Books are a uniquely portable magic.

Stephen King

 
 
 
 
 
Tác giả: Sara Gruen
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 948 / 17
Cập nhật: 2017-08-04 07:58:53 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24
ậy rốt cuộc lại là như thế này đúng không? Ngồi một mình ở sảnh mà chờ đợi cái gia đình sẽ không đến?
Tôi không thể tin nổi Simon lại quên. Đặc biệt là ngày hôm nay. Đặc biệt là Simon - thằng bé đó đã trải qua bảy năm đầu đời ở đoàn Ringling.
Công bằng mà nói, tôi nghĩ thằng bé đã bảy mươi mốt rồi. Hay là sáu mươi chín nhỉ? Khỉ thật, tôi phát chán vì chẳng biết cái gì cả. Khi Rosemary quay lại tôi sẽ hỏi cô ấy giờ là năm nào và giải quyết vấn đề này thật dứt khoát mới được. Cô ấy rất tốt với tôi, cô nàng Rosemary ấy. Cô ấy sẽ không làm tôi thấy mình ngớ ngẩn dù cho tôi có thế thật. Một người phải biết ông ta bao nhiêu tuổi rồi chứ.
Có rất nhiều thứ tôi nhớ rõ như in. Như cái ngày Simon ra đời. Chúa ơi, thật sung sướng làm sao. Thật nhẹ nhõm làm sao! Cảm giác choáng váng khi tôi tới bên giường, một sự bối rối. Và thiên thần của tôi ở đó, Marlena của tôi, đang mỉm cười với tôi, mệt mỏi, rạng rỡ, một cái bọc quấn chăn nằm nép mình trong vòng tay nàng. Khuôn mặt nó quá sẫm và nhăn nheo nên trông chẳng giống con người chút nào. Nhưng sau đó, khi Marlena kéo tấm chăn ra khỏi tóc nó và tôi thấy tóc có màu đỏ, tôi đã nghĩ mình có thể thật sự ngất đi vì sung sướng mất. Tôi chưa từng thật sự nghi ngờ - không thật sự, và dù gì tôi cũng sẽ yêu mến và nuôi nấng nó thôi - nhưng dẫu vậy, tôi suýt chút nữa thì đổ gục khi thấy mái tóc đỏ đó.
Tôi liếc nhìn đồng hồ, bồn chồn trong tuyệt vọng. Màn trình diễn Lớn chắc chắn đã kết thúc. Ôi, thật không công bằng! Tất cả kẻ già yếu hom hem ấy thậm chí sẽ chẳng biết mình đang xem cái gì, còn tôi thì ở đây! Mắc kẹt trong cái hành lang này!
Mà có phải thế không nhỉ?
Tôi cau mày và chớp mắt. Chính xác thì điều gì đã khiến tôi nghĩ mình đang bị mắc kẹt?
Tôi liếc hết bên này lại sang bên kia. Không có ai cả. Tôi quay lại và nhìn về phía hành lang. Một y tá vèo qua, tay nắm chặt biểu đồ còn mắt nhìn xuống giày.
Tôi nhích dần ra mép ghế và với lấy cái khung tập đi của mình. Theo như tôi ước lượng, tôi chỉ còn cách tự do năm mét rưỡi nữa thôi. Chà, sau đó còn có cả một khu nhà phải vượt qua, nhưng nếu cuốc bộ qua đó tôi dám cá mình có thể bắt kịp vài tiết mục cuối cùng. Và tiết mục chót - nó sẽ không bù đắp được việc bỏ lỡ Màn trình diễn Lớn, nhưng cũng được phần nào. Một tia sáng ấm áp rộn lên trong tôi, tôi phải nén lại tiếng cười khúc khích. Tôi có thể đang ngoài chín mươi, nhưng ai nói tôi bất lực chứ?
Cánh cửa kính trượt mở ra khi tôi đến gần. Tạ ơn Chúa vì điều đó - tôi không nghĩ mình có thể xoay xở với cái khung tập đi và một cái cửa bình thường. Không, tôi đang loạng choạng, đúng vậy. Nhưng không sao. Tôi xoay xở được với sự loạng choạng.
Tôi ra tới vỉa hè và dừng lại, chói mắt vì ánh mặt trời.
Tôi đã cách xa khỏi thế giới thực quá lâu đến mức sự kết hợp của tiếng xe chạy, tiếng chó sủa, và tiếng còi xe khiến cổ họng tôi nghẹn cứng. Những người đi trên vỉa hè tách ra và đi qua tôi như thể tôi là một hòn đá trong suối. Có vẻ chẳng ai nghĩ rằng thật kỳ lạ khi một ông già đi dép lê đang đứng trên vỉa hè ngay bên ngoài viện dưỡng lão. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng mình vẫn đang trong tầm nhìn rất rõ nếu một trong các y tá bước vào sảnh.
Tôi nâng khung tập đi lên, quay nó sang trái vài phân, rồi lại cắm phịch nó xuống. Những cái bánh bằng chất dẻo cọ xát vào nền bê tông, và âm thanh đó khiến tôi choáng váng. Đó là một tiếng ồn thật sự, một tiếng ồn lạo xạo, không phải tiếng rít hay lộp cộp của cao su. Tôi lê chân loanh quanh sau cái khung tập đi, thưởng thức cái cách hai chiếc dép lê của tôi xô đẩy nhau. Thêm hai thao tác như thế nữa, và thế là tôi quay ra đúng hướng. Một cú xoay 180o hoàn hảo. Tôi giữ chắc và lê bước, tập trung vào hai bàn chân.
Tôi không được đi quá nhanh. Bị ngã thì sẽ tai hại về rất nhiều mặt. Không có gạch lát sàn, nên tôi đo bước tiến của mình bằng bàn chân - bàn chân của tôi. Mỗi khi bước một bước, tôi đưa gót một bàn chân đặt ngang với ngón của bàn còn lại. Và cứ thế, hai mươi lăm phân một lần. Thỉnh thoảng tôi dừng lại để đo bước tiến của mình. Chậm mà chắc. Cái lều đỏ tươi và trắng đang to dần lên từng chút một mỗi khi tôi nhìn lên.
Tôi đi mất nửa tiếng và phải dừng lại hai lần, nhưng tôi gần đến nơi rồi và đã cảm nhận được cảm giác chiến thắng đầy phấn khích. Tôi thở hơi gấp, nhưng chân tôi vẫn rất vững. Chỉ có người phụ nữ đó là tôi nghĩ có thể gây phiền phức, nhưng tôi đã thoát được khỏi bà ta. Tôi không tự hào vì điều đó - thường thì tôi không nói chuyện với mọi người với thái độ ấy, và đặc biệt là đàn bà - nhưng còn lâu tôi mới để cho nhà cải cách thích chõ mũi vào chuyện của người khác nào đó cản trở cuộc đi chơi của mình. Tôi sẽ không đặt chân vào cái viện ấy cho tới khi xem được phần còn lại của buổi diễn, và thật thương thay cho kẻ nào cố ép tôi. Kể cả lũ y tá có bắt kịp tôi ngay bây giờ, tôi sẽ làm ầm lên. Tôi sẽ to tiếng lên. Tôi sẽ làm họ mất mặt trước mọi người và buộc họ phải đưa Rosemary tới. Khi nhận ra tôi kiên quyết đến nhường nào, cô ấy sẽ đưa tôi đến buổi diễn. Kể cả có phải bỏ qua phần ca làm còn lại, cô cũng sẽ đưa tôi đi - dù sao đây cũng là ca cuối cùng của cô.
Ôi Chúa ơi. Tôi sẽ sống ra sao ở cái nơi đó khi cô đi? Khi nhớ ra rằng cô sắp ra đi, cơ thể già cỗi của tôi sụp đổ vì đau buồn, nhưng nó nhanh chóng được thay thế bởi niềm hân hoan - giờ đây tôi đã tới gần đến nỗi có thể nghe được tiếng nhạc đập ình ình phát ra từ lều chính. Ôi, âm thanh ngọt ngào của nhạc xiếc. Tôi đặt lưỡi ở khóe miệng và vội đi nhanh. Giờ tôi đã gần tới đó. Chỉ còn vài thước nữa thôi…
“Này, ông già. Ông nghĩ mình đang đi đâu thế?”
Tôi dừng lại, giật mình. Tôi nhìn lên. Một thằng bé ngồi sau cửa bán vé, khuôn mặt đóng khung bởi những túi kẹo bông hồng và xanh. Những món đồ chơi sặc sỡ nhấp nháy trên quầy thủy tinh dưới tay nó. Nó có một cái khuyên xuyên qua lông mày, một cái đinh tán xuyên qua môi dưới, một hình xăm lớn mỗi bên vai. Đầu hai bàn tay nó là những cái móng sơn đen sì.
“Trông tôi như đang đi đâu nào?” tôi cáu kỉnh đáp. Tôi không có thời gian cho chuyện này. Tôi đã bỏ lỡ buổi diễn đến chừng đó là quá đủ rồi.
“Vé là mười hai đô.”
“Tôi chẳng có đồng nào cả.”
“Vậy thì ông không vào được.”
Tôi sững người vì kinh ngạc, vẫn đang vật lộn tìm từ để nói thì một người đàn ông bước tới bên tôi. Ông ta đã đứng tuổi, mày râu nhẵn nhụi, ăn bận tươm tất. Giám đốc đoàn, tôi đoán chắc.
“Chuyện gì xảy ra ở đây vậy, Russ?”
Thằng nhóc hất ngón cái về phía tôi. “Cháu bắt gặp lão già này đang cố lẻn vào.”
“Lẻn vào à!” tôi la lên với vẻ căm phẫn chính đáng.
Người đàn ông nhìn tôi một cái rồi quay lại phía thằng nhóc. “Mày bị cái quỷ vậy?”
Russ nhăn nhó nhìn xuống.
Ông giám đốc đứng trước mặt tôi, mỉm cười hòa nhã. “Thưa cụ, tôi rất vui được dẫn cụ vào. Sẽ dễ dàng hơn nếu cụ có một chiếc xe lăn nhỉ? Như vậy chúng tôi sẽ không phải lo tìm cho cụ một chỗ ngồi tốt.”
“Thế thì tốt quá. Cám ơn ông,” tôi đáp, sẵn sàng òa khóc vì nhẹ nhõm. Trận cãi lộn với Russ vẫn còn khiến tôi run rẩy - ý nghĩ rằng tôi đã tiến xa đến thế này chỉ để bị một thằng nhãi ranh bấm khuyên môi đuổi đi thật là kinh hoàng. Nhưng tất cả đã ổn. Tôi không chỉ được vào, mà tôi nghĩ mình còn có thể có một chỗ ngồi bên cạnh vòng diễn nữa.
Ông giám đốc đi vòng qua cạnh lều chính rồi quay lại với một chiếc xe lăn sản-phẩm-của-bệnh-viện chuẩn mực. Tôi để ông ta đỡ mình ngồi xuống đó rồi thả lỏng các cơ bắp đang đau nhức khi ông ta đẩy tôi về phía cửa.
“Đừng để ý Russ,” ông ta nói. “Đằng sau tất cả những cái lỗ đó thì nó là một thằng bé ngoan đấy, mặc dù cũng thật là kỳ lạ làm sao nó lại không bị rò rỉ ra khi uống nước.”
“Vào thời của tôi người ta cho những lão già ở trong lều bán vé. Kiểu như là cuối đường rồi vậy.”
“Cụ đã từng làm trong một đoàn xiếc ư?” người đàn ông hỏi. “Đoàn nào vậy?”
“Tôi đã làm ở hai đoàn. Đầu tiên là Đoàn xiếc Ngoạn mục nhất Quả Đất của Anh em Benzini,” tôi nói đầy tự hào, uốn từng âm tiết trên lưỡi. “Thứ hai là Ringling.”
Chiếc xe dừng lại. Khuôn mặt của người đàn ông đột ngột xuất hiện trước mặt tôi. “Cụ đã làm với Anh em Benzini ư? Năm nào vậy?”
“Mùa hè năm 1931.”
“Cụ đã ở đó khi có cuộc chạy loạn chứ?”
“Hẳn rồi!” tôi kêu lên. “Chết tiệt, tôi đã ở chính giữa nó. Trong chính lều thú. Tôi là bác sĩ thú y của đoàn mà.”
Ông ta nhìn tôi đăm đăm, ngờ vực. “Không thể tin được! Sau vụ cháy Hartford và sự sụp đổ của đoàn Hagenbeck-Wallace, có lẽ đó là thảm họa xiếc nổi tiếng nhất mọi thời đại.”
“Nó quả là đáng nói đấy, phải. Tôi vẫn nhớ như thể nó mới xảy ra hôm qua. Chết tiệt thật, tôi nhớ nó còn rõ hơn cả nhớ ngày hôm qua nữa.”
Người đàn ông chớp mắt và chìa tay ra. “Charlie O’Brien đời thứ ba.”
“Jacob Jankowski,” tôi nói, nắm lấy tay ông ta. “Đời thứ nhất.”
Charlie O’Brien chăm chú nhìn tôi rất lâu, bàn tay xòe ra trên ngực như thể ông ta đang trịnh trọng tuyên bố một lời thề. “Cụ Jankowski, tôi sẽ đưa cụ vào buổi diễn ngay bây giờ trước khi chẳng còn gì để xem nữa, nhưng sẽ thật là một vinh dự và một đặc ân nếu cụ đến uống với tôi một chén trong nhà lưu động của tôi sau buổi diễn. Cụ là một nhân chứng sống của lịch sử, và tôi chắc chắn sẽ rất vui sướng được nghe kể trực tiếp về sự sụp đổ đó. Sau đó tôi sẽ rất vui được đưa cụ về nhà.”
“Rất sẵn lòng,” tôi đáp.
Ông ta đứng phắt dậy, rồi đi vòng ra phía sau xe. “Vậy là ổn rồi. Tôi hy vọng cụ sẽ thích buổi diễn.”
Một vinh dự và một đặc ân.
Tôi mỉm cười thanh thản khi ông ta đẩy tôi đến ngay sát đường giới hạn vòng diễn.
Nước Cho Voi Nước Cho Voi - Sara Gruen Nước Cho Voi