What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Jo Kyung Ran
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1875 / 46
Cập nhật: 2017-08-04 14:03:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 26
ã vài lần, không chỉ tạp chí của Mun Ju mà cả các nhà xuất bản khác, đề nghị tôi viết một cuốn sách dạy nấu ăn. Nếu thu thập tất cả các cống thức tôi từng đăng trên mấy tạp chí phụ nữ và ấn phẩm ẩm thực thì cũng để làm một cuốn, nhưng lần nào tôi cũng từ chối vì hai lý do.
Một là, tôi tin rằng trên đời không có cái gọi là công thức duy nhất. Từ một con gà, đầu bếp thừa sức sáng tạo cả trăm món ăn, chế biến theo tâm trạng, trực giác của mình, chưa kể các món ăn kèm và nguyên liệu nhồi trong còn có thể thay đổi phong phú theo mùa. Hướng dẫn độc một cách chế biến khác nào chối bỏ chín mươi chín cách kia. Còn nếu là sách giới thiệu công thức làm gà cơ bản thì ai mà chẳng viết được, và dạng sách ấy có lẽ đã xuất hiện nhan nhản rồi.
Hai, và quan trọng hơn, là ngay Bếp trưởng cũng còn chưa viết sách. Bà là người đánh thức vị giác của tôi, nhưng chính Bếp trưởng mới là người phát triển và giúp tôi đẩy nó tới mức thăng hoa. Bảo tôi ra sách trước anh là điều quá khó, và không hợp đạo lý chút nào. Nếu vẫn còn mở trường dạy nấu ăn thì có thể tôi đã nghĩ khác. Ra sách là một hướng quảng bá cho trường và cho bản thân đầu bếp K. Vả lại, thời ấy tôi chẳng mấy khi nhớ tới Bếp trưởng trừ phi sử dụng phương cách của anh cho công thức trên tạp chí hay ở lớp học dưới danh nghĩa tác phẩm của chính mình.
Đằng nào thì, bây giờ tôi cũng không có thời gian nghĩ đến sách vở. Nghiên cứu công thức mới cho món gà còn thực tế và hứng khởi hơn. Mặt khác, chính Bép trưởng cũng đang nghĩ đến ý tưởng đó. Trước giờ phục vụ bữa tối, anh gọi tôi vào văn phòng, hỏi tôi liệu có thể giúp anh soạn một cuốn sách nấu ăn không. Ngay cả người mà ta tưởng đã thấu hiểu đến chân tơ kẽ tóc vẫn có lúc khiến ta bối rối thế đấy, khác nào nghe họ kín đáo nói rằng hãy thổi vào cành cây này đi và nó sẽ sống lại. Ta không tin mà chính họ cũng không, nhưng điều đáng buồn là tôi có cân nhắc đề nghị của anh trong giây lát, để rồi bị anh nhìn bằng đôi mắt thương hại. Cảm giác của tôi không đơn thuần là bối rối nữa. Tôi thấy mình tiu nghỉu. Có thật anh chỉ muốn viết một cuốn sách về ẩm thực? Tôi không phải mẫu người sáng tạo hay cởi mở, tác phong lúc nấu ăn cũng không đáng khen ngợi gì. Tôi cau mày hỏi, Sao đột ngột thế?
Trong các thư tịch về lịch sử và nguồn gốc nấu ăn, có một cái tên không thể bỏ qua. Đó là Apicius, một đầu bếp La Mã sống vào khoảng thế kỷ 1. Ông là người đã viết Về Nấu nướng, cuốn sách nấu ăn lâu đời nhất mà người ta còn giữ lại được cho tới ngày nay, đồng thời cũng là người đầu tiên thực sự đưa trứng vào nhà bếp. Bấy giờ, dân La Mã đang chiến đấu chống giặc buồn chán. Chủ nghĩa hưởng lạc thắng thế, người ăn và người nấu ước ao phá vỡ mọi giới hạn bằng cách tạo ra những món ăn kỳ khôi, như món ăn từ núm vú và âm vật lợn, hoặc chuột đông nhồi. Các vị chủ nhân sẵn sàng ăn bất cứ món gì khác lạ, nên đầu bếp của họ phải tìm cách đáp ứng bằng hết những thị hiếu cầu kỳ ấy. Apicius đã dốc sức lao động để tạo ra một món ăn độc đáo chưa từng có. Cuối cùng, lúc hoàn thành cuốn sách cũng là lúc ông tự sát. Từ đó trở đi, lần lượt xuất hiện rất nhiều đầu bếp mang tên Apicius cùng những cẩm nang dạy nấu ăn tương tự.
Nghe xong câu chuyện, tôi rất cảm động. Chắc đây cũng là mục đích khiến Bếp trưởng kể nó ra. Hết phần lý thuyết chuyển sang thực hành, trong một lần thái tỏi tây tôi đã lập lời thề, rằng mình sẽ không trở thành một trong các Apicius ấy. Ai và cái gì rồi cũng đổi thay, nên không có gì phải ngạc nhiên khi Bếp trưởng thay đổi. Tuy chưa bao giờ nói thẳng ra, nhưng chúng tôi luôn luôn giúp đỡ, thông cảm, và tránh phán xét lẫn nhau. Dù vậy tôi vẫn không muốn làm việc này. Ai cũng có thể thực hiện được, không nhất thiết là tôi. Bếp trưởng mân mê cái cốc pha lê trên bàn, khuôn mặt không biểu lộ gì. Tôi nhìn bàn tay đang cầm cốc ấy, một bàn tay trái to lớn, sạm sụa, đã từng gãy xương, từng bị dao cứa và phải khâu nhiều mũi, bàn tay tôi đã trông thấy bao năm qua từ khi hai mươi tuổi, bàn tay luôn hoạt động trong bếp một cách hiệu quả và chuyên cần. Bếp trưởng cho thìa vào cốc rồi khuấy lên. Đến nước cũng chuyển động nếu em khuấy nó cơ mà, anh nói. Khi tôi dừng tay, nước vẫn tiếp tục xoáy như cơn lốc nhỏ thêm một lúc nữa. Ý tôi là, điều gì sẽ xảy ra khi mọi thứ ngừng lại? Anh nuốt vào khó khăn. Tôi tự hỏi đối với anh, việc diễn đạt một ý đơn giản phải chăng cũng chật vật như chế biến cho ngon một món ăn giản đơn. Em có biết món ăn nào sẽ khiến mình dễ chịu hơn không? Những món đem lại niềm vui thuần khiết ấy? Tôi muốn liệt kê một danh mục hạnh phúc như vậy. Bếp trưởng ngừng nói, như ngụ ý, Tôi sẽ làm đấy, liệu em có bằng lòng giúp không. Tôi đứng thêm một lúc rồi rời văn phòng và đi lên gác.
Danh mục hạnh phúc.
Có thể chăng? Tôi nhìn ra ngoài qua cửa sổ trong lúc khách hàng, người đang tiến vào Nove, người thì nghiên cứu thực đơn, người dõi về phía bếp với vẻ thèm thuồng, hoặc nhìn vào mắt người đối diện mình bên kia lọ hoa cắm bông tử la lan. Trong nhà hàng, không có ai yên lặng. Mọi người mỉm cười, nói chuyện và ăn. Chưa biết chừng cái bàn chính là nơi khai sinh của ngôn ngữ, một nơi tập trung tuần hoàn của món ăn và các hoạt động thường nhật dẫn đến việc nói năng trao đổi. Thức ăn đi vào rồi ngôn từ đi ra, đều qua khuôn miệng, như qua cánh cửa. Nói, nếm, khao khát, đều xảy ra trên lưỡi, trong miệng, và miệng là lối vào cơ thể, cho thấy chúng ta là ai. Nhà hàng đầy ắp tiếng nói rộn ràng vui vẻ. Những đôi môi đỏ, bồng bềnh như mây, mọng lên vì ham muốn đối với các món ăn nóng và lời nói ấm lòng. Mọi người ghé lại gần nhau, thì thầm những điều bí mật, ăn và bón cho nhau. Khi thì thầm và nói chuyện, đầu lưỡi thường anh ánh vì thấm nước miếng, lấp ló và lấp lánh như hồng ngọc. Nếu đưa lưỡi chạm lên vòm miệng và hát, la la la la, xương cốt chúng ta sẽ ngân lên theo giai điệu. Âm thanh vui vẻ ấy cũng phát ra khi chúng ta ăn nhũng món ăn ngon lành. Bộ phận cơ thể đầu tiên hình thành ở thai nhi, chính là cái miệng.
Tôi nhớ đến cuốn sách nấu ăn mà Bếp trưởng muốn viết. Trong đó có những món ăn mang lại sự thay đổi tích cực, có cảm giác và hương vị sống động, có những điều dệt nên tuổi thanh xuân, có mùi hương của ký ức và những câu chuyện ẩn mình sau nó. Đã có thời tôi muốn viết một cuốn sách tương tự. Đấy là thời tôi cũng thì thầm, chuyện trò, ăn uống và cười nói giống mọi người. Tôi cùng bạn bè ngồi quây lại, sát bên nhau như những con ong cố chống cái lạnh mùa đông. Tôi có chắc là chúng tôi từng yêu nhau không? Niềm hạnh phúc đi vào qua đường miệng cũng là cánh cửa để nó trở ra. Nếu khóa trái lối vào nội thể, thì bóng tối bên trong sẽ giăng kín chúng ta. Với những người không biết giữ lời hứa, mồm miệng thực ra chỉ là một cái hang tối tăm, mờ mịt.
Lưỡi Lưỡi - Jo Kyung Ran Lưỡi