Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 67
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1600 / 45
Cập nhật: 2016-06-20 21:15:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 26: Nhục Thay, Hai Vị Chưởng Cơ Là Nguyễn Phúc Hiệp Và Nguyễn Phúc Trạch!
ách Đại Nạm thực lục (Tiền biên quyển 2) chép rằng:
"Mùa xuân (năm Canh Thân, 1620 - ND), các quan Chưởng cơ là (Nguyễn Phúc Hiệp) và (Nguyễn Phúc) Trạch, con thứ 7 và thứ 8 của Thái Tổ (chỉ Nguyễn Hoàng –ND) âm mưu nổi loạn. Họ gởi mật thư, xin họ Trịnh phát binh và họ hứa sẽ tự mình làm nội ứng, hẹn thành công sẽ cùng chia đất này (chỉ đất Thuận Quảng - ND) để trấn trị. Trịnh Tráng (được thư) liền sai Đô đốc Nguyễn Khải đem 5000 quân vào đóng ở Nhật Lệ, huyện Phong Lộc (nay thuộc Quảng Bình - ND) để chờ động tĩnh.
Hiệp và Trạch sợ quan Chưởng cơ là Tôn Thất Tuyên, con thứ tư của Hòa Quận công là Tôn Thất Hòa, nên không dám hành động ngay. Khi ấy, Chúa (chỉ Nguyễn Phúc Nguyên - ND) họp cùng các tướng để bàn việc chống quân họ Trịnh. Hiệp và Trạch vờ dâng mưu kế rằng:
- (Tôn Thất) Tuyên trí dũng hơn người, nếu sai cầm binh đi đánh thì tất nhiên sẽ phá được địch.
(Tôn Thất) Tuyên biết rõ âm mưu (của Hiệp và Trạch), bèn nói với Chúa rằng:
- Nay nếu thần mà rời khỏi dinh thì tất sẽ có biến.
Chúa bèn sai quan Chưởng dinh là Tôn Thất Vệ, con thứ hai của Tôn Thất Hà, người bấy giờ thường được gọi là Quận công, đem quân đi đánh (Nguyễn) Khải. Hiệp và Trạch thấy mưu không thành, bèn đem quân chiếm kho Ái Tử và đắp lũy Cồn Cát để làm phản. Chúa sai người đến dỗ song họ vẫn không chịu nghe. Sau, Chúa đành phải lấy (Tôn Thất) Tuyên làm tướng tiên phong, cùng Chúa đem đại binh đi đánh. Hiệp và Trạch thua chạy, nhưng bị (Tôn Thất) Tuyên đuổi bắt được, đem dâng Chúa. Chúa trông thấy, chảy nước mắt mà nói rằng:
- Hai em sao nỡ trái bỏ luân thường?
Hiệp và Trạch cúi đầu chịu tội. Chúa muốn tha nhưng các tướng đều cho rằng, phép nước không thể dung tha được. (Chúa) bèn đem họ giam vào ngục. Hiệp và Trạch vì quá xấu hổ mà đổ bệnh rồi mất. Nguyễn Khải nghe tin ấy liền dẫn quân về.
Chúa thấy họ Trịnh vô cớ nổi binh, cho nên, kể từ đó không chịu nạp các thứ thuế nữa.”
Lời bàn: Vì tham quyển cố vị mà giết cả đồng liêu hoặc giả là làm chuyện thí nghịch, tội lớn đã không thể tha, huống nữa mưu giết anh để tranh đoạt ngôi cao như Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch? Máu tham trong con người của hai người, chẳng những làm ô uế gia phả của họ, mà còn làm hoen ố cả một đoạn sử này, đáng khinh ghét thay!
Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch thực lòng hợp mưu với nhau chăng? Thiên hạ đâu dễ cả tin đến vậy. Ngôi chúa chỉ có một mà họ thì có đến những hai người, ai dám bảo họ chỉ giết Nguyễn Phúc Nguyên chớ chẳng hề giết nhau?
Trong muôn cái chết, hình như chết vì xấu hổ là loại chết hiếm hoi hơn cả. Chưởng cơ Nguyễn Phúc Hiệp vả Chưởng cơ Nguyễn Phúc Trạch, hậu thế chẳng biết nói thế nào về hành trạng của chư vị, đành tức tối vất bút xuống bàn mà nghiêm giọng quát rằng: Nhục thay!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 Việt Sử Giai Thoại - Tập 6 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 6