"We humans have lost the wisdom of genuinely resting and relaxing. We worry too much. We don't allow our bodies to heal, and we don't allow our minds and hearts to heal.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Chu Sa Lan
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Phạm Vân ANh
Số chương: 27
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1581 / 17
Cập nhật: 2016-02-04 14:38:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27
hật Yên mở cửa nhường cho Quỳnh Trân bước vào tiệm bán thực phẩm Á Đông nằm trên đường Hixson Pike xong mới thong thả theo sau.
" Em tính nấu món gì vậy?
Đưa mắt nhìn quanh quất Quỳnh Trân cười thì thầm cùng chồng.
" Em mua về cho anh nấu mà. Chị Tú Anh khen anh nấu ăn ngon lắm…
Nhật Yên lắc đầu cười.
" Có em ở trong nhà rồi anh đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Anh thôi nấu ăn mà anh đi học vẽ…
Quỳnh Trân nhìn chồng đăm đăm. Nhật Yên cảm thấy tâm hồn mình lao đao khi nhìn đôi mắt đẹp tuyệt vời của vợ.
" Biết vẽ hôn mà học vẽ…
Quỳnh Trân buột miệng nói một câu mà khi nói xong nàng mới biết là đã vô tình lập lại câu nói của má nói với ba khi hai người gặp nhau. Nhật Yên bật cười khi nghe câu nói của vợ.
" Anh ghi tên học vẽ chỉ để vẽ đôi mắt của em…
Quỳnh Trân cười thánh thót. Hai người nắm tay nhau đi vòng vòng các quầy hàng kiếm mua gạo tấm và các loại gia vị để nấu phở.
" Anh có để ý cái gì không?
" Cái gì?
" Ông đó ổng cứ liếc em hoài…
" Ai?
" Ông già đứng nơi hàng rau cải đó. Em để ý thấy ổng cứ liếc em hoài…
Nhật Yên nhìn về phía hàng rau cải. Anh thấy một ông già, vóc dáng gầy gò, tóc hoa râm, ăn mặc đứng đắn và giản dị đang đứng lựa rau cải.
" Anh có quen ổng hôn?
Quỳnh Trân hỏi và Nhật Yên lắc đầu. Anh cố nhớ xem mình có quen ông ta không. Có thể là ông ta quen với ba má mà anh không nhớ ra.
" Ổng tới kìa anh…
Quỳnh Trân nói nhỏ. Bước tới trước mặt Nhật Yên ông già hơi gật đầu chào đoạn cất giọng khàn khàn.
" Xin lỗi hai cháu. Tôi thấy hai cháu hơi quen quen mà không biết là ai. Hai cháu chắc cũng ở trong phố này?
Liếc nhanh vợ Nhật Yên lên tiếng.
" Dạ… Vợ chồng cháu mới dọn về… Chắc bác cũng ở gần đây?
Tôi ở đây lâu lắm rồi…
Liếc nhanh Quỳnh Trân ông già tự giới thiệu.
" Tôi tên Bá. Cô đây…
Ông già tự xưng tên Bá ngập ngừng giây lát mới chầm chậm thốt.
" Xin lỗi hai cháu tôi không có ý gì hết. Chỉ thấy cháu gái đây giống một người…
Bá dừng lại nhìn đôi trai gái rồi lại nói tiếp.
" Cháu gái đây có khuôn mặt giống hệt một người con gái trong bức tranh…
Nhật Yên cảm thấy một chấn động mạnh trong tâm hồn của mình. Có lẽ anh sớm cảm nhận ra một cái gì khác lạ qua câu nói của ông Bá. Nhìn thấy nét ngạc nhiên của Quỳnh Trân cũng như thấy Nhật Yên đang nhìn mình đăm đăm Bá cười nhẹ.
" Tôi có vài bức tranh vẽ hình cô gái có khuôn mặt và nhất là đôi mắt giống hệt như cháu…
Ông Bá nhìn Quỳnh Trân xong tiếp liền.
" Bởi vậy khi thấy cháu bước vào tiệm tôi ngạc nhiên lắm. Rồi tôi tò mò tự hỏi cháu là ai, tại sao lại giống người trong bức tranh…
Quỳnh Trân nhìn Nhật Yên và thấy chồng cũng đang nhìn mình mỉm cười.
" Quê của cháu ở đâu?
Bá hỏi Quỳnh Trân.
" Dạ cháu sinh ra ở Sài Gòn. Gia đình ba của cháu ở Sài Gòn còn quê của má cháu ở Long Xuyên…
Bá gật gù cười nói với đôi vợ chồng trẻ.
" Bác cũng ở Sài Gòn…
Do dự giây lát Bá nói tiếp với giọng buồn buồn.
" Bác qua đây hồi năm 75. Hôm nào rảnh rổi hai cháu lại nhà bác chơi để bác chỉ cho cháu bức tranh một cô gái có đôi mắt nhất là khuôn mặt giống hệt cháu…
Quỳnh Trân liếc nhanh chồng. Thấy anh gật đầu nàng tươi cười nói với Bá.
" Bây giờ được không bác… Cháu nóng lòng…
Hiểu ý của Quỳnh Trân Bá cười gật đầu.
" Được chứ… Hai cháu lái xe theo bác về nhà…
Quanh co một hồi Bá dừng xe trước ngôi nhà nhỏ khang trang và xinh xắn. Bá mở cửa mời khách vào. Nhật Yên nhận thấy không khí trong nhà yên tịnh và gần như vắng lặng.
" Bác ở một mình. Vợ của bác bị bệnh chết cách đây gần hai năm. Hai đứa con đã có gia đình và ở xa…
Mời khách ngồi xuống ghế xong Bá vào nhà bếp rót nước.
" Hai cháu uống nước đi. Bác vào lấy tranh cho hai cháu xem…
Chừng mươi phút sau Bá trở ra phòng khách. Đặt cái hộp giấy hình chữ nhật vừa dài vừa rộng lên mặt bàn ông ta cười buồn.
" Mấy bức tranh trong hộp này là của một người quen nhờ bác giữ dùm. Ba mươi mấy năm rồi chủ nhân của cái hộp không bao giờ trở lại để lấy nhưng bác vẫn giữ cho ông ta…
Quỳnh Trân dường như không nghe những lời của Bá nói. Nàng nhìn đăm đăm cái hộp cũ mèm, lem luốc và méo mó. Lớp giấy bao bên ngoài ố vàng và sờn rách nhiều chỗ. Chậm chạp mở nắp hộp Bá lấy ra một bức tranh. Gọi là bức tranh cũng không đúng vì nó chỉ là một mảnh giấy hình chữ nhật khá dày, rộng chừng hai tấc và dài khoảng ba bốn tấc tây. Nhật Yên nhìn thoáng qua bức tranh. Không cần nhìn lâu anh cũng biết người con gái đó là ai. Khuôn mặt đó. Đôi mắt đó. Đường nét đó. Tất cả đậm nét trong hồn anh, theo thời gian biến thành sự si mê và thương yêu. Tuy khuôn mặt nghiêng nghiêng song anh vẫn nhận ra khuôn mặt và đôi mắt quen thuộc của Yên Sương trong quá khứ và Quỳnh Trân đang ngồi bên cạnh. Nơi góc trái của bức tranh có viết hai chữ nhỏ mà anh biết là bút tự của Miên Trường, ông họa sĩ bất hạnh và cũng là người đã chỉ đường cho anh trở lại quê hương để tìm gặp đôi mắt của người mà ông ta mãi mãi yêu thương.
" Người trong tranh chính là má của cháu…
Quỳnh Trân thì thầm. Bá mỉm cười. Dường như ông ta cũng sớm cảm nhận ra điều đó.
" Miên Trường là ba của cháu…?
" Dạ…
Quỳnh Trân trả lời một tiếng. Nàng không thể nói nhiều hơn vì nước mắt bắt đầu ứa ra.
" Bác biết bây giờ ba con ở đâu không bác?
Bá cúi nhìn xuống bức tranh. Đâu đó trong vùng ký ức nhạt mờ vì năm tháng ông như thấy được hình bóng của người xưa thấp thoáng.
" Miên Trường đã chết… Anh chết ngày 28- 4- 1975…
Quỳnh Trân bật khóc. Nhật Yên nắm lấy bàn tay của vợ như an ủi và chia xẻ.
" Làm sao ba con chết hả bác?
Quỳnh Trân nghẹn ngào hỏi và giọng nói của Bá khàn đặc khi trả lời.
" Bị pháo kích chết…
Ngước nhìn đôi vợ chồng trẻ ông ta cười. Nụ cười của ông ta thật buồn.
" Để bác kể cho hai cháu nghe đầu đuôi câu chuyện. Bác với Miên Trường ở chung xóm với nhau. Bác lớn hơn Miên Trường và đi lính trước Miên Trường. Khi Miên Trường đổi về Long Xuyên, quen biết với Yên Sương thời thỉnh thoảng Miên Trường cũng có kể cho bác nghe câu chuyện tình của hai người. Bác có gặp má cháu một lần. Khoảng tháng 3 năm 75, dường như sau khi Ban Mê Thuột thất thủ và vùng 2 chiến thuật bị mất vào tay cộng sản, Miên Trường ra gặp bác ở tiểu khu. Suốt một đêm ở bên nhau Miên Trường kể cho bác nghe về cuộc tình éo le giữa mình với Yên Sương rồi sau đó nhờ bác giữ dùm cái hộp này…
Bá ngừng lại đưa tay mân mê cái hộp cũ. Nhật Yên thấy mắt người lính già như có lệ.
" Miên Trường nói sẽ trở lại lấy cái hộp khi nào về Sài Gòn thăm Yên Sương. Nhưng Miên Trường không bao giờ trở lại. Ba mươi mấy năm rồi Miên Trường không bao giờ trở lại. Bác vẫn giữ và vẫn chờ…
" Làm sao bác biết ba con đã chết hả bác?
Bá chậm chạp trả lời trong lúc lấy bức tranh bỏ vào cái hộp cũ.
" Mười mấy năm sau ngày 30- 4- 75, trong cuộc họp mặt của cựu quân nhân bác tình cờ nói chuyện với thiếu úy Định, ông sĩ quan trưởng đồn của Miên Trường. Ông ta kể lại chi tiết về cái chết của Miên Trường… Bác nói cho cháu biết ngày ba cháu chết để có gì cháu làm đám giỗ cho ba của cháu. Riêng cái hộp này là của cháu. Ba mươi mấy năm bác đã giữ cái hộp này để trao lại cho người thân của Miên Trường. Bác nghĩ là tới lúc…
Nhật Yên chợt lên tiếng thuật vắn tắt lý do anh tìm thấy bức tranh của Miên Trường ở tiệm bán đồ cổ trong phố. Bá mỉm cười.
" Khi mới qua đây gia đình bác có làm bữa cơm đãi ông bà bảo trợ hiền lành và tốt bụng. Trong bữa tiệc cao hứng bác đem bức tranh mà cháu đã mua ra khoe với ông bả. Thấy họ thích và cũng để cám ơn cho sự giúp đỡ tận tình của họ, bác mới đem bức tranh của Miên Trường ra tặng cho họ. Ít lâu sau ông bà này chết. Bác không biết lý do gì mà bức tranh lại được bày bán nơi tiệm đồ cổ... Chắc con cái hoặc người thân của họ không muốn giữ bức tranh nữa nên đem bán…
Ngừng lại nhìn đôi vợ chồng trẻ đang ngồi trước mặt mình ông ta vui vẻ tiếp.
" Biết đâu điều đó là do Miên Trường xui khiến… Nhờ vậy mà cháu mới có dịp may mua bức tranh. Có thể đó là cơ duyên hay mệnh số…
Nhật Yên nhớ lại những lời chị Tú Anh đã nói. Cơ duyên. Mệnh số. Tình yêu. Tâm thành… Những cái đó như mơ hồ và huyền hoặc nhưng cũng có thể xảy ra. Biết đâu… Nhìn Quỳnh Trân đang ngồi trước mặt mình anh như thấy được hình bóng của Yên Sương đang nắm tay Miên Trường đi trên con đường dọc theo bờ sông Hậu tí tách sóng vỗ hòa lẫn trong tiếng cười và câu nói Biết vẽ hôn mà vẽ… Vẽ đẹp hôn mà vẽ…
Hè 2009
Mắt Em Người Sài Gòn Mắt Em Người Sài Gòn - Chu Sa Lan Mắt Em Người Sài Gòn