Hope is important because it can make the present moment less difficult to bear. If we believe that tomorrow will be better, we can bear a hardship today.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 34
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1567 / 28
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phần II
rong phần 1, chúng ta đã trình bầy những sự kiện chính trong lịch trình diễn tiến của 4 cuộc cách mạng lớn trong thời kỳ cận đại và hiện đại: cách mạng Pháp 1789, cách mạng Nga 1917, cách mạng vô sản tại Trung Quốc, và cuộc cách mạng Đức xã 1933. Trong cuộc cách mạng Pháp, ta đã nhận định diễn trình từ lúc sơ khai do sự triệu tập Quốc dân Đại biểu vào tháng 5-1789, rồi tiến tới Quốc hội lập hiến, đến sự sụp đổ của đế chế, tan rã của phải Girondins, sự toàn thắng của phải Montagnards dưới quyền lãnh đạo của Robespierre, sự khủng bố khốc liệt dưới thời Quốc ước hội nghị, đến phong trào phản ứng trong những ngày Thermidor khiến Rabespierre bị lật đổ, để sau cùng đi tới sự thanh toán cách mạng bởi Napoléon. Trong cuộc cách mang 1917, chúng ta đã khơi đào những nguyên nhân cùng phong trào tiền phong trong suốt thế kỷ XIX, và tìm những người đã khai phá con đường cho chính sách sau này của Lénine - Staline. Đồng thời, trình bầy về những phần tử cách mạng lý tưởng trong phong trào "Đi về quần chúng", cũng như phác lược diễn trình cách mạng từ tháng 2 đến tháng 10-1917, rồi đến sự sụp đổ của khuynh hướng mác xít chính thống của Trotsky cùng sự thắng thế của phái Staline muốn phản bội đường lối cũ và bảo vệ quyền lợi cho tân giai cấp lãnh đạo. Chúng ta cùng nhắc tới chính sách khủng bố của chế độ Staline, một chính sách khủng bố phòng ngừa, nhằm tàn sát dân chúng đề thực hiện những kế hoạch kỹ nghệ và tập thể hoá ruộng đất, cũng như tàn sát những đồng chí còn giữ ít nhiều lý tưởng cách mạng. Trong cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông, ta đã trình bầy mánh khóe khôn khéo của Mao để tránh sự tiêu diệt trong thời kỳ lực lượng vô sản còn yếu ớt, cũng như những thủ đoạn lợi dụng cuộc chiến tranh Hoa-Nhật để nuôi dưỡng lực lượng, và diễn trình chiến thắng của Mao trong mấy năm hậu chiến. Đồng thời, nhận định rõ ràng chính sách của đảng Cộng sản Trung Hoa cũng giống hệt như chính sách Staline, chuyên dùng bạo lực dối trá để thanh lọc hảng ngũ và nắm giữ dân chúng, rồi gấp rút tiến hành kế hoạch kỹ nghệ và tập thể hoá ruộng đất, khiến bộ máy chính quyền cộng sản ngày một hùng cường để dễ thực hiện chính sách tân đế quốc! Do đó, ở Trung Hoa cũng như ở Nga sô, nhà nước thường phải dùng tới nhân công khổ sai để thực hiện chính sách. Còn như về cuộc cách mạng Quốc xã 1933, chúng ta đã phác lược hoàn cảnh Đức thời hậu chiến, cùng những nguyên nhân thành công của Hitler. Đồng thời, ghi rõ rằng, khác với những cuộc cách mạng trên được căn cứ trên một ý thức hệ giai cấp, cuộc cách mạng Quốc xã chỉ lấy động lực trong sự xiển dương tình tự chủng tộc mà thôi.
Lẽ dĩ nhiên là trong lịch sử các dân tộc, còn rất nhiều cuộc cách mạng khác, vì mỗi dân tộc đều trãi qua ít nhất là một hai cuộc cách mạng. Tại Anh, có cuộc cách mạng 1640, kết thúc bằng chế độ độc tài của Cromwell rồi chuyển dần tới sự tái lập đế chế. Ở Pháp, còn có nhiều cuộc cách mạng khác: cách mạng 1830, cách mạng 1848, kết thúc bằng nền để chể của Napoléon III. Tại Ý, có cuộc cách mạng dân tộc của Mussolini. Tại Tây Ban Nha, có cuộc cách mạng vô sản xảy non kết thúc bằng chế độ Franco. Tại Việt nam, có cuộc cách mạng 1945, nhằm mục tiêu phản đế, được kết thúc bằng nền độc tài vô sản biến miền Bắc thành một khoảnh đất chư hầu Trung cộng, tương tự như dưới thời các thái thú Tầu cai trị xưa kia! Gần hơn nữa, có nhiều cuộc cách mạng khác như cuộc cách mạng bằng quân lực của Castro tại Cuba. Ngoài ra, có phong trào Nasser tại Ai Cập, muốn tự nhận mình là một cuộc cách mạng vĩ đại... Nhìn về phía Á đông, ở thời cổ, cũng thấy đầy rẫy những biển cố triều đại, có thể mệnh danh hoặc không đáng mệnh danh là cách mạng. Đó là những biến cố mà ta thường đọc trong Đông Chu liệt quốc hoặc Tam quốc chí v.v... Trong những vụ biến cố đó, nhiều nhà nghiên cứu thường kể tới phong trào của Lưu Bang, coi đó là một phong trào nông dân cách mạng lãnh đạo bởi một viên đình trưởng để đánh đổ triệu đại nhà Tần...
Tóm lại, có thể nói rằng lịch sử nhân loại nhan nhản những biẽn cố được mệnh danh là cách mạng, hay muốn tự mệnh danh là cách mạng. Những biến cố thường được thâu tóm trong mấy hình thức khai triển: từ những vụ âm mưu nổi loạn trong thâm cung do một nhóm đại thần hay hoàng tộc chủ trương để thoán đoạt ngôi vàng, đến những cuộc đảo chính thuần tuý quân sự, rồi đến những vụ cướp chính quyền nửa bằng quân sự, nửa bằng danh nghĩa. Rồi cao hơn hết là những phong trào nhằm sự tuyên truyền và tổ chức quần chúng để khiến quần chúng khởi loạn!... Các vụ nổi loạn thâm cung thường đầy rầy dưới các triều đại thời cổ, nhưng tới thời cận đại, các cuộc cách mạng thường lấy căn cứ ở phong trào quần chúng. Song ngày nay, lại nhiều nước dân trí còn thấp kém (như mấy nước Nam Mỹ), các lãnh tụ thường dùng giải pháp quãn sự để giành chính quyền... Tuy nhiên, mặc dầu lịch sử có nhiều cách mạug, thiết tưởng sự trình bầy về các cuộc cách mạng lớn trên đây cũng đủ soi sáng cho sự tìm hiểu và phác định một phương châm hành động hoặc một thuật hành động của thời đại ngày nay.
o O o
Mục đích chính của cuốn sách này là đặt vấn đề hành động, và cố gắng tìm hiểu những phương châm hành động của các ngũ trên thế cờ chính trị ngày nay. Đành rằng đó là một vấn đề rất khó, vì những trường hợp p hành động thường muôn hình vạn trạng, nên khó thế tiên liệu trước để quy định phương châm. Tuy nhiên, đối với mỗi phong trào hoặc hàng ngũ, trên đại thể, người chiến sĩ vẫn thường hàm súc một tác phong, một luân lý tranh đấu, và có lẽ một số phương châm hành động. Ngày xưa, dưới thời thượng và trung cổ, những kẻ tranh bá đồ vương thường nhắc tới mấy chữ "Vương đạo" hoặc "bá đạo". Kẻ noi theo vương đạo muốn lấy nhân trị người, lấy tín nghĩa dùng người, nhưng cũng phải trau dồi trí dũng để khỏi thua người và bị người lừa dối. Những kẻ noi theo bá đạo thường lấy lợi, hoặc tính xấu xa khác để dùng người, nhưng họ cũng trau dồi tri dũng. Nhiều tiểu thuyết cổ Trung Hoa, nhất là truyện sử hoặc đã sử, đều ngụ nói về hai thuật đó. Tại Tây phương, cũng có người chủ trương vương đạo, và có kẻ chủ trương bá đạo. Machiavel, viết sách "Thuật làm chúa" cốt để dạy vua chúa làm bá đạo. Cũng có người khác như Frederic II viết cuốn "Chống Machiavel" để mong dạy vua chúa làm vương đạo. Gần đây, những phong trào cách mạng lớn đều chăm chú trau dồi một thứ tác phong, một luân lý tranh đấu, cùng ít nhiều phương châm hành động. Cuộc cách mạng 1789 xiển dương chủ nghĩa Jacobins cùng một nền luân lý sắt đá, triệt để tranh đấu và phụng sự, nhưng còn một phần nể nang nhân tính và đức độ con người. Tới cuộc cách mạng 1917, Lénine chủ trương tái lập một chủ nghĩa Jacobins Nga, sắt đá hơn nữa, không mảy may tình cảm, và không cần nể nang nhân tính và đạo đức. Tuy nói thế, nhưng Lénine cũng chưa hẳn là hoàn toàn bá đạo. Vì ông còn noi theo ít nhiều lý tưởng cách mạng, và tôn trọng các đồng chí!...Trotsky cũng là một người sắt đá trong việc tranh đấu chống kẻ thù cách mạng, nhưng mực độ bá đạo của ông thua kém Lénine... Đến Staline, thuật bá đạo mới vươn tới mực độ tuyệt luân và mở đường cho đệ tử họ Mao. Từ kim cổ đóng tây, chưa có ai nâng bá đạo lên một mực độ tinh vi và sắt đá như Staline và họ Mao. Thuật của họ lên tới mực độ khiến họ coi cái gì cũng là phương tiện, từ con người đến lý tưởng cách mạng! Con người thì bị đày đoạ, lý tưởng bị phản bội vả đánh đĩ đến nỗi trở thành những chiêu bài thật lắt léo để phụng sự cho dục vọng thống trị của tân giai cấp. Đối với những phái mệnh danh là quốc gia, các chiến sĩ cũng thường được trau dồi ít nhiều luân lý tranh đấu và hành động. Trước kia, những chiến sĩ theo Tôn Dật Tiên hoặc Tưởng Giới Thạch đều hay ghi ở đốc gươm mấy chữ: "không thành công cũng thành nhân". Và tại Việt nam, trong một thời gian gần đây, có lẽ các chiến sĩ quốc gia cũng noi theo tiểu ngữ ấy. Như thế, trên luân lý tranh đấu, người quốc gia đã khác biệt với người cộng sản kiểu Staline. Vì trong khi người quốc gia nhằm sự thành nhân, người cộng sản kiểu Staline nhằm vào sự thành công. Thành công với bất cứ giá nào.Trên phương diện này, người quốc gia đã gần vương đạo hơn là bá đạo. Mà có lẽ do chỗ đó, nên luân lý tranh đấu của họ đã kém sắt đá và trở thành một trong những nguyên nhân của sự thất bại trước đây.
Những nhận xét trên đây chỉ cốt minh chứng rằng mặc dầu những trường họp muôn hình vạn trạng, các hàng ngũ vẫn thường tạo nêu một luân lý hoặc phương trau dồi hành động, sở dĩ tập sách này đã phác lược dài dòng về diễn trình các cuộc cách mạng lớn, chỉ là vì cách mạng là những nút biến chuyển rộng lớn, trong đó, đạo hoặc thuật hành động của con người được bộc lộ rõ rệt hơn hết. Vả lại, qua những diễn trình cách mạng, người đọc sử có thể tế nhận thấy ít nhiều định luật biện chứng, và sự tế nhận đó có thể trợ giúp cho sự phác định phương trau dồi hành động.
Do đó, trong phần II này, chương 1 sẽ dành cho sự định nghĩa cách mạng, tìm hiểu tính chất của cách mạng, cũng như luật tắc trong diễn trình biện chứng. Vì mỗi cuộc cách mạng đều hàm chứa ý nghĩa và đầy lời răn dậy. Nó là những trang sử tạo tác bởi con người, nên cũng như người, nó đầy rẫy những biểu hiện cao thượng, cũng như đầy rẫy những biểu hiện xẩu xa. Nó bao giờ cũng có một phần chân lý lớn hay nhỏ, nhưng cũng thường có một phần ảo tưởng. Nên nhiều khi, cao trào cách mạng trở thành thoái trào, rồi bị thanh toán và đưa tới độc tài chế.
Chương 2 sẽ trình bầy các đạo hoặc thuật hành động từ xưa tới nay, từ đông sang tây. Từ những thời Đông Chu, Tam quốc đến những cuộc cách mạng ngày nay, từ Machiavel cho đến Gandhi.
Chương 3 sẽ đặt vấn đề bạo lực. Đó là một vấn đề quan yếu, vì từ trước tới nay, từ những vụ nổi loạn thâm cung đến những cuộc cách mạng quần chúng, hình như hành động của con người thường gắn liền với bạo lực. Tại sao vậy? Phải chăng là bản chất con người không thể ly khai với bạo lực? Phải chăng là trong các cuộc cách mạng, không còn cách nào khác để chiến thắng ngoài bạo lực? Vấn đề bạo lực này cũng sẽ đưa tới sự tìm hiểu chính sách khủng bố Sô viết, cần được nghiên cứu trên cái kỹ thuật tàn khốc và tinh vi, vì đó là một vấn đề thời đại.
Chương 4 sẽ được dành riêng cho sự nghiên cứu chiến lược và chiến thuật của hàng ngũ vô sản. Vấn đề rất cấp thiết, vì hàng ngũ của Staline đã du nhập vào cuộc tranh đấu thường xuyên những quan niệm chiến lược và chiến thuật khác biệt với quan niệm của Tây phương và của phe quốc gia. Thế giới ngày nay đã từng để mấy chục năm trời mới lần lần tìm hiễu được ít nhiều về quan niệm đó, và nếu không am hiểu đối phương, làm sao có thể cầm cự và chiến thắng được?
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động