội đang quỳ dưới đất tụng kinh, niệm Phật. Trong tám người bị giết chết đó chỉ có năm người đi theo đạo Phật.
- Thưa ngài Tổng thống, cái chính bây giờ là họ đã đưa ra "Năm yêu sách", công bố rất rộng rãi trên khắp nước Mỹ và nó cũng được công luận nước Mỹ chấp nhận, Quốc hội nước Mỹ cũng chấp nhận vì thấy đấy là hợp lý.
- Yêu cầu mới chỉ là một vấn đề - ông Diệm khẳng định - tôi có thể giải quyết tất cả các yêu cầu đó. Nhưng các yêu sách lại là một vấn đề khác hoàn toàn. Bây giờ có năm yêu sách. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận thì ngay sau đó sẽ là sáu yêu sách. Và sau đó sẽ là bảy, là tám chứ không chỉ là năm nữa đâu. Vẫn còn có một câu hỏi duy nhất cần phải được trả lời liên quan đến các sự kiện ở Huế. Liệu có đúng là những người của chúng tôi đã có những hành động trái với luật pháp hay không? Nếu đúng thế thì họ cần phải bị trừng phạt theo pháp luật. Nhưng nếu họ chỉ làm đúng chức trách của mình đã được pháp luật thừa nhận, nếu như họ bị đặt vào tình thế Không may lằ phạm tội trong hoàn cảnh có kẻ khác xúi giục hay kích động người khác có hành động nguy hiểm đến chính họ và nếu như tôi lại quẳng họ vào giữa bầy sói để nhằm mục đích xoa dịu những bất đồng đó, như thế thì làm gì còn có quyền lực của pháp luật và nó chỉ khiến cho lần sau họ có điều kiện tổ chức các cuộc tuần hành và biểu tình ở các khu vực của họ mà thôi có đúng vậy không?
- Quan điểm của ông đúng là rất sâu xa thưa ngài Tổng thống - ông Corning đáp lại - Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ vẫn khẳng định rằng các yêu cầu đó cần phải được giải quyết. Nguồn viện trợ của chúng tôi cho chính thể này là rất lớn, nếu không muốn nói là lớn hơn rất nhiều so với tất cả các nước khác. Nhưng mà tất cả viện trợ này đều phải được Quốc hội thông qua. Và nếu như các nhà lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ bị buộc phải tin là viện trợ của chúng tôi đang được sử dụng để ngược đãi và đàn áp các cộng đồng tôn giáo thiểu số thì chắc chắn họ sẽ dễ dàng bị thuyết phục là cán phải ngừng ngay các khoản viện trợ tại đây.
- Vậy thì hãy để cho các phái đoàn Quốc hội Mỹ tới đây đi. Chính họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây chẳng qua là chuyện bé cố tình xé ra to mà thôi.
- Chúng tôi hoàn toàn hiểu những khó khăn mà ngài đang gặp phải - Đại sứ Corning nói - tôi sẽ báo cáo tất cả những gì mà tôi biết cho Chính phủ của chúng tôi. Vấn đề chính mà Washington đang lo ngại vào lúc này chính là việc ngài đang bị cáo buộc là phân biệt đối xử đối vói các cộng đồng tôn giáo thiểu số.
- Vậy ông muốn tôi phải làm điều gì đây?
- Cái gọi là "Năm yêu sách" mà các tín đồ đạo Phật đưa ra đã được Washington cho là hợp lý. Việc nó có thẳng thắn hay không lại là một vấn đề khác. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, nếu như các ngài tôn trọng cái yêu sách đó thì cái gọi là cuộc khủng hoảng Phật giáo sẽ sớm trở thành dĩ vãng.
- Vậy là, tôi thấy nó rất hay ở chỗ Washington đã trở thành chuyên gia thực thụ trong các vấn đề tôn giáo của chúng tôi rồi đấy. Tôi đã từng ở Mỹ nhiều năm liền và cũng biết rằng có rất ít người Mỹ có một khái niệm chỉ mơ hồ thôi là Việt Nam nằm ở đâu ưên bản đồ thế giói. Thật là đáng ngạc nhiên là chỉ trong một thời gian ngắn thôi kể từ khi tôi rời khỏi đấy Chính phủ của các ngài đã có được sự tinh thông đến vậy về Việt Nam. Nào Marnin, bây giờ cậu là một chuyên gia về Phật giáo tại đất nước này. Ý kiến của cậu là thế nào hả Marnin? Nếu sáng ngày mai tôi gọi điện cho Thích Trí Bình và nói với hắn rằng, ông Bình bạn của tồi, ông đã đúng rồi đấy còn người của tôi thì sai hoàn toàn. Chính vì thế, tôi sẽ chấp nhận tất cả năm yêu sách đó của ông. Liệu như thế đã giải quyết toàn bộ mọi vấn đề của tôi hay chưa?
D. Marnin đưa mắt nhìn sang Đại sứ Corning chờ sự gợi ý nhưng ông Đại sứ đang nhìn như dán mắt vào Ngô Đình Diệm.
- Với vấn đề này - D. Marnin bắt đầu nói - Thưa ngài Tổng thống, nó có quá khó với tôi để nói...
- Không ai trong số chúng tôi có thể nói bất cứ cái gì về vấn đề này được thưa ngài Tổng thống - Đại sứ Corning gạt đi ngay - vấn đề đó đã được chính Washington trả lời. Và đó cũng chính là những cái mà ông có thể làm để giảm thiểu những áp lực phát sinh từ toàn bộ cái câu hỏi mà chúng ta đang đề cập tới, vì vậy chúng ta cứ việc tiếp tục công việc của mình để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Chúng tôi không muốn nó không được rõ ràng.
- Cái mà gọi là "Năm yêu sách" - Ngô Đình Diệm xuống giọng - thực ra chỉ trình bày lại lập trường của những điều mà các chính sách của chúng tôi đang theo đuổi - sự bình đẳng trước pháp luật và không phân biệt đối xử với tất cả các tôn giáo. Phải thừa nhận sự thật là hiện nay, theo luật pháp thì Phật giáo đang bị xem như một nhóm chống đối. Thế nhưng đó chỉ là những thứ còn sót lại kể từ khi người Pháp còn chiếm đóng đất nước này. Đó là một sự dị thường. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng di sản đó của thời kỳ thực dân Pháp đô hộ sẽ sớm được đưa ra xem xét và bãi bỏ trong kỳ họp tới đây của Quốc hội.
- Như vậy là tốt rồi - Đại sứ Corning vui mừng ủng hộ - điều đó sẽ khiến cho mọi thứ đi đúng hướng của nó.
- Sáng mai tôi sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Phật giáo và sẽ nói rõ điều này với tất cả bọn họ. Và tôi cũng sẽ trình bày là tôi không thể chấp nhận yêu sách thứ năm của họ - rằng tôi phải trừng phạt những người có trách nhiệm gây ra vụ thảm sát ở Huế - cho tới tận khi công việc điều tra về vụ thảm sát được hoàn tất.
- Với tôi như vậy nghe rất hợp lý, thưa ngài Tổng thống - ông Corning tán thành.
- Đó chỉ là những vấn đề nhỏ thôi - ông Diệm nói -tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến nó. Còn ngài, ông Gus thân mến ạ, ngài cứ đi nghỉ cho thoải mái đi, hãy để cho đầu óc ngài được thư thái và đừng lo nghĩ gì đến vấn đề Phật giáo nữa. Tôi và cậu D. Marnin đây sẽ quan tâm đến vấn đề đó. Mặt khác, ở đây tôi cũng có một vấn đề cần phải nêu lại với Washington. Đó là vấn đề liên quan đến các cố vấn quân sự người Mỹ. Kể từ đầu năm tới nay chúng tôi không thể kiểm soát được số lượng này. Hiện nay các ngài đang có bao nhiêu người ở đây? Mười ngàn người? Mười hai ngàn người? Hay mười bốn ngàn người? Không ai trong chúng tôi có thể đưa ra một câu trả lời chính xác nhất. Mỗi ngày có tới hàng trăm người tới đây. Họ không có hộ chiếu hay visa mà chỉ có mỗi thẻ căn cước quân nhân (MIC). Chúng tôi không thể kiểm soát được tất cả bọn họ. Họ cư xử không đứng đắn và điều đó khó có thể tha thứ được.
- Cư xử không đứng đắn là thế nào? Thưa ngài Tổng thống, tôi có thể bảo đảm với ngài rằng chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất cứ hành vi sai trái nào của tất cả những người Mỹ đang có mặt tại đất nước này. Tất cả những người Mỹ có hành vi cư xử không đứng đắn sẽ ngay lập tức phải lên chuyến máy bay kế tiếp rời khỏi đất nước này.
- Tôi có rất nhiều báo cáo về hàng trăm trường hợp, hàng trăm trường hợp như vậy.
Ngô Đình Diệm bật ngón tay và bảo Dã mang tới cho ông ta một tập tài liệu được buộc rất cẩn thận ngay trên mặt bàn làm việc của ông ta. Cởi nút buộc ra rồi ông ta lấy cặp kính gọng đen đeo lên mắt, dùng ngón tay cái và ngón chỏ lần mở từng trang trong tập giấy đó.
- Đây có một trường hợp mà tôi vừa đọc hồi sáng nay. Nó xảy ra ở Phú Bài hai ngày trước khi diễn ra Lễ Phật đản hay là ngày xảy ra vụ thảm sát. Một hạ sỹ người Mỹ ở địa phương, đấy các ngài xem, một hạ sỹ thông tin đang làm cố vấn cho một đơn vị thuộc Lực lượng dân vệ địa phương đã giao những con lợn giống cho các gia đình nông dân mới tái định cư...
- Vậy thì có gì lai sai chứ? - ông Corning ngạc nhiên hỏi.
- Giao như vậy thì rất tốt. Chúng ta đều thừa nhận rằng đó là biện pháp tốt nhất để thúc đẩy chăn nuôi. Thế nhưng khi giao những chú heo con này, tay hạ sỹ người Mỹ đó đã nói với từng người nông dân rằng những con giống này là của Washington gửi tặng và nếu như Chính phủ của tôi muốn thu lại chúng thì anh ta nhất định sẽ không để chuyện đó xảy ra. Điều này có nghĩa là tay "cố vấn Mỹ" ấy muốn bảo đảm chắc chắn với những người nông dân là họ sẽ không bị Chính phủ của họ cướp mất.
- Anh ta đã nói thế sao?
- Anh ta không chỉ nói vậy mà còn nói thẳng điều đó ngay trước mặt ông Tỉnh trưởng đang đứng gần đấy.
- Nhưng đây chỉ là một phút lầm lạc thôi, tay hạ sỹ đó đã phạm sai lầm khi lạm dụng quyền hạn của anh ta. Tôi sẽ trả anh ta về nước ngay nếu như ngài muốn vậy. Chắc chắn là ngài không nhìn nhận điều này như một vấn đề quá nghiêm trọng đấy chứ?
- Ngược lại đấy ông bạn Gus thân mến của tôi ạ. Đó đúng là vấn đề hết sức nghiêm trọng vì nó quyết định sự tồn tại của Chính phủ này đấy. Vấn đề này đã chỉ thẳng ra một cách chính xác là ai đang là người lãnh đạo đất nước này là những người Mỹ hay là những người Việt Nam. Tôi vẫn luôn đánh gía cao sự giúp đỡ của các ngài, hoạt động huấn luyện của các ngài và tất cả mọi nỗ lực của những cộng sự của ngài. Nhưng ngài cũng phải hiểu rằng trước tiên và trước hết bất cứ khi nào cần phải đưa ra những phán quyết về nhu cầu của người dân thì chắc chắn tôi phải là ngưòi có quyền quyết định hơn là Washington. Chính phủ của tôi được thành lập trên cơ sở vững chắc là người Việt Nam có đầy đủ mọi khả năng tự cai trị lấy mình.
- Thế nhưng đang có một cuộc chiến tranh mà chúng ta cần phải giành chiến thắng. Chúng ta đang không đối diện với một tình huống đơn thuần.
- Đúng thế! Giành chiến thắng, chúng ta cần phải có một đội quân lớn hơn chứ không phải là nhiều cố vấn quân sự hơn, cùng những vũ khí tối tân nhất chứ không phải là những thứ đồ thừa thãi. Đó chính là những thứ mà các ngài đã hứa là sẽ cung cấp cho chúng tôi trong cuộc hội đàm ở Honolulu một năm về trước. Thay vào đó, các ngài đang gửi đến đây những trang thiết bị lỗi thời và các cố vấn quân sự, hàng ngàn người như vậy, quá nhiều đến nỗi chúng tôi không thể quản lý nổi họ.
- Quân đội của ông đã tiến bộ hơn rất nhiều nhờ những nỗ lực của chúng tôi đó sao.
- Những hạ sỹ của Quân đội nước này có thể chỉ bảo những hạ sỹ của quân đội nước khác cách bắn súng đại bác tốt hơn. Nhưng chắc chắn họ sẽ không thể bảo cho những người nông dân của chúng tôi làm cái gì để nuôi lợn của họ một cách tốt hơn. Cùng một lúc ngài đã đưa đến đây quá nhiều các cố vấn quân sự. Ngài nên cắt giảm bớt những người này đi. Thêm ba sư đoàn nữa cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và gửi cho chúng tôi các hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để trang bị cho họ và hãy cắt giảm một nửa số cố vấn của ngài ở Việt Nam đi. - Đó chính là lời khuyên của tôi với ngài đấy, ông Đại sứ thân mến ạ.
Ông Corning nhoài cả người lên trên bàn tiến đến gần với ông Diệm và nói nhỏ.
- Thưa ngài Tổng thống, hãy cho phép tôi nói với ngài một cách chân thành và thẳng thắn nhất giống như hai người bạn với nhau thôi nhé và không cần ghi lại làm gì.
Ông ta liếc mắt sang phía D. Marnin nhằm ám chỉ rằng ông ta không muốn anh ghi lại điểm này.
- Thông điệp của ngài về vấn để Phật giáo là rất tốt và ngài cũng đã cho tôi có cơ sở để tin rằng Chính phủ của ngài đang rất nhạy cảm đối với những gì mà nếu như chúng ta không cẩn thận chúng ta sẽ bị vướng vào một vấn đề chính trị quốc tế nguy hiểm. Nhưng điều mà ngài đang nói với tôi về các cố vấn Mỹ chắc chắn sẽ không được chấp nhận một cách nồng nhiệt ở cả hai bên bờ sông Potomac đâu mà đặc biệt là với những người đang cố gắng kiểm soát được việc các ông nhận sự hỗ trợ và đối xử với chúng như thế nào. Chúng tôi đang gửi tới đây những cố vấn được lựa chọn kỹ càng và họ đều là những người cừ khôi nhất mà chúng tôi có. Cũng phải thừa nhận là một số người trong bọn họ không thật sự nhạy cảm như họ có thể đối với tình hình chính trị ở địa phương. Và trách nhiệm của chúng ta là cùng phối hợp với nhau để tìm ra cách nâng cao khả năng nhạy bén của họ. Đồng thời với cá nhân tôi việc quay về Washington nói rằng ngài muốn chúng tôi cắt giảm một nửa số cố vấn quân sự chẳng khác nào rung lên những tiếng chuông đụng chạm một cách không có lợi tới rất nhiều chương trình mà chính các ngài mới là người cần chúng nhất.
- Ông Gus thân mến của tôi ạ, lời hăm dọa có chủ ý của ông đã làm tôi buồn đấy. về vấn đề này, ông hãy tin tôi đi, tôi biết là mình đang nói cái gì. Nó thật sự nghiêm trọng hơn ông tưởng rất nhiều. Nhưng thôi chúng ta không nhất định phải giải quyết nó vào ngày hôm nay đâu và tôi cũng không muốn làm hỏng kỳ nghỉ của ông đâu. Tạm thời chúng ta hãy gác nó sang một bên cho tới khi ông quay trở lại đây đã nhé. Trong khi ấy, tôi và cậu Marnine sẽ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề Phật giáo. Và tôi cũng nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ quên mất nó ngay thôi mà và điều đó sẽ lại giúp chúng ta quay trở lại với vấn đề phức tạp hơn rất nhiều đó là làm thế nào để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này.
- Thưa ngài Tổng thống, những gì ông nói đã như một bản hòa tấu tuyệt hảo rót vào tai tôi vậy. Nói thật chứ, tôi thực sự lo lắng về tình hình hiện nay ở đây đến mức tôi cũng không dám chắc là mình đi nghỉ vào thòi gian này có thật sự là thông minh nữa hay không.
- Tôi lại cho là không chỉ có mình ông nghĩ vậy đâu mà còn cả bà Patty Lou cũng thế đấy. Vì phụ nữ luôn có sự thông cảm nhất định nên bà ấy còn cảm nhận được nỗi băn khoăn lớn hơn ông rất nhiều đấy. Ông đang nợ bà ấy một kỳ nghỉ đấy ông bạn của tôi ạ.
- Vâng thưa ngài Tổng thống, tôi sẽ nói lại từng lời nói này của ông cho bà ấy khi chúng tôi đi ăn vào tối nay. Và tôi cũng dám chắc với ngài rằng bà ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc đến nhường nào.
o O o
Như có một điềm báo gở xắp xảy đến nhung chẳng ai nhận thấy tại Việt Nam, nơi mà câu hỏi được đặt ra không chỉ đơn giản là phải chăng nước Mỹ đang chơi một trò nguy hiểm mà còn thậm tệ hơn là sự nguy hiểm đó sẽ để lại hậu quả như thế nào. Vì thế, Đại sứ Corning vẫn tiếp tục chuẩn bị cho kỳ nghỉ của mình. Vào đúng ngày lên máy bay, ông ta gọi D. Marnin vào phòng làm việc và nói vói anh:
- Còn một việc cuối cùng nữa mà tôi muốn cậu làm giúp - ông ta chỉ tay lên ngăn kéo tủ có đánh giấu "Tài liệu cá nhân" của mình nơi có mấy tập hồ sơ rất dày và nói tiếp -Cậu hãy kiểm tra hết số tư liệu ở trên kia, xếp chúng lại có trật tự vào ngăn kéo trên cùng trong két tài liệu của tói. Tôi muốn cậu làm riêng điều đó cho tôi. Tất cả các tài liệu đó chỉ được đọc qua thôi. Tôi không muốn có bất cứ ai đụng được vào nó. Cậu hiểu rồi chứ?
- Vâng, thưa ngài.
Đó là nhiệm vụ cuối cùng của D. Marnin trước khi anh chuyển xuống làm việc tại phòng chính tri. Trong khi sắp xếp lại những tập tài liệu theo yêu cầu vào trong két sắt anh tình cờ phát hiện thấy một tập hồ sơ mật ghi rõ tên anh trên đó. Ngay ngoài bìa đóng dấu bảo mật màu đỏ có một cụm từ viết tắt nội dung của tập tài liệu là "PENUMBRA" - dù đã cố gắng nhang anh cũng không thể nào hiểu nổi cụm từ mã này có nghĩa là gì mà trên thực tế anh cũng chưa từng nhìn thấy cụm từ này bao giờ. D. Marnin hiểu rằng anh không được phép đọc các tài liệu có ghi các cụm từ mã khi đã được ghi rõ là những tài liệu bí mật riêng tư. Nhưng rõ ràng ông Corning không quên được rằng tập tài liệu về D. Marnin cũng là một trong số các tư liệu ở trong ngăn trên cùng mà ông ta đã yêu cầu anh sắp xếp lại ấy.
Mặt khác, ông Corning cũng đã bận túi bụi trong suốt sáu ngày trước khi ra sân bay. Cũng có thể là ông đã quên bẵng đi thật. Cuối cùng thì D. Marnin cũng không cưỡng lại được trí tò mò của mình. Vào buổi tối hôm thứ tư đó, sau ba ngày bỏ qua và khi mọi người trong văn phòng trong đó có cả ngài Bilder đều đã ra về được rất lâu, anh lấy tập tài liệu đó ra, châm một điếu thuốc lá và bắt đầu đọc chúng.